nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã hồng kỳ huyện sóc sơn thành phố hà nội - Pdf 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
**********

NGUYỄN THỊ THUẬN

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN
HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI
TẠI XÃ HỒNG KỲ - HUYỆN SÓC SƠN –
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Bệnh học trẻ em

Người hướng dẫn khoa học
TS. TRẦN THỊ PHƯƠNG LIÊN

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khóa luận này, được sự giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình của TS. Trần Thị Phương Liên, tôi đã từng bước tiến hành và hoàn
thành khóa luận với đề tài: “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Hồng Kỳ - huyện Sóc Sơn – thành phố Hà
Nội”.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Phương Liên,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; chính quyền địa phương xã Hồng Kỳ, các
cán bộ y tế xã, nhân viên y tế thôn và nhân dân các thôn 1, 2, 4, 5, 8 đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

1.1.2 . Tình hình NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam.....................................................4
1.2. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là gì?..............................................................................................5
1.2.1. Đặc điểm hệ hô hấp của trẻ em[12]................................................................................5
1.2.2. Khái niệm NKHHCT..........................................................................................................5
1.2.3. Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây NKHHCT.........................................................6
1.2.4. Đánh giá và phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi.....................8
1.2.5. Xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi[12]..............................................10
1.2.6. Các biện pháp phòng bệnh[18].....................................................................................10
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................16
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu..........................................................................16
2.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................16
2.2.1 Phương pháp chọn mẫu.................................................................................................16
2.2.2 Chỉ số nghiên cứu...........................................................................................................16
2.3. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu.............................................................................17
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN...............................................................................................18
3.1.Tình hình hiện mắc NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hồng Kỳ.........................................18
3.3.Bàn luận.................................................................................................................................29
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................35
KIẾN NGHỊ.......................................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................37

PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3



DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CAP



THPT

: Trung học phổ thông

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tỉ lệ mắc NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi.
Bảng 2: Phân bố tỉ lệ mắc NKHHCT của trẻ dưới 5 tuổi theo giới tính.
Bảng 3: Phân bố tỉ lệ mắc NKHHCT của trẻ dưới 5 tuổi theo nhóm tuổi.
Bảng 4: Phân bố tỉ lệ mắc NKHHCT của trẻ dưới 5 tuổi theo trình độ học vấn
của mẹ.
Bảng 5: Phân bố tỉ lệ mắc NKHHCT của trẻ dưới 5 tuổi theo nghề nghiệp của
mẹ.
Bảng 6: Phân bố tỉ lệ mắc NKHHCT của trẻ dưới 5 tuổi theo thời gian cai sữa
và tiêm chủng.
Bảng 7: Phân bố tỉ lệ mắc NKHHCT của trẻ dưới 5 tuổi theo tình trạng vệ
sinh nhà ở.
Bảng 8: Phân bố tỉ lệ NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi giữa các thôn 1, thôn 2, thôn
4, thôn 5, thôn 8 (năm 2013).
Bảng 9: Phân bố tỉ lệ mắc NKHHCT của trẻ dưới 5 tuổi theo tuổi của mẹ.
Bảng 10: Thái độ của bà mẹ với NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Bảng 11: Cách xử trí của bà mẹ khi trẻ mắc bệnh NKHHCT.
Bảng 12: Hiểu biết của bà mẹ về biện pháp xử trí bệnh NKHHCT cho trẻ.
Bảng 13: Hiểu biết của bà mẹ trong việc chăm sóc trẻ tại nhà.


