Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh ở Việt Nam - Pdf 36

Chuyên Đề Ngân Hàng:
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh ở Việt Nam
PHẦN GIỚI THIỆU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay nền kinh tế thế giới là nền kinh tế toàn cầu hóa. Các nước có xu hướng mở
rộng hợp tác quốc tế. Hòa cùng xu thế đó, nước ta cũng đẩy mạnh các quan hệ hợp tác với
nước ngoài trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…trong đó quan trọng nhất là
kinh tế. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) đã đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước, giúp nước ta phát
triển ngang tầm với các quốc gia trong khu vực. Từ đó chúng ta có thể khẳng định vị trí của
mình trên trường quốc tế.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển của một đất nước, Ngân hàng đóng một vai trò rất quan
trọng. Nó là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế chỉ có thể phát triển
với tốc độ cao nếu có một hệ thống Ngân hàng hoạt động ổn định và có hiệu quả, không thể
có tăng trưởng trong khi hệ thống tổ chức và hoạt động của Ngân hàng yếu kém và lạc hậu.
Như vậy đòi hỏi Ngân hàng phải phát triển tương xứng và hoạt động có hiệu quả trong hoạt
động lưu thông tiền tệ.
Điều hoà lưu thông tiền tệ chủ yếu thông qua hoạt động tín dụng, hoạt động tín dụng là
xương sống của hệ thống Ngân hàng thương mại, cụ thể là quá trình huy động vốn và sử
dụng vốn có hiệu quả của Ngân hàng sẽ giúp cho các thành phần kinh tế phát triển ổn định
và ngược lại.
Nước ta đang trong qúa trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá với đường lối phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước đã tạo tiền đề cho sự khách quan khôi
phục và phát triển các thành phần kinh tế. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh với những
tiềm năng và ưu thế sẵn có đã nhanh chóng thích nghi với cơ chế kinh tế thị trường ngày
càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng không thể thiếu của mình trong công cuộc đổi
mới nền kinh tế. Như vậy, với cương vị chủ đạo và đứng trước áp lực lớn về sự cạnh tranh,
sự biến động kinh tế thì các ngân hàng thương mại quốc doanh đã và đang hoạt động như thế
nào và có hiệu quả hay không? Vì vậy đề tài “Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
GVHD:Trương Thị Bích Liên Trang - 1 - SVTH: Nguyễn Văn Lâu


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC
DOANH
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC DOANH
Sau khi Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng công thương Việt Nam
(Incombank) tiến hành cổ phần hóa năm 2007 thì hệ thống các ngân hàng thương mại quốc doanh
chỉ còn lại ba thành viên. Đó là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (AGRIBANK), và Ngân hàng Chính sách Xã hội và ngân
hàng ACB. Vì vậy, đề tài chỉ tập trung phân tích ba thành viên Ngân hàng quốc doanh Việt Nam .
Do Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam được thành lập chủ yếu để phục vụ cho các vấn đề
chính sách, xã hội của quốc gia nên mục tiêu lợi nhuận không được chú trọng. Vì vậy , đề tài chỉ tập
trung phân tích hai thành viên Ngân hàng thương mại quốc doanh còn lại đó là Ngân hàng đầu tư và
phát triển Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
1.1.1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng
phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực
hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
1.1.2 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Thành lập ngày 26/03/1988 hoạt động theo Luật các tổ chức tín đụng Việt Nam, đến nay
Agribank hiện là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn
phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt
Nam. Là ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc
lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Hiện
GVHD:Trương Thị Bích Liên Trang - 3 - SVTH: Nguyễn Văn Lâu

Chuyên Đề Ngân Hàng:
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh ở Việt Nam
Aribank đã vi tính hóa hoạt động kinh doanh từ trụ sở chính đến hầu hết các chi nhánh trong toàn
quốc và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán

nhiều ngân hàng phổ biến dưới mức 1%.
Lợi nhuận vượt trội
Có thể dùng nhiều từ để nói về thành công trong lợi nhuận của các ngân hàng năm 2007. Nói
một cách cụ thể, mức lời của một ngân hàng cổ phần hàng đầu trong năm nay có thể mua đứt toàn
bộ vốn điều lệ của một ngân hàng cỡ trung bình trên thị trường. Đó là ACB với mức lãi dẫn đầu
khối cổ phần. Kế đến là Sacombank với lãi trên 520 tỷ đồng. Một ấn tượng khác là Eximbank, ngân
hàng vừa tuyên bố vượt qua kỳ chấn chỉnh, cũng có mức lãi trên 360 tỷ đồng. Kế đến là
Techcombank gần 300 tỷ đồng; MB, VIB Bank khoảng từ 200 - 250 tỷ đồng. Các ngân hàng khác
cũng lãi 150 - 180 tỷ đồng.
Bùng nổ dịch vụ và phát triển công nghệ
Tiếp nối làn sóng đầu tư công nghệ diễn ra mạnh mẽ trong năm 2006, năm 2007, các ngân hàng
bắt đầu bước vào hoàn thiện cơ bản và đưa ra các dịch vụ ứng dụng. Lượng tiền các ngân hàng đổ
vào cho hệ thống công nghệ cũng tập trung mạnh trong năm 2007. Sacombank đầu tư khoảng 4 triệu
USD cho việc ứng dụng hệ thống Core Banking; VIB Bank cũng mất hàng triệu USD để hoàn thành
dự án hệ thống ngân hàng đa năng SYMBOL do hãng System Access (Singapore) cung cấp; MB
cũng mạnh tay cho dự án ứng dụng công nghệ T24 và đưa Internet vào ứng dụng quản lý hệ thống…
Cổ phần hóa Vietcombank lỡ hẹn
Vietcombank bị lỡ hẹn, kéo theo việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh bước
đầu lỡ hẹn vì chưa có tiền lệ, vì còn những vướng mắc về thủ tục pháp lý, về cân nhắc lợi ích… Sự
chậm trễ này đã gây thất vọng với nhiều nhà đầu tư, nhất là khi họ đang nắm trong tay trái phiếu
chuyển đổi Vietcombank với lãi suất chỉ chưa bằng 2/3 mặt bằng chung của thị trường. Sự chậm trễ
đó cũng ít nhiều mài mòn tâm lý chờ đợi của giới quan sát.
GVHD:Trương Thị Bích Liên Trang - 5 - SVTH: Nguyễn Văn Lâu

