bien phap nang cao chat luong bo mon van - Pdf 34

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE

SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM

Đề tài:

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bến Tre,tháng 2 năm 2013

1


I.ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Bối cảnh.
Dạy văn trong nhà trường phổ thông hiện nay đang là một thử thách lớn đối với giáo
viên,chất lượng rất thấp,đang xuống dốc trầm trọng.Nâng cao chất lượng môn ngữ văn là mối
quan tâm của các nhà sư phạm,các nhà quản lí giáo dục và xã hội.Khác với nhiều môn
học,quan hệ giữa giáo dục đạo đức và giáo dục kiến thức trong môn ngữ văn rất khắng khít,nó
ảnh hưởng,tác động qua lại rất chặt chẽ.Dạy văn không chỉ là dạy văn chương chữ nghĩa đơn
thuần mà còn là vấn đề xã hội trước mắt cũng như lâu dài .Dạy văn là dạy người.Nâng cao
chất lượng và hiệu quả dạy văn sẽ góp phần quan trọng vào việc giáo dục đạo đức ,tư tưởng
cho học sinh.Nhìn lại thực tế năm học qua,môn ngữ văn chưa phát huy hiệu quả,ý nghĩa,chất
lượng chưa cao( cùng với sự giảm sút nghiêm trọng về chất lượng giáo dục đạo đức và giáo
dục kiến thức ),tỉ lệ đậu tốt nghiệp trung học phổ thông còn thấp.
2.Lý do chọn đề tài.
Xuất phát từ tình hình thực tế dạy và học văn ở trường tôi trong những năm qua, theo
kết quả thống kê cuối năm thì đa số giáo viên đều không đạt chỉ tiêu do nhà trường đề ra.Tỉ lệ
điểm tốt nghiệp trung học phổ thông trên 5 thì rất thấp ( năm học 2010-2011 là khoảng 55%


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận:
Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học là không có sự hạ thấp vai trò của giáo
viên mà ngược lại giáo viên chính là người tổ chức, thiết kế, điều hành giờ học. Đây là
phương pháp hạn chế tối đa lối dạy lý thuyết một chiều, chuyển quá trình thuyết giảng của
giáo viên thành những cuộc trao đổi, đàm thoại giữa thầy và trò, giữa học sinh và học sinh
nhằm giúp các em tự tìm hiểu và đánh giá được mức độ tìm hiểu bài học của mình.
Dạy tích cực- học tích cực: Trước hết, giáo viên phải biết thiết kế, tổ chức cho học sinh
thực hiện các hoạt động học tập Ngữ văn nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết, năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương. Thường xuyên điều chỉnh các
hoạt động học tập của học sinh, động viên và luôn tạo điều kiện cho học sinh tham gia tích
cực, chủ động sáng tạo trong quá trình tiếp nhận, giải mã và sản sinh văn bản. Song song với
quá trình đó, giáo viên phải biết sử dụng và hướng dẫn học sinh sử dụng các thiết bị đồ dùng
dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác và vận dụng kiến thức Ngữ văn có hiệu
quả. Bằng mọi cách giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kỹ năng học tập tích
cực, chủ động, hình thành thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của
thực tiễn. Trong giảng dạy cần chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết; năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương mà học sinh đã có.
Về phía học sinh, đòi hỏi các em luôn tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt
động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện thái độ và tình cảm đúng đắn. Có
thể mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân trước các vấn đề của bộ môn Ngữ
văn trước tập thể. Đánh giá và tự đánh giá các quan niệm của bản thân, của nhóm. Tích cực,
sáng tạo trong vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra
từ thực tiễn học tập của bộ môn. Học sinh biết chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch học
tập bộ môn phù hợp với năng lực và điều kiện học tập của cá nhân. Biết sưu tầm và tìm hiểu
các tài liệu liên quan đến bộ môn bằng nhiều hình thức khác nhau. Có ý thức sử dụng đồ dùng
học tập và các ứng dụng công nghệ thông tin để học tập bộ môn Ngữ Văn có hiệu quả.
2 .Thực trạng của việc dạy học môn Ngữ Văn ở Trường THPT hiện nay:
5



