skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ mầm non 5 tuổi - Pdf 35

Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ MN 5 tuổi
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật được trẻ mầm non rất yêu thích.
Đây là loại hình được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục
trẻ một cách hiệu quả ở trưởng mầm non; có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, tạo ra
đời sống văn hóa lành mạnh, góp phần phát triển trí tuệ, thể chất cho trẻ, giúp trẻ
linh hoạt thông minh hơn.
Nói đến loại hình văn hóa dân gian trong âm nhạc, không thể không nhắc
đến dân ca, đây là một loại hình văn hóa dân gian được lưu truyền từ đời này
sang đời khác theo phương thúc truyền khẩu, với âm điệu và nội dung lời ca
phong phú, dân ca là bức tranh phản ánh muôn mặt của người dân Việt Nam.
Trẻ em được tiếp xúc với những làn điệu dân ca qua câu hát ru từ khi lọt lòng
mẹ, chính vì vậy ở độ tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 tuổi nói riêng
rất thích được nghe và múa hát theo các làn điệu dân ca.
Nhà tâm lý học về trẻ T.S Nguyễn Ánh Tuyết có nói rằng “Tuổi thơ là bình
minh của cuộc đời, là giai đoạn phát triển nhanh nhất của các chức năng tâm
lý..là thời kỳ tiếp nhận cái đẹp dễ dàng” Trẻ không thể tự nhận ra cái hay cái đẹp
nếu ta không tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh, với âm
nhạc, với những làn điệu dân ca. Trong khi nghe dân ca, trẻ cảm nhận được tính
chất, tình cảm của những làn điệu dân ca, hưởng ứng những trạng thái cảm xúc
khi nghe. Dân ca đưa trẻ đến với tình cảm dịu dàng, nhẹ nhàng, ấm áp…Dân ca
là cơ sở giúp trẻ nảy sinh tình yêu âm nhạc từ đó có nhu cầu hoạt động âm nhạc.
Thực tế hiện nay, việc dạy và thể hiện những bài hát dân ca trong các tiết
dạy âm nhạc cho trẻ mầm non 5 tuổi chưa thực sự được chú trọng, năng lực của
giáo viên trong việc hát và dạy hát dân ca còn hạn chế, phương pháp dạy học
còn rập khuôn, sử dụng dụng cụ âm nhạc chưa thành thạo, một số giáo viên chưa
chủ động trong việc sưu tầm cải biên lời mới theo giai điệu dân ca.
Vì vậy, để triển khai thực hiện tốt và đáp ứng được những mục tiêu, yêu

- Giúp trẻ có kỹ năng cảm thụ âm nhạc tốt hơn, mạnh dạn, tự tin khi thể
hiện các bài hát dân ca.
- Tuyên truyền để mọi người hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của dân ca
– nét đẹp văn hóa tinh thần con người Việt Nam
3. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp nhằm thúc đẩy chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ mầm
non 5 tuổi.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Trẻ mầm non 5 tuổi tại trường Mầm non Hoa Hồng, xã Băng Adrênh,
huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk trong năm học 2015 - 2016
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp
như:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thông qua việc nghiên cứu tài liệu để
nâng cao kiến thức và hiểu biết sâu hơn về các vấn đề liên quan đến đề tài
nghiên cứu. Từ đó có được cơ sở lý luận để thực hiện đề tài.
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Tiến hành phỏng vấn đối với từng
giáo viên và học sinh sau đó dựa vào phiếu điều tra để chấm điểm, tổng hợp
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng

2


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ MN 5 tuổi
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

thông tin để thu thập số liệu về kiến thức cũng như ý thức của giáo viên và học
sinh đối với công tác dạy hát dân ca.

trẻ mầm non hiện nay tương đối ít, vì vậy giáo viên mầm non cần phải sưu tầm
các bài hát dân ca theo nhu cầu, khả năng và hứng thú của trẻ.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng

