mức độ công bố thông tin tự nguyện của các ngân hàng việt nam và các yếu tố ảnh hưởng - Pdf 35

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------

NGUYỄN HỮU ANH HÀO

MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN
CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM VÀ CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG

Chuyên ngành

: Tài chính – Ngân hàng

Mã số chuyên ngành

: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:
TS.PHẠM PHÚ QUỐC

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015


TÓM TẮT
Hiện nay, hoạt động CBTT trên TTCK Việt Nam đã được đẩy mạnh hơn so với
trước đây cả về chất lượng và số lượng. Thông tin đến với các nhà đầu tư đạt được tính
minh bạch và có độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên, bất cân xứng thông tin trên TTCK
vẫn luôn tồn tại, nguyên nhân có thể đến từ nhiều phía như: doanh nghiệp không chủ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................................... 1
1.1

Lý do chọn đề tài .........................................................................................1

1.2

Vấn đề nghiên cứu.......................................................................................3

1.3

Mục tiêu, câu hỏi và giả thiết nghiên cứu ...................................................3

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................4
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................4
1.3.3 Giả Thuyết nghiên cứu ....................................................................................5
1.4

Phương pháp và số liệu nghiên cứu ............................................................5

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................5
1.4.2

Số liệu nghiên cứu .......................................................................................6

1.5

Đóng góp của nghiên cứu: ..........................................................................6

1.6


Lý thuyết tín hiệu – Signalling Theory .....................................................12

2.3

Các nghiên cứu trước ................................................................................13

2.4

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ............................................................... 20

Tóm tắt chương 2 .......................................................................................................27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................. 28
3.1

Phương pháp nghiên cứu...........................................................................28
iv


3.2

Mô hình nghiên cứu: .................................................................................29

3.3

Mô tả dữ liệu ............................................................................................. 30

3.3.1

Khái quát về dữ liệu được sử dụng ...........................................................30

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 42
4.1
4.2

Phân tích thống kê mô tả ...........................................................................42
Phân tích ma trận tương quan ...................................................................47

4.3

Uớc lượng mô hình ...................................................................................48

4.4

Kết quả hồi quy .........................................................................................49

4.5

Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ....................................................51

4.5.1

Kiểm định tự tương quan ..........................................................................52

4.5.2

Kiểm định Wald ........................................................................................52

4.6

Phân tích kết quả các biến của mô hình nghiên cứu .................................53


5.2

Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.............................................................. 63

5.2.1

Học thuật ...................................................................................................63

5.2.2

Thực tiễn ...................................................................................................63
v


5.3

Các hạn chế ............................................................................................... 64

5.4

Các nghiên cứu tiếp theo ...........................................................................64

TÀI LIỆU THAM KHẢO: ............................................................................................ 66
Phụ lục A: Bảng điểm đánh giá mức độ công bố thông tin tự nguyện ......................... 75
Phụ lục B: Danh sách các ngân hàng đượcsử dụng để thu thập dữ liệu........................ 78
Phụ lục C: Điểm số công bố thông tin của các ngân hàng ............................................ 79
Phụ lục D: Các khái niệm về công bố thông tin ............................................................ 81

vi

: Mô hình các tác động ngẫu nhiên

vii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tóm tắt những kết quả thực nghiệm các yếu tố tác động đến công bố thông
tin ...................................................................................................................................19
Bảng 2.2 Tóm tắt câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ...................................24
Bảng 3.1 Tóm tắt quá trình thu thập số liệu ..................................................................31
Bảng 3.2 Nguồn lấy dữ liệu các biến của mô hình ........................................................38
Bảng 4.1: Các thông số thống kê mô tả .........................................................................42
Bảng 4.2: Cơ cấu điểm về mức độ công bố thông tin ...................................................46
Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập ....................................................48
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Hausman .........................................................................48
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mô hình tác động ngẫu nhiên .............................................49
Bảng 4.6 : Kiểm tra kết quả của mô hình so với giả thuyết ..........................................50
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Wald cho biến BSIZE ....................................................53
Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu ..........................................................................62

viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Trang
Đồ thị 4.1 : Số liệu ROE trong mẫu quan sát ................................................................ 44
Đồ thị 4.2 : Số liệu LEV trong mẫu quan sát ................................................................ 45
Đồ thị 4.3 : Số liệu CAR trong mẫu quan sát ................................................................ 46
Đồ thị 4.4: Tăng trưởng tính dụng và huy động ............................................................ 56