động của cha mẹ cũng như hao tốn không nhỏ về vật chất trong việc phòng và
trị bệnh cho trẻ hàng năm cho trẻ. Bệnh NKHHCT có thể được phân loại theo
các cách khác nhau và biểu hiện cũng ở các mức độ khác nhau. Mức độ nhẹ
chăm sóc tại nhà, nếu nặng cần được điều trị tại cơ sở y tế, nếu không chữa trị
kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

1


Nguyên nhân gây NKHHCT nói chung và viêm phổi nói riêng chủ yếu
là do virut, vi khuẩn. Ngoài ra, do tác động của các yếu tố nguy cơ như: thay
đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường; điều kiện nhà ở chật chội, trong gia đình sử
dụng bếp củi, bếp than, gia đình có người hút thuốc; hay do yếu tố nội sinh như
trẻ sinh ra thiếu tháng, nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng… đều là nguy cơ làm tăng
tỉ lệ mắc bệnh và mức độ nặng của bệnh[11].
Hồng Kỳ là một xã thuộc khu vực nông thôn, trình độ dân trí còn thấp,
không đồng đều. Với tổng số 9 thôn, mật độ dân số đông, các điều kiện kinh
tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, vị trí địa lí của xã Hồng Kỳ
giáp với khu công nghiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn bởi vậy môi trường
đất, nước và không khí bị ô nhiễm nặng nề. Do đó, công tác bảo vệ, chăm sóc,
giáo dục trẻ em càng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong công tác phòng và
điều trị bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi. Gây ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển toàn diện của trẻ .
Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp
cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hồng Kỳ – huyện Sóc Sơn – thành
phốHà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hồng Kỳ huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội.
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi
tại xã Hồng Kỳ - huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội.

cao[14].
Nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính là một trong những nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu ở trẻ em tại các nước đang phát triển[13].

3


1.1.2 . Tình hình NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam
Hiện nay, viêm phổi vẫn là nguyên nhân tử vong cao nhất (31,3%)
trong tổng số các nguyên nhân gây tử vong trẻ em, cao gấp 6 lần so với trẻ tử
vong do tiêu chảy (5,1%). Nguyên nhân trẻ không được chăm sóc y tế trước
khi tử vong hoặc tử vong trước 24 giờ tại bệnh viện cao là vì các bà mẹ
không phát hiện được dấu hiệu của bệnh, hoặc khi trẻ mắc bệnh không được
chữa trị đúng đắn đến khi bệnh nặng chuyển tới bệnh viện thì bệnh đã quá
nặng.
Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Hữu Kỳ (2003) đã tiến hành nghiên cứu
tình hình và một số yếu tố nguy cơ chủ yếu của NKHHCT trẻ em dưới 5 tuổi
tại Thùy Dương – Hương Thủy – Thừa Thiên Huế cho thấy: Tỉ lệ mắc
NKHHCT tại cộng đồng ở đây còn cao (39,7%), vượt trội hơn so với bệnh
khác cùng thời điểm nghiên cứu và tăng cao ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi, tỉ lệ
NKHHCT ở trẻ dưới 1 tuổi là 53,3%; 2 đến 3 tuổi là 35,9% và trẻ 4 đến 5 tuổi
là 28,3%. Tần suất mắc NKHHCT cao nhất từ 4 – 6 lần/năm chiếm 47,5% từ
3 lần trở xuống/năm chiếm 36,4% trên 6 lần/năm chiếm 16,9% [17].
Theo niên giám thống kê Y tế năm 2007 cho thấy: Viêm phổi đứng
đầu trong 10 bệnh mắc cao nhất trong toàn quốc[8].
Năm 2007, Bệnh viện Lao và Bệnh viện phổi Trung ương, Dự án
NKHHCT trẻ em đã tổ chức Hội thảo “Triển khai kế hoạch hoạt động dự án
NKHHCT trẻ em các tỉnh trọng điểm năm 2007 và giai đoạn 2007 – 2010”
cho thấy tình hình mắc NKHHCT ở trẻ các tỉnh miền núi là cao nhất (62,8%),
sau đó đến các tỉnh miền trung (42,9%), đồng bằng tỉ lệ mắc bệnh ít hơn

hấp còn có chức năng ngửi, nghe, nói, khi chúng bị rối loạn cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến cuộc sống của con người.
1.2.2. Khái niệm NKHHCT
Hệ hô hấp bao gồm từ mũi xuống họng, thanh quản, khí quản, phế quản
và phổi - có chức năng thu nhận không khí từ bên ngoài vào để cung cấp oxy

