Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh hà giang) - Pdf 35

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRIỆU VĂN NAM

CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(TRÊN CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG)

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRIỆU VĂN NAM

CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(TRÊN CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG)

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRỊNH TIẾN VIỆT

Hà Nội - 2016

1.1.2. Phân nhóm các tội phạm xâm phạm trật tự công cộng ............................10
1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN
NAY VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG ..........................11
1.2.1. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước pháp điển hóa lần
thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985..................................................12
1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 đến trước
pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật hình sự năm 1999 .....................................14
1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 đến nay
............................................................................................................................16
1.3. CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG TRONG BỘ LUẬT
HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI .................................................25
1.3.1. Bộ luật hình sự Liên bang Nga ................................................................25
1.3.2. Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức................................................28
1.3.3. Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ......................................29
Chương 2: CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG ...................33
THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VÀ
THỰC TIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG ......................33
2.1. CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG THEO QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 ........................................33
2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý hình sự và hình phạt..............................................33
2.1.2. Các tội phạm cụ thể..................................................................................38


2.2. THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG ................................................................60
2.2.1. Tình hình chung........................................................................................60
2.2.2. Một số tồn tại, hạn chế .............................................................................69
2.2.3. Các nguyên nhân cơ bản ..........................................................................75
Chương 3: TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- BLHS

: Bộ luật hình sự

- TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
- TNHS

: Trách nhiệm hình sự

- TTCC

: Trật tự công cộng


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Số hiệu
bảng,

Tên bảng, biểu đồ

Trang

biểu đồ
Bảng 2.1. Tỉ lệ các tội phạm và bị cáo trong nhóm các tội phạm
xâm phạm trật tự công cộng đã xét xử trên địa bàn tỉnh
Hà Giang giai đoạn 2010 - 2015

tự công cộng (TTCC) xảy ra trên các thành phố, khu đô thị, thị xã lớn đang là
vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, tuy loại tội phạm này không có tính nguy
hiểm cao so với các loại tội phạm khác nhưng lại có tính phổ biến, đa dạng hình
thức và có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội;
xâm phạm nghiêm trọng các quan hệ xã hội trong lĩnh vực công cộng, gây tổn
hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước. Qua các số liệu thống kê
chính thức được thu thập từ các cơ quan bảo vệ pháp luật trong cả nước cho
thấy, diễn biến của loại hành vi và tội phạm này ngày càng phức tạp.
Vì vậy, để làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý của nhóm tội xâm phạm
TTCC, phân tích lịch sử hình sử hình thành và phát triển của luật hình sự Việt
Nam về nhóm tội xâm phạm TTCC từ năm 1945 đến nay, đánh giá thực tiễn xét
xử loại tội phạm này ở tỉnh Hà Giang trong thời gian vừa qua (2010 - 2015),
trên cơ sở đó, chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong thực tiễn, lý luận và các
nguyên nhân cơ bản, qua đó bước đầu tìm giải pháp hoàn thiện trên phương
diện lập pháp hình sự và giải pháp về mặt thực tiễn (góc độ tội phạm học) để
góp phần phòng, chống tội phạm này, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội có
1


ý nghĩa chính trị - pháp lý và lý luận - thực tiễn quan trọng. Đây cũng là lý do
để chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Các tội xâm phạm trật tự công cộng
trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang)”
làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu và điểm mới khoa học của luận văn.
Chương XIX Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam năm 1999, sửa đổi, bổ
sung năm 2009 (sau này là Chương XXI BLHS năm 2015) quy định về các tội
xâm phạm an toàn công cộng, TTCC. Các nội dung chính cũng như các điều luật
trong chương này, trong đó có sự phân tích các dấu hiệu pháp lý hình sự và hình
phạt của nhóm tội phạm xâm phạm TTCC đã được một số nhà khoa học - luật gia
hình sự quan tâm nghiên cứu, đồng thời thể hiện ở một số sách chuyên khảo, tham

