Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam - Pdf 55

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ 

TRẦN THÙY UYÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG
TIN TỰ NGUYỆN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60 34 03 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM HOÀI HƯƠNG

Đà Nẵng – Năm 2017


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC, KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................... 2
5. Bố cục đề tài.................................................................................................................................... 3
6. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây về công bố thông tin tự
nguyện..................................................................................................................................................... 3
6.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài........................................................................................ 3

2.1.1. Giả thuyết nghiên cứu liên quan đếnnhóm nhân tố thuộc về quản trị
công ty................................................................................................................................................... 25
2.1.2. Nhóm nhân tố thuộc về cơ cấu sở hữu.............................................................. 28
2.1.3. Nhóm nhân tố các chỉ tiêu tài chính................................................................... 30
2.1.4. Nhóm nhân tố khác..................................................................................................... 31
2.2. ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN
TỰ NGUYỆN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM............................................................................................... 34
2.2.1. Đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam........................................................................ 34
2.2.2. Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự
nguyện của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam......37
2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............................................................................................... 39
2.4. CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU......................................................................................... 41
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................. 43


3.1. THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM...................................................................................................................................................... 43
3.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN ĐỘC LẬP......................................................... 47
3.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG
BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM............................................................. 51
3.3.1. Phân tích mối quan hệ của từng biến độc lập với mức độ công bố
thông tin tự nguyện........................................................................................................................ 51
3.3.2. Kiểm định các giả thiết và tính tin cậy của mô hình hồi qui.................58
3.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự
nguyện từ kết quả mô hình hồi quy....................................................................................... 66

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Bảng tóm tắt đo lường các nhân tố tác động

39

3.1

Bảng thống kê mô tả chỉ số mức độ công bố thông tin
tự nguyện

43

3.2

Bảng mô tả các biến độc lập

48

3.3

Kiểm định T-test VnDI với hai nhóm tỷ trọng thành viên

3.8

Kiểm định T-test VnDI với hai nhóm tỷ lệ sở hữu nhà
nước (50%)

54

3.9

Kiểm định T-test VnDI với sự hiện diện của
nước ngoài

sở hữu

56

3.10

Kiểm định T-test VnDI với hai nhóm tỷ lệ
nước ngoài

sở hữu

56

3.11

Kiểm định T-test VnDI với sự hiện diện của thành viên
nữ trong hội đồng quản trị



Bảng mô tả kết quả hồi quy VnFCMI

74

3.17

Bảng mô tả kết quả hồi quy VnFLI

76

3.18

Bảng mô tả kết quả hồi quy VnCSRI

79

3.19

Bảng mô tả kết quả hồi quy VnDSMI

81

3.20

Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công
bố thông tin tự nguyện

83



Biểu đồ phân phối của nhân tố tỷ lệ sở hữu nhà nước

60

3.5

Biểu đồ phân phối của nhân tố tỷ lệ sở hữu nước ngoài

60

3.6

Biểu đồ phân phối của nhân tố tỷ suất sinh lời

60

3.7

Biểu đồ phân phối của nhân tố tỷ suất nợ

60

3.8

Biểu đồ phân phối của tổng doanh thu

61

3.9

đó đã chỉ ra các nhân tố khác nhau như: quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh
lời, chủ thể kiểm toán, đòn bẩy tài chính,... Những năm gần đây, ở Việt Nam
cũng đã có nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên số lượng các nghiên cứu vẫn
còn hạn chế. Do đó, để tìm hiểu rõ hơn về mức độ công bố thông tin tự
nguyện của công ty niêm yết chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào, tôi đã chọn
đề tài: "Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam".
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi những nhân tố nào ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các doanh


2
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả tập trung
nghiên cứu các mục tiêu sau:
Đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó, đánh giá tình trạng công bố
thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự
nguyện của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ
đó đưa ra các gợi ý chính sách nhằm tăng cường công bố thông tin tự nguyện
của các công ty niêm yết.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm các nhóm thông tin:
- Thông tin chung về doanh nghiệp và chiến lược
- Thông tin tài chính và thị trường vốn của doanh nghiệp
-Thông tin dự báo trong tương lai

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu có liên quan đến các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện. Các nghiên cứu tập trung ở
các nước phát triển như nghiên cứu của tác giả Meek và cộng sự (1995) về đề
tài “Factors influencing voluntary annual report disclosures by US, UK and
continental European multinational corporations” đã tìm ra 3 nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện liên quan đến các thông tin
chiến lược, tài chính, phi tài chính của các tập đoàn Mỹ, Anh, và các tập đoàn
đa quốc gia ở Châu Âu [55]. Bài nghiên cứu chỉ ra các nhân tố quy mô doanh