hoảng của ngành ngân hàng xuất hiện. Việc công bố thông tin không đầy đủ làm cho
các nhà đầu tư bị hạn chế trong việc đánh giá rủi ro của ngân hàng hơn những người ở
trong ngân hàng, chẳng hạn như các nhà quản lý.
Từ khi các cuộc khủng hoảng xảy ra khiến cho các nhà đầu tư tập trung vào các
yếu tố rủi ro mà trước đó họ không coi trọng, trong đó có thể kể đến việc công bố
thông tin của các ngân hàng. Việc công bố, kể cả trong thời gian hoạt động tốt, cũng
cho phép các nhà đầu tư và chủ nợ kiểm soát được ngân hàng, tránh tình trạng ngân
hàng chịu quá nhiều rủi ro. Cơ chế này được gọi là kỷ luật thị trường. Nếu kỷ luật thị
1


trường không hoạt động đúng thì hệ thống ngân hàng sẽ sử dụng nhiều đòn bẩy, điều
này sẽ khiến ngân hàng trở nên mong manh hơn là tối ưu. Theo Bliss và Flannery
(2002) thì có những yếu tố cần thiết nhà đầu tư cần có để bảo đảm cơ chế thị trường
hoạt động một cách hiệu quả:
• Có đầy đủ thông tin để đánh giá những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp.
• Có khả năng xử lý những thông tin này.
• Có khả năng tác động lên các hoạt động quản lý.
Việc công bố thông tin là điều kiện tiên quyết kỷ luật thị trường có hiệu quả
(Fazelina, 2013), thông tin đó phải bảo đảm tính cập nhật và độ chinh xác thì sẽ giúp
hệ thống tài chính khắc phục được những rủi ro yếu kém của mình (Nguyễn Thị Mùi,
2013). Tăng cường minh bạch trong công bố thông tin của các ngân hàng sẽ ngăn ngừa
cuộc khủng hoảng (Solomon, 2006), vì các cuộc khủng hoảng ngân hàng sẽ ít xảy ra
hơn nếu các nước có nhiều quy định về công bố thông tin và minh bạch hơn. Vì với
những thông tin tốt, các nhà đầu tư nợ có khả năng đánh giá đúng những rủi ro mà
ngân hàng đang chịu và từ đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng cung cấp vốn cho ngân hàng
thông qua việc cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro. Điều nay có thể ảnh hưởng đến quyết
định chấp nhận rủi ro của các nhà quản lý ngân hàng.
Việc minh bạch trong công bố thông tin là một trong những cách hiệu quả để
nâng cao uy tín và hình ảnh của ngân hàng, điều này sẽ giúp các ngân hàng tăng thanh

1.2

Việc công bố thông tin theo nhằm công khai các hoạt động sản xuất kinh doanh,
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông Công ty cổ phần, đồng thời thực
hiện nghĩa vụ báo cáo thông tin theo quy định của pháp luật về chứng khoán đối với
các tổ chức niêm yết. Với tầm quan trọng của việc công bố thông tin thì vấn đề nghiên
cứu của luận văn là:
-

Xác định mức độ công bố thông tin tự nguyện của các ngân hàng thông qua các
báo cáo thường niên,

-

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới việc CBTT tự nguyện của các ngân hàng và
rút ra các biện pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao mức độ CBTT của các ngân
hàng.

1.3

Mục tiêu, câu hỏi và giả thiết nghiên cứu

Phần này trình bày bao gồm mục 1.3.1 mục tiêu nghiên cứu, 1.3.2 câu hỏi
nghiên cứu và cuối cùng là giả thuyết nghiên cứu 1.3.3

