đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc dồn điền đổi thửa tại huyện ý yên, tỉnh nam định - Pdf 40

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HUYỀN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC DỒN
ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HUYỀN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC DỒN
ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 60.85.01.03

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận văn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii
Mục lục ............................................................................................................. iv
Dạnh mục chữ viết tắt ....................................................................................... vii
Danh mục bảng ............................................................................................... viii
Danh mục sơ đồ, hình ảnh……………………………………………................. x
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1 Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
2 Mục đích, yêu cầu của đề tài ............................................................................3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................4
1.1 Tổng quan về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của Nhà nước Việt Nam
qua các thời kì ...............................................................................................4
1.1.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1981..................................................4
1.1.2 Chính sách đất nông nghiệp giai đoạn 1981-1985 .................................5

3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ................................................... 37
3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ........................ 45
3.2 Thực trạng và quá trình tiến hành dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Ý
Yên, Nam Định ........................................................................................... 47
3.2.1 Tình hình quản lý đất đai tại huyện Ý Yên giai đoạn 2011-2014 ......... 47
3.2.2 Hiện Trạng sử dụng đất huyện Ý Yên năm 2014 ................................ 53
3.2.3 Biến động đất đai của huyện Ý Yên giai đoạn 2011-2014 ................... 55
3.2.4 Cơ sở pháp lí ...................................................................................... 56
3.2.5 Tổ chức thực hiện .............................................................................. 57
3.2.6 Nội dung thực hiện ............................................................................ 62
3.3 Một số tác động của việc dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế- xã hội tại 3
địa phương nghiên cứu ................................................................................ 64
3.3.1 Dồn điền đổi thửa làm gảm số thửa, tăng diện tích thửa...................... 64
3.3.2 Dồn điền đổi thửa tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất đai, tăng năng suất, sản lượng cây trồng chính .................... 68

v


3.3.3 Dồn điền đổi thửa tác động đến việc thay đổi của cơ cấu thu nhập của
hộ nông dân ...................................................................................... 69
3.3.4 Dồn điền đổi thửa đã làm tăng diện tích đất thủy lợi ........................... 70
3.3.5 Dồn điền đổi thửa tạo tâm lý ổn định cho người nông dân yên tâm đầu
tư sản xuất, thay đổi cơ cấu thu nhập của nông hộ............................. 72
3.3.6 Dồn điền đổi thửa góp phần làm tăng hiệu lực trong công tác quản lý
nhà nước về đất đai ........................................................................... 72
3.3.7 Kết quả thực hiện dồn đổi ruộng đất huyện Ý Yên.............................. 72
3.4 Đánh giá công tác dồn điền đổi thửa ở 2 xã và 1 thị trấn nghiên cứu ............ 75
3.4.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu ......................................................... 75
3.4.2 Đánh giá về kết quả thực hiện DĐĐT tại 3 địa bàn nghiên cứu ......... 78

Dồn điền đổi thửa

DN

Doanh nghiệp

DV

Dịch vụ

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐVT

Đơn vị tính

GCN QSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã


Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng
1.1

Tên bảng

Trang

Số hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo quy mô diện tích của một
số tỉnh thuộc vùng ĐBSH........................................................................ 16

1.2.

Tình hình dồn điền đổi thửa ở một số địa phương ................................... 17

1.3.

Tích tụ ruộng đất của các trang trại ở một số nước Âu, Mỹ .................... 26

3.1.


Diện tích quỹ đất công trước và sau dồn điền đổi thửa tại 3 địa
phương nghiên cứu ................................................................................. 66

3.9.

Một số kết quả chính sau dồn điền đổi thửa tại 3 địa phương nghiên
cứu .......................................................................................................... 66

