SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn ở lớp 4 - Pdf 26

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ
LỜI VĂN Ở LỚP 4"
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hồ Chủ Tịch người thầy vĩ đại của Đảng, của Cách mạng Việt Nam đã nói: “
Muốn có đạo đức Cách mạng thì phải có tri thức”.
Thật vậy, tri thức trong xã hội là chìa khóa vạn năng để mở tất cả các cửa của vũ
trụ, của loài người.
Muốn có tri thức thì phải học và phải học thật tốt. Việc học phải trải qua quá
trình nghiền ngẫm, suy luận, tìm tòi mới có được.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà trường hiện nay là hình
thành, phát triển trí tuệ cho học sinh. Những nghiên cứu gần đây Hồ Ngọc Đại, cho
thấy chỉ thực hiện nhiệm vụ đó bằng cách tổ chức hoạt động học tập ngay từ khi trẻ tới
trường tiểu học.
Các môn học nói chung, môn Toán nói riêng tùy theo đặc trưng bộ môn đều có
nhiệum vụ, thông qua việc trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng và góp phần tích cực
vào việc đào tạo con người. Quan điểm dạy Toán, dạy người cũng được Đảng ta nhiều
lần nhấn mạnh.
Trong thư gửi các bạn trẻ yêu Toán, đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói về khả
năng giáo dục của môn Toán như sau: “ Trong các môn Khoa học và Kĩ thuật, Toán
học giữ một vai trò nổi bật. Nó có tác dụng lớn đối với các ngành khoa học khác, đối
với kĩ thuật, sản xuất và chiến đấu. Nó còn là môn thể thao trí tuệ giúp chúng ta nhiều
trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, học tập và giải
quyết vấn đề. Toán còn giúp cho ta rèn luyện đức tính quý báu như: cần cù, nhẫn nại,
tự lực cánh sinh, ý chí vượt khó, yêu thích chính xác, ham chuộng chân lí. Dù các bạn
phụ vụ ngành nào, công tác gì thì kiến thức và phương pháp Toán học cũng cần cho
các bạn”.
Môn Toán có một vị trí quan trọng như vậy cho nên chúng ta cần xây dựng một
nền tảng vững chắc ngay từ những lớp đầu cấp một cách rõ ràng, ngắn gọn và logic.
Thế nhưng trong thực tế ở những năm qua và cả năm học này tôi được phân công phụ

tiểu học.
Vì vậy, kết hợp với khảo sát chất lượng tôi lại tiếp tục với những phương pháp
điều tra, tìm hiểu khác như:
+ Dành thời gian đầu năm ở tiết Ôn luyện Toán, kiểm tra lại kiến thức, kĩ năng
tính toán, nêu và giải quyết vấn đề, giải toán qua các phép tính, bài toán các em đã học
ở chương trình Lớp 3.
Qua những biện pháp tìm hiểu trên, tôi nhận thấy tình hình chất lượng giải toán
của lớp như sau:
- Biết nêu và giải quyết vấn đề, tóm tắt đề và giải toán: 10 em, tỉ lệ: 25%
- Giải toán theo quán tính ( cụ thể: nhiều hơn thì làm phép tính cộng, ít thì làm
phép tính trừ, ) 13 em, tỉ lệ: 32,5%.
- Kĩ năng tính toán sai, nhầm ( cộng, trừ có nhớ, nhân, chia, ): 10 em, tỉ lệ:
25%.
- Không biết giải toán, giải sai: 7 em, tỉ lệ: 17,5%
Với thống kê trên tôi nhận thấy tỉ lệ giải toán có lời văn yếu quá nhiều, không
đáp ứng được yêu cầu môn Toán. Tất nhiên hạn chế trên có nhiều nguyên nhân đem
đến nhưng phổ biến là:
+ Một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em và đa số không biết
được biện pháp kỹ năng hướng dẫn học Toán để giúp đỡ các em học ở nhà.
+ Phương pháp dạy học của chúng ta còn hạn chế, chưa lôi cuốn, phát huy tích
cực trong học sinh và thiếu các biện pháp tích cực để hỗ trợ.
+ Việc tiếp thu nội dung, kiến thức bài học của học sinh còn hạn chế, nhanh
quên.
+ Các bước giải toán có lời văn còn quá yếu.
+ Tư duy suy luận toán còn kém.
+ Không tự tin trong học tập, còn rụt rè.
+ Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi các em thường vội vàng, hấp tấp, đơn giản hóa
vấn đề nên đôi khi chưa hiểu kĩ đề bài đã vội vàng nộp bài dẫn đến kết quả còn nhiều
khi bị sai thiếu.
Vậy làm thế nào để giúp học sinh giải toán nhanh và chính xác đồng thời tạo