[8] GS.TS. Trần Minh Hưởng, Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng, trật tự quản lý hành chính, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội 2002;
[9] TS. Nguyễn Đức Mai, Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công
cộng, trật tự công cộng. Trong sách: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 1999, Tập thể tác giả, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001.
[10] ThS. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật hình
sự - Phần các tội phạm, Tập VI - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2005; v.v…
* Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ luật học
Luận văn thạc sĩ luật học về đề tài này chưa có, chỉ có một số tội phạm
riêng lẻ trong nhóm các tội xâm phạm TTCC đã được đề cập, chẳng hạn:
[1] Nguyễn Thanh Hải, Tội gây rối trật tự công cộng trong luật hình sự
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,
2011;
[2] Nguyễn Ngọc Anh, Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011;
[3] Nguyễn Văn Giang, Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam và
thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012;
[4] Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Tội làm môi giới hối lộ trong luật hình sự
Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc
sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013;
[5] Nguyễn Thu Huyền, Tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam
(trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật
học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015; v.v…
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã nêu trên chỉ xem xét các tội
xâm phạm TTCC với ý nghĩa là những tội phạm/tội danh cụ thể để bình luận
3



các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp
chí trong và ngoài nước.
4


4.2. Các phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học
luật hình sự như: Phân tích, tổng hợp và thống kê xã hội học, phương pháp so
sánh, đối chiếu, phương pháp điều tra án điển hình để phân tích các tri thức
khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề khoa học cần nghiên cứu.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng của luận văn là ở chỗ - tác giả đã
làm rõ các vấn đề chung các tội xâm phạm TTCC trong luật hình sự Việt Nam,
phân tích khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định trong luật
hình sự nước ta về nhóm tội phạm này từ năm 1945 đến nay, phân biệt các tội
phạm trong cùng nhóm; làm sáng tỏ các quy định của BLHS năm 1999 về các tội
xâm phạm TTCC và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 2015, qua đó chỉ ra nguyên nhân của thực trạng này và đề xuất giải pháp hoàn
thiện pháp luật và những giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của
BLHS nước ta về các tội phạm xâm phạm TTCC ở khía cạnh lập pháp và việc áp
dụng trong thực tiễn.
Bên cạnh đó, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận cần
thiết cho các nhà khoa học - luật gia, cán bộ thực tiễn và các sinh viên, học viên
cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành tư pháp hình sự, cũng như phục vụ cho
công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng BLHS Việt Nam liên quan đến
tội xâm phạm TTCC, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống nhóm tội phạm này, cũng như giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã
hội hiện nay ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng.
6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương;

Xét riêng trong lĩnh vực chung của xã hội, an toàn công cộng, TTCC
được coi là điều kiện bảo đảm cho mọi công dân có cơ hội tồn tại, phát triển và
sử dụng tốt năng lực, cống hiến của mình để xây dựng một xã hội văn minh,
dân chủ, giàu đẹp, có cuộc sống ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Cho
nên dưới bất kỳ hình thức nào, bằng cách này hay cách khác, việc giữ gìn và
bảo vệ an toàn công cộng, TTCC không những là một trong những nhiệm vụ
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa của Nhà nước, mà đến lượt mình, Nhà nước lại đòi hỏi
tất cả các cơ quan, tổ chức và mọi công dân phải tuân thủ một cách nghiêm túc
pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội xã hội chủ nghĩa [77, tr. 321].
Cho nên, dưới góc độ pháp lý, tất cả các hành vi xâm phạm “an toàn công
6


