Kinh tế xanh kinh nghiệm trung quốc và gợi mở chính sách cho việt nam - Pdf 39

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN THỊ THỦY

KINH TẾ XANH: KINH NGHIỆM TRUNG QUỐC
VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, năm 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN THỊ THỦY

KINH TẾ XANH: KINH NGHIỆM TRUNG QUỐC
VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Bùi Quang Tuấn

HÀ NỘI, năm 2016


Food and Agriculture Organisation
Tổ chức liên hiệp quốc về lương thực và nông nghiệp

3. ILO:

Interational Labor Organization
Tổ chức lao động quốc tế

4. OECD:

Organization for Economic Cooperation and Development
Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển

5. UNEP:

United Nations Environment Programme
Chương trình liên hiệp quốc về môi trường

6. UNESCO: United Nations Educational, Scientific
Tổ chức liên hiệp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa
7. WB:

World Bank
Ngân hàng thế giới

8. WFC:

World Food Council
Hội đồng lương thực thế giới

GDP toàn cầu)...Tất cả các vấn đề trên đang là những vấn đề bức xúc và thách
thức lớn đối với các quốc gia.
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển được tổ chức ở
Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát
triển bền vững được tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002
đã xác định: Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong
tiến trình phát triển của xã hội loài người. Vìvậy các quốc gia trên thế giới đã
đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát
triển.Để xây dựng mô hình phát triển bền vững, các nước phải xây dựng
1


những công cụ mới và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hiện có để giải quyết
hiệu quả các vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt, đồng thời có thể biến
những thách thức thành cơ hội để phát triển. Theo hướng đó, nhiều quốc gia
đã tiến hành thực hiện mô hình tăng trưởng xanh, tạo động lực quan trọng để
xanh hóa phát triển kinh tế thông qua việc khuyến khích tăng trưởng và phát
triển kinh tế trong khi vẫn bảo đảm bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà
kính, bảo tồn đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thích ứng
với biến đổi khí hậu.
Ở Việt Nam, quá trình đổi mới gắn chặt với quá trình mở cửa nền kinh
tế và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việc mở cửa nền kinh tế giúp Việt
Nam thu hút được nhiều nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt là vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước. Tuy nhiên, những
thành tựu đạt được mới chỉ dừng lại về mặt số lượng, còn chất lượng vẫn còn
nhiều hạn chế. Năng suất của nền kinh tế thấp do ít có sự đóng góp của yếu tố
công nghệ và mức độ "tinh" của nguồn nhân lực. Hiệu quả đầu tư của Việt
Nam rất thấp, nền kinh tế tăng trưởng dựa quá nhiều vào vốn đầu tư từ nước
ngoài... làm cho kinh tế vĩ mô kém ổn định hơn. Sự yếu kém về mặt chất
trong tăng trưởng kinh tế còn cho thấy nền kinh tế tiêu tốn nhiều năng lượng

đề tài “Kinh tế xanh: kinh nghiệm Trung Quốc và gợi mở chính sách cho Việt
Nam” để giúp đưa ra các bài học kinh nghiệm và hàm ý choviệc định hướng
phát triển bền vững Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Kinh tế xanh là một chủ đề mới trên thế giới, được quan tâm nhiều trong
thời gian gần đây. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực mới, nên các tài liệu và
công trình nghiên cứu về chủ đề này ở nước ngoài còn ít, đặc biệt tài liệu của
Trung Quốc rất ít. Luận văn này cố gắng tổng quan, chọn lọc và tổng hợp từ

3


nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước về các vấn đề kinh tế xanh của Trung
Quốc và Việt Nam.
 Nghiên cứu trong nước:
Trong các nghiên cứu ở Việt Nam, có thể đề cập đến công trình “Chuyển
đổi phương thức phát triển kinh tế theo hướng nền kinh tế xanh ở Việt Nam”
của tác giả: Nguyễn Thế Chinh (2011). Công trình đi sâu phân tích những
cách thức chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế để hướng nền kinh tế
Việt Nam sang nền kinh tế xanh. Trong đó thực trạng môi trường và thực
trạng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam cũng được đề cập và thảo luận. Tuy
nhiên, công trình mới chỉ đề cập đến một khía cạnh là chuyển đổi phương
thức phát triển kinh tế mà chưa đưa ra bức tranh tổng thể kết hợp các yếu tố
khác để phát triển kinh tế xanh như: chính sách năng lượng, bảo vệ môi
trường…Một công trình khác là “Hướng tới nền kinh tế xanh - Lộ trình cho
phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo” của chương trình môi trường
Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã cho thấy tầm quan trọng của kinh tế xanh đối với
sự phát triển kinh tế cũng như là những vấn đề an sinh xã hội.
Về Việt Nam, công trình nghiên cứu “Khai thác và sử dụng năng lượng
xanh ở Việt Nam” của Bùi Quang Tuấn (2015) cũng cho thấy tầm quan trọng

