Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Của Một Số Dòng, Giống Đậu Tương Nhập Nội Tại Hà Giang - Pdf 35

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------o0o-------------

LÊ THỊ HẰNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG
ĐẬU TƯƠNG NHẬP NỘI TẠI HÀ GIANG

Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60 62 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NHIỆP

Người hướng dẫn: PGS.TS. LUÂN THỊ ĐẸP

THÁI NGUYÊN - 2011


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ HẰNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG
ĐẬU TƯƠNG NHẬP NỘI TẠI HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU: ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài:............................................................................................1
2. Mục đích của đề tài:...................................................................................................2
3. Yêu cầu của đề tài: ................................................................................................. 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................3
1.1.1. Cơ sở khoa học ....................................................................................................3
1.1.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................4
1.2. Tình hình sản xuất, chọn tạo giống đậu tương trên thế giới và Việt Nam .......4
1.2.1. Tình hình sản xuất, chọn tạo giống đậu tương trên thế giới..........................4
1.2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới ..................................................4
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới.....................8
1.2.2. Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam ......................15
1.2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam...................................................15
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam ...................16
1.2.2.3. Tình hình sản xuất đậu tương tại Hà Giang .................................................22
CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.24
2.1. Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu.............................................................24
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu................................................................25
2.2.1. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................25
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................25
2.2.2.1. Bố trí thí nghiệm.............................................................................................25
2.2.2.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm .................................................27
2.2.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ..........................................................28
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................31
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................32
3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các dòng, giống đậu tương.........32

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới giai đoạn 2005- 2010 ... 4
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Mỹ giai đoạn 2005- 2009. ............. 5
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Brazil giai đoan 2005- 2009.......... 6
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất đậu tương của Achentina ................................... 7
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất đậu tương ở Trung Quốc giai đọan 2005- 2009 .... 8
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam giai đoạn 2005- 2010 .. 16
Bảng 1.7. Số lượng mẫu giống đậu tương được nhập nội giai đoạn 2001- 2005.....17
Bảng 1.8. Các giống đậu tương được tuyển chọn từ nguồn vật liệu nhập nội .. 18
Bảng 1.9. Các giống đậu tương được chọn tạo bằng phương pháp ............... 19
Bảng 1.10. Các giống đậu tương chọn tạo được bằng sử lý đột biến. ............ 20
Bảng 1.11. Tình hình sản xuất đậu tương ở Hà Giang Giai đoạn 2005- 2010...... 23
B¶ng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống đậu tương thí
nghiệm............................................................................................................. 33
Bảng 3.2. Đặc điểm thực vật học của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm...... 37
Bảng 3.3. Một số đặc điểm hình thái của các dòng, giống đậu tương thí
nghiệm năm 2010- 2011.................................................................................. 40
Bảng 3.4. Chỉ số diện tích lá của các dòng, giống đậu tương tham gia thí
nghiệm............................................................................................................. 43
Bảng 3.5. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các dòng giống đậu
tương tham gia thí nghiệm. ............................................................................. 45
Bảng 3.6. Khả năng tích lũy vật chất khô của các dòng, giống đậu tương tham
gia thí nghiệm.................................................................................................. 48
Bảng 3.7. Một số loài sâu hại chính và khả năng chống đổ của các dòng,
giống đậu tương tham gia thí nghiệm ............................................................. 51
Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lý thuyết của các dòng,
giống đậu tương thí nghiệm. ........................................................................... 53
Bảng 3.9. Năng suất thực thu của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm năm
2010-2011........................................................................................................ 56


nghiệp dầu đậu tương được sử dụng làm si, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo,
cao su nhân tạo... Đậu tương còn cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến
thực phẩm dược, ngành công nghiệp ép dầu.


