giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước của huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh - Pdf 35

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------

-------

NGUYỄN THỊ BA

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN THUẬN THÀNH,
TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------

-------

NGUYỄN THỊ BA


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý
Ngân sách nhà nước của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân, tập thể đã tạo điều kiện cho tôi
trong quá trình nghiên cứu.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Văn Đức, người đã tận tình chỉ
dẫn và đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu của
Học viện, các thầy cô trong bộ môn Kinh tế, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn,
Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Bắc
Ninh, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Thuận Thành, lãnh đạo các phòng ban
huyện Thuận Thành, lãnh đạo các xã, thị trấn thuộc huyện đã giúp tôi trong quá
trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo, đồng nghiệp, bè bạn và gia
đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có những ý kiến
đóng góp trong quá trình tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.
Đây là công trình nghiên cứu, sự làm việc khoa học và nghiêm túc của bản
thân, song do khả năng và trình độ có hạn nên không tránh khỏi khiếm khuyết nhất
định, rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các độc
giả quan tâm đến đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii


1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu

2

1.4.



5

2.1.1. Khái niệm
2.1.2.

Đặc điểm, vai trò của NSNN

5
7

2.1.3. Phân loại Ngân sách nhà nước

13

2.1.4. Phân loại thu, chi Ngân sách nhà nước

14

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iv


2.1.5. Nội dung công tác quản lý NSNN cấp huyện

14

2.1.6. Các quy định của nhà nước về quản lý NSNN cấp huyện


31

Đặc điểm địa bàn huyện Thuận Thành

31

3.1.1. Đặc điểm địa lý

31

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

32

3.1.3. Về tình hình văn hóa, giáo dục

33

3.1.4. Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý
NSNN của địa bàn huyện Thuận Thành

33

3.1.5. Những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý NSNN

34

3.2

Phương pháp nghiên cứu

39

3.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thu, chi NSNN

39

3.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng và hiệu quả công tác quản lý NSNN 39
Phần IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.

40

Thực trạng công tác quản lý Ngân sách nhà nước mặt hệ thống tổ chức
quản lý và các quy định về quản lý NSNN của đại phương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

40

Page v


4.1.1. Hệ thống tổ chức quản lý NSNN của địa bàn huyện Thuận Thành
4.1.2.
4.2.

40

Một số quy định của nhà nước về phân cấp, phân bổ, cơ chế QL
NSNN

4.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

75

4.4.

Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách nhà nước
của huyện Thuận Thành

82

4.4.1. Cơ chế thể chế chính sách

82

4.4.2. Bộ máy quản lý

84

4.4.3. Năng lực, trình độ, phẩm chất của cán bộ

85

4.4.4. Nhân tố trình độ phát triển kinh tế

86

4.4.5. Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến công tác quản lý thu, chi
ngân sách nhà nước
4.5.

97

4.6.3. Phát triển kinh tế để tăng nguồn thu, cải thiện nguồn thu

103

4.6.4.

104

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi


4.6.5. Nâng cao phẩm chất, trình độ năng lực của cán bộ QL NSNN

106

4.6.6. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan đến
NSNN

107

Phần V. KẾT LUẬN

109


Thu và cơ cấu các khoản thu NS của địa bàn Huyện Thuận Thành

55

4.4

Tình hình hoàn thành kế hoạch thu NS của địa bàn huyện Thuận Thành

57

4.5

Thu và cơ cấu các khoản thu NS trong cân đối do huyện Thuận Thành
quản lý

4.6

59

Tình hình hoàn thành kế hoạch các khoản thu NS trong cân đối do
huyện Thuận Thành quản lý