- Ngoài ra, sự thiếu thốn về phương tiện thiết bị dạy học như: tranh, ảnh, máy chiếu…
cho giáo viên (trường tôi có tới 40 lớp mà chỉ có một phòng máy chiếu ) đã khiến cho việc áp
dụng phương pháp dạy học mới gặp nhiều bất lợi, dẫn đến tình trạng dạy chay, học chay.
-Chúng ta đã biết công cụ dạy văn của người giáo viên không chỉ là kiến thức mà còn có
nhân cách và phương pháp thích hợp .Thế nhưng có rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến
phương pháp và nhân cách của người thầy.Hiểu và khắc phục được những khó khăn đó,sẽ là
động lực nâng cao chất lượng giảng dạy.
Cũng như giáo viên ở các trường thị xã,tỉnh,thành phố;giáo viên vùng sâu,vùng xa cũng
cùng chịu một khó khăn chung là đồng lương ít ỏi nên đa số rơi vào cảnh tay xách,nách
mang ,bận rộn bươn chải với nghề phụ (không phải dạy phụ ).Bên cạnh đó sách vở,tài
liệu,công cụ để dạy và tham khảo ở thư viện trường lại ít và hiếm hoi.Với đồng lương eo
hẹp,giáo viên không thể mua được những quyển sách mà mình yêu thích,những phương tiện
công nghệ thông tin để giảng dạy ,những chi phí của nó...vì vậy ciệc bồi dưỡng kiến thức rất
hạn chế.
Giáo viên không có điều kiện đi lại thường xuyên để mở rộng giao lưu,học hỏi kinh
nghiệm dạy ngữ văn ở các trường bạn.Việc dự giờ ,thăm lớp tại trường cũng rất hạn chế,việc
góp ý và được góp ý thường do cảm tính,hoặc còn e ngại,nể nang...vì vậy không có sức khai
thông ,mở đường cho những ách tắc,trì trệ trong phương pháp giảng dạy.
2.2.2Về phía học sinh:
- Động cơ học tập của học sinh thường chạy theo thị hiếu,theo yêu cầu của thị trường nên
các em thường chú ý nhiều đến những môn khoa học tự nhiên và dành nhiều thời gian cho các
môn này: Sáng học chính thức, chiều học phụ đạo,không học phụ đạo thì học thêm các môn
này,tối lại tiếp tục học thêm đến 8 giờ 30 phút (có học sinh học thêm môn toán đến 3 giáo
viên),về nhà vệ sinh,ăn uống thì còn đâu thời gian chuẩn bị bài cho các môn học sáng hôm
sau? Nhất là các môn xã hội .Nhiều học sinh có ý nghĩ học môn ngữ văn chỉ vì lấy điểm thi đỗ
tốt nghiệp ,điểm không bị “liệt” là được.Vì vậy các em chán ngán học môn ngữ văn,học chiếu
lệ, trả bài miệng cốt để lấy được điểm 5 điểm 6( kể cả các em học sinh có học lực giỏi ) để
giáo viên không “rầy” là không thuộc bài.


8


Với cách kiểm tra bài cũ này giúp các em học đến đâu nắm vững kiến đến đó,cuối năm học
các em sẽ không mất nhiều thời gian để học bài lo cho kì thi tốt nghiệp.
a. 2.Phương pháp khi kiểm tra vở bài soạn của học sinh
Tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra một tiết với kiểu bài nghị luận xã hội.
Đề:Cảm nhận của anh (chị ) về tình trạng học sinh học môn ngữ văn trong nhà trường
THPT hiện nay.
Trong bài viết của các em thì đa số có cùng chung quan điểm là “ngán học” vì học môn
này tốn rất nhiều công sức và thì giờ từ việc đọc văn bản (nhất là những tác phẩm văn xuôi-dài
quá-cho đến soạn bài mới,học bài…cho nên các em học đối phó,học hoa loa,chiếu lệ.Cụ thể
khi soạn bài mới,các em không đọc kĩ văn bản mà chỉ lấy tập vở của các anh chị học trước
hoặc chép từ những cuốn sách học tốt.Cách học này rất có hại,các em sẽ không nắm được các
sự vịêc và chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm,khi giáo viên nêu câu hỏi các em có thể trả lời
nhưng chỉ nêu ý,nhưng dẫn chứng thì không biết “ nó nằm” ở chỗ nào,rồi sau này khi làm bài
văn nghị luận thì bài viết chỉ có lí lẽ suông không có dẫn chứng,thiếu sức thuyết phục.Cho nên
khâu soạn bài của học sinh rất quan trọng.Trong giờ kiểm tra miệng,tôi thường kiểm tra vở bài
soạn,ngoài việc tóm tắt văn bản (đối với tác phẩm văn xuôi ),trả lời những câu hỏi trong sách
giáo khoa ,tôi đưa ra một vài câu hỏi có liên quan đến tác phẩm mà trong phần tóm tắt tác
phẩm không đề cập đến.Ví dụ:Trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành ,khi Tnú
được phép về thăm làng ,trong đêm đó ai là người hỏi giấy của Tnú? (Đồng chí về có giấy
không ? ) Dít và Tnú có quan hệ với nhau như thế nào?Nhũng câu hỏi như thế này không
nhằm mục đích giúp các em tìm ra những chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm mà nhằm mục đích
là kiểm tra xem các em có đọc văn bạn trước ở nhà hay không bởi vì nếu các em có đọc văn
bản thì mới trả lời được các câu hỏi đó.
HS vùng sâu,vùng xa vốn thờ ơ lạnh nhạt với môn ngữ văn.Để khắc phục tình trạng
này,GV cần khéo léo khơi gợi cảm hứng văn học,tạo tâm thế đón nhận tác phẩm,tạo không khí
đồng cảm,sự đồng cảm cảm xúc giữa nhà văn -GV-HS,biện pháp cụ thể như sau :