3


1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Việc công bố thông tin theo quy định của Nhà nước nhằm công khai các hoạt

kiểm định thông qua số liệu và mô hình được trình bày ở chương 3. Kết quả nghiên
cứu và thảo luận các đề xuất biện pháp sẽ được trình bày ở chương 4 và 5
1.3.3 Giả Thuyết nghiên cứu
Dựa trên nghiên cứu được thực hiện trước đây cho ra kết quả phù hợp với nền
kinh tế Việt Nam, đối với các câu hỏi nghiên cứu được trình bày ở mục 1.3.2, sẽ có
các giả thuyết nghiên cứu (Hypothesis–H)
H1: Mức độ công bố thông tin tự nguyện có mối quan hệ đồng biến với quy mô
ngân hàng.
H2: Mức độ công bố thông tin tự nguyện có tương quan dương với lợi nhuận
của ngân hàng.
H3: Mức độ công bố thông tin tự nguyện có tương quan nghịch với đòn bẩy tài
chính của ngân hàng.
H4: Mức độ công bố thông tin tự nguyện có mối tương quan đồng biến với mức
độ quản trị rủi ro của ngân hàng.
H5: Các ngân hàng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán có khả năng công
bố các thông tin tự nguyện nhiều hơn.
1.4

Phương pháp và số liệu nghiên cứu
Mục này trình bày về phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục tiêu của luận

văn (ở mục 1.4.1) và cơ sở dữ liệu được sử dụng trong quá trình phân tích (mục 1.4.2).
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu những yếu tố tác động đến mức độ công bố thông tin tự
nguyện của các ngân hàng Việt Nam bằng cách đặt ra năm giả thuyết nghiên cứu (H1
đến H5). Để kiểm tra năm giả thuyết này luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng và kỹ thuật phân tích hồi quy bảng (Panel Regression) để xây dựng mô
hình, kết hợp phương pháp ước lượng để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu đặt ra bằng
phần mềm Eview 6.0.



Giới thiệu chung về kết cấu khóa luận
Chương 2: Các công trình nghiên cứu trước đây và phát triển giả thuyết.
Chương này sơ lược qua các nghiên cứu trước. Từ đó rút ra các giả thuyết

nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.

6


Luận văn tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở các nghiên
cứu trước và điều kiện thực tiễn tại Việt Nam. Ngoài ra, luận văn trình bày tóm tắt việc
thu thập và tính toán các biến và sau cùng là kiểm định giả thuyết nghiên cứu đã được
đặt ra trước đó.
Chương 4: Phân tích dữ liệu và trình bày kết quảu nghiên cứu.
Dựa vào kết quả thu được, chương 4 trình bày chi tiết bảng thống kê mô tả dữ
liệu, phân tích tương quan giữa các biến và phân tích kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, các
kiểm định liên quan cũng được trình bày để xem xét sự tác động của biến quy mô đến
hiệu quả ngân hàng.
Chương 5: Kết luận.
Chương cuối cùng của luận văn trình bày kết luận và các mặt hạn chế của đề tài
nghiên cứu. Từ những hạn chế đó, luận văn đề xuất các hướng nghiên cứu mới có
khả năng phát triển dựa trên nền tảng của nghiên cứu này.

7


CHƯƠNG 2



8


Kristandl và Bontis (2007) còn nhận thấy chi phí vốn của công ty có thể giảm
thông qua việc tăng cường mức độ công bố thông tin. Theo đó, việc công bố thông tin
trong các báo cáo hằng năm là một chiến lược cụ thể nhằm cải thiện sự bất đối xứng
thông tin giữa công ty và nhà đầu tư, từ đó làm giảm chi phí tài chính bên ngoài.
Nghiên cứu của Healy và Palepu (2001) cho rằng công bố thông tin nhiều hơn thì có
chi phí vốn thấp hơn. Trong những năm gần đây, về cơ bản thì bản chất kinh doanh đã
thay đổi, lợi thế cạnh tranh ngày càng liên quan đến quá trình tạo ra giá trị dựa vào tài
sản vô hình (Carlos et al, 2013). Phục vụ nhu cầu thông tin của thị trường và cung cấp
các thông tin cần thiết để thể hiện tính minh bạch và đáp ứng các yêu cầu giải trình là
một trong những quá trình tạo ra tài sản vô hình của công ty (Beattie et al, 2004).
Jeffrey et al (2013) tìm thấy mối liên hệ giữa công bố thông tin và mức cạnh tranh
trong ngành ngân hàng. Qua đó, ngân hàng càng có mức độ công bố thông tin càng
cao thì sức cạnh tranh của ngân hàng đó càng cao.
2.1.2

Đối với nhà đầu tư
Ngoài lợi ích từ việc giúp công ty giảm được chi phí vốn, Karim và Ahmed