4.7

61

Thu và cơ cấu các khoản thu NSNN ngoài cân đối của địa bàn huyện
Thuận Thành

4.8

4.14 Chất lượng lập Báo cáo quyết toán NSNN

69

4.15 Kết quả phát hiện sai phạm qua thanh tra, kiểm tra một số doanh nghiệp
của địa bàn

71

4.16 Kết quả phát hiện sai phạm qua thanh tra, kiểm tra

72

4.17 Chất lượng lập dự toán ngân sách nhà nước huyện Thuận Thành

75

4.18 Đánh giá công tác thu ngân sách nhà nước

77

4.19 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu, nộp ngân sách

78

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page viii



4.27 Kế hoạch chi NSNN năm 2016 trên địa bàn huyện Thuận Thành

102

4.28 Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2015

106

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

STT

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Hệ thống Ngân sách Nhà nước

13

4.1

Quy trình lập kế hoạch Ngân sách của huyện Thuận Thành


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ, từ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CN

Công nghiệp

CTN-NQD

Công thương nghiệp-Ngoài quốc doanh

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KCN

Khu công nghiệp


Thành phố

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TC-KH

Tài chính kế hoạch

UBND

Uỷ ban nhân dân

VHTT

Văn hoá thông tin

XD

Xây dựng

XD CSHT

Xây dựng cơ sở hạ tầng

XDCB

Xây dựng cơ bản


đến sự phát triển kinh tế của địa phương trong thời gian tới thì vấn đề quản lý Ngân
sách nhà nước trên địa bàn được đặt ra với tầm quan trọng đặc biệt và có tính cấp
bách. Do đó tôi chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý
Ngân sách nhà nước của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”, để làm sáng tỏ
những vấn đề phát sinh từ thực tiễn và đặc thù công tác quản lý Ngân sách ở một

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


cấp huyện thuộc tỉnh, tìm ra các giải pháp tăng cường quản lý Ngân sách nhà nước
trên địa bàn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở làm rõ những lý luận cơ bản về Ngân sách nhà nước, quản lý
Ngân sách huyện, đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý Ngân sách nhà nước
huyện Thuận Thành, phân tích những yếu tố ảnh hưởng từ đó đưa ra những giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách nhà nước của địa bàn nghiên cứu
trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý Ngân sách nhà
nước cấp huyện;
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước của huyện Thuận Thành
trong những năm vừa qua;
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước của huyện
Thuận Thành;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân
sách nhà nước của địa bàn huyện Thuận Thành trong thời gian tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Tài liệu tổng quan được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến
nay; số liệu điều tra thu thập dùng để phân tích thực trạng Ngân sách chủ yếu từ
năm 2011 – 2014. Đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


Phần II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
2.1. Tổng quan về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
2.1.1. Khái niệm
2.1.1.1. Quản lý ngân sách nhà nước
Từ “Ngân sách” được lấy ra từ thuật ngữ “budget” một từ tiếng Anh thời trung
cổ, dùng để mô tả chiếc túi của nhà vua trong đó có chứa những khoản tiền cần thiết cho
những khoản chi tiêu công cộng. Dưới chế độ phong kiến, chi tiêu của nhà vua cho
những mục đích công cộng như: đắp đê phòng chống lũ lụt, xây dựng đường xá và chi
tiêu cho bản thân hoàng gia không có sự tách biệt nhau. Khi giai cấp tư sản lớn mạnh
từng bước khống chế nghị viện và đòi hỏi tách bạch hai khoản chi tiêu này, từ đó nảy
sinh thuật ngữ Ngân sách nhà nước (Wikippedia.org,2014).
Trong thực tiễn, thuật ngữ Ngân sách thường để chỉ tổng số thu và chi của
một đơn vị trong một thời gian nhất định. Một bảng tính toán các chi phí để thực
hiện một kế hoạch, hoặc một chương trình cho một mục đích nhất định của một chủ