đồ( đã in ra giấy) như sau:
Với phương pháp dạy này nó trực quan,sinh động hơn,học sinh có hứng thú học tập hơn
và như vậy sẽ cảm thụ được tác phẩm sâu sắc hơn.
b .2.Khâu Đọc-hiểu văn bản
Trước hết cần đổi mới phương pháp dạy và học.Giáo viên phải từng bước chuyển từ
phương pháp giảng dạy truyền thụ kiến thức một chiều sang phương pháp dạy học mới ,trong
đó học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn gợi mở của giáo viên phải tự mình chiếm lĩnh bài
học,tự rút ra kết luận những bài học cần thiết cho mình với sự chủ động tối đa.Được như vậy
học sinh sẽ cảm thấy hứng thú tự tin hơn trong học tập.

11


Giáo viên cần vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm của từng
bài học,trình độ nhận thức của học sinh và điều kiện dạy học,có như vậy người dạy mới có
thể phát huy điểm mạnh và khắc phục hạn chế của từng phương pháp khi thực hiện.
- Phương pháp đọc sáng tạo:Đây là phương pháp rất quan trọng đối với việc tiếp nhận
nội dung văn bản bao gồm cả đọc, hiểu và cảm thụ. Hoạt động đọc sáng tạo không chỉ là đọc
một cách thuần tuý mà bao gồm cả sự tổ chức hướng dẫn học sinh đọc có vận động kết hợp tư
duy lôgic với tư duy hình tượng, giọng đọc và điệu bộ.
- Vận dụng phương pháp vấn đáp, gợi tìm:Bản chất của phương pháp này là phát huy
khả năng cao nhất vốn có cho học sinh để học sinh tự tiếp nhận tri thức ,khám phá tri thức và
chuyển tri thức từ bên ngoài vào cho học sinh.Dạy học tích cực hướng vào trí thông minh của
học sinh làm cho học sinh năng động sáng tạo.
Theo nguyên bộ trưởng bộ GD-ĐT Trần Hồng Quân thì “phương pháp dạy học phải hướng
vào việc khơi dậy rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm việc một cách linh động tự chủ
sáng tạo của học sinh ngay trong lao động học tập ở nhà trường.Người học giữ vai trò chủ
động tích cực trong quá trình học tập không thụ động như phương pháp đọc chép cổ truyền”
Các bước tiến hành của phương pháp này cơ bản gồm:

.Cho điểm từng nhóm
- Phương pháp dùng lời có nghệ thuật: (Còn gọi là phương pháp diễn giảng, phương pháp bình
giảng, truyền thụ) là cách dạy học truyền thống theo mô hình truyền thông tin một chiều, được
sử dụng trong giờ học tác phẩm văn chương hay cung cấp kiến thức mới.
-Thiết kế bài dạy :Bám sát chuẩn kiến thức-kĩ năng nắm chắc trọng tâm và hướng dẫn thực
hiện để thiết kế bài giảng đảm bảo các yêu cầu cơ bản,tránh lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo
khoa ,khiến giờ dạy quá tải,nặng nề,không kịp thời gian.Tuy vậy,tuỳ theo đối tượng học sinh
mà mở rộng,nâng cao chuẩn kiến thức-kĩ năng để phát hiện,bồi dưỡng học sinh khá giỏi,có
năng khiếu.
Ví dụ:khi dạy bài Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành,ở phần phân tích hình tượng
Tnú ,đối với những lớp mà đối tượng là học sinh yếu kém thì giáo viên có thể đặt câu hỏi:
Nhân vật Tnú có những phẩm chất đáng quý nào? (Học sinh chỉ cần nêu ra những phẩm chất
13


