skkn một số biện pháp giúp học sinh giải toán có lời văn ở lớp 1 - Pdf 34

Một số biện pháp giúp học sinh giải toán có lời văn ở lớp 1
Lê Thị Lượt - Trường TH&THCS Hà Sen

A. TÓM TẮT
- Ở trường tiểu học môn Toán hình thành cho học sinh kỹ năng nhận biết
sơ qua thao tác trên que tính, mô hình. Từ đó các em hiểu được cấu tạo số. Nhìn
vào mô hình các em có thể viết số, đọc số, tiến tới kỹ năng làm tính, giải toán.
Ngoài ra môn Toán còn hình thành cho các em kỹ năng đọc, viết , biết tính toán,
từ đó các em tự phát hiện, để chiếm lĩnh kiến thức mới dựa trên cơ sở đã biết.
Từ đó gây được hứng thú học tập , phát huy tính tích cực cho các em.
Vậy dạy Toán sẽ giúp cho các em nhìn thấy được vấn đề một cách nhanh
nhạy chuẩn xác, đưa ra những đáp án đúng, nhất là qua những bài Toán có lời
văn, giúp các em biết suy nghĩ lô gíc, kỹ năng làm toán, Kỹ năng giao tiếp, trình
bày ý kiến trước lớp.
Đối với phân môn Toán trong trường tiểu học nói chung và của lớp 1 nói
riêng là rất lớn: 140 tiết trong 1 năm, mạch kiến thức được sắp xếp theo cách
đồng tâm mỗi ngày yêu cầu một cao hơn. Đòi hỏi các em phải nắm bắt được
kiến thức chắc chắn thì mới hình thành kỹ năng "Nói, viết, nhìn nhận, phán
đoán mọi vấn đề 1 cách khoa học ". Từ đó hình thành con người có nhân cách
văn hoá cho các em là nền tảng thúc đẩy cho việc học tốt các môn học khác. Các
em có khả năng vận dụng kiến thức đã học để học tập và ứng dụng trong cuộc
sống.
Trong các môn học, môn Toán là môn học có vị trí rất quan trọng. Nó góp
phần quan trọng trong việc rèn luyện tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề...
Thực tế trong quá trình giảng dạy giải toán có lời văn ở lớp 1 tôi thấy có hai
dạng: bài toán với phép cộng, bài toán với phép trừ học sinh còn lúng túng nên
kết quả học tập còn chưa cao. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học các bài
toán tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh giải toán
có lời văn ở lớp 1”
Giải pháp của tôi là lựa chọn phương pháp phân tích để giải bài toán có lời
văn để từ đó góp phần nâng cao hứng thú học tập môn Toán cho hoc sinh lớp 1.

quan, đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi...
Qua những năm giảng dạy lớp 1 ở trường Tiểu học, khi dạy về bài toán
có lời văn tôi nhận thấy một số khó khăn mà giáo viên cũng như học sinh
thường mắc phải cụ thể:
+ Với giáo viên: Còn gặp nhiều lúng túng khi phân phân tích các bài toán.
+ Với học sinh: Còn nhầm lẫn danh số, cách viết câu lời giải.
Khi giải các bài toán còn nhầm lẫn giữa bài toán “thêm” với
bài toán “bớt”
=> Vì những lí do trên nên học sinh lớp 1 thường hay "sợ" học toán có lời
văn.
Để thay đổi hiện trạng trên, trong đề tài nghiên cứu tôi đã phân loại các
bài toán có lời văn và đưa ra các giải pháp cụ thể với từng dạng bài nhằm giúp
cho học sinh nắm được cách làm từng dạng bài cụ thể.
Giải pháp thay thế: Muốn nâng cao chất lượng giải toán có lời văn giáo
viên phải phân loại các bài tập và đưa ra các giải pháp cụ thể với từng dạng bài
và giúp học sinh:
- Nắm vững cách phân tích bài toán.
- Nắm vững cách viết câu lời giải cho từng bài
- Xác định được danh số của bài là gì?
Thời gian tiến hành thực nghiệm: từ tuần học thứ 21 đến tuần học thứ 25
năm học 2011- 2012.
Vấn đề nghiên cứu: Việc hướng dẫn học sinh cách phân tích bài toán có
lời văn theo từng nội dung bài toán có làm tăng hứng thú học tập cho học sinh
không ?
Giả thuyết nghiên cứu: Có sử dụng phương pháp dạy học hướng dẫn
học sinh cách phân tích bài toán có lời văn theo từng nội dung bài toán sẽ làm
tăng hứng thú học tập loại toán có lời văn cho học sinh lớp 1 trường tiểu học và
trung học cơ sở Hà Sen- Cát Hải- Hải Phòng.