3.10. So sánh một số chỉ tiêu sau dồn điền đổi thửa tại 3 địa phương nghiên
cứu .......................................................................................................... 67
3.11. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính trước và sau
dồn điền đổi thửa tại 3 địa phương nghiên cứu ........................................ 69
3.12. Sự thay đổi cơ cấu thu nhập của hộ nông dân trước và sau dồn điền đổi
thửa tại 3 địa phương nghiên cứu ............................................................ 70
3.13. Diện tích đất giao thông, thuỷ lợi nội đồng trước và sau dồn điền đổi
thửa tại 3 địa phương nghiên cứu ............................................................ 71
3.14. Danh mục các xã đã thực hiện DĐĐT huyện Ý Yên ............................... 73
3.15. Kết quả thực hiện DĐĐT theo nhóm hộ ở huyện Ý Yên, Nam Định ....... 75

viii


3.16. Kết quả điều tra nông hộ trên 3 địa phương nghiên cứu đối với việc
DĐĐT ..................................................................................................... 79
3.17. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất một số cây trồng chính trên địa bàn
nghiên cứu (theo giá hiện hành) .............................................................. 82
3.18. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên một ha đất nông nghiệp trên địa bàn
nghiên cứu .............................................................................................. 84
3.19. So sánh hiệu quả kinh tế bình quân trên một ha đất nông nghiệp địa

dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp (Chính phủ, 1993). Nhờ
những đột phá quan trọng trong các chính sách đất đai trên đã làm thay đổi cơ
bản về quan hệ sản xuất ở nông thôn, người nông dân đã thực sự trở thành người
chủ mảnh đất của riêng mình. Chính sách này đã tạo bước phát triển đột phá về
nông nghiệp, đã đưa Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực, vươn lên đủ ăn và trở
thành một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu gạo trên Thế Giới.
Theo tinh thần của Nghị định 64 của Chính phủ, Khoán 10 đã tạo cuộc cải
cách về sử dụng đất nông nghiệp. Theo đó, ruộng đất nông nghiệp được phân đến
hộ nông dân, theo nguyên tắc công bằng là “có ruộng tốt, ruộng xấu, có gần, có
xa, có cao, có thấp”. Chính sách này phù hợp với giai đoạn sản xuất lương thực

1


đáp ứng tiêu thụ trong nước, khắc phục tình trạng thiếu đói triền miên của giai
đoạn kinh tế tập trung bao cấp đã qua. Tuy nhiên chính sách này đã tạo nên hệ
quả là đất nông nghiệp của các hộ nông dân rất manh mún. Theo điều tra của Bộ
NN&PTNT, năm 2003, cả nước có 75 triệu thửa đất, bình quân mỗi hộ có 6,8
thửa với khoảng 0,3-0,5 ha/hộ. Trong đó đất lúa từ 200m2 đến 400m2/thửa, đất
rau màu dưới 100m2/thửa, đất trồng cây lâu năm, cây cho thu nhập cao còn manh
mún hơn. Do sự gia tăng về dân số, cùng với sự bùng nổ về đô thị hóa, công
nghiệp hóa đã làm đất canh tác ngày càng bị thu hẹp và manh mún.
Sự manh mún ruộng đất đã làm giảm hiệu quả sản xuất, hạn chế đầu tư,
hạn chế áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Ngoài
ra, tình trạng manh mún ruộng đất còn gây nên những khó khăn trong quản lý tài
nguyên đất đai.
Nam Định là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, là tỉnh sớm triển khai
việc giao đất cho hộ gia đình theo Nghị định 64. Quyết định số 115/QĐ-UB ngày
15/12/1992 của UBND Tỉnh Hà Nam Ninh đã triển khai trên toàn tỉnh. Theo
Quyết định trên, đất sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là đất lúa được phân đều

thuẫn về đất đai diễn ra trong suốt thời kỳ thuộc địa của thực dân Pháp đã được
giải quyết qua cuộc cải cách ruộng đất. Thời kì miền Bắc xây dựng XNCN và
kháng chiến chống Mỹ, đất đai sản xuất được Nhà nước quản lí theo chế độ tập
trung bao cấp, dưới hình thức hợp tác xã HTX nông nghiệp và các nông trường
quốc doanh. Quy mô (HTX) nông nghiệp mở rộng quy mô từ HTX quy mô thôn
đến HTX toàn xã. Khác với miền Bắc, ở miền Nam các hộ nông dân vẫn là đơn
vị sản xuất cơ bản mặc dù họ đã tham gia HTX nông nghiệp. Họ sử dụng chung
lao động và các nguồn lực sản xuất nhưng họ tự quyết định trong sử dụng các
đầu vào cũng như áp dụng các kỹ thuật sản xuất.
Sau năm 1975, nền kinh tế Việt Nam nói chung và nông nghiệp nói riêng
phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh để lại. Mặt khác, nền
kinh tế Việt Nam còn chịu hậu quả từ những chính sách trong thời kỳ kinh tế bao
cấp kế hoạch hóa tập trung và kinh tế tập thể hóa trong nông nghiệp, sản xuất nói
chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng chậm phát triển, người nông dân thiếu
động lực làm việc, sản lượng nông nghiệp tăng hàng năm ở mức rất thấp 2%.
Cùng thời điểm này dân số tăng rất nhanh (2,2-2,35%/năm), đã dẫn đến việc phải