tiêu biểu của Tnú và đưa ra dẫn chứng là được ).Nhưng đối với những lớp mà đối tượng là
học sinh khá giỏi thì giáo viên có thể đặt câu hỏi như sau:Người anh hùng mà cụ Mết kể trong
cái đêm dài ấy có những phẩm chất đáng quý nào?So với nhân vật Aphủ thì hình tượng Tnú
có gì mới mẻ hơn?Với dạng câu hỏi như thế này giáo viên rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư
duy,so sánh đối chiếu liên hệ sau này bài viết của các em sinh động hơn,có chiều sâu hơn..
-Sử dụng máy tính để dạy học là một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học ở
trường THPT hiện nay, trong đó sử dụng bài giảng điện tử đang được các giáo viên quan tâm
nhiều. Mỗi giáo viên cần chọn các tiết học sao cho nếu giảng dạy bằng bài giảng điện tử thì sẽ
tận dụng được tính tối đa ưu việt của máy tính về phương diện cung cấp thông tin cho người
học, tính hấp dẫn của bài giảng, có hiệu quả hơn bài giảng truyền thống. Việc sử dụng giáo án
điện tử để dạy học cần phải đạt được mục tiêu của bài học.
Tính ưu việt được thể hiện:
+ Các hiệu ứng, màu sắc, kiểu chữ... rất tiện lợi cho việc xử lý bài giảng một cách linh hoạt,
hấp dẫn và sư phạm.
+ Khả năng sử dụng có hiệu quả các hình ảnh, phim, các tư liệu dạy học nhanh chóng và chất

con người vươn đến một cuộc sống công bằng,dân chủ và văn minh.Trong kho tàng tri thức
của nhân loại có những tư tưởng đạo lí ra đời cách đây hàng trăm năm nhưng vẫn còn nhiều ý
nghĩa ở xã hội hôm nay.Đặc biệt là câu nói: “Tiên học lễ,hậu học văn”.
2.Thân bài
-Luận điểm 1:Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lí(Bằng cách giải thích các từ ngữ,các
khái niệm..trong câu nói chứa đựng đạo lí tư tưởng)(Dùng thao tác lập luận:nêu câu hỏi
–sau đó trả lời)
Ví dụ: Câu nói“Tiên học lễ,hậu học văn” có nghĩa là gì?“Tiên” là trước tiên,đầu tiên; “hậu”
là sau đó; “lễ” là lễ nghĩa,đạo đức,nhân cách,cái tâm của con người; “văn” là văn hóa,kiến
thức,kĩ năng .Vì vậy câu nói “Tiên học lễ,hậu học văn” có nghĩa là nhấn mạnh việc trước tiên
là học đạo đức lễ nghĩa làm người sau đó mới học kiến thức,kĩ năng làm việc và lao động
trong cuộc sống.
-Luận điểm 2:Phân tích các mặt đúng của nội dung tư tưởng đạo lí(Dùng luận cứ từ cuộc
sống và xã hội để chứng minh) Câu nói trên rất đúng,nếu con người có đạo đức,biết sống có
15


lễ nghĩa thì xã hội sẽ ngày tốt đẹp.Những tấm lòng từ thiện từ chương trình “Trái tim cho em”
trên truyền hình đã đem lại cuộc sống cho các em nhỏ,lòng hiếu thảo của người thanh niên
nghèo Nguyễn Hữu Ân ở Đông Hà Quảng Trị vừa học vừa nuôi hai người mẹ nơi bệnh viện
tại Sài Gòn.Trong cuộc sống có rất nhiều bạn trẻ biết tỏ lòng thương yêu quý mến nhân dân
bằng những hành động dũng cảm và hào hiệp;lúc chiến tranh xông pha lửa đạn để bảo vệ tính
mạng tài sản của đồng bào,lúc bình thường cứu giúp trẻ em,người già bị tai nạn-như vụ đắm
đò ngày 30 tết Kỉ Sửu tại tỉnh Quảng Bình.Tất cả đã làm cho mọi người cảm động…
-Luận điểm 3:Bác bỏ những biểu hiện chưa đúng,hoặc cách hiểu sai lệch có liên quan đến nội
dung tư tưởng đạo lí(Dùng luận cứ từ cuộc sống và xã hội để bác bỏ)
Ví dụ: Có phải câu nói “Tiên học lễ,hậu học văn” đã xem nhẹ vấn đề học kiến thức,học kĩ
năng làm việc hay không?Không phải vậy,học chữ “lễ” là đâu phải không coi trọng chữ
“văn”,có được nhân cách thì con người thì người học sẽ chiếm lĩnh được vốn tri thức sâu sắc
nhất.Đúng như lời nhà văn Nga đã nói: “Cái tài nhờ cái tâm mà cháy lên,cái tâm nhờ cái tài