Chúng ta cần tập trung vào những từ quan trọng (từ khóa) của đề toán, từ nào
chưa hiểu thì phải tìm hiểu ý nghĩa của nó.
Học sinh cũng cần phân biệt rõ những gì thuộc về bản chất của đề toán, những gì
không thuộc về bản chất của đề toán để hướng sự chú ý của mình vào những chỗ cần
thiết.
+ Bước 2: Tóm tắt đề toán bằng sơ đồ, hình vẽ hoặc ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn.
Thông qua đó để thiết lập mối liên quan cái đã cho và cái cần phải tìm.
+ Bước 3: Phân tích các mối quan hệ giữa các “ dữ kiện” đã cho với “kết luận”
để tìm ra cách giải bài toán. Kết quả các bước này là xác định một trình tự để giải bài
toán.
Thực chất của việc giải toán là bắt những chiếc cầu từ cái đã cho và cái phải tìm.
Có nhiều phương pháp để để bắt được những chiếc cầu đó, và đó chính là quá trình
phân tích bài toán. Thông thường ở tiểu học thường dùng các cách sau:
Suy nghĩ theo đường lối phân tích: Tập trung suy nghĩ vào câu hỏi của bài toán,
nghĩ xem muốn trả lời được câu hỏi của bài toán thì ta phải biết những gì và phải làm
những phép tính gì? Trong những điều cần biết đó cái nào đã cho sẵn trong đề toán, cái
nào phải tìm? Muốn tìm được cái này thì ta phải biết những gì và làm phép tính gì? v.
v Cứ như thế ta suy nghĩ từ câu trả lời của bài toán trở về các điều đã cho của bài
toán. Đây là cách hay dùng nhất.
Cũng có thể suy nghĩ xem từ các điều đã cho trong từng bài toán ta có thể suy ra
điều gì, tính ngay được cái gì? Từ những cái đó có thể suy ra hoặc tính được điều gì
giúp ích cho việc giải bài toán không? Như thế ta suy luận dần dần: Từ những điều
đã cho đến câu hỏi của bài toán.
Ngoài ra trong một số bài toán chúng ta phải kết hợp cả hai cách nói trên để giải
quết bài toán.
+ Bước 4: Lần lượt thực hiện các phép tính theo trình tự giải đã có để đi tới đáp
số.
Sau quá trình nghĩ tìm cách giải và thiết lập được trình tự giải bài toán, chúng ta
thực hiện các phép tính và đi đến kết quả. Mỗi bài giải đều có hai phần: Các câu lời
giải và các phép tính. Việc viết câu lời giải phải ngắn gọn và đúng yêu cầu nội dung

13 x 16 = 208 ( dụng cụ)
Đáp số : Người tứ nhất : 273 dụng cụ
Người thứ hai : 208 dụng cụ.
* Biện pháp 4: Phương pháp dạy các dạng toán có lời văn:
Trong các dạng toán có lời văn ở lớp 4, tôi chú ý vào các dạng toán sau:
a) Đối với dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”.
Dạng toán này học sinh thường giải theo cách thông thường tìm số bé rồi tìm số
lớn .
Bài toán: ( Bài 2 trang 47 )
Một lớp học có 28 học sinh. Số học sinh trai hơn số học sinh gái là 4 em. Hỏi
lớp học đó có bao nhiêu học sinh trai, bao nhiêu học sinh gái ?
Để giải được bài toán trên, trước hết học sinh phải đọc kĩ đề để tìm hiểu xem:
+ Đề bài cho biết gì? (lớp có 28 học sinh, số học sinh trai nhiều hơn số học sinh
gái là 4 em có nghĩa là Tổng bằng 28, Hiệu bằng 4).
+ Yêu cầu gì? ( Tìm số học sinh trai, số học sinh gái của lớp đó ?.)
+ Làm thế nào để Tìm số học sinh trai, số học sinh gái của lớp đó ?
( Trước hết đi tìm hai lần số học sinh gái: Lấy tổng trừ đi hiệu.
Số học sinh gái: Hai lần số học sinh gái : 2
Số học sinh trai: Tổng trừ đi số học sinh gái )
+ Học sinh tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng
Học sinh trai:
?
Học sinh gái:
?