4


nhập khẩu lương thực, bình quân hơn một triệu tấn lương thực mỗi năm trong
suốt thời kỳ sau chiến tranh. Thời kì này đã một bộ phận lớn dân số sống trong
tình trạng đói nghèo (Viện QH&PTNT, Bộ NN&PTNT, 2013).
Có tóm tắt về chính sách về đất đai của Nhà nước Việt Nam trong thời kì
này đã đặt được những điểm cơ bản như sau:
- Xóa bỏ chế độ sở hữu tư hữu về đất đai;
- Mang lại quyền sử dụng đất cho người nông dân (người cầy có ruộng);
- Đất đai thuộc Nhà nước, Nhà nước nắm quyền quản lí;
- Chính sách quản lí đất đai, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp gắn liền
với chế độ sản xuất xã hội: từ sản xuất tập trung cấp thấp (tổ đổi công, HTX nông

đảm việc phân phối sản phẩm theo nguyên tắc: phân phối theo lao động, hài hoà
ba lợi ích (lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của người lao động). Khoán 100 đã
phát huy quyền tự chủ của hợp tác xã và quyền làm chủ tập thể của xã viên, khắc
phục tệ mệnh lệnh, gò ép, trái với nguyên tắc “tự nguyện, cùng có lợi, quản lý
dân chủ”, đã thực sự gắn bó lao động với sản phẩm cuối cùng, do đó mà nông
dân đã đưa hết nhiệt tình và khả năng để lao động sản xuất và xây dựng, củng cố
hợp tác xã.
Khoán 100 đảm bảo đất đai vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước và dưới sự
quản lý của HTX. Mặc dù còn đơn giản nhưng Khoán 100 đã trở thành bước đột
phá trong quá trình hướng tới nền kinh tế thị trường. Sự ra đời của “ Khoán 100”
đã có những ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với sản
xuất lúa gạo, tăng 6,3% /năm trong suốt giai đoạn 1981-1985. Đây là khâu đột
phá, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế,
xây dựng đất nước sau chiến tranh (Ban chấp hành Trung Ương Đảng, 1981).
1.1.3 Chính sách đất nông nghiệp trong thời kì đổi mới 1986 - 2010
Sau năm 1985, tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp bắt đầu giảm, cụ thể
tốc độ tăng trưởng của tổng sản lượng nông nghiệp trong giai đoạn 1986-1988 chỉ
là 2,2%/năm. Đầu năm 1988, sản xuất lương thực không đáp ứng được yêu cầu
nên đã dẫn đến tình trạng thiếu ăn tại 21 tỉnh, thành phố ở miền Bắc. Ở miền Nam
một loạt các mâu thuẫn cũng gia tăng trong khu vực nông thôn, đặc biệt là mối
quan hệ đất đai bởi sự “cào bằng” về phân chia và điều chỉnh đất đai. Điều này đã
bộc lộ chính sách quản lí, sử dụng đất nông nghiệp đã không còn phù hợp, cần
phải đổi mới trong chính sách đất đai.

6


Để giải quyết vấn đề trên, chính sách đổi mới trong nông nghiệp đã được
thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 28/03/1988 của Bộ Chính
Trị, về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Với sự ra đời của nghị quyết 10 thường