4
nghiệp, quốc gia/khu vực, loại ngành công nghiệp có ảnh hưởng tới mức độ
công bố thông tin tự nguyện.
Một nghiên cứu khác của Barako và cộng sự (2006) “Factors
Influencing Voluntary Corporate Disclosure by Kenyan Companies” [15].
Nghiên cứu này kiểm tra việc công bố thông tin tự nguyện trong của các công
ty niêm yết ở Kenya. Bài nghiên cứu nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố thuộc về quản trị doanh nghiệp, cơ cấu sở hữu, đặc điểm công ty
đến việc công bố thông tin tự nguyện trong thực tế. Kết quả nghiên cứu cho
thấy mức độ công bố thông tin tự nguyện bị ảnh hưởng bởi các thuộc tính về
quản lý của công ty, cơ cấu sở hữu, tỷ lệ giám đốc không điều hành trong hội
đồng quản trị.
Alves và cộng sự (2012) đã kiểm tra mối quan hệ giữa các nhân tố như
đặc điểm của công ty, quản trị doanh nghiệp và công bố thông tin tự nguyện
của các công ty niêm yết ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha [10]. Kết quả của họ
chỉ ra rằng yếu tố quyết định chính đến việc công bố thông tin tự nguyện là
quy mô công ty, mức độ tăng trưởng, hiệu quả tổ chức và số lượng cổ đông.
Trong nghiên cứu của Lan và cộng sự (2013) dựa trên các thông tin của
1066 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm
Quyến cho rằng việc công bố thông tin tự nguyện tại Trung Quốc đang diễn ra

Nghiên cứu mới nhất về vấn đề này là nghiên cứu của hai tác giả Phạm
Đức Hiếu và Đỗ Thị Hương Lan (2015) về đề tài " Factors Influencing the
Voluntary Disclosure of Vietnamese Listed Companies" [58]. Nghiên cứu này
điều tra 205 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí
Minh năm 2012 và đưa ra kết luận các nhân tố quy mô công ty và sở hữu
nước ngoài ảnh hưởng đến việc công bố thông tin tự nguyện ở Việt Nam.


6
Mặc dù ở Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu về đề tài này, tuy
nhiên các nghiên cứu trước đây thường chỉ tập trung vào các nhân tố như quy
mô, lợi nhuận, cơ cấu sở hữu,… của công ty mà chưa nghiên cứu về các nhân
tố như giới tính của các thành viên hội đồng quản trị hay ngành nghề kinh
doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, ở Việt Nam những năm gần đây khi thị
trường chứng khoán ngày càng phát triển nhanh chóng và đi vào hoạt động ổn
định thì các quy định của bộ tài chính cũng thay đổi thường xuyên để phù hợp
với tốc độ phát triển của thị trường, do đó những nghiên cứu trước đây có một
số mục thông tin không còn được xem là tự nguyện nữa. Trong nghiên cứu
này tác giả bổ sung thêm các nhân tố như giới tính của các thành viên hội
đồng quản trị, ngành nghề kinh doanh để nghiên cứu đồng thời có những điều
chỉnh danh mục thông tin tự nguyện để phù hợp với giai đoạn hiện nay.


7
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ
THÔNG TIN TỰ NGUYỆN
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN

phát triển của nền kinh tế. Vì vậy những thông tin được công bố là một yếu tố
quan trọng có ảnh hưởng đến việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực xã hội và
giảm thiểu sự nhiễu loạn thông tin giữa doanh nghiệp và các đối tượng sử
dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Những thông tin được công bố sẽ
giúp cho những cá nhân, tổ chức bên trong và bên ngoài doanh nghiệp hiểu rõ
hơn về những hoạt động, chính sách của doanh nghiệp và những mối quan hệ
phát sinh với cộng đồng nơi doanh nghiệp đang hoạt động.
Việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán là một công cụ
quan trọng tác động lên lợi ích của các doanh nghiệp niêm yết và bảo vệ các
nhà đầu tư tránh được những rủi ro. Nếu việc công bố thông tin nhiều, cụ thể,
hiệu quả có thể thu hút vốn đầu tư, tạo dựng niềm tin và gia tăng lợi ích cho
các doanh nghiệp niêm yết. Ngược lại việc công bố thông tin không minh
bạch, giấu giếm sẽ gia tăng hành vi kinh doanh mất đạo đức, tốn kém chi phí
cho những ai quan tâm, gây mất lòng tin từ nhà đầu tư, phân bổ nguồn lực
không hiệu quả, không những thiệt hại cho doanh nghiệp, cổ đông, nhà đầu tư
mà còn là cả nền kinh tế của một đất nước.
Các cá nhân, tổ chức khi tham gia thị trường như các nhà đầu tư vốn,
nhà xuất nhập khẩu, trái chủ, các ngân hàng, doanh nghiệp,…tất cả đều cần
cập nhật thông tin hằng ngày để có thể hoạt động, kinh doanh trong nền kinh
tế thị trường. Và nếu những thông tin cần thiết không chính xác hoặc không
có sẵn, người tham gia thị trường sẽ tìm đến phương án đầu cơ, tin đồn, tìm
những phương thức không trung thực để có được thông tin và thậm chí là tung
ra những thông tin bất lợi nhằm “hạ gục” đối thủ. Điều này giải thích vì


9
sao người ta lại lập luận rằng một trong những bất ổn kinh tế của Việt Nam
hiện nay có thể bắt nguồn từ việc thiếu dữ liệu kinh tế kịp thời, đáng tin cậy
và sự yếu kém trong công tác truyền thông về các chính sách thay đổi đến thị
trường.

Việc công bố thông tin tự nguyện còn làm giảm chi phí nợ, trong các
nghiên cứu thực nghiệm của Sengupta (1998) cho thấy rằng lãi suất thấp có
liên quan với mức độ công bố thông tin tự nguyện cao [63]. Điều này là do
khi vấn đề thông tin bất đối xứng tồn tại, chủ nợ có thể cho rằng các công ty
đang che giấu thông tin vì họ không trung thực. Do đó, điều này có thể dẫn
đến chi phí vay sẽ tăng cao để chủ nợ bảo vệ tài sản của mình, giảm rủi ro
khoản vay. Mặt khác, khi các công ty công bố thông tin tự nguyện nó giúp các
ngân hàng tiết kiệm chi phí tìm kiếm thông tin (Mazumdar và Sengupta,
2005) [53].
Nhìn chung, việc công bố thông tin tự nguyện cho phép các công ty huy
động vốn bên ngoài thông qua chi phí giảm vốn và giảm chi phí nợ, đồng thời
tăng giá trị công ty và cải thiện tính thanh khoản của thị trường, do đó có thể
đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Barako (2007) cho rằng
trong một nền kinh tế mới nổi việc tăng cường công bố thông tin là cần thiết
để hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế [16]. Bởi việc công bố thông tin tự
nguyện tác động tích cực đến tính thanh khoản thị trường từ đó thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Điều này là rất quan trọng trong một thị trường vốn mới nổi
như Việt Nam.
1.3. ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY VÀ CÁC YẾU TỐ CẢN TRỞ CÔNG BỐ
THÔNG TIN TỰ NGUYỆN
1.3.1.Động lực thúc đẩy
Quyền quản lý doanh nghiệp: Một nghiên cứu của DeAngelo (1988)
cho rằng các cổ đông và những người bất đồng ý kiến với người quản lý


11
thường hay đưa ra lý do hoạt động công ty kém hiệu quả để gây áp lực lên nhà
quản lý hiện tại, buộc họ thôi việc [23]. Khi đứng trước nguy cơ mất việc và
tình hình tài chính công ty suy giảm, giá cổ phiếu đi xuống thì việc công bố
các thông tin tự nguyện từ nhà quản lý ra công chúng như là một cách để giảm

TIN TỰ NGUYỆN
Có nhiều cách để giải thích tại sao các công ty công bố thêm thông tin
tự nguyện ngoài các thông tin bắt buộc. Sử dụng các lý thuyết nền để giải
thích là một trong số những cách giải thích có cơ sở nhất. Tuy nhiên, "không
có một lý thuyết duy nhất nào có thể giải thích hoàn toàn được hiện tượng”
(Leventis và Weetman, 2004) [46]. Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng các
lý thuyết khác nhau để giải thích cho thực trạng công bố thông tin tự nguyện
như: lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết chi phí chính trị, lý thuyết
chi phí sở hữu, lý thuyết tính hợp lý, lý thuyết các bên liên quan.
1.4.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)
Lý thuyết đại diện đã chỉ ra được mối quan hệ giữa nhà quản lý và chủ
sở hữu. Các đối tượng này có mục tiêu chung đó là lợi ích nhưng không phải
lúc nào lợi ích của quản lý và chủ sở hữu cũng giống nhau. Lý thuyết về đại
diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (chủ sở hữu và người
quản lý công ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng
người quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho
người chủ, tức các cổ đông.
Lý thuyết đại diện giải thích lý do tại sao các báo cáo thường niên được
cung cấp tự nguyện cho các chủ nợ và các cổ đông (Jensen & Meckling,
1976) và nó cũng giải thích cho việc công bố thông tin tự nguyện trong bối
cảnh có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm soát (Sukthomya, 2011) [26],
[66]. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm soát của một công ty dẫn đến
các vấn đề xung đột về lợi ích giữa các bên. Người sở hữu có thể hạn chế sự