(2005) còn tìm thấy lợi ích của việc công bố thông tin là làm giảm khoảng cách giữa
công ty với nhà đầu tư và chủ nợ, từ đó nâng cao giá trị cổ phiếu trên thị trường vốn,
giảm chi phí giao dịch và do đó làm tăng nhu cầu đối với cổ phiếu của công ty. Nghiên
cứu của Baumann và Nier (2004) về ngành ngân hàng cũng đồng tình khi đưa ra kết
luận về mối liên hệ nghịch biến giữa công bố thông tin và biến động giá cổ phiếu, theo
đó, cả hai cho rằng việc tăng cường công bố thông tin sẽ làm giảm sự biến động của
giá cổ phiếu. Haddad et al (2009) nhận thấy rằng việc tăng cường công bố thông tin tự
nguyện sẽ giúp giảm thiểu khoảng cách giữa lệnh đặt mua – lệnh đặt bán trong các

đầy đủ có thể ngăn chặn các ngân hàng chấp nhận các rủi ro quá mức và cho phép các
chủ nợ và các nhà đầu tư có thể quyết định mức độ rủi ro thích hợp cho ngân hàng.
Khi các nhà đầu tư, chủ nợ có thể quyết định mức độ rủi ro thích hợp cho ngân hàng,
hay là dự báo giá trị chính xác hơn thì cổ phiếu đó chịu ít sự biến động, ngoài ra, theo
lý thuyết, việc công bố nhiều thông tin, mà dựa vào đó các nhà đầu tư và chủ nợ có thể
đánh giá tình trạng của công ty, sẽ có thể tạo ra phản ứng thị trường quan trọng để thay
đổi tình trạng bất lợi. Barako (2004) tìm thấy mức độ công bố thông tin tốt có tác động
tích cực trở lại cổ phiếu, và việc tiết lộ thông tin tự nguyện phi tài chính có thể nâng
cao giá trị cổ phiếu của một công ty, sức cạnh tranh cũng như uy tín xã hội của công ty
đó.
Tóm lại, việc tăng cường công bố thông tin sẽ giúp cho các công ty ổn định huy
động vốn bên ngoài với chi phí vốn thấp, chi phí nợ giảm, tính thanh khoản của cổ
phiếu được gia tăng và giá trị cổ phiếu được nâng cao ngoài ra việc tăng cường công
bố thông tin còn nâng cao vị thế cạnh tranh và uy tín của công ty. Riêng đối với các

10


ngân hàng thì việc tăng cường minh bạch thông tin còn cho thấy sự ổn định của ngân
hàng, kiểm soát và hạn chể rủi ro xảy ra cho ngân hàng.
2.2 Cơ sở lý thuyết
Có nhiều lý thuyết được sử dụng để giải thích cho việc công bố thông tin của
các công ty, nhưng lý thuyết về người đại diện và lý thuyết tín hiệu là hai lý thuyết
được nhiều tác giả sử dụng cho mục đích lý giả về hành vi tăng cường công bố
thông tin của các công ty. Nghiên cứu cũng chọn hai lý thuyết này để làm giải thích
chính cho các hành vi công bố thông tin tự nguyện của các ngân hàng.
2.2.1 Lý thuyết người đại diện - Agency Theory:
Phát triển bởi Jensen và Meckling (1976), lý thuyết người đại diện định nghĩa
về "mối quan hệ giữa các bên, chẳng hạn như các cổ đông và các đại lý như giám đốc
điều hành công ty và các nhà quản lý". Theo đó, luôn có một sự đối nghịch về lợi ích