Những thay đổi trong chính sách đất đai của Việt Nam đã góp phần đáng
kể trong việc tăng nhanh sản lượng nông nghiệp và phát triển khu vực nông thôn.
Tổng sản lượng nông nghiệp tăng 6,7%/năm trong suốt giai đoạn 1994 -1999 và
khoảng 4,6% trong giai đoạn 2000-2004. An ninh lương thực quốc gia không còn
là vấn đề nghiêm trọng nữa và đói nghèo đang từng bước được đẩy lùi (Đặng
Quang Cường, 1988)
Các chính sách đất đai liên quan đến việc giao đất và các quyền của người
sử dụng đất cho phép sự phát triển của thị trường đất đai. Bằng việc tăng tính đảm
bảo chắc chắn cho người sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận
với các nguồn tín dụng, thông qua việc cho phép họ có quyền thế chấp quyền sử
dụng đất và các quyền sử dụng đất được xem xét như những mặt hàng có thể đem
ra kinh doanh.
Những chính sách đất đai trong thời kì đổi mới đã dần hoàn thiện các chức
năng quản lí nhà nước về đất đai, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng
đất, khai thác hiệu quả đất đai đảm bảo phát triển bền vững.
Trong thời kì này nền kinh tế Việt Nam chuyển biến mạnh mẽ sang nền
kinh tế thị trường. Ngành nông nghiệp chuyển dần sang sản xuất nông nghiệp hàng
hóa, phấn đấu từng bước đạt các mục tiêu giá trị 50 triệu/ha, rồi 100 triệu/ ha năm.
Để phát triển nông nghiệp hàng hóa thì cơ cấu phân chia đất đai nông
nghiệp manh mún đã trở thành rào cản. Do vậy cũng trong thời kì này, những
chính sách nhằm khuyến khích tích tụ ruộng đất cũng được ban hành.
1.2 Cơ sở lý luận của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp
1.2.1 Manh mún đất đai và sự tất yếu của dồn điền đổi thửa tại Việt Nam
1.2.1.1 Vấn đề manh mún đất đai
Đặc điểm của manh mún đất đai
Khái niệm manh mún ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp được hiểu trên
khía cạnh: Thứ nhất là, sự manh mún về ô thửa đối với một đơn vị sản xuất
(thường là hộ nông dân), một hộ gia đình có nhiều thửa ruộng với diện tích một
thửa thường tương đối nhỏ. Thứ hai là, sự manh mún thể hiện về quy mô đất đai
trên một đơn vị sản xuất, diện tích ruộng đất quá nhỏ không tương thích với số

tình trạng sản xuất với quy mô lớn. Khi diện tích đất sản xuất tập trung ở một địa
điểm, nếu xảy ra thiên tai, hay sâu bệnh thì năng suất sẽ giảm rất nhiều (thậm chí
là mất trắng).

9


Diện tích thửa đất nhỏ, hộ nông dân có nhiều thửa đất tạo điều kiện cho
các hộ sản xuất linh hoạt hơn trong vấn đề luân canh cây trồng. Việc canh tác
trên nhiều thửa ruộng giúp nông dân đa dạng hóa cây trồng với nhiều loại giống,
nhiều loại cây trồng hơn. Trong sản xuất nông nghiệp sẽ thuận lợi hơn nếu có
được tính đồng bộ trên cùng một điều kiện tự nhiên. Chẳng hạn, trên một cánh
đồng sẽ chỉ có một loại cây trồng (và thậm chí là chỉ một loại giống) được canh
tác thì sẽ hạn chế sự phá hoại của sâu bệnh, côn trùng gây hại.
Phân tán đất đai tạo điều kiện cho việc bố trí lao động theo mùa vụ dễ
dàng hơn. Khi canh tác trên nhiều thửa ruộng sẽ tạo ra sự giãn cách về mặt thời
gian thu hoạch, vì vậy sẽ giảm áp lực về lao động. Đặc biệt trong điều kiện sản
xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào công cụ thủ công là chính như Việt Nam
hiện nay thì vấn đề này rất cần thiết.
Manh mún đất đai tuy có mặt tích cực trên, nhưng nó chỉ là tạm thời khi
nền nông nghiệp mang tính tự túc tự cấp. Khi nông nghiệp chuyển sang sản xuất
hàng hóa, thì manh mún đất đai đã trở thành yếu tố ngăn cản sự phát triển.
Sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ sẽ có nhiều khó khăn trong ứng dụng
công nghệ mới và tiến hành cơ giới hóa sản xuất. Việc đưa máy móc vào trong
sản xuất nông nghiệp sẽ khó có thể thực hiện hiệu quả khi diện tích quá nhỏ.
Phần lớn hiện nay ở Việt Nam diện tích đất canh tác nhỏ hơn 0.5ha/thửa, đặc biệt
là đồng bằng sông Hồng. Do đó hình thành rất nhiều đường bờ để ngăn cách các
thửa ruộng với nhau. Sự tồn tại của những đường bờ ngăn cách đó gây khó khăn
cho sự vận hành của máy móc hiện đại. Ngoài ra, những đường bờ ngăn đó cũng
sẽ lấy đi một phần diện tích đất sản xuất không nhỏ.