cộng, trật tự công cộng” đều gây nên những thiệt hại nhất định cho cuộc sống
bình thường của công dân cần thiết phải bị xử lý, tùy theo tính chất và mức độ
nguy hiểm của hành vi vi phạm mà áp dụng hình thức xử lý khác nhau từ xử
phạt hành chính đến xử lý hình sự.
Khách thể trật tự, an toàn xã hội được quy định thành một chương riêng.
Chương XIX - Các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, TTCC, có số lượng
các điều luật tương đối lớn (gồm 59 điều, từ điều 202 đến điều 256). Như vậy
với tư cách là khách thể quan trọng được luật hình sự bảo vệ, đòi hỏi chúng ta
phải làm rõ phạm trù “trật tự công cộng”.
Theo cuốn “Từ điển từ và ngữ Hán - Việt” của Giáo sư Nguyễn Lân,
Nxb. Văn học, Hà Nội 2003: “Trật tự là tình trạng ổn định, có thứ bậc trên
dưới, trước sau...” [32, tr. 16, 704].
Mặt khác, theo “Từ điển Bách khoa toàn thư”:
TTCC là một mặt của trật tự, an toàn xã hội và có nội dung
bao gồm những quy định chung về trật tự, vệ sinh, văn hóa; sự tuân
thủ những quy định của pháp luật và phong tục, tập quán, sinh hoạt

pháp lý của nhóm tội phạm này và gộp chung các tội xâm phạm an toàn công
cộng với TTCC chứ không có định nghĩa riêng về các tội xâm phạm TTCC, do
đó, chúng tôi phân tích chung cả “an toàn công cộng, TTCC ” để từ đó rút ra
khái niệm đang nghiên cứu.
Trước hết, có tác giả quan niệm:
Các tội xâm phạm an toàn, TTCC là những hành vi nguy
hiểm cho xã hội xâm phạm hai nhóm quan hệ xã hội cùng loại liên
hệ chặt chẽ với nhau và có những đặc điểm chung: các quan hệ xã
hội trong lĩnh vực an toàn công cộng và TTCC [4, tr. 5, 439].
Ngoài ra, theo GS.TS. Đỗ Ngọc Quang:
Các tội xâm phạm an toàn, TTCC là những hành vi nguy hiểm
cho xã hội, có lỗi, xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an
toàn, TTCC trong các lĩnh vực giao thông vận tải, phòng cháy chữa
cháy, tin học, lao động sản xuất, quản lý vũ khí, phương tiện, công cụ
hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, và trong những lĩnh vực
khách của trật tự xã hội gây nên những thiệt hại về tính mạng, tổn hại
đến sức khỏe, tài sản của Nhà nước và của công dân [39, tr. 37, 494].
Với các quan điểm này có nhân tố hợp lý là đã phân loại đầy đủ và chi
tiết từng nhóm tội xâm phạm đến các lĩnh vực khác nhau liên quan đến an toàn
8


công cộng, TTCC, nêu được mối liên hệ giữa hai nhóm có quan hệ chặt chẽ với
nhau là TTCC và an toàn công cộng tuy nhiên lại chưa thấy nêu dấu hiệu chủ
thể của nhóm tội phạm này trong khái niệm đã nêu.
Tuy nhiên, theo GS.TS. Võ Khánh Vinh trên cơ sở khái niệm tội phạm
nói chung đã chỉ ra:
Các tội xâm phạm an toàn, TTCC là những hành vi nguy
hiểm cho xã hội, được quy định trong BLHS, do người có năng lực
trách nhiệm hình sự (TNHS) thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm

Nhà nước, sự ổn định, bình yên của đời sống xã hội...) chúng tôi nhất trí với
quan điểm cần phân nhóm các tội xâm phạm TTCC thành hai nhóm tội chính
như sau:
* Nhóm các tội xâm phạm TTCC liên quan đến tệ nạn xã hội bao gồm 6
tội danh trong BLHS năm 1999, cụ thể là:
- Tội hành nghề mê tín, dị đoan (Điều 247);
- Tội đánh bạc (Điều 248);
- Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (Điều 249);
- Tội chứa mại dâm (Điều 254);
- Tội môi giới mại dâm (Điều 255);
- Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256).
* Nhóm các tội khác xâm phạm trật tự xã hội bao gồm 6 tội danh trong
BLHS năm 1999, cụ thể là:
- Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 245);
- Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt (Điều 246);
- Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250);
- Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có - nay tội phạm này
đổi tên thành tội rửa tiền (Điều 251);
- Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chưa chấp người chưa thành niên phạm pháp (Điều 252);
- Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 253).
Như vậy để làm rõ nhóm tội phạm xâm phạm trật tự xã hội, chúng ta đi
sâu phân tích làm sáng tỏ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự và phân biệt
các tội danh trong cùng nhóm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, qua đó
nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống nhóm tội phạm này trong
xã hội, cũng như góp phần định tội danh chính xác và đúng đắn hành vi phạm
tội trên thực tế của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
ĐẾN NAY VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG
Sự hình thành và phát triển các quy định pháp luật hình sự của nước ta

tổng kết, các chỉ thị hướng dẫn về đường lối xử lý một số tội phạm nguy hiểm
và phổ biến, Tuy vậy, các tội phạm liên quan đến trật tự, an toàn công cộng nói
chung chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Đến Hiến pháp năm 1959, đã quy định tại Điều 39: “Công dân nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật lao
12


động, trật tự công cộng và những quy tắc sinh hoạt xã hội” [45, Điều 39]. Đây
có thể coi là sự quy định mang tính định hướng đầu tiên của nước ta về vấn đề
TTCC nhưng mới chỉ dừng lại ở việc quy định về việc công dân phải tuân theo
những quy tắc sinh hoạt xã hội mà chưa có các quy định cụ thể về việc quy tắc
đó là gì và nếu vi phạm thì xử lý như thế nào.
Sau khi được giải phóng, ngày 15/03/1976, Chính phủ cách mạng lâm
thời cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật 03-SL/76 ngày
15/3/1976 quy định “Các tội phạm và hình phạt” trong đó đã quy định tại Điều
9 - tội xâm phạm đến TTCC, an toàn công cộng và sức khỏe của nhân dân. Như
vậy, trong một văn bản pháp luật đã đề cập cụ thể đến một khách thể được pháp
luật hình sự bảo vệ - TTCC.
Tiếp ngay sau đó, Thông tư số 03-BTP tháng 4/1976 của Bộ Tư pháp
hướng dẫn thi hành Sắc luật số 03-SL/76 cụ thể hơn các hành vi xâm phạm đến
TTCC, an toàn công cộng và sức khỏe của nhân dân [55, tr. 59]:
- Tụ tập đông người nhằm gây náo động trong dân chúng và gây rối trật
tự ngoài đường phố hoặc ở các nơi công cộng chống lại nhân viên nhà nước khi
làm nhiệm vụ;
- Vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn nghiêm trọng;
- Tổ chức du đãng có hành động càn quấy, đe dọa tính mạng người khác
và an toàn xã hội;
- Cờ bạc, tổ chức ổ mại dâm, buôn bán, tàng trữ ma túy và các chất độc
khác trái phép;

kinh tế - xã hội, để đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tất yếu
đòi hỏi Nhà nước phải ban hành hệ thống pháp luật mới trong đó có pháp luật
hình sự.
Để đáp ứng yêu cầu bức thiết đó, sau một thời gian dài nghiên cứu soạn
thảo, BLHS được Quốc hội nước ta thông qua ngày 27/06/1985 và có hiệu lực
từ ngày 01/01/1986. Đây là đạo luật được pháp điển hóa hoàn chỉnh bao gồm
hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt nói
chung cũng như về các tội phạm cụ thể và các khung hình phạt cụ thể đối với
tội phạm đó. Sự ra đời của BLHS đầu tiên của Nhà nước ta đã đánh dấu sự phát
triển của công tác lập pháp trong lĩnh vực hình sự. Trong đó, chương VIII quy
định về các tội xâm phạm an toàn, TTCC và trật tự quản lý hành chính trong đó
chia làm 3 mục tương ứng:
- Mục A: Các tội xâm phạm an toàn công cộng;
- Mục B: Các tội xâm phạm TTCC;
14