4


Dạng toán này học sinh thường giải theo cách: Trước hết tính số phần bằng
nhau, sau đó đi tìm giá trị của một phần và cuối cùng tìm lần lượt từng số.
Bài toán : (Bài 2 trang 148)
Một người đã bán được 280 quả cam và quýt, trong đó số cam bằng
5
2
số quýt.
Tìm số cam, số quýt đã bán.
Để giải được bài toán trên, trước hết học sinh phải đọc kĩ đề để xác định được
đâu là tổng và đâu là tỉ rồi tìm hiểu xem:
+ Đề bài cho biết gì? (Bán được 280 quả cam và quýt ; 280 chính là tổng của
quả cam và quýt, cam bằng
5
2
quýt ;
5
2
chính là tỉ số của quả cam và quýt )
+ Yêu cầu gì? ( Số cam, số quýt đã bán.)
+ Làm thế nào để tính số cam, số quýt đã bán ? (ta tìm tổng số phần bằng nhau,
sau đó đi tìm số quả cam, quả quýt đã bán).
+ Học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
Cam :
?

Quýt :
?

280 quả
Từ gợi ý trên sẽ lập được sơ đồ phân tích như sau:

SGK. Trong lớp bên cạnh những em học sinh trung bình, yếu, lớp còn có học sinh khá,
giỏi. Chính vì thế ta có thể khuyến khích động viên các em tìm tòi để giải bài toán
bằng cách khác nhưng kết quả vẫn không thay đổi.
c) Đối với dạng toán “ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó”.
Dạng toán này tương tự như dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số
đó” . Học sinh thường giải theo cách: Trước hết tính số phần bằng nhau, sau đó đi tìm
giá trị của một phần và cuối cùng tìm lần lượt từng số.
Bài toán : (Bài 2 trang 151)
Người ta dùng số bóng đèn màu nhiều hơn số bóng đèn trắng là 250 bóng
đèn. Tìm số bóng đèn mỗi loại, biết rằng số bóng đèn màu bằng
3
5
số bóng đèn
trắng.
Để giải được bài toán trên, trước hết học sinh phải đọc kĩ đề để xác định được
đâu là hiệu và đâu là tỉ rồi tìm hiểu xem:
+ Đề bài cho biết gì? (bóng đèn màu nhiều hơn bóng đèn trắng 250 bóng chính
là hiệu của bóng đèn màu và bóng đèn trắng, bóng đèn màu bằng
3
5
bóng đèn trắng
chính là tỉ số của hai loại bóng đèn)
+ Yêu cầu gì? ( bóng đèn màu, bóng đèn trắng.)
+ Làm thế nào để tính số bóng đèn màu, bóng đèn trắng ? (ta tìm hiệu số phần
bằng nhau, sau đó đi tìm số bóng đèn màu, bóng đèn trắng).
+ Học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
Bóng đèn trắng:
?
250
Bóng đèn màu :

Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh giải bài toán: Một mảnh đất hình chữ nhật có
chu vi bằng 240m, chiều rộng bằng
3
1
chiều dài. Tính diện tích mảnh vườn đó?
Tôi dùng hệ thống câu hỏi như sau:
Câu hỏi tìm dữ kiện:
-Bài toán cho ta biết gì?
-Bài toán yêu cầu ta phải làm gì ?
Câu hỏi đòi hỏi sự nhớ lại :
-Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào ?
Câu hỏi đòi hỏi suy luận :
-Muốn tính chiều rộng hoặc chiều dài của mảnh vườn ta làm cách nào ?
Khi đặt câu hỏi tôi khuyến khích học sinh trả lời và dành thời gian cho học sinh
thảo luận. Những câu hỏi tôi đặt ra cho học sinh là những câu hỏi có nội dung rõ ràng,
dễ hiểu, chính xác, phù hợp với trình độ học sinh, liên quan đến nội dung bài học.
Những câu hỏi ở mức độ khác nhau như :
Câu hỏi đòi hỏi sự nhớ lại :
-Nêu những đặc điểm giống nhau của hình chữ nhật và hình bình hành ?
* Sau khi áp dụng biện pháp rèn kỹ năng giải bài toán có lời văn cho học sinh
lớp 4/2 một thời gian, tôi đã ra bài kiểm tra có nội dung giải bài toán có liên quan
đến tỷ số cho học sinh lớp 4/2 trường tiểu học Lê Văn Tám, kết quả như sau:
LỚP Đợt Sỉ số G K TB Y
4/2
SL % SL % SL % SL %
GHKI 41 7 17,1% 26 63,4% 6 14,6% 4 4,9%
CHKI 41 11 26,8% 23 56,1% 7 17,1% 0 0
Như vậy nhờ có biện pháp rèn kỹ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến tỷ
số cho học sinh lớp 4/2 mà chất lượng học tập của học sinh có tăng lên. Song vẫn
chưa theo ý muốn của mình, tôi đã thực hiện kết hợp với các hình thức tổ chức khác

