Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu xây dựng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp hà nội chi nhánh hà tây - Pdf 35

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là khóa luận tốt nghiệp do tôi nỗ lực nghiên cứu
trong quá trình thực tập vừa qua. Các số liệu trong khóa luận là số liệu do tôi
trực tiếp điều tra và thu thập. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về đề tài của
mình nếu có vấn đề gì xảy ra.

Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2010
SV thực hiện

Tạ Thị Duyên

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp,
tôi nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi đến tất cả các cá nhân và tập
thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và thực tập tốt nghiệp.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy
giáo Th.S. Lê Khắc Bộ, người đã trực tiếp và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thành bài khóa luận này.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô giáo trong khoa Kinh
tế và Phát triển Nông thôn cùng toàn thể các thầy cô giáo đã trực tiếp tham
gia giảng dạy, tận tình giúp đỡ tôi trong bốn năm học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, tập thể cán bộ công nhân
viên trong Công ty CP Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội Chi nhánh Hà Tây đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu và những thông tin cần thiết
cho việc nghiên cứu đề tài.
Qua đây, tôi cũng gửi đến gia đình, bạn bè, những người thân đã động
viên tôi về tinh thần và vật chất trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực

nhánh cho thấy công việc này được quản lý thống nhất thông qua nhiều phòng
ban. Xây dựng định mức nguyên vật liệu do phòng kỹ thuật thi công đảm
nhiệm dựa trên những quy định của bộ xây dựng. Sau khi định nguyên vật
liệu phòng kỹ thuật vật tư lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, do nhiều lý
do khách quan và chủ quan, khâu này Chi nhánh thực hiện chưa thực sự chính
xác. Nguyên vật liệu được thu mua về và quản lý chặt chẽ tại kho kể cả về số
lượng và chất lượng trong mỗi lần xuất nhập kho, tuy nhiên hệ thống kho
chứa của Chi nhánh đáp ứng chưa đầy đủ nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu. Khi

iii


có nhu cầu sử dụng, bộ phận sử dụng sẽ xin cấp nguyên vật liệu, quá trình sử
dụng nguyên vật liệu được theo dõi chặt chẽ để tránh thất thoát, hư hỏng. Tuy
nhiên, Chi nhánh chưa chú trọng đến việc thu hồi phế liệu nên quá trình quản
lý, sử dụng của Chi nhánh chưa tiết kiệm triệt để.
Qua đó rút ra nhận xét, quá trình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu
xây dựng của chi nhánh tuy còn một số khâu chưa thực sự hiệu quả như khâu
lập kế hoạch, khâu bảo quản nguyên vật liệu trong kho... Tuy nhiên, quá trình
quản lý này cũng đáp ứng khá đầy đủ nguyên vật liệu cho thi công. Điều này
được thể hiện: Về số lượng, nguyên vật liệu được cung cấp đầy đủ cho nhu
cầu thi công, tuy có những trường hợp số lượng nguyên vật liệu không đáp
ứng kịp thời ngay nhưng đã có những biện pháp khắc phục kịp thời. Tình
đồng bộ trong quản lý cung cấp nguyên vật liệu cũng được thực hiện tốt, do
đó ít gây ảnh hưởng xấu đến tiến độ thi công. Chất lượng nguyên vật liệu cho
thi công về cơ bản được đảm bảo, một số ít trường hợp do thiếu nguyên vật
liệu tại kho nên thay thế bằng các nguyên vật liệu tương đương, gây ảnh
hưởng không đáng kể đến chất lượng công trình.
Việc quản lý nguyên vật liệu xây dựng tại Chi nhánh phụ thuộc vào
nhiều yếu tố. Các yếu tố bên ngoài như chính sách của Nhà nước, thị trường,