5


cho cơ thể, đồng thời thải khí cacbonic ra ngoài. Vì thế bộ mày hô hấp đóng
vai trò quan trọng trong cơ thể sống. Người ta có thể nhịn ăn trong nhiều
ngày, nhưng không thể nhịn thở được dù trong vài phút. Khi bị NKHHCT,
nghĩa là trẻ bị viêm nhiễm ở bất cứ phần nào của đường hô hấp như: bị viêm
ở mũi họng, thanh quản, khí quản, phế quản; trong đó đặc biệt viêm phổi là
bệnh nguy hiểm nhất. Tai cũng là một bộ phận của đường hô hấp và thông với
họng, vì vậy những bệnh viêm nhiễm ở tai cũng được xếp vào các bệnh
NKHHCT[12].
1.2.3. Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây NKHHCT
1.2.3.1. Nguyên nhân[11]
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là do virut và vi khuẩn. Nhưng
phần lớn là do virut vì đa số virut có ái lực với đường hô hấp, khả năng lây
lan của virut dễ dàng, tỉ lệ người lành mang virut cao, khả năng miễn dịch với
virut yếu và ngắn. Các virus thường gặp như virus hợp bào đường hô hấp,
virus cúm, Adenovirus, virus sởi…..
Do vi khuẩn: Ở các nước đang phát triển, vi khuẩn vẫn là nguyên nhân
quan trọng gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em. Các vi khuẩn thường gặp
như: liên cầu, tụ cầu, phế cầu, Hemophilus, Influenza….Đặc biệt là liên cầu
Beta tan huyết nhóm A gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Những vi khuẩn
được coi là nguyên nhân chính gây viêm phổi nặng ở trẻ em, bao gồm
Streptococcus pneumonia, Staphylococcus aureus, Haemophylus influenza.

Thời tiết, khí hậu lạnh, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi đột ngột làm
mất nhiệt trên da gây phản ứng co mạch, lần lượt là bàn chân, bàn tay, mặt,
toàn thân. Ở trẻ em, diện tích da so với cơ thể lớn hơn ở người lớn cho nên trẻ
dễ bị nhiễm lạnh hơn, dẫn đến dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
- Ngoài ra, do cán bộ y tế chưa thực hiện xử trí đúng trẻ mắc NKHHCT
theo phác đồ quy định, đặc biệt là việc sử dụng thuốc kháng sinh. Hơn nữa,
hiểu biết về các dấu hiệu, cách chăm sóc NKHHCT trẻ em của cộng đồng nói
chung và bà mẹ có con dưới 5 tuổi nói riêng còn nhiều hạn chế. Do đó, các bà
mẹ hoặc người chăm sóc trẻ phát hiện các dấu hiệu của bệnh chậm nên khi trẻ
được chuyển đến cơ sở y tế thì đã trong tình trạng bệnh rất nặng. Nhiều bà mẹ
còn tự ý cho trẻ uống kháng sinh mà không có chỉ định của cán bộ y tế.

7


1.2.4. Đánh giá và phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5
tuổi
1.2.4.1. Dựa trên các tác nhân gây bệnh[18]
- NKHHCT do virus: Có tiên lượng khả quan, ngoại trừ một số bệnh
nặng hơn như viêm tiểu phế quản cấp, viêm phổi do adenovirut ở trẻ nhỏ, có
thể dẫn đến tử vong, đa số các trường hợp này không cần đến kháng sinh.
- NKHHCT do vi khuẩn: Phần lớn đều nguy hiểm và cần đến kháng
sinh. Đặc biệt là viêm phổi do tụ cầu vàng, viêm nắp thanh quản do
H.influenza.
1.2.4.2. Phân loại dựa theo dấu hiệu lâm sàng [18]
1.2.4.2.1. Thể bệnh nhẹ
Trẻ có các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, khò khè. Có thể kèm theo
sốt nhẹ dưới 38,50C hoặc không.Trẻ không có nhịp thở nhanh, không rút lõm
lồng ngực, không có dấu hiệu của bệnh nặng, trẻ vẫn ăn và chơi bình thường.
1.2.4.2.2. Thể bệnh vừa

* Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi:
Thể viêm phổi nặng khi có 2 dấu hiệu chính: ho, nhịp thở nhanh hoặc
rút lõm lồng ngực. Lứa tuổi này khác với trẻ từ 2 đến 5 tháng tuổi, chỉ cần trẻ
có nhịp thở nhanh thì đã có thể phân loại là trẻ bị viêm phổi nặng.
Thể hiên bệnh rất nặng khi có một trong các dấu hiệu sau: trẻ bú kém
hoặc bỏ bú, co giật, li bì khó đánh thức, khò khè, thở rít khi nằm yên, sốt cao
hoặc hạ nhiệt độ.
1.2.4.3. Phân loại dựa trên vị trí giải phẫu học của tổn thương[18]
* Nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính
Bao gồm những bệnh lí viêm nhiễm trên thanh quản:
- Viêm mũi họng cấp.
- Viêm họng cấp và viêm họng- amidan cấp.
- Viêm xoang cấp.
- Viêm tai giữa cấp.
* Nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính

9


Bao gồm những bệnh lí viêm nhiễm từ thanh quản trở xuống:
- Viêm thanh quản do virus hoặc bạch hầu.
- Viêm nắp thanh quản do H.infuenzae.
- Viêm thanh khí phế quản cấp.
- Viêm phổi các loại.
- Viêm tiểu phế quản cấp.
1.2.5. Xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi[12]
* Thể nhẹ:
- Không dùng kháng sinh, chăm sóc tại nhà và điều trị triệu chứng (để
trẻ nằm nơi thoáng mát, giữ không để trẻ bị lạnh và gió lùa, mặc quần áo rộng
rãi để trẻ dễ thở).

thể chất cũng như trí tuệ.
1.2.6.3. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ
Không nên đun bếp gần phòng, đặc biệt là không sử dụng bếp than, bếp
củi; không xây chuồng nuôi gia súc, gia cầm gần nhà;không hút thuốc lá trong
phòng nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ. Giữ vệ sinh nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ.
Rác và nước thải sinh hoạt cần xử lí triệt để, không thải bừa bãi ra môi
trường. Khuyến khích phân loại rác để tái chế.
1.2.6.4. Giữ ấm
Cần giữ ấm cho trẻ về mùa đông hoặc khi thời tiết thay đổi để trẻ
không bị nhiễm lạnh. Về mùa hè, nên giữ cho trẻ thoáng mát, tránh ra nhiều
mồ hôi dẫn đến trẻ dễ bị nhiễm lạnh trở lại. Đó là một trong những yếu tố
thuận lợi và phổ biến gây nên bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em.
1.2.6.5. Tiêm chủng
Tiêm chủng cho trẻ đầy đủ và đúng lịch để giúp trẻ tăng sức đề kháng
để phòng những bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh lây nhiễm qua đường

11


hô hấp; nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh đồng thời cũng giảm tỉ lệ tử vong do các
bệnh đường hô hấp gây nên.
1.2.6.6. Tuyên truyền giáo dục
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng nói chung và
các bà mẹ nói riêng một cách thường xuyên và liên tục để phát hiện sớm, có
hướng xử trí và biện pháp chăm sóc kịp thời trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
Đào tạo huấn luyện cho các cán bộ y tế, nhất là cán bộ y tế tham gia
công tác khám và chữa bệnh về đánh giá, phân loại và xử trí đúng theo phác
đồ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Ghi chép sổ sách đầy đủ về số trẻ mắc bệnh,
số trẻ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại địa phương, tính tỉ lệ phần
trăm và báo cáo hoạt động hàng tháng.

