Điều tra tình hình một số bệnh sinh sản ở lợn nái nuôi tại trại đặng đình dũng huyện lương sơn tỉnh hòa bình và áp dụng một số phác đồ điều trị - Pdf 40

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
--------------

DIỆP THÁI SƠN
Tên đề tài:
“ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN Ở LỢN NÁI
NUÔI TẠI TRẠI ĐẶNG ĐÌNH DŨNG HUYỆN LƢƠNG SƠN TỈNH
HÒA BÌNH VÀ ÁP DỤNG MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Lớp
:K43 - Thú y - N02
Khoa
: Chăn nuôi thú y
Khóa học : 2011 - 2015
Giáo viên hƣớng dẫn: Th.S Bùi Ngọc Sơn

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Qua sáu tháng thực tập tại cơ sở cũng như trong suốt thời gian học tập
tại ghế nhà trường, nhờ sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, bạn bè và sự nỗ
lực của bản thân tôi đã hoàn thành khóa lận tốt nghiệp để chuẩn bị ra trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, tới thầy

Do thời gian và trình độ còn hạn chế, bước đầu còn bỡ ngỡ với công tác
nghiên cứu khoa học nên bản khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để bản khóa luận được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 11 năm 2015
Sinh viên

DIỆP THÁI SƠN


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cs

: Cộng sự

KG

: Kilogam

TT

: Thể trọng

VTM

: Vitamin

1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ............................................................................ 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................ 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 3
2.1.1. Đại cương về cơ quan sinh sản và sinh lý sinh sản của lợn nái ............... 3
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ...................................... 26
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................... 26
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .......................................................... 28
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 30
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 30
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 30
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 30
3.4.1. Cơ cấu của đàn lợn nái của trại trong mấy năm gần đây. ...................... 30
3.4.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh sinh sản toàn đàn nái của trại. ................................... 30
3.4.3. Chỉ tiêu theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh sinh sản bằng các
phác đồ điều trị sử dụng trong đề tài ................................................................ 30
3.5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 31
3.6. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu ............................................................ 33
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 34
4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất............................................................ 34
4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................. 34


vii

4.1.2. Công tác thú y ........................................................................................ 34
4.2. Kết quả nghiên cứu ................................................................................... 38
4.2.1. Kết quả điều tra sự biến động về số lượng và cơ cấu đàn lợn nái của trại......38

trọt, da là nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến. Bên cạnh đó, chăn nuôi lợn
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Đi đôi với sự phát triển của ngành, thì hàng loạt các vấn đề quản lý kỹ
thuật đang đặt ra đòi hỏi bà con chăn nuôi cần phải giải quyết, đặc biệt là vấn
đề dịch bệnh đã và đang gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi công nghiệp, nhất
là các hộ gia đình chăn nuôi tập trung do trình độ hiểu biết còn hạn chế.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của sản xuất đồng thời để thấy rõ hơn về
tình hình nhiễm bệnh, triệu chứng, bệnh tích của lợn nái mắc một số bệnh
sinh sản, góp phần khống chế bệnh và làm giảm bớt thiệt hại về kinh tế trong
ngành chăn nuôi lợn hiện nay tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra tình
hình một số bệnh sinh sản ở lợn nái nuôi tại trại Đặng Đình Dũng huyện
Lương Sơn tỉnh Hòa Bình và áp dụng một số phác đồ điều trị”.


2
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Điều tra một số đặc điểm dịch tễ học một số bệnh sản khoa ở lợn nái
nuôi tại trại lợn Đặng Đình Dũng huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình, nắm được
những triệu chứng của lợn khi mắc bệnh.
- Thử nghiệm một số phác đồ điều trị tại cơ sở.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
- Nắm được các bước, quá trình đánh giá mức độ cảm nhiễm một số bệnh
sinh sản ở lợn nái nuôi tại trại lợn Đặng Đình Dũng huyện Lương Sơn tỉnh Hòa
Bình từ đó đưa ra được các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Trên cơ sở các đánh giá có ý kiến tư vấn đúng giúp người chăn nuôi
có biện pháp áp dụng kỹ thuật đúng để đảm bảo nâng cao chất lượng, số
lượng đàn lợn ở cơ sở đem lại hiệu quả kinh tế.