và Wright, 1993) thừa nhận rằng một hội đồng quản trị hiệu quả sẽ dẫn đến báo cáo
hiệu quả. Cũng như ý nghĩa của một ủy ban kiểm toán hiệu quả lên các báo cáo.
2.2.2 Lý thuyết tín hiệu – Signalling Theory
Lý thuyết tín hiệu được ra đời trong những năm 1970 dựa trên nghiên cứu của
Spence (1973). Để khắc phục các hạn chế của giả thuyết cạnh tranh hoàn hảo, Spence
(1973) đã phân tích thị trường lao động để đưa ra một số kết luận về kinh tế thông tin cách thông tin và hệ thống thông tin ảnh hưởng đến nền kinh tế và quyết định kinh tế.
Lý luận của Spence (1973) rất đơn giản khi cho rằng: để tìm được công việc, người
thất nghiệp phải có gì đó chiếm ưu thế trong quá trình phát tín hiệu tới thị trường, nếu
tài năng của người đó được đánh giá cao hơn trong mắt cộng đồng thì người đó sẽ
chiếm ưu thế hơn so với những người thất nghiệp khác. Và lý thuyết này được sử dụng
khi nghiên cứu các công ty, Leland và Pyle (1977) đã dùng lý thuyết tín hiệu để phân
tích vai trò của tín hiệu trong quá trình IPO. Nghiên cứu của họ đã cho thấy các công
ty có triển vọng tương lai tốt và thành công cao hơn luôn luôn gửi tín hiệu rõ ràng cho
thị trường khi IPO. Nếu tín hiệu không có tín hiệu được gửi tới thị trường, thì tình
trạng bất cân xứng thông tin sẽ dẫn đến bất lợi cho công ty khi IPO. Trong khi đó Ross
(1977) cho rằng sự tồn tại của bất cân xứng thông tin cũng có thể là một lý do các
công ty tốt sử dụng thông tin tài chính để gửi tín hiệu tới thị trường. Thông tin được
tiết lộ bởi các nhà quản lý sẽ làm giảm bất cân xứng thông tin và sẽ được thị trường
xem đó một tín hiệu tốt. Thêm vào đó, Moris (1987) đã kết luận việc kết hợp giữa lý
thuyết cơ quan và lý thuyết tín hiệu sẽ cung cấp một nền tảng lý thuyết tốt hơn cho các

12


nghiên cứu về lựa chọn chính sách kế toán với các tham chiếu cụ thể để công bố thông
tin.
Một vài nghiên cứu sử dụng lý thuyết tín hiệu trong nghiên cứu của mình như:
Samuel (2003), Nurul và Abdul (2008), Bilal và Jon (2011), Mohamed (2012)…
2.3 Các nghiên cứu trước
Đã có nhiều nghiên cứu trong việc đo lường mức độ CBTT và xác định các yếu

(đòn bẩy), mức độ thanh khoản, lợi nhuận (ROE) đến mức độ công bố thông tin của
các tổ chức tài chính ở Uganda. Các yếu tố còn lại liên kết đa quốc gia, công ty kiểm
toán, độ tuổi của công ty và kích thước của công ty thì có tương quan đáng kể. Kết quả
nghiên cứu không như mong đợi được Samuel (2003) giải thích có thể do môi trường
pháp lý yếu ở Uganda.
Hamid (2004): Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về công bố
thông tin của các doanh nghiệp là ngân hàng và tài chính ở Malaysia. Nghiên cứu tìm
hiểu ảnh hưởng của một số đặc điểm của công ty về mức độ tiết lộ. Quy mô doanh
nghiệp, lợi nhuận, tuổi công ty, tình trạng niêm yết, đã được chọn để đại diện cho đặc
điểm của công ty cho các biến độc lập. Hamid (2004) lựa chọn báo cáo thường niên để
nghiên cứu vì cho rằng (1) báo cáo thường niên được xem như một kênh để truyền đạt,
cung cấp thông điệp thường xuyên, (2) nó đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên
cứu trước và (3) các thông tin chứa trong báo cáo thường niên có độ tin cậy cao hơn.
Nghiên cứu thực hiện trên 48 ngân hàng chiếm 72% trong tổng số 66 ngân hàng đang
hoạt động.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy quy mô, tình trạng niêm yết và tuổi của doanh
nghiệp có ảnh hưởng đáng kể việc công bố thông tin. Biến lợi nhuận không cho thấy ý
nghĩa trong nghiên cứu này, tác giả cho rằng, áp lực từ xã hội mới ảnh hưởng tới mức
độ công bố thông tin chứ không phải từ lợi nhuận.
Patrícia và Lúcia (2007): Nghiên cứu thực hiện trên 55 công ty ở thị trường
Bồ Đào Nha với 11 công ty thuộc về lĩnh vực tài chính nhằm phân tích các yêu tố tác
động lên mức độ công bố thông tin. Tác giả đã xây dựng bảng tính điểm không trọng
số gồm 54 mục thông tin dựa trên các yêu cầu công bố thông tin của IAS 32 và IAS
39. Việc tính toán bảng điểm công bố được thực hiện dựa vào phân tích các báo cáo
thường niên năm 2001 của 55 công ty. Patrícia và Lúcia (2007) đã kiểm tra mối quan
hệ giữa mức độ công bố thông tin với các đặc điểm cụ thể của công ty: quy mô, ngành
nghề, công ty kiểm toán, tình trạng niêm yết, mức độ đa quốc gia, đòn bẩy và tính
thanh khoản của công ty trên thị trường chứng khoán.
14