BH: Bán hàng
BQ: Bình quân
CC: Cơ cấu
CCDV: Cung cấp dịch vụ
DT: Doanh thu
ĐG: Đơn giá
ĐVT: Đơn vị tính
GT: Giá trị
NVL: Nguyên vật liệu
HĐKD: Hoạt động kinh doanh
LN: Lợi nhuận
SL: Số lượng
TNND: Thu nhập doanh nghiệp
VNĐ: Việt Nam đồng

viii


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Sau hơn 20 năm đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, ngành xây
dựng đã có bước phát triển nhanh chóng. Với mục tiêu đô thị hóa đất nước,
các tòa nhà cao tầng, các khu công nghiệp liên tiếp mọc lên, các doanh nghiệp
xây dựng ngày càng phát triển, tạo môi trường cạnh tranh mạnh mẽ. Thị
trường xây dựng cạnh tranh tiến độ thi công, thời gian hoàn thành công trình,
giá thành công trình, chất lượng công trình, công nghệ ứng dụng trong thi
công, v.v... Các vấn đề này chịu tác động lớn bởi nguồn tài nguyên và trình độ
quản lý.
Những năm gần đây, cho thấy giá cả của một các loại nguyên vật liệu
xây dựng thực tế đều tăng. Cấu thành của chi phí nguyên vật liệu trong tổng

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn các vấn đề về
nguyên vật liệu và quản lý nguyên vật liệu;
- Khảo sát thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu xây dựng tại chi
nhánh Hà Tây của công ty;
- Đánh giá kết quả và hiệu quả quản lý nguyên vật liệu xây dựng tại chi
nhánh Hà Tây của công ty trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lĩnh
vực quản lý nguyên vật liệu xây dựng;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
nguyên vật liệu xây dựng cho Công ty.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các loại NVL xây dựng chính được chi nhánh Hà Tây quản lý;
- Công tác quản lý quản lý NVL xây dựng tại chi nhánh Hà Tây của
công ty;

2


- Tình hình sử dụng NVL xây dựng tại chi nhánh Hà Tây của Công ty.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập trung vào việc xây dựng định mức sử dụng, tiêu hao nguyên
vật liệu; lập kế hoạch thu mua sử dụng, dự trữ nguyên vật liệu; tổ chức theo
dõi trong quản lý nguyên vật liệu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công
tác quản lý nguyên vật liệu; hiệu quả quản lý nguyên vật liệu.
 Phạm vi về không gian:
Đề tài khảo sát công tác quản lý nguyên vật liệu ở chi nhánh Hà Tây
của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, tài liệu được thu thập
chủ yếu ở phòng kế toán, phòng kế hoạch vật tư, các kho chứa NVL, các đội

tượng lao động.
Trong ngành xây dựng, với những đặc thù riêng, vật tư xây dựng là các
nguyên vật liệu đầu vào (không bao gồm máy móc, thiết bị công nghệ và vật
tư sản xuất) để xây dựng các công trình hình thành tài sản của các doanh
nghiệp theo Giấy phép đầu tư, Dự án đầu tư hoặc báo cáo đầu tư quy định tại
Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 và Nghị định 52/1999/NĐ-CP
ngày 08/7/1999 của Chính phủ.

4


Nguyên vật liệu phục vụ cho công trình xây dựng rất phong phú, đa
dạng (thiết bị xây dựng cơ bản, NVL luân chuyển…) với hàng trăm chủng
loại khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Mặc khác, chi phí NVL thường
xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm từ
60% - 70%. Vì vậy, quản lý NVL tương đối phức tạp, khối lượng công việc
lớn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
 Định mức nguyên vật liệu
Định mức sử dụng nguyên vật liệu: là định mức thực tế sử dụng nguyên
vật liệu để sản xuất, bao gồm cả phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm nằm trong định
mức tiêu hao thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Đối với nguyên liệu cấu thành sản phẩm hoặc chuyển hoá thành sản
phẩm: định mức nguyên liệu là lượng nguyên liệu cấu thành một đơn vị sản
phẩm hoặc chuyển hoá thành một đơn vị sản phẩm; tỷ lệ hao hụt là lượng
nguyên liệu hao hụt (bao gồm cả phần tạo thành phế liệu, phế phẩm) tính theo
tỷ lệ % so với nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm hoặc chuyển hoá thành sản
phẩm.
Đối với nguyên liệu, vật tư tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất
nhưng không cấu thành sản phẩm hoặc chuyển hoá thành sản phẩm: định mức
nguyên liệu, vật tư là lượng nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản

đai, phương tiện, trang thiết bị…), thông tin (công nghệ thông tin trong nền
văn minh trí tuệ…).
Để thực hiện quyết định, chỉ đạo đôn đốc, giám sát thực hiện của các
cấp, các tổ chức khi thi hành quyết định, kiểm tra, đánh giá, tổng kết các kết
quả hoạt động so với mục tiêu đề ra trong quyết định. Khoa học quản lý đi sâu
nghiên cứu nhằm giúp người cán bộ quản lý lãnh đạo, quản lý giải quyết tốt
các bước trong từng khâu thuộc quá trình quản lý này.
Quản lý là một nghệ thuật vì quá trình quản lý liên quan chặt chẽ tới
con người, tới cá nhân, tới cộng đồng… Tâm lý học quản lý sẽ đi sâu nghiên
cứu nhằm giúp người lãnh đạo quản lý có nghệ thuật, tập hợp mọi người có

6


liên quan, bao gồm cấp trên, cấp dưới, bạn bè, đồng nghiệp những người có tổ
chức và ngoài tổ chức (kể cả trong nước và nước ngoài); tạo được sự phân
công, hợp tác thích hợp, tối ưu giữa cá nhân và tập thể, các lực lượng xã hội
nhằm thực hiện các kết quả, các quyết định (mục tiêu, chương trình, kế
hoạch) đã vạch ra. Nghệ thuật quản lý đòi hỏi sâu sắc về con người, về đối
nhân xử thế. Điều đó đòi hỏi người quản lý phải có vốn sống cần thiết của con
người. Cái khó trong nghệ thuật quản lý là ở chỗ phải điều hòa các mối quan
hệ giữa lợi ích chung trong mục đích tổng thể mà người quản lý đang hướng
tới, với lợi ích cá nhân của nhà lãnh đạo, quản lý.
Quản lý dưới góc độ kinh tế trong xây dựng là sự tác động liên tục, có
hướng tích cực trong nền kinh tế xây dựng bằng một hệ thống các biện pháp
kinh tế xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác.
Từ đó, có thể hiểu công tác quản lý nguyên vật liệu xây dựng chính là
quá trình tác động liên tục, có hướng tích cực đến toàn bộ quá trình cung ứng,
sử dụng nguyên vật liệu xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả.
2.1.2 Phân loại nguyên vật liệu

doanh nghiệp.
+ Nguyên vật liệu phụ là những loại nguyên vật liệu khi tham gia và
quá trình sản xuất không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà chỉ hỗ trợ
và kết hợp với NVL chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng
của sản phẩm, làm hay đổi màu sắc bề ngoài của sản phẩm, hoặc nó tạo ra
điều kiện cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường
hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói, phục vụ
cho quá trình lao động. Ở những xí nghiệp xây dựng NVL thường là vôi, sơn,
ốc vít, đinh…
+ Nhiên liệu là những NVL có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá
trình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh
diễn ra bình thường. Về thực chất nhiên liệu cũng là một loại NVL phụ nhưng
do có tính chất lý hóa đặc biệt và vai trò quan trọng trong sản xuất nên được

8


xếp thành một loại riêng để có chế độ bảo quản sử dụng hợp lý. Nhiên liệu có
thể tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí như than, xăng, dầu, hơi đốt….
+ Phụ tùng thay thế, sửa chữa là những chi tiết, phụ tùng dùng để sửa
chữa hoặc thay thế cho máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải như vòng bi,
vòng đệm…
+ Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản là các loại vật liệu, thiết bị mua
nhằm mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản
bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu
dùng để lắp đặp vào công trình xây dựng cơ bản.
Ngoài ra, nguyên vật liệu còn được phân loại theo căn cứ nguồn cung
ứng gồm 3 loại:
+ Nguyên vật liệu do đơn vị tự sản xuất là nguyên vật liệu doanh
nghiệp tự tạo ra để phục vụ cho nhu cầu sản xuất;

Trong sản xuất – kinh doanh xây dựng, nguyên vật liệu xây dựng có vai
trò quan trọng bởi:
- Chi phí nguyên vật liệu xây dựng chiếm 60% - 70% giá thành xây lắp.
- Khối lượng NVL trong xây dựng cũng lớn hơn nhiều so với các
ngành khác.
- Việc kéo dài thời gian xây dựng chủ yếu là do cung ứng NVL không
kịp thời, không đồng bộ và không đảm bảo về số lượng, chất lượng.
Do đó, trong quản lý nguyên vật liệu xây dựng, chức năng và nhiệm vụ
của công tác quản lý là đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ về số lượng,
đồng bộ về chủng loại và chất lượng, kịp thời về thời gian và đảm bảo chi phí
hợp lý nhất.
Như vậy, quản lý NVL là một trong những vấn đề quan trọng và cần
được quan tâm trong quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý vật tư nói
riêng của doanh nghiệp. Để quản lý NVL tốt và có hiệu quả doanh nghiệp
phải biết lập kế hoạch trong thu mua, dự toán được mức sử dụng NVL trong
sản xuất đơn vị sản phẩm, phải có kế hoạch thực hiện và sử dụng NVL hiệu