-Nêu biện pháp khắc phục.
KẾT BÀI
-Đánh giá hiện trạng
-Phương hướng hành động.
*Dàn bài nghị luận văn học ( Một bài thơ,một đoạn thơ;một tác phẩm một đoạn trích
văn xuôi )
MỞ BÀI:
-Giới thiệu khái quát về tác giả
-Nêu xuất xứ,hoàn cảnh ra đời;khái quát về nội dung bài thơ (đoạn thơ;tác phẩm,đoạn trích
văn xuôi )
THÂN BÀI:
-Phân tích nội dung.
-Đặc sắc về nghệ thuật
KẾT BÀI :
17


-Đánh giá chung
-Những đóng góp của tác giả đối với nền văn học
d.Khâu kiểm tra đánh giá
-Kiểm tra đánh giá học sinh đúng theo tinh thần đổi mới,bảo đảm tính khách quan ,chính
xác,toàn diện,hệ thống và vừa sức học sinh.Ví dụ ra đề kiểm tra mà nội dung gói gọn trong bài
Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành với đối tượng là học sinh yếu kém ta có thể ra đề như
sau
Đề: Cảm nhận của anh (chị ) về nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của
Nguyễn Trung Thành
Nhưng đối với học sinh khá giỏi,giáo viên có thể ra đề như sau:
Đề: Anh (chị ) hãy phân tích tính sử thi trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn
Trung Thành
Học sinh chỉ cần nắm được dàn bài,tức là nắm vững kĩ năng thì bài viết sẽ có điểm (bên

Điểm dưới 5
5

%
6.2

Qua kết quả nêu trên chứng tỏ rằng: Sau khi vận dụng phương pháp dạy học đổi mới số
lượng học sinh đỗ tốt nghiệp tăng lên. Như vậy, có thể khẳng định: Việc đổi mới phương pháp
dạy học, kích thích hứng thú học tập của học sinh đã mang lại những kết quả khả quan.

18


III. PHẦN KẾT LUẬN
1.Những bài học kinh nghiệm:
-Cần vận dụng phương pháp phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh
-Tổ chức dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học. Đề cao và phát huy tối đa
vai trò tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học.
- Cần tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức bằng chính hoạt động của bản thân mình, rèn cho
học sinh cách tự học và ý chí tự học.
2.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm :
-Đề tài này nhằm thực hiện chủ đề năm học: “Đổi mới quản lí để nâng cao chất lượng giáo
dục”.
-Nhằm nâng cao chất lượng tốt nghiệp cho học sinh 12
-Đổi mới phương pháp dạy học là để nhằm kích thích hứng thú học tập môn ngữ văn,để học
sinh không còn thờ ơ,xem nhẹ môn ngữ văn nữa.
-Học tốt môn ngữ văn thì các em sẽ có những hành trang cần thiết để bước vào đời.
3.Khả năng ứng dụng triển khai
Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng vào việc giảng dạy cho học sinh khối 12 không chỉ
môn ngữ văn mà còn các môn thi tốt nghiệp khác

3/ Sách giáo khoa, sách giáo viên môn Ngữ văn THPT.
4/ Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT - Môn Ngữ văn.
5/ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT môn Ngữ văn
6/ Nội dung các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng thường xuyên, các chuyên đề do Sở Giáo dục
tổ chức mà bản thân đã được tham gia.
7/Đổi mới cách dạy và học môn ngữ văn-Nguyễn Văn Tuấn,trường đại học Vinh,Nghệ An

21


Mục lục
Nội dung
1.Trang phụ

Trang
1

2.Đặt vấn đề

2

3. Giải quyết vấn đề

5

4.Kết luận

19

5.Tài liệu tham khảo


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status