Hiện nay đậu tương đang cung cấp 10 – 20% nhu cầu dinh dưỡng đạm
cho người và 50% thức ăn cho gia súc trên toàn thế giới với sản lượng 245
triệu tấn/năm (Trần Đình Long và cs, 2005) [13].
Hà Giang là một tỉnh miền núi Việt Nam, trong những năm qua tỉnh đã
không ngừng nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những cây có giá trị
kinh kế cao nhằm tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các dân
tộc trong tỉnh. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích đậu tương hầu như không
đáng kể, nông dân chủ yếu sử dụng các giống địa phương năng suất, chất
lượng kém, nguyên nhân là do Hà Giang chưa tìm ra được những bộ giống
đậu tương thích hợp để mở rộng sản xuất. Do vậy cần phải nhanh chóng đưa
các giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất đại trà. Tuy nhiên
trước khi đưa vào sản xuất, các giống này cần được nghiên cứu, thử nghiệm
để chọn được giống phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng, giống đậu
tương nhập nội tại Hà Giang”
2. Mục đích của đề tài:
Nhằm chọn được những giống đậu tương có khả năng sinh trưởng, phát
triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với vụ Xuân và vụ Thu
Đông tại Hà Giang để bổ sung giống đậu tương tốt vào cơ cấu giống của tỉnh
3. Yêu cầu của đề tài:
- Theo dõi một số giai đoạn sinh trưởng chính của các dòng, giống
đậu tương thí nghiệm.
- Đánh giá khả năng chống chịu và một số chỉ tiêu sinh lý.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Hiện nay, ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Hà
Giang nói riêng, diện tích đất hoang hoá còn rất nhiều, tập trung chủ yếu ở
những vùng không chủ động nước, đất đồi thấp, hoặc ở những vùng này trồng
một số loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp. Do đó, việc đưa cây trồng cạn nói
chung và cây đậu tương nói riêng vào sản xuất ở các vùng này là rất cần thiết,
nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần cải tạo đất, chống xói mòn, thoái
hoá đất, nâng cao thu nhập cho nông dân, cải thiện đời sống cộng đồng.
1.2. Tình hình sản xuất, chọn tạo giống đậu tương trên thế giới và
Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất, chọn tạo giống đậu tương trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Trên thế giới khoảng 80% sản lượng đậu tương được sản xuất ở 4 nước
là: Mỹ (52%); Brazil (17%); Achentina (10%) và Trung Quốc (10%). Tình
hình sản xuất đậu tương trên thế giới trong nhữmg năm gần đây được trình
bày ở bảng 1.1
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
giai đoạn 2005- 2010
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2005


2009

99,50

22,43

223,18

Năm

(Nguồn: FAOSTAT Database,201 [28]
Số liệu bảng 1.1 cho thấy sản xuất đậu tương trên thế giới tăng lên cả
về diện tích và sản lượng. Diện tích trồng đậu tương giai đoạn 2005- 2009
tăng dần từ 91,39 triệu ha năm (2005), tăng dần qua các năm và đạt 99,50


triệu ha (năm 2009) tăng 8,11 triệu ha. Năng suất đậu tương biến động từ
22,43- 24,36 tạ/ha. Trong đó năm 2009 năng suất đậu tương thế giới đạt thấp
nhất (22,43 tạ/ha) nguyên nhân là do điều kiện khí hậu biến đổi, gây hạn hán,
ngập úng, sâu bệnh đã làm giảm năng suất đậu tương của thế giới. Mặc dù
năng suất đậu tương giảm nhưng diện tích tăng nhanh nên sản lượng đậu
tương trên thế giới năm 2009 vẫn đạt 223,18 triệu tấn.
Trước năm 1970 chỉ có Mỹ và Trung Quốc là hai nước sản xuất đậu
tương lớn nhất thế giới. Tốc độ phát triển đậu tương ở Mỹ nhanh hơn Trung
Quốc. Sản lượng đậu tương của Mỹ trên thế giới tăng từ 60% năm 1960 lên
đỉnh cao là 75% năm 1969, trong khi sản lượng đậu tương của Trung Quốc
giảm từ 32% xuống 16% trong cùng thời kỳ.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Mỹ giai đoạn 2005- 2009.
Diện tích