4

- Tử cung (dạ con)
Tử cung gồm có hai sừng tử cung, một thân và một cổ tử cung.
Ở lợn, tử cung thuộc loại hai sừng, các sừng gấp nếp hoặc quăn lại và
có độ dài đến hơn 1m trong khi thân tử cung lại ngắn. Độ dài này phù hợp cho
việc mang nhiều thai. Cả hai mặt của tử cung được đính vào khung chậu và thành
bụng bằng dây chằng rộng. Các tuyến nội mạc tử cung có cấu trúc hình nhánh,
cuộn hoặc hình ống chúng tiết ra dịch và đổ vào bề mặt nội mạc tử cung.
Cổ tử cung là tổ chức sợi mà mô liên kết chiếm ưu thế kết hợp với sự
có mặt của một ít cơ trơn.
- Âm đạo
Âm đạo có cấu tạo như một ống cơ. Âm đạo lợn dài 10-12 cm
Ở lợn, biểu mô âm đạo tăng lên về độ cao tối đa vào lúc động dục và
thấp nhất ở các ngày 12-16, các lớp bề mặt của biểu mô âm đạo bong ra ở các
ngày 4 và 14.
Khả năng co rút ở âm đạo đóng vai trò chính trong việc đáp ứng tính
dục và cho sự vận chuyển của tinh trùng. Sự co rút của âm đạo, dạ con và ống
dẫn trứng được kích thích bởi dịch thể bài tiết vào trong âm đạo trong quá
trình kích thích trước lúc giao phối.
Dịch âm đạo gồm chủ yếu là chất thấm qua thành âm đạo, hỗn hợp với
các chất tiết của âm hộ từ các tuyến bã nhờn và các tuyến mồ hôi, lẫn với dịch
nhầy của cổ tử cung, các dịch nội mạc tử cung, ống dẫn trứng và các tế bào
bong ra từ biểu mô âm đạo.
- Bộ phận sinh dục ngoài
Bộ phận sinh dục bên ngoài bao gồm: Âm môn, âm vật, tiền đình.
+ Âm môn: hay còn gọi là âm hộ (Vulvae) nằm dưới hậu môn. Phía
ngoài âm môn có hai môi (Labia pudenda). Hai môi được nối với nhau bằng


Tuổi động dục lần đầu phụ thuộc vào mùa vụ. Lợn cái hậu bị được sinh
vào mùa thu sẽ động dục sớm hơn so với sinh vào mùa xuân (Nguyễn Tuấn
Anh, Nguyễn Duy Hoan, 1998) [1].
Theo Lê Xuân Thọ và Lê Xuân Cương (1979) [26] đối với lợn nái hậu
bị và lợn nái sau cai sữa chậm động dục, tiêm HTNC có thể gây động dục.
+ Tuổi phối giống lần đầu
Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2003) [7] cho rằng: Không nên phối
giống ở lần động dục đầu tiên vì ở thời kỳ này cơ thể lợn chưa phát triển đầy
đủ, chưa tích tụ được chất dinh dưỡng nuôi thai, trứng chưa chín một cách
hoàn chỉnh. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái lâu bền cần
bỏ qua 1 – 2 chu kỳ động dục rồi mới cho phối giống.
Lợn nội thường phối giống lần đầu lúc 6 – 7 tháng tuổi, khi khối lượng
đạt 40 – 50kg, lợn lai lúc 8 tháng tuổi với khối lượng không dưới 65 – 70 kg,
nái ngoại vào lúc 9 tháng tuổi.
Nếu phối giống quá sớm sẽ ảnh hưởng đến tầm vóc và sức khoẻ của lợn
mẹ. Nhưng nếu phối giống quá muộn sẽ lãng phí về kinh tế, ảnh hưởng đến
sinh sản của lợn (Nguyễn Khánh Quắc và cs 1995) [20].
+ Tuổi đẻ lứa đầu: Theo Lê Hồng Mận cs (2004) [14], Lợn Ỉ, Móng Cái
cho đẻ lứa đầu vào 11- 12 tháng tuổi, lợn nái lai, ngoại vào 12 tháng tuổi.
+ Chu kỳ động dục của lợn nái và động dục trở lại sau khi đẻ
Chu kỳ tính dục của lợn nái thường khoảng 19 – 21 ngày. Thời gian
động dục thường kéo dài 3 - 4 ngày (lợn nội) hoặc 4 – 5 ngày (lợn lai, lợn
ngoại) (Nguyễn Văn Thiện và cs 1993) [24].
Lê Hồng Mận và cs (2004) [14] cho biết: Thường sau khi cai sữa lợn
con 3 – 5 ngày, lợn mẹ động dục trở lại.
+ Đặc điểm động dục của lợn nái: Ở lợn nái, thời gian động dục chia
làm 3 giai đoạn: Trước chịu đực, chịu đực và sau chịu đực.