đãthực hiện điều tra những tác động của tăng trưởng kinh tế đến mức tiêu thụ
năng lượng. Đồng thời công trình này cũng đề cập đến các vấn đề và thách
thức của phát triển nền kinh tế xanh cần phải giải quyết. Công trình
“Contributing to a better environmental future for China and the world”, một
nghiên cứu của Tổ chức The professional association về vấn đề môi trường
của Trung Quốcđã đề cập đến các định hướng phát triển kinh tế xanh để đảm
bảo môi trường trong tương lai. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đề cập đến
các khía cạnh khác của kinh tế xanh như công bằng và bình đẳng xã hội.

5


Đến nay, mặc dù đã có một số thống nhất về định nghĩa cũng như đặc
điểm của kinh tế xanh và đã có những luận giải về mặt cơ sở lý luận cho hiệu
quả dài hạn của kinh tế xanh so với kinh tế nâu truyền thống, tuy nhiên, các
nghiên cứu về kinh tế xanh vẫn chưa nhiều và chưa đúc rút được ra những bài
học kinh nghiệm và những điều kiện có thể áp dụng cho việc phát triển kinh
tế xanh cho Việt Nam từ kinh nghiệm của Trung Quốc . Đây cũng chính là
động cơ để luận văn này tiến hành nghiên cứu với đề tài như đã xác định ban
đầu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục tiêu chung: Làm rõ được bài học kinh nghiệm của Trung Quốc về kinh tế
xanh để áp dụng cho Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể :
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về kinh tế xanh.
- Làm rõ được các chính sách của Trung Quốc về phát trển kinh tế xanh.
- Rút ra được bài học kinh nghiệm của Trung Quốc và đưa ra một số gợi mở
chính sách cho phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế xanh và các chính sách về kinh tế xanh

rút ra ưu thành tựu và hạn chế của những chính sách này để đưa ra bài học
cho Việt Nam. Thứ hai, luận văn cung cấp cái nhìn tổng quát nhất về những
đặc điểm kinh tế xanh của Việt Nam, qua đó làm rõ điều kiện để áp dụng các
bài học kinh nghiệm của Trung Quốc.
7. Cơ cấu của luận văn.
Luận văn bao gồm 3 phần (Mở đầu, Nội dung và Kết luận) với 3
chương:
Chương 1 : Những vấn đề chung về kinh tế xanh. Ở chương này, luận
văn bàn về một số quan điểm về khái niệm, đặc điểm, tiêu chí đánh giá của
7


kinh tế xanh, từ đó phân tích những yếu tố ảnh hưởng cũng như vai trò của
kinh tế xanh.
Chương 2 : Chính sách phát triển kinh tế xanh của Trung Quốc. Trong
chương này, luận văn nêu thực trạng về chính sách kinh tế xanh của Trung
Quốc, qua đó phân tích những nhân tố ảnh hưởng và rút ra bài học cho Việt
Nam.
Chương 3: Luận văn đưa ra một số gợi mở chính sách phát triển kinh tế
xanh cho Việt Nam.

8


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ XANH
1.1. Khái niệm kinh tế xanh
Trong một thời gian dài trước đây, các nền kinh tế đi theo mô hình phát
triển theo kiểu kinh tế “nâu”, đó là một nền kinh tế khai thác và sử dụng quá
nhiều năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch và các nguồn tài nguyên thiên nhiên,

xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự
tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới”.
Theo Ủy ban Kinh tế của Liên hợp quốc khu vực châu Á và Thái Bình
Dương (ESCAP), “Tăng trưởng xanh nhấn mạnh phát triển kinh tế bền vững
thân thiện với môi trường để thúc đẩy nền kinh tế các-bon thấp, nhằm phát
triển xã hội công bằng".
Theo Hàn Quốc : "Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng đạt được bằng
cách tiết kiệm và sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng hiệu quả để
giảm thiểu biến đổi khí hậu và thiệt hại tới môi trường, tạo ra các động lực
tăng trưởng mới thông qua nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh, tạo các
cơ hội việc làm mới và đạt được sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ
môi trường".
Việt Nam đã có khái niệm về tăng trưởng xanh, thể hiện trong chiến
lược tăng trưởng xanh như là một hướng cụ thể hóa định hướng phát triển bền
vững. Khái niệm của Việt Nam là: Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa
trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận
dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh
tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm

12


phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm
nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.
Qua một số định nghĩa và khái niệm trên, luận văn cho rằng: “Nền kinh
tế xanh” là sự nâng cấp của “Kinh tế môi trường”, trong kinh tế môi trường về
bản chất đó là “Nghiên cứu mối quan hệ tương tác, phụ thuộc và quy định lẫn
nhau giữa kinh tế và môi trường (hệ thống hỗ trợ cuộc sống của trái đất) nhằm
bảo đảm một sự phát triển ổn định, hiệu quả, liên tục và bền vững trên cơ sở

“Kinh tế Nâu” nữa.
Hiện nay đang có xu hướng thay thế kinh tế nâu một mô hình kinh tế đã
tồn tại qua nhiều thế kỷ bằng kinh tế xanh là một mô hình kinh tế tiến bộ mới
xuất hiện đang dần trở thành xu hướng mạnh mẽ của thế giới. Vậy đặc điểm
của hai mô hình này khác nhau như thế nào?
Về năng lượng sử dụng trong nền kinh tế: Kinh tế nâu chủ yếu khai
thác và sử dụng năng lượng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch và các nguồn tài
nguyên thiên nhiên cho hoạt động kinh tế trong khi kinh tế xanh hướng tới sử
dụng năng lượng thay thế, năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường.
Về tăng trưởng kinh tế: Kinh tế nâu phát triển chủ yếu chú trọng vào
mặt hiệu quả-lợi ích từ hoạt động kinh doanh sản xuất mang lại, mà không
quan tâm đến chi phí môi trường nên tăng trưởng kinh tế trong mô hình này
hiện nay đang đạt tới cấp độ tàn phá nhiều hơn là tạo ra của cải thực. Còn
trong kinh tế xanh không chỉ thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo chiều rộng
mà còn đề cao sự phát triển mang tính chiều sâu, cụ thể tăng trưởng xanh ở
đây chính là tăng trưởng kinh tế trừ đi sự thiệt hại về môi trường.
Về tác động đối với xã hội, môi trường và đa dạng sinh học: Kinh tế
nâu xả ra môi trường một lượng khí nhà kính cực lớn, gây tổn hại cho môi
trường, suy giảm đa dạng sinh học, gây biến đổi khí hậu quy mô toàn cầu,
không đảm bảo an ninh năng lượng, dẫn đến chiến tranh và xung đột, đe dọa
14


cuộc sống con người … Ngược lại kinh tế xanh với mục tiêu cuối cùng là
phát triển bền vững mang lại sự cân bằng lợi ích của 3 yếu tố: kinh tế - môi
trường – xã hội.
Về hiệu quả kinh tế dài hạn: kinh tế xanh được chứng minh là có hiệu
quả về mặt dài hạn hơn hẳn kinh tế nâu, đồng thời duy trì và phục hồi vốn tự
nhiên. Theo báo cáo Hướng tới nền kinh tế xanh của Chương trình Môi
trường Liên hợp quốc – UNEP năm 2011, với kịch bản đầu tư xanh, có số vốn

tư của Nhà nước và tư nhân), làm giảm thiểu phát thải cacbon, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường. Tóm lại, qua các quan niệm và phân tích đã đề cập ở trên, có
thể thấy nhận thức về kinh tế xanh hiện nay chưa thống nhất trên thế giới, tuy
nhiên đây chính là mô hình kinh tế hứa hẹn sự khởi sắc cho tình hình thế giới nói
chung và mỗi quốc gia nói riêng về một tương lai bền vững đảm bảo cân bằng
lợi ích giữa kinh tế, môi trường và xã hội
1.2.

Nội dung của kinh tế xanh.