3


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ MN 5 tuổi
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trẻ có khả năng ghi nhớ các giai điệu bài hát và thể hiện lại theo sự hứng
thú của trẻ. Không chỉ ở trong lớp mà ở mọi nơi trong cuộc sống đời thường
nhiều trẻ vừa đi vừa hát rất vô tư, rất tự nhiên những giai điệu bài hát dân ca. Vì
giọng hát của cô là cơ sở để trẻ bắt chước nên cô cần hát thật chuẩn xác về cao
độ, ca từ, giai điệu và diễn cảm thật phù hợp với bài dân ca.
Ở độ tuổi mầm non hệ thống dây thanh quản ngắn, lưỡi hình thành chưa
hoàn chỉnh. Sự phát triển sinh lý của trẻ về tai nghe và trí nhớ âm nhạc chưa
hoàn thiện nên trẻ khó có thể hát và nghe tốt các bài hát dân ca khó. Vì vậy giáo
viên cần nắm bắt được điều này để lựa chọn các bài hát dân ca phù hợp với độ
tuổi của trẻ.
Trẻ được sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo bài hát, làm quen với tiết tấu âm
nhạc từ đó phát triển âm nhạc. Tuy nhiên cấu trúc các làn điệu dân ca tương đối
phức tạp, có nhiều nốt luyến láy, đảo phách..khó có thể biểu diễn theo tiết tấu vì
thế giáo viên mầm non có vai trò rất quan trọng, cần có khả năng hát dân ca tốt,
nâng cao khả năng múa của mình để hướng dẫn trẻ trong việc minh họa các bài
hát.
Trong khi tập hát, nghe hát hoặc đàm thoại, trẻ cảm nhận âm thanh tiết tâu
để biểu diễn, thể hiện tính chất sắc thái của bài hát. Khi nhảy múa vận động theo

các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết để giờ dạy hát dân ca đạt hiệu quả cao
nhất.
2.1. Thuận lợi - khó khăn
Thuận lợi:
Ban giám hiệu nhà trường năng động sáng tạo, chỉ đạo sát sao, tạo điều
kiện cho giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn, đi học tập tham quan ở các
trường bạn.
Đội ngũ giáo viên trong trường nhiệt tình tham gia các phong trào do Sở,
Phòng, trường tổ chức, yêu nghề, mến trẻ; luôn kiên trì trong cách hoạt động
giảng dạy và học tập nâng cao trình độ.
Cơ sở vật chất và đồ dùng học tập dành cho trẻ tương đối đầy đủ, có
phòng học chức năng môn âm nhạc riêng phục vụ tốt cho các hoạt động dạy âm
nhạc
Khó khăn
Khả năng nhận thức của trẻ chưa đồng đều, gần 50% trẻ đồng bào dân tộc,
phát âm tiếng Việt chưa chuẩn, tiếp thu bài học còn chậm, chưa mạnh dạn biểu
diễn nên ảnh hưởng đến chất lượng hát dân ca.
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm việc học tập của con em mình
nên việc đưa trẻ đến trường không được đều đặn, việc này có ảnh hưởng không
nhỏ đến quá trình rèn luyện của trẻ.
Dân ca ít có bài theo chủ đề chương trình GDMN, khó khăn trong việc đặt
lời mới cũng như biểu diễn (hát, đàn).. các làn điệu dân ca, kỹ thuật biểu diễn
dân ca tương đối khó và phức tạp cần phải luyện tập nhiều
2.2. Thành công - hạn chế
Thành công:
Giúp cho giáo viên mầm non có cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về ý nghĩa
tầm quan trọng của dân ca đối với trẻ. Từ đó nâng cao khả năng ca hát của mình;
tự tin mạnh dạn hơn khi dạy dân ca cho trẻ.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Kho tàng ca dao, dân ca rất đa dạng phong phú. Các giải pháp của đề tài
đặt ra phù hợp với tình hình thực tiễn nhà trường, đã giải quyết thực trạng, yêu
cầu đặt ra về nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ 5 tuổi
Mặt yếu:
Tuy nhiên đây là những giải pháp mang tính lâu dài, cần được thực hiện
thường xuyên, liên tục; trong khi đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thường
xuyên được luân chuyển, tuyển dụng mới nên kết quả đạt được chưa thật sự toàn
diện
Do phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi đối tượng
nghiên cứu là trẻ 5tuổi tại trường Mầm non Hoa Hồng nên kết quả nghiên cứu
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng

6


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ MN 5 tuổi
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

của đề tài này, đặc biệt là các số liệu điều tra, khảo sát để đi đến kết luận còn
mang tính tương đối. Sự so sánh và kiểm chứng ở phạm vi rộng hơn (giữa các
trường trong huyện…) sẽ đưa được kết quả chính xác và toàn diện.
Kết quả áp dụng của đề tài được thực hiện trong năm học 2015 – 2016
nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các giáo viên trong trường. Tuy nhiên, vấn
đề hạn chế ở đây là liệu có thể duy trì việc ứng dụng kết quả này trong thời gian
dài hay không? Kết quả lâu dài liệu có đạt được?
Đa số các giáo viên trong nhà trường là người miền Trung và miền Bắc,
do đó họ thích nghe và hát dân ca Trung Bộ và dân ca Bắc Bộ. Các bài dân ca
của đồng bào dân tộc Ê- đê khó hát và trẻ ít được làm quen.


Phụ huynh đa số thích nghe và hát dân ca nhưng do điều kiện và môi
trường sống nên ít khi họ cho con được nghe – hát dân ca.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng
ua thực tế điều tra, khảo sát thực trạng như: Phát phiếu điều tra, thăm dò
cho ban giám hiệu, cho giáo viên, cho phụ huynh. Đi dự giờ dạy dân ca cho trẻ
tại các nhóm lớp. Trực tiếp lên tiết dạy dân ca cho trẻ.
Kết quả như sau:
- Về trình độ đào tạo của giáo viên:
Trình độ đào tạo
Năm học

2014 - 2015

Giáo
viên

ĐH



TC

SC

SL

%

SL

Khả năng

Sử dụng nhạc cụ

Hát

Múa

Chất lượng

Tốt

Khá

TB

Tốt

Khá

TB

Tốt

18 giáo viên

0

8


70

Động tác minh họa
61%

Trang phục
30%

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng

8


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ MN 5 tuổi
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

%

%

* Nhận xét: Các bài hát có trong chương trình mầm non theo các giáo viên
đa số dễ hát. Các giáo viên có thuận lợi trong việc dạy dân ca cho trẻ là có lợi
thế về thể hiện điệu bộ nét mặt, động tác minh họa.
Hiện nay, hiệu quả của việc đưa dân ca đến với trẻ mầm non, phát huy sức
sống lâu bền của dân ca trong các hoạt động âm nhạc chưa thực sự đạt hiệu quả
như mong đợi. Bởi vì việc dạy và học dân ca chỉ mới dừng ở tính chất giới thiệu,
chưa được đánh giá đúng vai trò, giá trị và từ đó chưa được đầu tư, chú trọng.
Các giờ dạy hát dân ca trôi qua một cách nặng nề khiến trẻ cảm thấy không



Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ MN 5 tuổi
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

phát âm sai thì trẻ cũng có thể bắt chước cách phát âm sai ấy. Vì vậy, giáo viên
phải tìm hiểu đặc điểm dân ca các vùng miền, cấu trúc, ca từ và giai điệu của các
bài dân ca trước khi giới thiệu cho trẻ. Nhưng do điều kiện sống và môi trường
làm việc nên một số giáo viên không có nhiều thời gian, điều kiện học tập rèn
luyện nâng cao khả năng hát dân ca.
Việc thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy hát dân ca nhằm mục
đích không chỉ đơn thuần cung cấp các hiểu biết, kiến thức, kĩ năng thực hành
âm nhạc mà còn giúp trẻ có được môi trường trải nghiệm mở rộng những hiểu
biết, ứng xử văn hóa, tạo tiền đề cho trẻ bước vào bậc học Tiểu học.
Hy vọng rằng quá trình tiếp tục nghiên cứu và mở rộng phạm vi ứng dụng
kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng
hoạt động giáo dục dân ca trong hoạt động âm nhạc, trong sự tích hợp với các
nội dung, lĩnh vực giáo dục ở trường mầm non và đồng thời cũng hài hòa trong
hệ thống nội dung chương trình giáo dục trẻ. Đáp ứng những yêu cầu và nhiệm
vụ của bậc học mầm non, tạo tiền đề vững chắc cho các bậc học tiếp theo trong
nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
3. Giải pháp, biện pháp.
Với thực trạng đặt ra ở trên, tôi có một số biện pháp để giải quyết vấn đề.
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn
Biện pháp 2: Giúp giáo viên tự tin, mạnh dạn khi thể hiện các bài hát dân
ca cho trẻ mầm non.
Biện pháp 3: Rèn kỹ năng hát dân ca cho trẻ.
Biện pháp 4: Đổi mới nội dung và phương pháp dạy hát dân ca cho trẻ
Biện pháp 5: Lồng ghép dạy dân ca vào các hoạt động của trẻ hằng ngày.