7

giống lợn nội, ngoại khác nhau. Tỷ lệ mắc còn phụ thuộc vào điều kiện vệ
sinh môi trường. Khi con cái sinh sản là lúc lối vào các bộ phận nằm sâu
trong đường sinh dục mở, máu, sản dịch ra nhiều điều đó tạo nhiều khả năng
cho vi khuẩn xâm nhập. Kỹ thuật đỡ đẻ cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng
mắc bệnh.
Bệnh mắc ở lợn nái có nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Từ bản thân
+ Lợn là loài động vật đa thai , năng suất sinh sản ngày càng cao, cơ
quan sinh dục hoạt động nhiều, thời gian đẻ kéo dài.
+ Cơ quan sinh dục phát triển không bình thường gây khó đẻ hoặc do
lợn nái tơ được phối giống quá sớm, nái già mang nhiều thai, khi đẻ tử cung
co bóp yếu hoặc do viêm tử cung ởlần đẻ trước làm niêm mạc tử cung biến
dạng nên nhau thai không tróc hoàn toàn gây sót nhau, thối rữa.
- Lợn nái nhập nội cũng dễ bị mắc bệnh, do chưa thích nghi với điều
kiện môi trường.
- Yếu tố ngoại cảnh như: Chuồng trại vệ sinh kém, vệ sinh bộ phận sinh
dục cái trước và sau khi đẻ kém, kĩ thuật đỡ đẻ không đúng, khu vực chuồng
trại có mầm bệnh…
Bệnh còn xảy ra khi điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý kém, lợn
nái chửa ít vận động, thời tiết thay đổi đột ngột.
Theo Nguyễn Xuân Tịnh (1996) [27], sức đề kháng của cơ thể phụ
thuộc trước hết vào chế độ dinh dưỡng. Dinh dưỡng cần đảm bảo đủ cả về
lượng và về chất


9

-. Bệnh viêm tử cung
Theo Nguyễn Hữu Phước (1982) [19], bệnh xảy ra trên cả ở lợn nội và
ngoại. Tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc vào điều kiện vệ sinh môi trường, đặc biệt là

2 – 7%

Các kết quả nghiên cứu của Yao-Ac và cs, (1989) [32] cho biết : Viêm
tử cung thường xảy ra trong lúc sinh do nhiễm khuẩn E.coli, Staplylococus pp
và Staphylococus auraus. Đây là nguyên nhân chính gây bệnh.
Khi gia súc đẻ, nhất là trường hợp đẻ khó phải can thiệp, niêm mạc tử
cung bị xây sát và tạo các ổ viêm, mặt khác các bệnh truyền nhiễm như sảy
thai truyền nhiễm, phó thương hàn, lao… thường gây viêm tử cung, âm đạo.