22,77

66,77

2008

29,93

28,60

85,74

2009

28,84

28,72

82,82

Năm

(Nguồn: FAOSTAT Database,2011) ) [28]
Trong vòng 5 năm trở lại đây diện tích đậu tương của Mỹ có sự giảm
xuống đáng kể từ 30,19 triệu ha năm 2006 xuống 28,84 triệu ha năm 2009,
sản lượng đạt cao nhất năm 2006 đạt trên 87 triệu tấn, đây là năm mà nước
Mỹ đạt đỉnh cao cả về diện tích cũng như năng suất và sản lượng, khẳng định
vị trí số một của mình về sản xuất đậu tương. Tới năm 2009 năng suất đậu
tương của Mỹ giảm gần 1 tạ/ha so với năm 2006, do đó sản lượng đậu tương

22,04

23,79

52,46

2007

18,52

28,08

52,02

2008

21,52

23,14

49,79

2009

22,89

21,92

50,19


2005

14,032

27,28

38,300

2006

15,130

26,80

40,460

2007

15,981

29,71

47,482

2008

16,387

28,21



Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)


2005

9,593

17,04

16,350

2006

9,304

16,66

15,500

2007


Đài Loan, Australia, Trung Quốc, Pháp, Nigeria, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật
Bản, Triều Tiên, Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan, Mỹ và Liên Xô (cũ) với
tổng số 45.038 mẫu (Trần Đình Long, 2005) [13].
Thí nghiệm quốc tế về đánh giá giống đậu tương thế giới (ISVEX) lần
thứ nhất vào năm 1973 đã tiến hành với quy mô là 90 điểm thí nghiệm được
bố trí ở 33 nước đại diện cho các đới môi trường. Kết quả nghiên cứu cho
thấy: Trong phạm vi các địa điểm thí nghiệm từ xích đạo đến vĩ tuyến 300 và
độ cao dưới 500m, năng suất trung bình và trọng lượng hạt giảm khi vĩ tuyến
tăng. Tuy vậy, chiều cao cây không đạt mức tối ưu ở tất cả các đới. Mức đổ
cây giảm khi vĩ tuyến tăng. Mức tách quả rụng hạt đều không nặng ở tất cả
các đới (Hoàng Văn Đức, 1982) [6].
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu châu Á (AVRDC) đã thiết
lập hệ thống đánh giá (Soybean- Evaluation trial- Aset) giai đoạn 1 đã phân
phát được trên 20.000 giống đến 546 nhà khoa học của 164 nước Nhiệt Đới
và Á Nhiệt Đới. Kết quả đánh giá giống của Aset với các giống đậu tương là


đã đưa vào trong mạng lưới sản xuất được 21 giống ở trên 10 quốc gia
(Nguyễn Thị Út, 2006) [16].
Mỹ là quốc gia luôn đứng đầu về năng suất và sản lượng đậu tương đã
tạo ra nhiều giống đậu tương mới. Năm 1893 Mỹ đã có trên 10.000 mẫu
giống đậu tương thu thập từ các nước trên thế giới. Mục tiêu của công tác
chọn tạo giống đậu tương của Mỹ là chọn ra những giống có khả năng thâm
canh, phản ứng với quang chu kỳ, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất
thuận, hàm lượng protein cao, dễ bảo quản và dễ chế biến (Johnson H. W. and
Bernard R. L.,1976) [29].
Trung Quốc trong những năm gần đây đã tạo ra nhiều giống đậu tương
mới. Bằng phương pháp đột biến thực nghiệm đã tạo ra nhiều giống Tiefeng
18 do sử lý bằng tia gama có khả năng chịu được phèn cao, không đổ, năng
suất cao, phẩm chất tốt. Giống Heinoum N06, Heinoum N016 xử lý bằng tia

thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 70- 80 ngày, chống chịu bệnh gỉ sắt và có
hạt dạng thon dài. 13 giống có năng suất cao đã được tạo ra và được khuyến
cáo gieo trồng trong đó có giống Wilis được trồng phổ biến nhất, giống này
có thời gian sinh trưởng 85 ngày, năng suất bình quân đạt 25 tạ/ha. Việc cải
tiến giống đã góp phần đưa năng suất đạt 25 tạ/ha, giống có thời gian sinh
trưởng ngắn, thích ứng với môi trường không thuận lợi (đất không cày bừa;
đất khó tiêu nước), chất lượng hạt được tăng lên, tăng khả năng chống đổ,...
(Sumarno and T.Adisan wanto, 1991) [36]. Qua chọn lọc mà họ đã chọn ra
được một số giống trồng được trên đất ướt sau vụ thu hoạch lúa với việc làm
đất hoặc không làm đất trong mùa khô mà vẫn cho năng suất 14,7- 16,8 tạ/ha
như các giống Kerinci, Lompobatang, Rinjani, (Buitrago G,L.A; Orzcos,
S.H.and Camacho M.L.H, 1971) [22]
Theo Kamiya và các cs (1998) [27]: Viện Tài Nguyên sinh học Nông
nghiệp Quốc gia Nhật Bản hiện đang lưu giữ khoảng 6000 mẫu giống đậu


tương khác nhau, trong đó có 2000 mẫu giống được nhập từ nước ngoài về
phục vụ cho công tác chọn tạo giống.
Một trong những hướng cơ bản của việc nghiên cứu sự biến dị và di
truyền ở đậu tương là xác định hệ số di truyền của các tính trạng khác nhau.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã dùng các phương pháp xác định hệ số di
truyền khác nhau, các đối tượng nghiên cứu khác nhau và thực hiện ở các
điều kiện gieo trồng khác nhau nên kết quả thu được không đồng nhất. Bằng
phương pháp hồi qui của giá trị trung bình các dòng F3 trên sự biểu hiện của
từng cá thể F2 đã xác định được hệ số di truyền về năng suất và ngày chín
tương ứng là 15,66% và 85%.
Khi nghiên cứu về hệ số di truyền Liu.X.H (1990) [31] cho rằng năng
suất hạt có hệ số di truyền thấp nhất và kích thước hạt có hệ số di truyền cao
nhất. Còn Dencescu (1983) [24] lại cho rằng cả hai tính trạng về năng suất và
kích thước hạt đều có hệ số di truyền thấp nhất.

giống có tính ổn định trung bình ở tất cả các điều kiện môi trườ ng nhưng có
năng suất thấp hơn trung bình.
Khi nghiên cứu sáu giống đậu tương, Rohwal (1970) [32] đã tìm được
giống Bragg và giống Lee thích hợp cho vùng có năng suất cao, giống Punjabl
và giống Pelican thích hợp cho vùng có năng suất thấp ở Ấn Độ. Tuy nhiên,
ông không tìm được giống lý tưởng phù hợp với mọi môi trường.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đậu tương trong nước mà không lệ thuộc
vào việc nhập khẩu, nhiều quốc gia tại châu Âu đã quan tâm tới việc nghiên
cứu và phát triển sản xuất cây đậu tương trong nước. Ở Liên Xô cũ, từ năm
1945 thì A. Kosenco đã xác định được hiệu quả đột biến cao nhất của các liều
lượng chiếu xạ đối với hạt đậu tương khô là 5 kr, còn với mầm non và cây
đang nở hoa là 2 kr. Enken, 1957 bằng gây đột biến phóng xạ đã tạo ra được
các dạng chín sớm, năng suất cao, có hàm lượng Protein cao, chịu rét khá.
Theo nghiên cứu của Masenco (1955- 1956) khi tiến hành xử lý tia gamma và