13
xung đột bằng cách thiết lập các ưu đãi thích hợp cho các nhà quản lý và từ đó
làm phát sinh chi phí giám sát nhằm hạn chế các hoạt động bất thường của các
quản lý.
Trong bối cảnh của công ty, một vấn đề lớn là sự bất đối xứng thông tin

nhóm cộng đồng ra quyết định có liên quan đến lợi ích của công ty (chẳng hạn
chính sách thuế, hạn chế độc quyền, cạnh tranh...) dựa trên thông tin được
công bố bởi các công ty. Các công ty dễ gây sự chú ý đối với cơ quan chức
năng thì họ sẽ công bố thông tin tự nguyện nhiều hơn để tránh sự thanh tra,
kiểm tra, hạn chế chi phí phát sinh khi bị thanh tra, kiểm tra. Mặt khác, khi
thông tin được tự nguyện công bố nhiều thì các nhà quản lý kỳ vọng các chính
sách quản lý của cơ quan nhà nước sẽ nới lỏng hơn.
1.4.4. Lý thuyết chi phí sở hữu ( Property Cost Theory )
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tìm thấy những bằng chứng thực
nghiệm về chi phí sở hữu như là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến mức độ công bố các thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên
(Verrecchina, 1983) [69]. Các chi phí sở hữu được xem xét như một hạn chế
quan trọng của việc công bố thông tin, những bất lợi của cạnh tranh ảnh
hưởng đến quyết định cung cấp các thông tin riêng tư.
Khi công bố một thông tin tự nguyện, có thể công ty sẽ gánh chịu chi
phí do dòng tiền tương lai sụt giảm từ việc công bố thông tin, nhưng sau đó có
khả năng sẽ gia tăng lại theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, công ty công bố
một thông tin xấu nào đó, trước hết là cái giá mà công ty phải gánh trả vì có
khả năng làm sụt giảm các nhà đầu tư tiềm năng vào công ty, nhưng công bố
một thông tin xấu lại là cách thức làm nản lòng các công ty mới nào muốn
tham gia thị trường, hoặc làm các công ty đối thủ hạn chế mở rộng quy mô
hoạt động.


15
Một loạt cái giá phải trả và lợi ích nhận được như thế có khả năng làm
cho lợi nhuận nhận được lấn át và làm cho dòng tiền tương lai của công ty
tăng lên. Do đó, các công ty có quy mô, sức cạnh tranh lớn thường có mức độ
công bố thông tin tự nguyện cao.
1.4.5. Lý thuyết tính hợp lý (Legitimacy Theory)

các hiệp hội thương mại và công đoàn. Ngay cả đối thủ cạnh tranh đôi khi
cũng được tính là các bên liên quan vì tình trạng của nó có thể ảnh hưởng đến
công ty và các bên liên quan của khác.
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG
TIN TỰ NGUYỆN
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết như nhân tố
quy mô doanh nghiệp, mức độ tăng trưởng, tỷ lệ quyền sở hữu, loại ngành
công nghiệp, ... có ảnh hưởng tới mức độ công bố thông tin tự nguyện. Trong
phần này tác giả dựa vào kết quả các nghiên cứu trước để tìm hiểu kỹ hơn về
từng nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các
công ty niêm yết.
1.5.1. Nhóm nhân tố thuộc về quản trị công ty
a. Nhân tố mức độ độc lập của hội đồng quản
trị
Trong quản trị doanh nghiệp, số lượng thành viên hội đồng quản trị
không tham gia điều hành thường được coi là một trong những yếu tố quan
trọng nhất để đại diện và bảo vệ lợi ích cổ đông. Một cơ chế quản trị doanh
nghiệp hiệu quả



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status