10
Lợn nái luôn mang vi khuẩn trong âm đạo nhưng không gây bệnh. Chỉ
khi đẻ cổ tử cung mở, chất dịch tiết đọng lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm
nhập, phát triển và gây bệnh ( Nguyễn Hữu Phước, 1982) [19].
* Triệu chứng
Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [22], khi lợn nái bị viêm, các chỉ tiêu
lâm sàng như : thân nhiệt, tần số hô hấp đều tăng. Lợn bị sốt theo quy luật :
Sáng sốt nhẹ 39 – 39,50C, chiều 40 – 410C. Con vật ăn kém, sản lượng sữa
giảm, có khi con vật cong lưng rặn như rặn đái. Từ cơ quan sinh dục chảy ra
niêm dịch lẫn nhiều lợn cợn, mùi hôi tanh, có màu trắng đục, hồng hay nâu
đỏ. Khi nằm lượng niêm dịch chảy ra nhiều hơn. Trong trường hợp thai chết
lưu âm đạo sưng tấy, đỏ, có chứa dịch tiết màu vàng sẫm, nâu và có mùi hôi
thối. Xung quanh âm hộ và mép đuôi dính bết niêm dịch, có khi niêm dịch
khô đóng thành vẩy trắng, lợn nái mệt mỏi đi lại khó khăn.
Viêm tử cung ở lợn có các thể sau :
+ Thể nhẹ (+) gọi là viêm tử cung nhờn : Thân nhiệt bình thường, có
khi hơi cao 33 – 39,50C. Lợn kém ăn, có dịch tiết ra từ âm hộ, 12-72 h sau đẻ,
dịch lỏng có màu trắng đục hoặc xanh dạng sợi mùi hôi tanh. Thể viêm này ít
ảnh hưởng đến sản lượng sữa của lợn mẹ.
+ Thể vừa (++) thuộc dạng viêm tử cung mủ : Thân nhiệt cao 39,5 –

niêm mạc...) dẫn đến phá vỡ hàng rào bảo vệ giữa bào thai và dạ con nên qua
các chỗ tổn thương vi khuẩn cũng như các độc tố do chúng tiết ra làm cho bào
thai phát triển không bình thường.
*Chẩn đoán
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng như : Lợn nái luôn ở tư thế như rặn
đái. Kiểm tra đường sinh dục lợn nái bằng mỏ vịt, thấy cổ tử cung mở, từ tử
cung, âm đạo chảy ra nhiều dịch nhầy lẫn mủ màu trắng đục mùi hôi khắm...


12
Trong trường hợp lợn nái mắc bệnh ở thể ẩn khó phát hiện có thể chẩn
đoán lúc động hớn qua số lượng niêm dịch chảy ra nhiều đôi khi có những
đám mủ từ khe sinh dục ngoài chảy ra. Ngoài ra, lợn nái mắc bệnh thường
khó thụ thai (A.V.Trekaxova và cs, 1983) [31].
Có thể tìm muxin trong dịch nhày từ âm hộ chảy ra rồi cho vào 1ml
dung dịch axit axetic 1%, nếu phản ứng dương tính, muxin kết tủa là mắc
bệnh và ngược lại Lê Văn Năm (1999) [15].
* Điều trị
Việc điều trị bệnh cần đạt được hai mục đích: Phục hồi nguyên vẹn
niêm mạc tử cung và phục hồi chức năng co bóp của cơ tử cung.
Tử cung có liên quan mật thiết với các cơ quan khác, trong đó có hệ
thần kinh- thể dịch. Bởi vậy, điều trị bệnh viêm tử cung bao gồm điều trị cục
bộ và điều trị toàn thân Lê Văn Năm (1999) [15].
+ Điều trị cục bộ: Thụt rửa tử cung bằng các loại dung dịch nước muối
0,09%, KmnO40,01% hoặc rivanol 0,1%, sau đó thụt 1 trong các loại kháng
sinh sau: Penicillin, streptomycin, tetramyxin….
+ Điều trị toàn thân: Có thể dùng một số loại kháng sinh tổng hợp như:
Ampisep, genorfcoli, gentamycin, lincomycin, hanoxylin 10%, ampicilli...kết
hợp với thuốc trợ lực: vitamin C, B.complex.
- Bệnh viêm vú

Staphylococcus chiếm 19,3%
Theo Nguyễn Hữu Ninh và cs (2002) [17], vi khuẩn gây bệnh viêm vú
thường là:
Liên cầu trùng

86 %

Tụ cầu trùng

5,4 %

Trực trùng sinh mủ

2,7 %

E. coli

1,2 %

Các loại vi khuẩn khác là 3,7 %
Loại gây bệnh phổ biến nhất là liên cầu trùng Aglactiac.