Giáo viên chia nhóm cố định và đặt tên cho mỗi nhóm. Khi có lệnh của giáo
viên, các em tự giác thành lập nhóm như nhóm tổ, dãy.
- Chia nhóm tình bạn: Học sinh được phép chọn bạn lập thành một nhóm với số
người do giáo viên định trước.
Cách 2: Các nhóm hoạt động trong cả tiết học hoặc thay đổi trong từng phần
của tiết học( kiểm tra bài cũ, dạy kiến thức mới, luyện tập, củng cố.)
Cách 3: Các nhóm được thảo luận cùng một nhiệm vụ hoặc những nhiệm vụ
khác nhau.
Ví dụ:
- Nhóm cùng thảo luận một nhiệm vụ: Cùng làm một bài tập hoặc cùng tìm hiểu
một vấn đề.
- Nhóm thảo luận nhiều nhiệm vụ khác nhau: mỗi nhóm thực hành đo một đoạn
thẳng.
Trong hoạt động nhóm, tôi cho học sinh phân công mỗi em thực hiện một phần
việc, mọi cá nhân trong nhóm đều phải làm việc để giúp đỡ nhau tìm hiểu và giải
quyết vấn đề. Sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp; các nhóm còn lại chất
vấn, bổ sung.
Như vậy: Trong một tiết học, nhất là tiết học Toán, hoạt động học tập theo nhóm
góp phần quan trọng vào kết quả học tập. Dạy học theo nhóm chính là hình thức giảng
dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, giúp học sinh mở rộng suy nghĩ và
thực hành các kĩ năng tư duy toán như: phân tích, tổng hợp, khái quát, được tạo điều
kiện để hoạt dộng với các bạn làm cho các em có hứng thú, tích cực hơn nữa trong học
tập môn Toán. Đặc biệt trong hoạt động thảo luận nhóm tôi hướng dẫn học sinh hoàn
toàn tuân thủ theo các nguyên tắc tổ chức dạy học theo nhóm, đàm thoại và thảo luận
đối với tất cả các môn học và phải phù hợp với nội dung, kiến thức môn Toán.
* Biện pháp 6: Xây dựng phong trào học Toán ngoài giờ:
Với các biện pháp trên, hàng tuần tôi thường kiểm tra một số em trong lớp ( cụ
thể những em học yếu) ở tiết ôn luyện Toán, tôi thấy kỹ năng giải toán của các em có
phần tiến bộ hơn. Tuy nhiên, hàng tháng tôi cũng ra cho các em làm một số bài toán
giải có lời văn dạng tương tự ( không giống hoàn toàn với đề bài trong SGK), tôi nhận

5 – 1 = 4 ( phần)
Khối lượng ngô người đó mua là:
32 : 4 x 1 = 8 (kg)
Khối lượng gạo người đó mua là:
32 + 8 = 40 (kg)
Đáp số: Ngô: 8kg
Gạo: 40 kg
Ngoài ra, để phát triển tư duy, tính tích cực, sáng tạo của học sinh đồng thời để
phát hiện nhiều học sinh có năng khiếu Toán, thỉnh thoảng tôi ra đề toán và yêu cầu
học sinh trả lời nhanh kết quả bài học trng 1-2 giây bằng miệng hoặc làm nhanh trên
vở nháp, bảng con.
Ví dụ: Dựa vào tóm tắt sau, em hãy trả lời kết quả bài toán: ( hoặc ghi phép
tính giải ở bảng con )
Con :
?

Mẹ :
?

42 tuổi
Khi học sinh nêu kết quả giáo viên yêu cầu học sinh giải thích em đã thực hiện
bài làm như thế nào ?

VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
* Trong suốt thời gian qua với tinh thần vì các em học sinh thân yêu, tôi đã kiên
trì thực hiện các biện pháp trên. Qua kiểm tra nhiều lần đặc biệt là lần kiểm tra định kỳ
giữa kỳ II vừa qua chất lượng môn Toán lớp tôi như sau:
LỚP Đợt Sỉ số
G K TB Y
SL % SL % SL % SL %

+ Tìm hiểu học sinh để phát hiện ra nguyên nhân khiến học sinh đạt được cũng
như chưa đạt được kết quả trong học tập. Từ đó phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm
yếu ở học sinh. Người giáo viên không những phải có kiến thức vững chắc phương
pháp giảng dạy hay mà giáo viên cần phải cho học sinh rèn luyện, thực hành nhiều;
giáo viên không nên chữa hết các bài tập.
+ Luôn khảo sát, phân loại học sinh để có phương pháp giảng dạy phù hợp. Cần
phải gần gũi động viên học sinh, khích lệ các em hứng thú trong học tập.
+ Luôn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc: Rèn kĩ năng giải toán có
lời văn ở lớp 4. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài của tôi ngày
càng đạt hiệu quả cao.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status