Chuyên Đề Ngân Hàng:
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh ở Việt Nam
1.2.2 Năm 2008
Năm 2008, một năm đầy khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ và trong hoạt động của các
ngân hàng thương mại. Nhưng đây cũng là năm ấn tượng trong kết quả chung của thị trường.
Tăng trưởng huy động và cho vay đột biến

Công cụ điều hành chính sách tiền tệ thay đổi với vận tốc chóng mặt
Tính chung cả năm, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản.
Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng. Tỷ lệ dự trữ
bắt buộc có 1 lần tăng trong tháng 2, 4 lần giảm trong 3 tháng cuối năm (2 lần giảm đối với dự trữ
bằng ngoại tệ). Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc có 5 lần điều chỉnh (3 lần tăng, 2 lần giảm).
Cơ chế điều hành tỷ giá cũng ghi nhận những điều chỉnh chưa từng có trong lịch sử. Biên
độ có 3 lần nới rộng, từ +/-0,75% lên +/-3%; tỷ giá bình quân liên ngân hàng có 2 lần điều chỉnh
mạnh, vào tháng 6 và cuối tháng 12. Lãi suất tín phiếu cũng có hai lần điều chỉnh, một lần tăng từ
7,8% lên 13%, đến tháng 12 giảm xuống còn 4,5%.
Thực hiện cơ chế cho vay theo trần lãi suất
Lần đầu tiên kể từ 1/12/2006, lãi suất cơ bản được điều chỉnh tăng, từ 8,25% lên 8,75%
vào 1/2/2009. Đặc biệt, trong lần điều chỉnh ngày 19/5 (lên 12%), lãi suất cơ bản được trả lại
đúng chức năng của nó, trở thành một cơ sở để xác định hành lang pháp lý cho lãi suất cho
vay của các ngân hàng thương mại, thay vì xơ cứng và mờ nhạt trước đó.
GVHD:Trương Thị Bích Liên Trang - 7 - SVTH: Nguyễn Văn Lâu

Chuyên Đề Ngân Hàng:
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh ở Việt Nam
Đồ thị 1: Diễn biến các lãi suất chủ chốt từ đầu năm 2009(%)
(Nguồn: Bài viết: 10 điểm nổi bật trên thị trường ngân hàng 2009 của tác giả Minh Đức. Đăng trên
VNECONOMY.VN).
Lãi suất huy động và cho vay biến động chưa từng có
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất ghi nhận kỷ lục“treo” tới 43%/năm; nhiều thành viên
đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp áp tới
20%/năm.
Tỷ giá USD/VND tăng đột biến
So với cuối năm 2008, tỷ giá USD/VND mua vào – bán ra của các ngân hàng thương mại đã
tăng khoảng 9%, một mức tăng đột biến so với thay đổi quen thuộc quanh 1% những năm trước.
GVHD:Trương Thị Bích Liên Trang - 8 - SVTH: Nguyễn Văn Lâu


(Nguồn: Bài viết: 10 điểm nổi bật trên thị trường ngân hàng 2009 của tác giả Minh Đức. Đăng
trên VNECONOMY.VN)
Một loạt nghiệp vụ cho vay bị siết chặt
Năm 2008, thị trường ngân hàng chứng kiến sự bùng nổ về tăng trưởng tín dụng (tăng
51,39%), trong đó tăng trưởng mạnh ở các nghiệp vụ cho vay đầu tư bất động sản, chứng
khoán và tín dụng tiêu dùng. Bước sang năm 2008, đây là những nghiệp vụ chính bị siết chặt.
Nhiều vi phạm trong hoạt động ngân hàng được công khai
GVHD:Trương Thị Bích Liên Trang - 10 - SVTH: Nguyễn Văn Lâu

Chuyên Đề Ngân Hàng:
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh ở Việt Nam
Những biến động mạnh và phức tạp của lãi suất và tỷ giá làm nảy sinh nhiều bất cập trong
quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng trong năm 2008. Trong tháng 7, Ngân hàng Nhà nước công
bố loạt vi phạm nảy sinh trong mối quan hệ trên tại một số ngân hàng thương mại.
Trước những diễn biến phức tạp của thị trường và bức xúc từ dư luận, ngày 2/7, lần đầu tiên
Ngân hàng Nhà nước thiết lập hệ thống đường dây nóng tiếp nhận, xử lý những ý kiến phản
ánh từ thị trường. Chỉ sau 1 tháng hoạt động, hệ thống này đã tiếp nhận gần 2.000 thông tin, trong
đó tập trung phản ánh về những vướng mắc trong giao dịch của khách hàng, hành vi vi phạm
của các tổ chức tín dụng và những khuyến nghị về chính sách.
GVHD:Trương Thị Bích Liên Trang - 11 - SVTH: Nguyễn Văn Lâu

Chuyên Đề Ngân Hàng:
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh ở Việt Nam
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC DOANH
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LÃI SUẤT
2.1.1 Lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản là mức lãi suất mà các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi suất kinh
doanh của mình.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status