- Mục C: Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính.
BLHS năm 1985 đã thể hiện một bước tiến quan trọng trong việc pháp
điển hóa các tội phạm hình sự nói chung và tội xâm phạm TTCC nói riêng
thành các tội phạm tương ứng trong từng chương tội phạm của BLHS và phản
ánh chính xác từng khách thể mà các tội phạm khác nhau đã xâm phạm đến.
Như vậy, để bảo vệ “an toàn công cộng, TTCC ” với tư cách là khách
thể quan trọng được luật hình sự xác lập và bảo vệ, BLHS đầu tiên của nước ta
năm 1985, nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, TTCC được xếp chung tại
Chương VIII - “Các tội xâm phạm an toàn, TTCC, trật tự quản lý hành chính”
với các nhóm quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ. Theo BLHS
năm 1985, Mục B các tội xâm phạm TTCC gồm các điều:
- 198: Tội gây rối TTCC;
- 199: Tội hành nghề mê tín, dị đoan gây hậu quả nghiêm trọng;

loại khác nhau. Các tội xâm phạm an toàn công cộng, TTCC xâm phạm vào
những quy định, quy tắc bảo đảm an toàn, trật tự trong cuộc sống của mọi công
dân. Còn các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính xâm phạm vào hoạt động
bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Mặt khác, nhóm các tội xâm
phạm an toàn công cộng, TTCC chiếm số lượng lớn nhất so với các loại tội
phạm ở các chương khác BLHS, do đó, cần phải tách riêng nhóm tội xâm phạm
an toàn công cộng, TTCC với nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính.
Như vậy, tính đến trước khi ban hành BLHS Việt Nam năm 1999, với hệ
thống văn bản ban hành đã trực tiếp hoặc gián tiếp quy định trong đó các vấn đề
về bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm hoạt động bình thường và ổn định của
xã hội, qua đó kiên quyết xử lý nghiêm minh, triệt để và đúng pháp luật tất cả các
hành vi xâm phạm TTCC, an toàn công cộng ở mức độ từ xử lý hành chính đến
xử lý hình sự.
1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
đến nay
Qua gần 15 năm thi hành, BLHS năm 1985 đã giữ một vai trò quan trọng,
đặc biệt tích cực trong đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm của nước ta. Tuy
nhiên, do được xây dựng và ban hành trong bối cảnh tình hình kinh tế, xã hội
trong nước cũng như quốc tế có nhiều điểm khác biệt cơ bản so với giai đoạn
thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
sau này. Vì vậy, dù đã qua bốn lần sửa đổi, bổ sung song nhiều quy định của
BLHS không còn phù hợp cũng như không đáp ứng đầy đủ yêu cầu phòng,
16


chống tội phạm trong giai đoạn mới.
Do vậy, ngày 21/12/1999, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 6 đã thông qua
BLHS năm 1999, có hiệu lực thi hành trên cả nước từ ngày 01/07/2000 và đây
là Bộ luật vẫn được áp dụng trong giai đoạn hiện nay. BLHS năm 1999 đã sửa
đổi, bổ sung một cách toàn diện, cơ bản BLHS năm 1985, phù hợp với yêu cầu


+ Tội gây rối TTCC:
BLHS năm 1985

BLHS năm 1999

“người nào gây rối trật tự nơi công “người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả
cộng”

nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về
hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm”

+ Tội đánh bạc:
BLHS năm 1985

BLHS năm 1999

Người nào đánh bạc dưới bất kỳ Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào
hình thức nào được thua bằng tiền được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn
hay hiện vật

hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy
định tại Điều này và Điều 249 của Bộ luật này
hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa
được xoá án tích mà còn vi phạm.

+ Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc:
BLHS năm 1985




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status