10


quả cả về số lượng và chất lượng đồng thời phải kiểm soát được tình hình
cung ứng vật tư ra mỗi công trường cũng như quá trình thực hiện và sử dụng
NVL của cả công ty.
2.1.4 Nội dung quản lý nguyên vật liệu
Việc quản lý và sử dụng NVL là cần thiết và khách quan của mọi nền
sản xuất xã hội. Tuy nhiên, do trình độ khác nhau nên phạm vị, mức độ và
phương pháp quản lý NVL cũng nhau. Việc quản lý NVL phụ thuộc rất nhiều
yếu tố và sự kết hợp của rất nhiều phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp. Để
quản lý NVL hiệu quả phải xem xét trên tất cả các khâu từ lập kết hoạch,
cung ứng, sử dụng đến bảo quản dự trữ NVL.

- Phương pháp thử nghiệm – thí nghiệm: là việc xác định mức tiêu hao
NVL cho một đơn vị sản phẩm trong điều kiện của phòng thí nghiệm.
Phương pháp này sử dụng cho những sản phẩm mới đưa vào sản xuất lần đầu,
chưa có số liệu thống kê. Trong quá trình sản xuất người ta sẽ sửa đổi, điều
chỉnh với thực tế.
- Phương pháp phân tích – tính toán: là việc xác định mức tiêu hao
NVL cho một đơn vị sản phẩm dựa vào lượng NVL cần để sản xuất 1 đơn vị
sản phẩm, lượng hao hụt NVL cho phép và lượng tiêu hao cho sản phẩm
hỏng.
Định mức lượng

=

Lượng

+

Lượng hao hụt

+

Lượng NVL tiêu

NVL tiêu hao
NVL cần
NVL cho phép
hao do hư hỏng
- Phương pháp thử nghiệm – sản xuất: lLà việc xác định mức tiêu hao
NVL trong điều kiện thiết kế các biện pháp loại trừ tổn thất và các điều kiện
tổn thất cho sử dụng vật tư. Phương pháp này sử dụng cho những sản phẩm

+ Các bản hợp đồng xây dựng, kèm theo hồ sơ thiết kế công trình và
bản dự trữ nguyên vật liệu (nếu có);
+ Chương trình sản xuất xây dựng theo đơn vị thời gian;
+ Các định mức để tính toán, định mức thi công về sử dụng nguyên vật
liệu, định mức hao hụt nguyên vật liệu;
+ Yêu cầu độ chính xác để tính toán;
+ Các số liệu thống kê kinh nghiệm.
Dựa trên những căn cứ đó, để xác định nhu cầu NVL về số lượng,
doanh nghiệp xây dựng có hai phương pháp chủ yếu: Phương pháp dựa vào
tài liệu thiết kế và chương trình sản xuất xây dựng và phương pháp dựa vào
thống kê kinh nghiệm.
Theo phương pháp dựa vào tài liệu thiết kế và chương trình sản xuất
xây dựng: nhu cầu NVL được xác định xuất phát từ các tài liệu thiết kế của

13


công trình. Sau đó dựa vào chương trình sản xuất hàng năm bao gồm những
công trình nào để tiến hành lập nhu cầu về NVL cho năm. Nhu cầu NVL bao
gồm NVL nằm vào thực tế công trình, NVL hao hụt cho các khâu.
Theo phương pháp dựa vào thống kê kinh nghiệm được áp dụng đối
với những NVL phụ, NVL rẻ tiền, mau hỏng vì loại NVL này khó xác định
chính xác về định mức.
Nhu cầu NVL về chất lượng thường được xác định bằng cách căn cứ
vào hồ sơ thiết kế kĩ thuật của công trình xây dựng theo hợp đồng, theo
chương trình sản xuất hàng năm và theo số liệu thống kê kinh nghiệm. Trong
vấn đề xác định chủng loại NVL cần đảm bảo tính đồng bộ theo góc độ toàn
công trình và sau đó là theo góc độ đồng bộ cho từng giai đoạn thời gian. Nếu
yêu cầu cuối cùng này không được đảm bảo thì tính đồng bộ vẫn chưa được
đảm bảo tốt.