các ca khúc dân ca trong hoạt động âm nhạc theo chương trình mầm non mới
trên cơ sở đó xây dựng chuyên đề với các hình thức đa dạng, phong phú cả về lý
thuyết và thực hành nhưng mang tính vừa sức. Hướng dẫn giáo viên chọn lựa
các bài hát dân ca có nội dung phù hợp với nhu cầu, khả năng và hứng thú của
trẻ. Với các nội dung cần thiết phải truyền tải cho trẻ trong những bài hát dân ca,
phù hợp với chủ đề.
Phối hợp với Công đoàn phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, đồ
chơi để phục vụ cho các tiết dạy dân ca. Trong đó có đồ dùng đồ chơi cô và trẻ
cùng làm.
Chỉ đạo các lớp xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Triển khai xây dựng mục tiêu phát triển 5 mặt cho trẻ. Chọn lớp điểm, bồi
dưỡng giáo viên có năng khiếu hát dân ca và biết sử dụng đàn, bước đầu xây
dựng bồi dưỡng các lớp 5 tuổi, sau đó tiến hành thực hiện đại trà ở các lớp 4
tuổi, 3 tuổi, Tổ chức chuyên đề với các đề tài khác nhau.
Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy chi tiết cho từng hoạt
động. Giáo viên cần nghiên cứu kỹ đề tài dạy hình thức gì, bài hát gì?, nội dung
trọng tâm? Lựa chọn cách dạy phù hợp trước khi lên lớp.
Phối kết hợp với Cụm chuyên môn tổ chức các buổi chuyên đề cho tổ 5
tuổi để các giáo viên trực tiếp thao giảng và đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng

11


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ MN 5 tuổi
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


âm nhạc trở nên dễ dàng hơn. Vì thế việc ca hát rõ lời là một yếu tố rất quan
trọng của chất lượng biểu diễn bài hát . Nếu ca hát không rõ lời , vô tình làm cho
nội dung bài hát diễn tả không đầy đủ, trọn vẹn và đôi khi làm hỏng cả một tác
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng

12


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ MN 5 tuổi
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

phẩm âm nhạc. Khi dạy một bài hát dân ca rất cần người giáo viên mầm non
phải tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ và tính chất phổ biến của bài hát đó, cần tìm
hiểu đặc điểm ngôn ngữ tiếng Việt, đặc điểm ngôn ngữ tùng vùng miền để diễn
đạt tốt bài hát của mình.
Trẻ 5 tuổi thường gặp những lỗi phát âm như: “Le té le te” hát thành “le
ché le che”. Từ có dẫu ngã thường hát thành dấu sắc “cũng” hát thành « cúng »,
‘ ngựa gỗ’ hát thành « ngựa gố ». Vì vậy giáo viên cần cố gắng tập cho trẻ hát rõ
lời nhưng vẫn giữ được độ mềm mại, duyên dáng trong khi hát. Để làm được
điều này, giáo viên cần đọc lời hát một cách diễn cảm, chậm rãi và khi học thuộc
bài hát ở các trẻ 5 tuổi giáo viên cần cho trẻ đọc tập thể lời bài hát nhẹ nhàng,
không đọc to, đọc chậm bằng âm cao, theo tiết tấu bài hát. Như vậy các từ sẽ
vang lên rõ rệt, diễn cảm và sẽ nhớ nhanh, lâu hơn.
Hát chính xác.
Hát chính xác đối với trẻ chính là sự nhắc lại đúng âm điệu và nhịp điệu
bài dân ca. Đối với trẻ 5 tuổi có âm vực giọng từ nốt : Đô 1 – Đô 2. Dựa vào
điều này, khi giáo viên lựa chọn các bài dân ca phù hợp với âm vực giọng, hơi
thở, vừa sức với trẻ sẽ giúp trẻ phát triển những kỹ năng hát chính xác. Để hỗ trợ