2

10

Nam

Nữ

6
6

4
4

Chất lượng môn Toán
(học kì I)
Giỏi
Khá
TB
SL
%
SL
%
SL
%
2
20%
3
30%
5
50%
4

theo nội dung đề tài nghiên cứu.

Kiểm tra sau
tác động
O3
O4
3


Một số biện pháp giúp học sinh giải toán có lời văn ở lớp 1
Lê Thị Lượt - Trường TH&THCS Hà Sen

(Nhóm 2 )
+ Khi khảo sát sau tác động ( hết học kỳ I), chọn ngẫu nhiên ở hai nhóm
(chọn những học sinh mang số thứ tự chẵn trong sổ Kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh mỗi nhóm).
Nhóm 1 có 10 học sinh được khảo sát
Nhóm 2 có 10 học sinh được khảo sát
+ Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.

D. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Thống nhất giáo viên dạy hai nhóm tham gia nghiên cứu về thiết kế bài
dạy, kiểm tra, đánh giá học sinh
* Dạy lớp thực nghiệm: Khi soạn bài và giảng dạy các bài có lời văn
dạy theo nội dung đề tài nghiên cứu đã đề cập. Cụ thể như sau:
Đối với học sinh lớp 1 các em còn nhỏ, do vậy khi dạy học giáo viên cần
lựa chọn phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em là vô cùng quan trọng.
- VD1: Đàn vịt có 5 con ở dưới ao và 4 con ở trên bờ. Hỏi đàn vịt có tất cả
bao nhiêu con ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đầu bài, tìm dữ kiện của bài

- Học sinh nêu cách tính, tìm lời giải và phép tính.
Bước 3: Trình bày bài giải:
Học sinh trình bày lời giải theo các bước:
Bài giải
Trong bến còn số ô tô là:
7 - 2 = 5 (ô tô)
Đáp số: 5 ô tô
Bước 4: Nghiên cứu sâu bài giải:
- Kiểm tra lại các bước giải.
Sau khi cho các em giải bài Toán song giáo viên phải rèn cho các em
thói quen tự kiểm tra vì thường khi làm song bài các em thường chủ quan cho là
đã đúng. Nhưng thực tế vẫn còn có những em làm bài sai
- Qua thực tế nếu các em biết tự kiểm tra bài của mình thì các em sẽ thấy
được sự sai sót và tự sửa chữa sẽ hiểu bài hơn.
* Khảo sát thực tế
Khi làm các bài tập về giải toán có lời văn học sinh còn lúng túng,
thường thiếu danh số hoặc viết câu lời giải chưa chính xác.
Ví dụ 1 : Nhà An nuôi 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà nữa. Hỏi nhà An
có tất cả bao nhiêu con gà?
Bài giải
Nhà An có tất cả là:
5 + 4 = 9 (con gà)
Đáp số: 9 con gà
Nhiều học sinh làm:
Bài giải
Nhà An có tất cả là:
5+4=9
Đáp số: 9
Ví dụ 2: Trong vườn nhà em có 12 cây chuối, bố trồng thêm 4 cây chuối
nữa. Hỏi trong vườn nhà em có bao nhiêu cây chuối?