giáo trong các báo cáo hằng năm. Theo đó, biến kích thước có tương quan âm và biến
số lượng các dịch vụ tài chính lại có mối quan hệ tương quan dương. Ngân hàng càng
15


nhỏ thì chất lượng của báo cáo thường niên càng tăng. Mặt khác, số lượng các dịch vụ
tài chính ngân hàng cung cấp càng ít thì chất lượng của báo cáo thường niên càng ít.
Hossain và Helmi (2009): Nghiên cứu này để kiểm tra thực nghiệm các yếu tố
quyết định đến tiết lộ thông tin tự nguyện trong các báo cáo hàng năm của 25 công ty
niêm yết của thị trường chứng khoán Doha (DSM) ở Qatar, trong đó bao gồm 7 công
ty trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính. Tác giả đã xem xét năm biến trong nghiên
cứu: tuổi công ty, quy mô, độ phức tạp (đo bằng số công ty con sở hữu), lợi nhuận, và
tài sản tại chỗ (Assets-in-place = Tài sản cố định / tổng tài sản). Kết quả cho thấy biến
lợi nhuận không có ý nghĩa trong việc giải thích mức độ công bố thông tin, còn các
biến còn lại: tuổi công ty, quy mô, độ phức tạp (đo bằng số công ty con sở hữu), tài
sản tại chỗ đều có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu
này là kết quả dựa trên sự quan sát của một số lượng tương đối nhỏ của các công ty
niêm yết trên sàn chứng khoán Doha (DSM) ở Qatar và dữ liệu quan sát chỉ có một
năm.
Bilal và Jon (2011): Nghiên cứu này là một cuộc điều tra thực nghiệm về hành
vi công bố thông tin của công ty niêm yết tại Jordan sau khi thay đổi quan trọng trong
các quy định về kinh tế và kế toán. Nghiên cứu này cũng báo cáo các mối quan hệ giữa
tổng hợp công bố thông tin (cả bắt buộc và tự nguyện) và một số đặc điểm công ty (tài
chính và phi tài chính) tại các công ty niêm yết Jordan tại Amman Stock Exchange
(ASE). Các biến được tác giả xem xét bao gồm: thấy quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận,
số lượng cổ đông, tình trạng niêm yết, ngành nghề, công ty kiểm toán và tuổi của công
ty, tính thanh khoản, tài sản tại chổ (Assets-in-place), cấu trúc sở hữu, đòn bẩy.
Kết quả của điều tra cho thấy có sự gia trăng trong mức độ công bố thông tin so
với các nghiên cứu trước tại Jordan. Mức độ trung bình của các công ty là 83% cho
thông tin bắt buộc và 34% cho thông tin tự nguyện. Bilal và Jon (2011) nhận thấy

Raoudha và Chokri (2013): Nghiên cứu xem xét các yếu tố quyết định mức độ
CBTT tự nguyện của các ngân hàng niêm yết ở Tunisia nhằm cung cấp bằng chứng
cho các nhà quản lý Tunisia để cải thiện các yếu tố quản trị doanh nghiệp và tối ưu hóa
cơ cấu sở hữu. Nghiên cứu được thực hiện với các biến, trong đó biến số về các đặc
tính của ngân hàng là như quy mô ngân hàng, lợi nhuận, công ty kiểm toán, yếu tố về
cơ cấu sở hữu gồm: sở hữu nhà nước,sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, sở hữu của
các cổ đông lớn, cuối cùng là các tố về đặc điểm hội đồng quản trị như quy mô HĐQT,
thành viên HĐQT độc lập, và việc kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc. Dữ
liệu nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo thường niêm của 10 ngân hàng đang
niêm yết trên sàn của Tunisia trong vòng khoảng thời gian 2000 – 2011.
Kết quả hồi quy cho thấy biến thành viên HĐQT độc lập, việc kiêm nhiệm chủ
tịch HĐQT và tổng giám đốc và công ty kiểm toán ít có mối quan hệ với mức độ
17



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status