20

* Triệu chứng
Bình bệnh viêm vú thường xảy ra ngay sau khi đẻ 4 – 5 giờ cho đến 7 –
10 ngày có con đến một tháng. Theo Ngô Nhật Thắng (2006) [23], viêm vú
thường xuất hiện ở một vài vú, nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú. Vú
có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy nóng, hơi cứng, ấn vào lợn bị đau.

nhỏ, sờ bầu vú thấy nóng, con vật sốt, nhịp tim và mạch rối loạn.
- Thể có màu: Là loại viêm cấp tính. Thường kế phát từ viêm thanh
dịch, cata hay viêm do phúc mạc. Tuyến vú bị chấn thương, các tế bào tuyến
sữa bị thấm dịch và hồng cầu. Da vú có đám đỏ, vắt sữa con vật thấy đau. Sữa
loãng màu hồng hay đỏ, con vật sốt cao 40 – 410C.
* Hậu quả
Hậu quả của bệnh viêm vú cũng rất nặng nề. Nếu viêm vú ở thể nhẹ,
điều trị kịp thời thì nái nuôi con vẫn bị giảm lượng sữa, còn nếu nặng ở dạng
vú hoại tử thì phần lớn các tổ chức ở tuyến vú bị hoại tử do các loại vi khuẩn
gây hoại tử xâm nhập qua vết thương, nếu bị huyết nhiễm trùng hay nhiễm
mủ thì bệnh khó chữa, con vật có thể chết Vũ Đình Vượng (1999) [30].
Nguyễn Xuân Bình (2000) [2] cũng khẳng định: Lợn nái mất sữa sau
khi đẻ con kế phát từ viêm vú, viêm tử cung do khi viêm cơ thể mẹ thường
hay sốt liên tục 2 – 3 ngày, mất nước, nước trong tế bào và mô bào bị giảm,
ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, nhất là sự hấp thu chất dinh dưỡng
trong đường tiêu hóa bị giảm, dần dẫn đến mất sữa. Khả năng phục hồi chức
năng tiết sữa bị hạn chế thường xảy ra ở các lứa đẻ tiếp theo.
* Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng: Bằng mắt thường quan sát thấy bầu vú
sưng đỏ, khi xoa bầu vú thấy cảm giác nóng và hơi cứng, khi vắt sữa thấy
không có sữa, lợn nái có cảm giác đau và chỉ thấy nhiều dịch trong hay sữa
đặc như bã đậu. Một số trường hợp bầu vú chuyển sang thâm đen rất nguy


22

hiểm cho con vật, vì đó là viêm thối rữa rất khó điều trị. Lợn nái thường nằm
úp và cho con bú ít, lợn con bú ít kêu la, gầy yếu, ỉa chảy...
Kiểm tra qua kính hiển vi để tìm vi khuẩn: Nếu trong sữa có nhiều liên
cầu, tụ cầu trùng và các vi trùng khác có thể xác định là bệnh viêm vú cata có

Dựa vào triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh như: Lợn nái đi lại
khó khăn, nằm bẹp một chỗ...
* Điều trị
Có thể dùng một số loại thuốc tiêm như: Gluconatcanxi hay
chloruacanxi kết hợp với thuốc trợ sức trợ lực.
- Bệnh đẻ khó
Lợn đẻ mà thời gian sổ thai kéo dài nhưng thai vẫn không được đẩy ra
ngoài. Bệnh biểu hiện dưới nhiều hình thức, diễn biến khác nhau. Nó không
những gây bệnh cho cơ quan sinh dục mà còn dẫn đến hiện tượng vô sinh,
thậm chí cả mẹ lẫn con có thể chết.
* Nguyên nhân
- Đẻ khó do cơ thể mẹ:
Do điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc kém, lợn mẹ bị suy nhược, sức
khỏe yếu, nên lợn rặn đẻ yếu, thậm chí không rặn đẻ, cổ tử cung co bóp yếu
nên không đẩy được thai ra ngoài.
Lợn ăn quá nhiều tinh bột, protein dẫn đến béo cũng gây ra đẻ khó.
Do cấu tạo các tổ chức phần mềm như: Cổ tử cung, âm đạo giãn nở
không bình thường có những chỗ giãn quá mạnh, chỗ lại không giãn nên việc
đẩy con ra ngoài gặp khó khăn.
Khung xoang chậu bị biến dạng, khớp bán động háng phát triển không
bình thường, vôi hóa cột sống hay xoang chậu hẹp. Trong quá trình đẻ độ giãn
nở kém, thai bị mắc trước của xoang chậu không ra được.



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status