bao nhiêu con chim?
Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu bản chất của bài toán đó là trên cành
còn lại bao nhiêu con chim, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi: Bài toán hỏi gì? hay
muốn viết đúng câu lời giải em phải dựa vào đâu?. Như vậy học sinh sẽ hiểu
được bài toán hỏi trên cành còn lại bao nhiêu con chim và dựa vào câu hỏi để
viết câu lời giải.
Khi học sinh đã hiểu rõ bản chất thì sẽ viết đúng câu lời giải.
* Dạy lớp đối chứng: Khi soạn bài và giảng dạy trên lớp theo cách dạy
thông thường.
2.Đánh giá, xếp loại học sinh ở cả hai nhóm thực hiện theo Thông tư
số 32/2009/BGD&ĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành về Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.
3.Tiến hành thực nghiệm
Thực nghiệm nghiên cứu trong học kỳ I năm học 2011-2012, cụ thể:
Các nhóm vẫn thực hiện theo Kế hoạch dạy học được quy định tại Quyết
định số16/2005/BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Chương
trình giáo dục phổ thông và thời khóa biểu của trường Tiểu học và trung học cơ
sỏ Hà Sen để đảm bảo tính khách quan, tự nhiên.

E. ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU
Sử dụng công cụ đo: Sử dụng thang đo gồm 6 câu hỏi dưới dạng thang
Likert. Trong 6 câu hỏi đưa ra, mỗi câu gồm một mệnh đề đánh giá và một
thang đo gồm từ 3 đến 5 mức độ phản hồi. Điểm của thang được tính bằng tổng
điểm các mức độ được học sinh lựa chọn (nội dung câu hỏi và biểu điểm được
trình bày ở phần phụ lục).
Kiểm chứng độ tin cậy của các dữ liệu thu thập được tôi đã sử dụng
phương pháp Kiểm tra mỗi nhóm đối tượng sẽ làm bài kiểm tra 1 lần tại thời
điểm vào tuần thứ 17.
Kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu tôi đã chú ý đến kiểm tra độ giá trị về
mặt nội dung của các câu hỏi dựa vào mục tiêu và chuẩn kiến thức của môn học,

- Phép kiểm chứng T-Test độc lập cho thấy giá trị p=0,002568146< 0,05
cho thấy kết quả là có ý nghĩa, chênh lệch không có khả năng xảy ra do ngẫu
nhiên mà do tác động.
- Mức độ ảnh hưởng do tác động đem lại ở mức rất lớn SDM=1,55563444
- Ngoài ra cho thấy học sinh làm bài tốt ở lần 1 thì cũng có khả năng sẽ
làm bài khá tốt ở lần 2, điều đó càng chứng tỏ độ tin cậy của dữ liệu đồng thời
khẳng định tính tích cực của tác động.
Bàn luận
Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm TBC=7,6, nhóm
đối chứng TBC=6,5 độ chênh lệch điểm số hai nhóm là 1,1. Điều đó chứng tỏ
lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn.
Mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn. Phép kiểm chứng T-Test càng
khẳng định ảnh hưởng tích cực của tác động.
Hạn chế
Số lượng câu hỏi kiểm tra thang đo trạng thái của nhóm thực nghiệm còn
ít.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Việc hướng dẫn học sinh cách phân tích bài toán theo từng nội dung thực sự
mang lại hiệu quả và nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Ngoài ra còn rèn
luyện cho các em kĩ năng nói, viết câu ngắn gọn đủ ý tạo cơ sở cho các em học
tốt các môn học khác góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
Từ việc áp dụng cách giảng dạy như trên đã góp phần nâng cao chất lượng
môn Toán ở lớp 1 đồng thời nhờ biết cách phân tích các dạng bài tập cụ thể đã
giúp các em phát triển tư duy, khả năng độc lập suy nghĩ , tìm tòi, khám phá
kiến thức và vận dụng tốt kiến thức đã học vào giải các bài tập cụ thể. Từ đó
7




8


Một số biện pháp giúp học sinh giải toán có lời văn ở lớp 1
Lê Thị Lượt - Trường TH&THCS Hà Sen

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí Giáo dục Tiểu học.
2. Nghiên cứu khoa học ứng dụng sư phạm(Nhà xuất bản: Đại học quốc gia Hà
Nội)
3. Sách giáo khoa Toán 1.
4. Sách giáo viên Toán 1.

PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
I. KẾ HOẠCH BÀI HỌC.
1. Kế hoạch bài học tiết 84: Bài toán có lời văn.
I. Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết bài toán có lời văn gồm các số(điều đã biết) và câu
hỏi(điều cần tìm).
- Điền đúng số, đúng câu hỏi của bài toán theo hình vẽ.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- G: Tranh mô hình để lập bài toán có lời văn, bảng phụ, tranh minh hoạ
trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra (3-5’)
- H làm bảng con: tính
11 + 3 + 4 =
15 – 1 + 6 =
HĐ2: Bài mới (12-15’)

* Dự kiến sai lầm:
- H không biết đâu là phần bài toán cho biết, đâu là phần bài toán hỏi yêu cầu
phải đi tìm.
HĐ 4: Củng cố (2-3’)
- H chơi trò chơi “Cùng lập bài toán”
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………… ………………..
2. Kế hoạch bài học tiết 85: Giải toán có lời văn.
I. Mục tiêu:
- Hiểu đề toán: cho gì? hỏi gì? Biết bài toán gồm: câu lời giải, phép tính, đáp
số.
- Bỏ bài 3.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- G: Đồ dùng phục vụ luyện tập và trò chơi
III. Các hoạ động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra (3-5’)
- G gắn bảng hình vẽ như SGK :
- Yêu cầu H quan sát hình vẽ điền số vào chỗ chấm, nêu bài toán(nhiều em)
HĐ2: Bài mới (12-15’)
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn cách giải và cách trình bày bài giải
*Hướng dẫn tìm hiểu bài toán:
- H đọc bài toán
- G hỏi và ghi tóm tắt lên bảng:
+ Bài toán đã cho biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Một số H nhắc lại tóm tắt
* Hướng dẫn giải: Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em làm phép tính gì?
Như vậy nhà An có tất cả mấy con gà?

Bài 3: Trong vườn nhà em có 12 cây chuối, bố trồng thêm 4 cây chuối nữa. Hỏi
trong vườn nhà em có bao nhiêu cây chuối?
Bài 4: Trên tường có 6 bức tranh, bố treo thêm 3 bức tranh nữa. Hỏi trên tường
có tất cả bao nhiêu bức tranh?
Bài 5: Trên cành có 8 con chim, sau đó 2 con bay đi. Hỏi trên cành còn lại bao
nhiêu con chim?
Bài 6: Trong bến có 7 ô tô, đã có 2 ô tô chạy ra khỏi bến. Hỏi trong bến còn lại
bao nhiêu ô tô?
* Đáp án bài kiểm tra sau tác động
Bài 1:
Bài giải
Đàn vịt có tất cả là:
5 + 4 = 9 (con)
Đáp số: 9 con
Bài 2:
Bài giải
Nhà An có tất cả là:
5 + 4 = 9 (con gà)
Đáp số: 9 con gà
Bài 3:
Bài giải
Trong vườn nhà em có tất cả là:
12 + 4 = 16 (cây chuối)
Đáp số: 16 cây chuối
11


Một số biện pháp giúp học sinh giải toán có lời văn ở lớp 1
Lê Thị Lượt - Trường TH&THCS Hà Sen


Đỗ Thanh Ngọc Bích
Phạm Tuấn Anh
Vũ Đình Khoa
Phạm Khánh Ly
Phạm Quốc Phú
Phạm Hà Thu
Đỗ Quang Đức
Trịnh Trần Vy Lâm
Đỗ Trần Duy
Hoàng Huy Toàn

NHÓM ĐỐI CHỨNG
TT
Họ và tên
1
2
3
4
5
6
7
8

Vũ Ngọc Nhi
Nguyễn Mai Phương
Hoàng Thị Thanh Phương
Phạm Hà Thương
Hoàng Minh Chiến
Vũ Bá Hiếu
Phạm Phú Cường

5
6
6
6
5
5
6
7

Điểm kiểm tra
sau tác động
6
7
7
7
6
6
7
7
12


Một số biện pháp giúp học sinh giải toán có lời văn ở lớp 1
Lê Thị Lượt - Trường TH&THCS Hà Sen

9
10

Hoàng Xuân Giang
Vũ Quang Dũng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status