dịch vụ. Trong năm 2013, trong xã đã có những chuyển biến về kinh tế: tổng
giá trị sản xuất trong toàn xã đạt 65.960 triệu đồng. Tăng 11,3% so với năm
trước. Mức thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/người/năm.
- Văn hóa- xã hội: Công tác văn hóa – xã hội của xã luôn được quan
tâm. Xã Hồng Kỳ tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền chào mừng và phục
vụ các sự kiện lớn của địa phương như: Chào mừng thành công Đại hội Đảng
toàn quốc, bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kì
2011 – 2016. Tổ chức và duy trì thường xuyên các phong trào văn hóa văn
nghệ thể dục thể thao, làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của
nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, quản lý tốt các dịch vụ văn hóa, lễ
hội trên địa bàn. Bên cạnh đó, công tác giáo dục – đào tạo từng bước được
nâng cao cả về chất và lượng. Xã đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo
dục trung học, tỉ lệ học sinh học hết trung học được học tiếp lên trung học phổ
thông, bổ túc, học nghề đạt 98,4%. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 53,7%.
Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm. Thực hiện có
hiệu quả vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và phòng chống
dịch bệnh. Xã có chế độ ưu tiên và quan tâm đến các đối tượng chính sách,
người có công, các gia đình thuộc hộ nghèo, các gia đình và cá nhân có hoàn
cảnh. Thực hiện phương châm “Lá lành đùm lá rách”, tạo điều kiện cho hộ
nghèo vay vốn làm ăn và đào tạo nghề cho trên 300 lao động.
- Môi trường: Công tác vệ sinh môi trường được quan tâm. Đến nay các
thôn đã thành lập được tổ vệ sinh môi trường tự quản làm công tác thu gom

13


rác. Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chung của nhân dân không ngừng
được nâng cao. Có 75,6% các hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh.
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên còn một số tồn tại đó là:
Sản xuất vẫn còn tình trạng nhân dân nhân để diện tích đất hoang hóa


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hồng Kỳ- huyện Sóc
Sơn- thành phố Hà Nội và bà mẹ nuôi con dưới 5 tuổi trong diện điều tra.
- Địa điểm nghiên cứu: Chọn 5 thôn ngẫu nhiên(thôn 1, thôn 2, thôn 4,
thôn 5, thôn 8) trong 9 thôn của xã Hồng Kỳ.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp chọn mẫu
Lập danh sách trẻ dưới 5 tuổi trong 5 thôn nghiên cứu, thông qua sổ
theo dõi của trạm y tế, tổng số có 428trẻ. Tôi đã tiến hành điều tra dựa theo
danh sách trên, kết quả thu được 426 trẻ vào diện nghiên cứu (chiếm 99,5%
theo danh sách) những trường hợp còn lại không điều tra được do vắng mặt
hoặc sai lệch thông tin theo danh sách.
2.2.2 Chỉ số nghiên cứu
* Chỉ số thông tin chung về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của các
hộ gia đình:
- Tỉ lệ các bà mẹ phân theo trình độ học vấn.
- Tỉ lệ các bà mẹ phân theo nhóm tuổi.
- Tỉ lệ các bà mẹ phân theo nhóm nghề nghiệp.
* Chỉ số về NKHHCT của trẻ dưới 5 tuổi:
- Tỉ lệNKHHCT chung ở trẻ em dưới 5 tuổi.
- Tỉ lệNKHHCT trên cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi.
- Tỉ lệNKHHCT dưới cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi.

16


- Tỉ lệNKHHCT trẻ em theo các nhóm tuổi: cách tính tuổi theo quy ước


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status