Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn: Photpho với một số vấn đề thực tiễn cuộc sống - Pdf 40

BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ:
PHOTPHO VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TẾ CUỘC SỐNG
I. Tên, nội dung chủ đề, thời lượng thực hiện
1. Tên chủ đề: Photpho với một số vấn đề thực tế cuộc sống.
2. Nội dung chủ đề:
Chủ đề dành cho đối tượng học sinh lớp 11.
Chủ đề gồm 3 nội dung lớn:
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều
chế Photpho.
- Vai trò của photpho đối với thực vật.
- Nguy hiểm từ photpho trắng.
3. Thời lượng thực hiện chủ đề: 2 tiết.
II. Mục tiêu
1. Kiến thức
* HS nêu được:
- Tính chất vật lí của Photpho.
- Tính chất hóa học của Photpho.
- Trạng thái tự nhiên, điều chế của Photpho.
* HS giải thích:
- Phân biệt điểm khác nhau giữa P trắng và P đỏ.
- Vai trò của photpho đối với thực vật.
* HS vận dụng:
- Giải thích cấu tạo của bao diêm quẹt, và sử dụng đúng cách.
- Giải thích tại sao ở vịnh Toyama - Nhật Bản vào mùa mực sinh sản xuất
hiện một màu xanh lam kéo dài.
- Giải thích hiện tượng “ma trơi”.
- Giải thích tại sao chuột lại nhanh chết hơn nếu uống nhiều nước sau khi
ăn phải bả chuột chứa Zn3P2.
- Cách khắc phục khi bị bỏng photpho trắng.
2. Kĩ năng
Tìm hiểu, thu thập thông tin, xử lý thông tin để rút ra kết luận.

Góc “phân tích”
(Thời gian thực hiện tối đa 15 phút)


* Mục tiêu: Nghiên cứu tài liệu, tìm ra tính chất vật lí, tính chất hóa học,
điều chế, ứng dụng, vai trò của photpho.
* Nhiệm vụ: HS nghiên cứu SGK Hóa học 11 – Nâng cao - Bài photpho –
Trang 59-62. Thảo luận trong nhóm để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập
góc phân tích.
PHIẾU HỌC TẬP: GÓC “PHÂN TÍCH”
CHỦ ĐỀ PHOTPHO VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CUỘC SỐNG
Nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau (trình bày theo bảng
ở dưới):
1. So sánh tính chất vật lí của photpho trắng và photpho đỏ?
2. Nêu tính chất hóa học đặc trưng của photpho. Mỗi tính chất viết 2-3 phương
trình phản ứng minh họa?
3. Nêu ứng dụng, điều chế photpho?
4. Nêu vai trò của photpho?
Góc “quan sát”
(Thời gian thực hiện tối đa 15 phút)
* Mục tiêu: Quan sát hình ảnh và video, rút ra kết luận về điều kiện
chuyển photpho đỏ thành photpho trắng, tính chất hóa học của photpho, biểu
hiện trên lá
cây ngô khi cây bị thiếu, thành phần cấu tạo bao diêm.
* Nhiệm vụ: Xem băng hình các clip thí nghiệm, quan sát hình ảnh, trả lời
các câu hỏi và hoàn thành vào ô trống trong phiếu học tập góc quan sát.
PHIẾU HỌC TẬP: GÓC “QUAN SÁT”
CHỦ ĐỀ PHOTPHO VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CUỘC SỐNG
1. Xem video quá trình đun nóng photpho đỏ thành photpho trắng từ đó rút ra
kết luận về điều kiện xảy ra quá trình này.