1.2.1. Đặc điểm của kinh tế xanh
Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy hiện có một số cách tiếp cận để
thúc đẩy tăng trưởng xanh, đó là cách tiếp cận theo từng khu vực của nền kinh
tế, hoặc tiếp cận liên ngành xuyên suốt các lĩnh vực như sử dụng hiệu quả tài
nguyên, sản xuất và tiêu dùng bền vững...Tuy nhiên, với cách tiếp cận nào,
đặc điểm của tăng trưởng xanh chủ yếu bao gồm các vấn đề sau:
- Sản xuất và tiêu dùng bền vững;
- Giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Xanh hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua phát triển công
nghệ xanh, phát triển các ngành công nghiệp cao, sử dụng ít tài nguyên, áp
dụng các biện pháp sản xuất sạch;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững;
- Bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên;
16


- Cải tổ và áp dụng các công cụ kinh tế;
- Xây dựng và thực hiện các chỉ số sinh thái.
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá kinh tế xanh
Một loạt các chỉ số có thể giúp đo lường các quá trình chuyển đổi

phát triển của nền kinh tế. Bởi vì, tăng trưởng kinh tế bền vững đòi hỏi các tài
sản tự nhiên cơ bản phải được duy trì.
Các chỉ số chất lượng môi trường của cuộc sống: Nhằm nắm bắt tác
động trực tiếp của môi trường đến cuộc sống của con người. Ví dụ thông qua
việc khả năng tiếp cận nguồn nước sạch của người dân hay ảnh hưởng nguy
hại của việc ô nhiễm không khí tới sức khỏe của con người.
Các chỉ số mô tả cơ hội kinh tế và phản ứng chính sách: được sử dụng
để thấy rõ được hiệu quả của chính sách đối với việc tăng trưởng xanh và
những tác động của nó đối với việc phát triển kinh tế.
Hoạt động kinh tế
Sản xuất

Tiêu dùng
(Hộ gia đình,

1.Hiệu quả sử
dụng tài TNMT

Chính phủ)

3. Chất lượng môi
trường của c-sống

4.Cơ hội kinh tế và
phản ứng chính
sách

Tài nguyên và môi trường

2.Các chỉ số mô tả


81

Đức

13

EU
Trung Quốc

59
35

Mỹ
Nhật Bản

2
2,6

Pháp
21
Ấn Độ
0
Bảng 1.1: Tỷ lệ của cấu phần “xanh” trong tổng giá trị gói kích thích kinh tế
Nguồn: HSBC Global Research. 2009. A Climate for Recovery: The
Color of Stimulus Goes Green.
Cơ cấu GDP xanh càng lớn, quốc gia đó càng chủ trọng đẩy mạnh tăng
trưởng xanh. Cơ cấu GDP xanh trong tổng gói kích thích nền kinh tế của một
nước chiếm từ 20% trở lên cho thấy quốc gia đó hướng đến đầu tư mạnh mẽ
phát triển kinh tế xanh cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

tổng hợp về kinh tế vĩ mô, bao gồm ngân sách quốc gia về kinh tế và môi
trường, hoặc những chỉ số đem lại cái nhìn toàn diện hơn về phúc lợi, ngoài
định nghĩa hẹp của GDP bình quân đầu người.
1.4.

Vai trò của kinh tế xanh
Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia của UNEP thì quá trình xanh

hóa không những tạo thêm của cải, đặc biệt đối với vốn tự nhiên, mà còn gia
tăng tốc độ tăng trưởng GDP. Nền kinh tế xanh còn là trụ cột để giảm nghèo.
Trong thời kỳ quá độ sang nền kinh tế xanh, những việc làm mới được tạo ra
20


sẽ dần thay thế việc làm bị mất đi do chuyển đổi từ nền kinh tế nâu sang xanh.
Nếu có ý thức phát triển kinh tế xanh sớm sẽ rút ngắn được quá trình phát
triển, nhanh chóng tiến tới xã hội thịnh vượng, phát triển bền vững.
1.4.1. Kinh tế xanh đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững
“Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu
cầu hiện tại mà không ảnh hưởng hay làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ tương lai”. Từ cuối những năm 80, thuật ngữ này đã gây
được sự chú ý từ dư luận quốc tế sau khi xuất hiện trong bản báo cáo “Tương
lai chung của chúng ta”, một báo cáo mang tính bước ngoặt của Ủy ban
Brundtland; và tiếp tục gây được tiếng vang tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái
đất năm 1992 (Rio 1992), được coi như là một nguyên tắc quyết định về phát
triển bền vững. Phát triển bền vững đòi hỏi sự tiến bộ và tăng cường sức
mạnh của cả ba yếu tố có tính chất phụ thuộc và tương hỗ: kinh tế - xã hội môi trường. Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh có thể là một động lực quan
trọng trong nỗ lực này. Thay vì bị coi như là nơi hấp thụ chất thải tạo ra bởi
các hoạt động kinh tế một cách thụ động, thì trong nền kinh tế xanh môi
trường được xem là nhân tố có tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế, cải


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status