NSNN Việt Nam gồm: Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương.
Ngân sách địa phương bao gồm Ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền Nhà
nước ta hiện nay, Ngân sách địa phương bao gồm: Ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (gọi chung là Ngân sách cấp tỉnh), Ngân sách cấp huyện, quận,
thành phố, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Ngân sách cấp huyện) và Ngân
sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ngân sách cấp xã).
2.1.1.2. Thu Ngân sách nhà nước cấp huyện
a) Khái niệm: Thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập
trung một phần các nguồn tài chính quốc gia để hình thành quỹ NSNN nhằm thoả
mãn các nhu cầu của chi tiêu của Nhà nước (Lo Văn San,2009).
b) Đặc điểm thu Ngân sách Nhà nước cấp huyện
Thu NSNN có hai đặc điểm sau:
- Tính pháp lý và tính cưỡng chế rất cao: Một số khoản thu chủ yếu của
NSNN nước như thuế, phí, lệ phí, thu từ các hoạt động kinh tế của Nhà nước đều là
các khoản thu theo nghĩa vụ bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân, được qui
định bằng các văn bản có giá trị pháp lý cao nhất như Hiến pháp, Pháp lệnh do
Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


- Tính không hoàn trả trực tiếp: Việc nộp thuế và các khoản phải nộp theo
nghĩa vụ khác không gắn với lợi ích cụ thể của người nộp, mà họ được hưởng các lợi
ích gián tiếp dưới hình thức các dịch vụ công do Nhà nước cung cấp. Giá trị hàng hoá
dịch vụ mà họ hưởng không tương ứng với số thuế và các khoản phải nộp khác.
2.1.1.3. Chi NSNN cấp huyện
Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quĩ NSNN theo nguyên tắc không
hoàn trả trực tiếp nhằm phục vụ cho hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện các

NSNN bao gồm những quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tài
chính của quốc gia. Cụ thể như sau:
- Quan hệ tài chính giữa nhà nước và công dân;
- Quan hệ tài chính giữa nhà nước với doanh nghiệp;
- Quan hệ tài chính giữa nhà nước với tổ chức xã hội;
- Quan hệ tài chính giữa nhà nước với quốc tế;
- Quân hệ tài chính giữa nhà nước với tư cách là bên tham gia hình thành quỹ
công như quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ đầu tư….
Ngân sách nhà nước có các đặc điểm sau:
- Hoạt động thu chi của Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực
kinh tế - chính trị của Nhà nước và việc thực hiện các chức năng của Nhà nước,
được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định;
- Hoạt động Ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài
chính, nó thể hiện ở hai lĩnh vực thu và chi của Nhà nước;
- Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng
những lợi ích chung, lợi ích công cộng;
- Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét
khác biệt của Ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà
nước, được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng
cho những mục đích đã định;
- Hoạt động thu chi của Ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc
không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu (voer.edu.vn, 2014).
2.1.2.2. Vai trò của Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế,
xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Cần hiểu rằng, vai trò của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8




Page 9


hàng hoá:
Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt hàng mang tính
chất chiến lược. Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất thuế xuất
nhập khẩu, dự trữ quốc gia. Thị trường vốn sức lao động: thông qua phát hành trái
phiếu và chi tiêu của chính phủ. Kiềm chế lạm phát: Cùng với ngân hàng trung ương
với chính sách tiền tệ thích hợp NSNN góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế
và chi tiêu của chính phủ (vi.wikipedia.org, 2014).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


2.1.2.3. Vai trò quản lý của Ngân sách nhà nước cấp huyện
a. Ngân sách cấp huyện có vai trò quan trọng trong việc điều tiết kinh tế
phát triển kinh tế, kích thích phát triển sản xuất
Cấp huyện có vai trò tham mưu với các cơ quan cấp trên thực hiện chính
sách chống độc quyền. Thông qua ước tính các thời kỳ đề ra mức thu chi sao cho
hợp lý từng bộ phận, định hướng cách đi mới cho thế mạnh từng vùng. Thông qua
khoán chi thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành doanh nghiệp then chốt
trong mọi thành phần kinh tế. Hình thành các doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm
cạnh tranh hoàn hảo, điều chỉnh giá cả, tiền lương huy động tài chính thông qua sự
chỉ đạo, tạo điều kiện cho doanh nghiệp muốn đầu tư tại địa phương.
b. Ngân sách cấp huyện có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề xã hội
Thông qua sự điều chỉnh quyết đinh cấp trên giao tiến hành phân bố dự toán
Ngân sách thực hiện các chính sách trợ cấp xã hội, trợ giá, kế hoạch hoá dân số, giải


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status