……………………………………………..
3. Quan sát hình ảnh lá cây ngô thiếu photpho, từ đó rút ra biểu hiện của lá cây
khi bị thiếu photpho.
4. Quan sát hình ảnh hộp diêm quẹt an toàn, từ đó rút ra kết luận về cấu tạo của
hộp diêm quẹt và cơ chế hoạt động của hộp diêm an toàn.
Góc “trải nghiệm”
(Thời gian thực hiện tối đa 15 phút)
* Mục tiêu: Giải thích hiện tượng quan sát được khi tiến hành thí nghiệm
photpho tác dụng với oxi, photpho tác dụng với clo, quẹt que diêm an toàn vào
một số vật dụng.
* Nhiệm vụ: Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, trả lời các câu hỏi
và hoàn thành vào ô trống trong phiếu học tập góc trải nghiệm.
PHIẾU HỌC TẬP: GÓC “TRẢI NGHIỆM”
CHỦ ĐỀ PHOTPHO VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CUỘC SỐNG
1. Tiến hành làm các thí nghiệm và hoàn thành bảng sau:
* Thí nghiệm 1: Photpho tác dụng với khí oxi
Đốt muỗng chứa photpho trên ngọn lửa đèn cồn, khi photpho cháy thì đưa nhanh
muỗng vào bình tam giác chứa đầy khí oxi đã chuẩn bị trước. Quan sát hiện
tượng.
* Thí nghiệm 2: Photpho tác dụng với HNO3đ
Đốt muỗng chứa photpho trên ngọn lửa đèn cồn, khi photpho cháy thì đưa nhanh
muỗng vào ống nghiệm chứa HNO 3 được treo trên giá thí nghiệm. Quan sát hiện
tượng.
STT
Tên thí nghiệm
1
Photpho tác dụng với O2
2
Photpho tác dụng với HNO3đ


b. Theo quan niệm xưa, người bị bỏng không được ăn trứng, vì ăn trứng
làm vết bỏng bị loang để lại sẹo. Theo em quan niệm trên có đúng không? Giải
thích?
3. Vào ngày sinh nhật của An, các bạn Tùng, Cúc, Hoa quyết định mua bánh
sinh nhật tặng bạn An. Cửa hàng bánh có tặng kèm nhiều cây nến nhỏ và một


bao diêm quẹt an toàn khi mua bánh. Do sơ ý nên bạn Tùng đã làm viền bao
diêm bị ướt, Tùng quyết định đi mua bao diêm khác nhưng Cúc ngăn lại với lý
do que diêm quẹt vào các bề mặt như: bàn học, tường nhà … đều cháy được mà
không cần viền bao diêm. Em ủng hộ ý kiến của bạn nào? Giải thích.
PHIẾU HỖ TRỢ GÓC ÁP DỤNG
CHỦ ĐỀ PHOTPHO VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CUỘC SỐNG
- P trắng là chất rắn trong suốt, màu trắng hoặc vàng nhạt, giống sáp, cấu trúc
mạng tinh thể phân tử. P trắng mềm, dễ nóng chảy. P trắng không tan trong nước
nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ; rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào
da; bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ trên 40 0C, bảo quản bằng cách ngâm
trong nước. Ở nhiệt độ thường, P trắng phát quang màu lục nhạt trong bóng tối.
- Diêm an toàn do một người Thuỵ Điển tên là Johan Lundstrom phát minh ra
năm 1855. Photpho trắng đem đun trong chân không đến 300 độ C, trở thành
phốt pho đỏ, không cháy do ma sát, nhưng trộn với KClO 3 thì thành chất dễ cháy
nổ. Người sản xuất tách riêng hai thành phần này, KClO 3 nằm trên đầu diêm,
Photpho đỏ nằm trên viền hộp đi kèm. Khi dùng, bạn phải “quẹt” que vào viền
thì mới có lửa.
Góc “dành cho học sinh có tốc độ nhanh”
Góc này dành cho những học sinh đã hoàn thành nhiệm vụ tại một số góc
chưa được di chuyển sang góc mới.
PHIẾU HỌC TẬP DÀNH CHO HỌC SINH CÓ TỐC ĐỘ NHANH
Trò chơi ô chữ:
1

Học sinh tiếp tục làm việc theo nhóm ở các góc học tập đã thiết kế. Việc
chuyển góc thực hiện 15 phút/lần và các nhóm di chuyển theo chiều kim đồng
hồ.
- Hoạt động 2: Kiểm tra (15 phút)
Tất cả học sinh trong lớp làm bài kiểm tra 10 câu trắc nghiệm khách quan
trong vòng 15 phút.
V. Kiểm tra, đánh giá
Học sinh làm bài kiểm tra 15 phút cuối chủ đề gồm 10 câu trắc nghiệm khách
quan.


Bảng 2.3: Ma trận đề kiểm tra chủ đề photpho và một số vấn đề thực tiễn cuộc
sống
Nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận Dụng V.Dụng cao
Tính chất vật lí
1
Tính chất hóa học
1
1
Trạng thái tự nhiên
1
Điều chế
1
Ứng dụng
2
Vai trò
2
Tác hại
1

4P + 5O2 → 2P2O5

(2)

2P + 3S → P2S3

(3)

2P + 3Ca → Ca3P2

(4)

2P + 5Cl2 → 2PCl5

(5)

2P + 6K

(6)

→ 2K3P

Các phản ứng cho thấy P thể hiện tính oxi hoá là
A. (1), (3), (4).