rất trữ tình tinh tế và đầy vẻ đôn hậu. Nếu có sự dí dỏm thì cũng biểu lộ rất kín
đáo, tế nhị như bài : « Hoa thơm bướm lượn », « Cây trúc xinh », « Xe chỉ luồn
kim », « Cò lả »...Giáo viên khi thể hiện các bài hát dân ca Bắc Bộ cần luyến
láy, hát với luồng hơi ngân dài, mềm mại liên tục với nhau.
- Dân ca Trung bộ : Dân ca trung bộ phần lớn mang đậm nét trữ tình, khắc
khoải, man mác buồn. Ví dụ : « Lý hoài nam », « Hò ba lý »..Nên khi hát, giáo
viên cố gắng lấy hơi và luyến láy ở các quãng rộng, như bài « Lý hoài nam » có
câu « Chim ơi kêu »..cần hát đúng để thấy sự « đượm buồn » của bài hát, chủ
yếu là các tiếng đệm : i, ơi, ba lý tang tình..
- Dân ca Nam Bộ : Dân ca Nam Bộ tràn đầy tính lạc quan, phóng khoáng,
bộc trực, thẳng thắn, hài hước và vui tươi nhưng không kém vẻ trữ tình. Như bài
« Lý con sáo », « Lý cây bông »..Khi hát cần thể hiện được giai điệu nhanh gọn,
vui nhộn, tiết tấu gọn gàng.
- Dân ca Tây Nguyên: Mang nhiều nội dung phong phú, đa dạng, đi sâu
vào nhiều lĩnh vực nhằm ca ngợi cái đẹp trong lao động sản xuất, trong tình yêu
nam, nữ, tình yêu quê hương đất nước, thiên nhiên hùng vĩ. Mỗi dân tộc thiểu số
ở Tây Nguyên đều có những thang âm tiêu biểu cho dân nhạc của mình:
Giai điệu của dân ca Ja rai thường nồng nàn, mạnh mẽ, sâu đậm, thiết tha.
Sự tiến hành của các giai điệu có thể thay đổi nhưng tiết tấu thì ít khi thay đổi.
Thí dụ bài “Lên nương”, bài “Bơ hơ chim”:
Dân ca Ba na có tính chất thiết tha, nồng nàn. Giai điệu Ba na có tính bình
ổn, ít có đột biến, thường là những khúc nhạc ngắn, nhịp điệu đơn giản.. Dân ca
Ba na cũng đem cảm giác lắng dịu, êm đềm.Ví dụ bài “vui mùa mai vàng” dân
ca Ba na:
Dân ca Ê đê yếu tố trữ tình và mạnh mẽ, dàn trải và nhịp điệu, có 2 thể hát
chính là hát nói (Kứt) và hát có giai điệu (Muynh), sau này có sự xuất hiện của
điệu ei rei là sự biến dạng của lối hát có giai điệu (hát đối đáp) “điệu arei của
bài dân ca Chi ri ria”

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bên cạnh đó giáo viên cần giảng giải cho trẻ hiểu được nội dung câu, từ
trong bài hát, giúp trẻ hiểu được các từ đã được miêu tả trong bài hát vì ở các
vùng miền khác nhau thì cách xưng hô, dùng từ trong bài cũng khác nhau.
Ví dụ: Chủ đề Gia đình, bài“Cái Bống” cô phải nói cho trẻ biết đây là bài
dân ca Bắc bộ. Đã miêu tả Cái Bống giúp mẹ với những việc làm rất khéo léo
“Khéo sảy khéo sàng…” và giúp mẹ gánh gồng để chạy một cơn mưa. Giáo viên
phải giải thích những từ trẻ khó hiểu có trong bài hát, “Bống” tên riêng của một
cô bé người miền Bắc, ở miền Bắc người ta hay dùng từ đẻ gọi trước tên riêng là
“Cái”. “Khéo sảy khéo sàng” là động tác sàng lúa, Bống sàng lúa giúp mẹ rất là
khéo léo để hạt lúa lép rơi ra ngoài. Bài hát ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của
Bống, tuy nhỏ nhưng Bống đã có thể giúp mẹ làm những việc đơn giản. ua đó
giáo viên giáo dục trẻ tình cảm gia đình, là con phải biết yêu thương kính trọng
ông bà, cha mẹ.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng

15


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ MN 5 tuổi
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài “Bà Còng đi chợ trời mưa”, đây là bài hát phổ từ ca dao cổ nói về một
người bà đã già lưng
còng, khi bà đi chợ,
đánh rơi tiền. “Cái
tôm, cái tép” trong bài
hát là những bạn nhỏ
giáo dục trẻ biết trung

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng

16


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ MN 5 tuổi
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ví dụ: Khi dạy tiết vận động vỗ tay theo nhịp bài hát “Em yêu cây xanh”,
phần nghe hát có thể kết hợp với bài hát “Cây trúc xinh” (dân ca quan họ Bắc
Ninh) để làm nổi bật chủ đề thế giới thực vật. Hoặc khi dạy bài “Gọi bướm”,
cho tre nghe bài “Hoa thơm bướm lượn” (Dân ca quan họ Bắc Ninh), trò chơi
âm nhạc cho trẻ chơi “Bướm thụ phấn cho hoa” để làm rõ chủ đề thế giới động
vật
Đổi mới hình thức, khả năng biểu diễn một cách lôgic từ hoạt động này
sang hoạt động khác.
Ví dụ: Khi dạy chủ đề Thế giới thực vật, trọng tâm nghe hát bài “Cây trúc
xinh” (dân ca quan họ Bắc Ninh). Giáo viên đàn cho trẻ nghe một đoạn nhạc rồi
yêu cầu trẻ đoán, sau đó cô hát lên một lần giai điệu để trẻ cảm nhận. Có thể tạo
tình huống bất ngờ bằng cách cho trẻ xem máy chiếu về hình ảnh làng quê Bắc
Ninh có lũy tre xanh, có mái đình, những cô gái quan họ e ấp và những trò chơi
dân gian. Sau đó cô bất ngờ xuất hiện trong trang phục áo tứ thân cùng múa hát
với giai điệu bài hát cho trẻ xem. Lúc này trẻ hòa nhịp với cô bằng cách đứng
vòng tròn và múa hát cùng cô. Với cách làm này sẽ tạo hứng thú cho trẻ. Trẻ sẽ
rất hào hứng với tiết học lần sau.
Phương pháp dạy trẻ nghe dân ca:
- Nghe trực tiếp: Trẻ được nghe trực tiếp cô hát, trực tiếp chơi đàn và nghe
các bạn hát …là phương pháp hiệu quả nhất, đem lại cho trẻ ấn tượng sâu sắc về

- Hát mẫu: Hát mẫu là sự trình bày bài hát để trẻ có cảm xúc đầy đủ về bài
hát: Tính chất âm nhạc, giai điệu tiết tấu, lời ca, sắc thái tình cảm..Nếu giáo viên
thể hiện có chất lượng sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ và tác động đến trẻ: sẽ gây cho
trẻ sự hứng thú, yêu thích nghe hát và nảy sinh nhu cầu tập hát. Khi hát mẫu có
nhiều cách như: + Giáo viên hát trọn vẹn bài hát thật diễn cảm, chuẩn xác.
+ Nếu sử dụng được nhạc cụ, giáo viên vừa hát vừa đệm theo.
+ Giáo viên cũng có thể cho trẻ nghe qua băng, đĩa hát,…
Giáo viên cần lựa chọn cho phù hợp với nội dung, tính chất bài hát, tâm thế
cũng như sức khỏe của cô và của trẻ để thay đổi linh hoạt.
- Cho trẻ học thuộc bài hát: Phương pháp dạy hát chung cho trẻ mầm non
là dạy hát “truyền khẩu”, tức là giáo viên hát, trẻ hát theo cho đến khi trẻ tự hát
được. Tùy mức độ khó, dễ, dài, ngắn, phức tạp của bài hát có thể chọn các cách
cho trẻ học thuộc khác nhau. Tuy nhiên, không yêu cầu phải dạy trẻ thuộc bài
hát ngay trong tiết học thứ nhất mà có thể dạy hát tiếp tục ở các tiết sau. Trẻ sẽ
khi nhớ nhanh hơn nếu được hát ở mọi lúc mọi nơi.
- Luyện tập, củng cố: Đây là bước giúp trẻ không quên bài hát, đẩy mạnh
khả năng cảm thụ âm nhạc, nâng cao trình độ thể hiện tình cảm, phong cách khi
hát. ua đó phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ. Khi luyện tập, giáo viên chú
ý dạy trẻ: Thể hiện đúng sắc thái tình cảm bài hát, hát đúng nhịp và cường độ;
phát âm chính xác các từ; biết lấy hơi và ngắt hơi đúng câu nhạc; biết hát với
nhạc cụ; cùng trò chuyện về nội dung bài hát, giải thích rõ hơn về nội dung lời
ca từ đó kết hợp giáo dục nhẹ nhàng.
Biện pháp 5: Lồng ghép dạy dân ca vào các hoạt động của trẻ hằng
ngày.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng

18


19


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ MN 5 tuổi
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Với tiết toán về số lượng ta có thể lồng ghép bài hát: “Rềnh rềnh ràng
ràng, Lý cây bông, Hoa trong vườn” vào các trò chơi động để củng cố cho trẻ
về số lượng như vậy trẻ vừa hát rất hào hứng lại vừa đếm, thêm bớt số lượng
trong phạm vi mà trẻ đang học rất tốt, trong trò chơi thì giáo viên cũng nên linh
hoạt, sáng tạo để tạo cho trẻ một không gian học thoải mái không bị gò bó mà
lại mang lại được hiệu quả cao khi kết hợp dân ca vào bài dạy.
Đặc biệt trong giờ tập thể dục buổi sáng cô có thể mở cho trẻ nghe các bài
hát dân ca như “Gà gáy le te” (Dân ca Cống Khao) hay “ Hò ba lí” ( Dân ca
uảng Nam) tạo cho trẻ không khí vui tươi của một ngày mới. Như vậy dân ca
sẽ đến gần hơn với trẻ mỗi ngày một cách rất nhẹ nhàng.
Lồng ghép, khơi gợi lòng yêu âm nhạc, yêu thích dân ca cho trẻ chính là
người giáo viên biết dùng các giai điệu dân ca đúng lúc, đúng chỗ để giúp trẻ
luôn cảm nhận được rằng dân ca là người bạn thân của trẻ.
Biện pháp 6: Xây dựng môi trường tạo cảm xúc cho trẻ hứng thú hoạt
động hát dân ca
Với những giai điệu, tiết tấu..độc đáo của dân ca, giúp trẻ thể hiện một
cách diễn cảm trong hoạt động âm nhạc của bản thân. Trẻ cảm nhận cái háy, cái
hấp dẫn khi nghe cô và các bạn biểu diễn. Dân ca đưa trẻ đến với tình cảm dịu
dàng nhẹ nhàng, ấm áp… Để thực hiện được một giờ hoạt động dạy hát dân ca
đạt kết quả cao, trước hết phải nói đến các yếu tố cần thiết như: phòng âm nhạc,
đàn, loa đài, và các phương tiện phục vụ âm nhạc, trang trí phòng hấp dẫn, dụng
cụ âm nhạc dân tộc như: Đàn T’Rưng, sáo..
Ví dụ: Với bài hát “Hoa thơm bướm lượn”, giáo viên cắt và khâu hai cánh

để cho trẻ được hóa thân như nhân vật thật trong bài hát có như vậy trẻ mới
thấm nhuần mà nội dung bài hát muốn truyền tải.
Còn khi trẻ múa, hát các bài dân ca Nam bộ, trẻ cần phải có áo bà ba, quần
đen, khăn rằn. Những tiết tấu, giai điệu, nhịp điệu đem âm thanh đến cho trẻ thì
trang phục sẽ mang đến cho trẻ những hình ảnh đẹp để qua đó trẻ thêm yêu dân
ca, trẻ say mê và thích thú với dân ca.
Nhằm gây hứng thú cho trẻ và muốn giờ học dạy hát dân ca như chương
trình biểu diễn văn nghệ, giáo viên có thể cắt dán phông trang trí với những họa
tiết minh họa.
Để kích thích sự hứng
thú với dân ca giáo viên cần
động viên khuyến khích trẻ
cùng cô giáo làm đồ dùng từ
các nguyên vật liệu mở sẵn có
tại địaphương như: Trang
phục dân ca vùng miền, dụng
cụ âm nhạc…Khi trẻ được
làm những trang phục hay
dụng cụ âm nhạc dân ca của
các vùng miền sẽ dễ dàng
Trẻ tham gia làm đồ dùng
giúp trẻ nhớ hay đoán được
cùng Cô
đó là trang phục của vùng miền nào khi nhìn thấy hình ảnh dân ca qua tivi, sách
báo… hay các hội thi dân ca ở trường. Đồng thời tuyên truyền để các bậc phụ
huynh ủng hộ nguyên vật liệu (len, vải vụn, vỏ nước ngọt, tre, gỗ…) để giáo
viên làm đồ dùng.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng

biện pháp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi và là cơ sở cho việc mang lại hiệu quả
cho biện pháp kế tiếp. Vì vậy, cần được triển khai một cách đồng bộ để mang lại
hiệu quả tích cực.
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Bảng thống kê khả năng lên tiết dạy dân ca của giáo viên

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng

22


Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy hát dân ca cho trẻ MN 5 tuổi
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Xếp loại

Giỏi

Tỉ lệ

Người Tỉ lệ (%)

18 giáo viên

5

Khá



Cuối năm

70%

100%

- Trẻ hứng thú, tích cực trong hoạt động hát dân ca,
trẻ tham gia hát tự tin, mạnh dạn.
- Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát.
- Trẻ vận động đúng theo bài hát : Tự tin, mạnh
dạn.

100%
70%
100%

- Trẻ thích đi học, đến lớp ngoan, nghe lời cô.
- Giáo viên lên lớp nhẹ nhàng, linh hoạt, tự tin, các
tiết thao giảng âm nhạc đạt loại giỏi.
- Giáo viên lồng ghép dân ca vào các hoạt động có
chủ đích khác.
- Giáo viên tham gia tích cực vào các hoạt động sưu
tầm, sáng tác, cải biên lời mới cho ca khúc dân ca.

70%
90%

100%
95%

4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu:
a. Đối với giáo viên
- Giáo viên nâng cao rõ rệt trình độ, kỹ năng trong hoạt động dạy trẻ hát
dân ca
- Giáo viên chủ động, tự tin và mạnh dạn đưa nhiều phương pháp, hình
thúc trong quá trình giảng dạy. Biết tự xây dựng kế hoạch hoạt động, thiết kế và
tổ chức các hoạt động dạy hát dân ca theo các chủ đề để phát triển các kỹ năng
nghe, hát, trò chơi, vận động minh hoạ theo các làn điệu dân ca.
- Một số giáo viên tự chủ động, tìm tòi, học hỏi để làm giàu vốn kiến thức
âm nhạc như biết sử dụng đàn trong khi dạy nhạc, tự sáng tác một số bài hát
ngắn gọn mang âm hưởng của giai điệu dân ca.
- Được nhà trường phân công tổ chức dạy chuyên đề, hội giảng, thao giảng
hoạt động âm nhạc cho đồng nghiệp dự giờ.
- Kiểm tra sau chuyên đề:
+ 60% số giáo viên đạt loại tốt
+ 35% đạt loại khá
+ 5% đạt loại trung bình
- 80% số giáo viên biết tổ chức văn nghệ, ngày hội ngày lễ trong năm cho
bé tham gia hoạt động như: ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tết Trung thu, ngày
uốc tế phụ nữ 8/3…
b. Đối với trẻ
- Trẻ hát thích thú và say mê hát các bài dân ca đơn giản tự nhiên
- Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia hát và biểu diễn .
c. Đối với phụ huynh
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng

24

chăm sóc, giáo dục trẻ. Đặc biệt, cần quan tâm đầu tư đầu tư cơ sở vật chất, cần
bổ sung và mua mới một số đồ dùng phục vụ cho bộ môn giáo dục âm nhạc,
Cần tăng cường mở các lớp tập huấn, tổ chức các lớp dạy đàn, múa cho
giáo viên
Tổ chức các hội thi như: “Giáo viên mầm non hát dân ca” để các giáo viên
thể hiện năng khiếu và thúc đẩy tấm hiểu biết của các cấp ngành về vai trò của
việc đưa dân ca vào các hoạt động giáo dục.
b. Đối với nhà trường
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng

25



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status