hoá chất Ethylenimin (EI), Diethylsunphat (DES) sẽ tạo ra các giống chín
sớm hơn giống khởi đầu từ 8- 12 ngày, một số giống khác lại có năng suất
vượt giống khởi đầu từ 23- 24%, (Cơ cấu mùa vụ đậu tương ở đồng bằng
trung du bắc bộ, 2004) [2].
Qua nghiên cứu Sanbuchi và Gotok, (1969) [33] đã xác định được hệ
số hồi qui cho 5 giống đậu tương ở Hohkaido – Nhật Bản từ số liệu lấy ở 7
nơi trong sáu năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy với giống có tính thích ứng
rộng về không gian thì lại nhạy cảm về mặt thời gian; còn một số giống có
thích ứng rộng cho thời vụ gieo trồng trong năm thì lại thích ứng hẹp cho nơi
trồng. Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính ổn định của các thành phần
khác nhau, một số kết quả cho thấy rằng sự thích ứng hạn chế của cây đậu
tương về năng suất chủ yếu là do yêu cầu về quang chu kỳ và cũng có thể là
do cảm ôn- Leng (1968) [30]. Còn Smith và cộng tác viên (1967) [35] đã xác
định được tính ổn định của cành cấp một, chiều cao cây, thời gian sinh

1.2.2. Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam cây đậu tương có vị trí, vai trò rất quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở những vùng nông thôn nghèo, có
nền kinh tế chưa phát triển. Ngoài việc cung cấp nguyên liệu chế biến làm
thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho xuất khẩu, cây đậu tương còn là
nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi rất tốt. Có thể khẳng định rằng cây đậu
tương là một trong những cây đang phát triển rất mạnh ở Việt Nam và ngày
càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Cây đậu tương có khả năng thích ứng rộng với nhiều vùng sinh thái
khác nhau, đối với đất bạc màu và khô hạn thì cây đậu tương cho hiệu quả
kinh tế cao nhất. Đồng thời nó cũng đóng góp rất lớn vào việc chuyển dịch cơ


cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm, góp
phần cải tạo đất đai, cải tạo môi trường.
Cả nước đã hình thành 6 vùng sản xuất đậu tương chính, đó là vùng
Đông Nam Bộ có diện tích lớn nhất 26,2%, miền núi Bắc Bộ 24,7%, đồng
bằng Sông Hồng 17,5%, đồng bằng sông Cửu Long 12,4%. Tổng diện tích 4
vùng này chiếm 80% diện tích trồng đậu tương của cả nước. Đậu tương trồng
ở vụ xuân chiếm 14,2%, vụ hè thu 31,6%, vụ hè 2,68%, vụ thu đông 22,1%,
vụ đông xuân 29,7%. Về sản lượng, riêng 3 vùng đồng bằng Sông Hồng,
Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long chiếm 63,8% sản lượng đậu
tương của cả nước. Đặc biệt, đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm 12,4% diện
tích nhưng lại chiếm 20,9% sản lượng đậu tương của cả nước và năng suất
bình quân cao nhất nước 16 tạ/ha (Ngô Thế Dân và CS, 1999) [4]. Tình hình
sản xuất đậu tương ở Việt Nam trong 5 năm gần đây được trình bày trong
bảng 1.6
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
giai đoạn 2005- 2010

187.400

14,701

275.500

2008

191.500

14,026

268.600

2009

146.200

14,610

213.600

Năm

(Nguồn: FAOSTAT Database,2011) [28]
Diện tích đậu tương của nước ta có xu hướng giảm dần trong những
năm gần đây, năm 2005 diện tích đạt 204.100 ha nhưng đến năm 2009 giảm
xuống 146.200 ha, sản lượng cũng giảm xuống 79.100 tấn. Tuy nhiên, xét về




177

2

Viện Di truyền NN

19

3

Viện KHKTNNMN

67

4

Trường Đại học Cần Thơ

277

Tổng số

540

( Nguồn: Trần Đình Long và các cs, 2005) [13].


Nguyễn Thị Út (2006) [16] nghiên cứu tập đoàn quỹ gen đậu tương
gồm 330 mẫu giống đậu tương thu thập tại Việt Nam và nhập nội, căn cứ vào

Năng

Năm

suất

công

(tạ/ha)

nhận

1

AK03

G 2261 từ AVRDC

80-85

130-140

13-16

1990

2

AK05


95-100

150-160

16-20

1990



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status