B. (1), (4) và (6).

C. (2), (4) và (6).

D. Tất cả đều sai.

D. Tất cả đều sai.

Câu 6. Với bao diêm an toàn hiện nay, để diêm cháy người ta quẹt đầu que
diêm chứa các chất dễ cháy lên phần viền bao diêm chứa Photpho đỏ. Lý do phải
quẹt là:
A. Tạo ma sát, ma sát sinh nhiệt làm photpho trắng cháy tạo lửa cho que
diêm.
B. Tạo sự cân bằng lực, cân bằng này làm xuất hiện ngọn lửa trên đầu
diêm.
C. Tạo ma sát, ma sát sinh nhiệt làm Photpho đỏ cháy tạo lửa cho que
diêm.
D. Tạo sự chênh lệch áp suất, sự chênh lệch này làm suất hiện ngọn lửa.
Câu 7. Bom lân tinh là một loại bom rất nguy hiểm. Con người bị bom này tấn
công thì bị cháy chỉ còn xương. Chất nổ trong bom lân tinh có thành phần chính

A. Thuốc súng đen.

B. Chất nổ TNT.

C. Phopho.

D. K3PO4.

.

Câu 8. Ở vịnh Toyama - Nhật Bản vào mùa mực sinh sản xuất hiện một màu
xanh lam kéo dài trên mặt biển là do
A. hiện tượng tán sắc ánh sáng của biển đêm khi xuất hiện đàn mực.
B. loại mực đom đóm được trang bị một cơ quan sản sinh ra photpho, qua
đó nó có thể tự phát ra một thứ ánh sáng có màu xanh.

2. Nội dung chủ đề:
Chủ đề dành cho đối tượng học sinh lớp 11 – Chương trình Nâng cao.
Chủ đề gồm 3 nội dung lớn:
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều
chế Photpho.
- Vai trò của photpho đối với thực vật.
- Tác dụng và tác hại của photpho trắng.
3. Thời lượng thực hiện chủ đề: 2 tiết.
II. Mục tiêu
1. Kiến thức
* HS nêu được:
- Tính chất vật lí của Photpho.
- Tính chất hóa học của Photpho.
- Trạng thái tự nhiên, điều chế của Photpho.
* HS giải thích:
- Phân biệt điểm khác nhau giữa P trắng và P đỏ.
- Vai trò của photpho đối với thực vật.
- Tác dụng và tác hại của photpho trắng.
* HS vận dụng:
- Giải thích cấu tạo của bao diêm quẹt, và sử dụng đúng cách.
- Giải thích tại sao ở vịnh Toyama - Nhật Bản vào mùa mực sinh sản xuất
hiện một màu xanh lam kéo dài.
- Giải thích hiện tượng “ma trơi”.
- Giải thích tại sao chuột lại nhanh chết hơn nếu uống nhiều nước sau khi
ăn phải bả chuột chứa Zn3P2.
- Cách khắc phục khi bị bỏng photpho trắng.
2. Kĩ năng


Tìm hiểu, thu thập thông tin, xử lý thông tin để rút ra kết luận.


đồng hồ.
- Hoạt động 2: Tìm hiểu về photpho và một số vấn đề thực tiễn (30 phút)
+ HS làm việc theo nhóm ở các góc học tập đã thiết kế. Việc chuyển góc
thực hiện 15 phút/lần và các nhóm di chuyển theo chiều kim đồng hồ.
+ GV theo dõi, đôn đốc học sinh, kiểm tra tiến độ thực hiện.
TIẾT 2
Photpho và một số vấn đề thực tiễn (tiếp)
- Hoạt động 1: Tìm hiểu về photpho và một số vấn đề thực tiễn (tiếp) (30
phút)


Học sinh tiếp tục làm việc theo nhóm ở các góc học tập đã thiết kế. Việc
chuyển góc thực hiện 15 phút/lần và các nhóm di chuyển theo chiều kim đồng
hồ.
- Hoạt động 2: Kiểm tra (15 phút)
Tất cả học sinh trong lớp làm bài kiểm tra 10 câu trắc nghiệm khách quan
trong vòng 15 phút.




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status