+ Lượng nguyên vật liệu dự trữ cho thời gian chuẩn bị cấp phát: lượng
dữ trữ này bằng tích số giữa lượng tiêu dùng nguyên vật liệu bình quân theo
ngày và số ngày cần thiết để sắp xếp nguyên vật liệu đồng bộ, kiểm tra chất
lượng, nhập kho, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu đến chân công trình
theo kinh nghiệm.
DTtx = Cngbq x Ncp
Với Ncp lấy theo kinh nghiệp hoặc theo định mức.
+ Lượng NVL dự trữ bảo hiểm: là lượng NVL đề phòng cung cấp vật
tư bị gián đoạn, hay tính điều hòa của cung cấp bị phá hủy. Lượng dự trữ
bằng tích số giữa lượng NVL tiêu dùng bình quân tính cho một ngày và số
ngày cung cấp bị chậm trễ theo kinh nghiệm cần thiết để đảm bảo cho sản
xuất tiến hành bình thường.
+ Lượng NVL dự trữ theo mùa: trong thực tế có những loại NVL chỉ
mua được theo mùa, hoặc có những loại NVL vận chuyển, bảo quản phụ
thuộc nhiều vào mùa nên cần có mức dự trữ theo mùa, ví dụ như dự trữ cát
vào mùa mưa và mùa khô.

15


+ Lượng nguyên vật liệu dự trữ do hồ sơ thanh toán mua nguyên vật
liệu đến sớm hơn nguyên vật liệu (nếu có): dữ trữ này được áp dụng cho
những loại NVL rẻ tiền, mau hỏng và được tính theo kinh nghiệm hoặc theo
định mức.
 Xác định lượng nguyên vật liệu cần mua
Để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng vốn lưu động, đòi
hỏi các doanh nghiệp phải tính toán chính xác lượng nguyên vật liệu cần mua
sắm trong năm.
Lượng NVL


+ Kế hoạch tiến độ sản xuất nội bộ;
+ Hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu;
+ Các hợp đồng mua bán NVL và giao nộp sản phẩm cho khác hàng;
+ Mức độ thuận tiện và khó khăn của thị trường mua, bán NVL;
+ Các chỉ tiêu của kế hoạch mua nguyên vật liệu trong năm;

16


+ Phương tiện vận chuyển và phương thức thanh toán;
+ Hệ thống kho tàng hiện có của đơn vị.
 Tiến hành mua nguyên vật liệu
Sau khi có kế hoạch tiến độ mua sắm NVL, công tác mua và vận
chuyển về kho của doanh nghiệp do phòng vật tư (thương mại hoặc kinh
doanh) đảm nhận. Giám đốc hoặc các phân xưởng có thể ký các hợp đồng với
phòng vật tư về việc mua và vận chuyển nguyên vật liệu. Hợp đồng phải được
xác định rõ số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách mua, giá và thời gian
giao nhận. Hai bên phải chịu bồi thường về vật chất nếu vi phạm hợp đồng.
Phòng vật tư chịu trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ, đảm bảo chất lượng
cho các đơn vị sản xuất. Nếu vì lý do gì đó không cung cấp kịp, phòng vật tư
phải báo cáo với giám đốc từ 3 đến 5 ngày để có biện pháp xử lý. Phòng vật
tư làm tốt hoặc không tốt sẽ được thưởng hoặc phạt theo quy chế của doanh
nghiệp.
2.1.4.3 Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu
Tiếp nhận NVL là một khâu quan trọng và là khâu mở đầu của công
việc quản lý. Nó là bước chuyển giao trách nhiệm trực tiếp bảo quản và đưa
vật liệu vào sản xuất giữa đơn vị cung ứng và đơn vị tiêu dùng. Đồng thời nó
là ranh giới giữa bên bán và bên mua, là cơ sở hạch toán chính xác chi phí lưu
thông và giá cả nguyên vật liệu của mỗi bên mua, bên bán. Việc thực hiện tốt
khâu này sẽ tạo điều kiện cho người quản lý nắm chắc số lượng, chất lượng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status