đất đai sẽ giảm được tiêu hao nguồn lực, tạo điều kiện để các nguồn lực này sử
dụng vào các hoạt động sản xuất khác mang lại hiệu quả hơn. Do đó, trên tổng
thể nền kinh tế sẽ đạt được lợi ích khi ta giảm mức độ manh mún đất đai.
Nguyên nhân làm manh mún đất đai
Tình trạng manh mún ruộng đất do các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng manh mún ruộng đất là sự phức
tạp của địa hình, nhất là các vùng đồi núi, trung du. Do địa hình bị chia cắt nên
đất đai ở đa số các địa phương hầu như đều có 3 loại đất: đất cao, đất vàn và đất
thấp, trũng.
- Chế độ thừa kế chia đều ruộng đất cho tất cả con cái. ở Việt Nam ruộng
đất của cha mẹ thường được chia đều cho tất cả các con sau khi ra ở riêng. Vì thế
tình trạng phân tán ruộng đất gắn liền với chu kỳ phát triển của nông hộ.

11


- Tâm lý tiểu nông của các hộ sản xuất nhỏ. Do quy mô sản xuất nhỏ lẻ,
các hộ nông dân ngại thay đổi, nhất là những thay đổi liên quan đến ruộng đất.
Người nông dân bao đời nay đã quen với phương thức canh tác thủ công, nhỏ lẻ,
theo kinh nghiệm. Những mảnh ruộng nhỏ thích hợp với phương thức này, ngược
lại mảnh ruộng lớn đối phương thức này lại khó khăn. Do vậy, thửa ruộng lớn
thường được chia thành mảnh nhỏ mà ít khi có trường hợp ngược lại.
- Liên quan đến phương pháp chia ruộng bình quân theo nguyên tắc có tốt,
có xấu, có xa, có gần khi thực hiện Nghị định 64/CP năm 1994. Việc chia nhỏ
các thửa ruộng để có sự công bằng giữa các hộ đã góp phần không nhỏ làm tăng
tình trạng manh mún ruộng đất. Quan điểm muốn bảo vệ sự công bằng cho
những người dân được chia ruộng và nhiều lý do sau đây khiến đa số các địa
phương chia nhỏ ruộng cho nông dân, đó là:
+ Tất cả các hộ đều phải có ruộng gần, xa, tốt, xấu, cao, thấp. Có như vậy
mới thể hiện tính công bằng.

- Hình thành cánh đồng mẫu lớn. Phương thức này hình thành trên cơ sở
dồn điền đổi thửa, hoặc cùng góp đất sản xuất. Phương thức này hiện nay đang
được khuyến khích, vì phương thức này người nông dân không bị mất đất mà vẫn
có cánh đồng mẫu lớn, sản xuất hiệu quả cao.
- Phương thức cho thuê đất. Theo phương thức này, hộ nông dân có đất
sản xuất kém hiệu quả cho hộ nông dân sản xuất hiệu quả hơn thuê. Phương thức
này người nông dân không bị mất đất mà vẫn có thu nhập từ đất.
1.2.1.3 Tính tất yếu của việc dồn điền đổi thửa ở nước ta
Không thể phủ nhận được vai trò và kết quả của chính sách chia đều ruộng
đất (Khoán 10). Nhờ chính sách này mà nông nghiệp Việt Nam đã tạo nên kì
tích: từ chỗ là nước thiếu lương thực trở thành một trong những nước xuất khẩu
gạo hàng đầu Thế giới. Tuy nhiên trong quá Hiện đại hóa-Công nghiệp hóa đất
nước, sự manh mún về đất đai nông nghiệp đã trở thành rào cản. Dồn đổi ruộng
đất chống manh mún, phân tán tạo ra ô thửa lớn là việc làm cần thiết, tạo tiền đề
cho việc thực hiện Công nghiệp hóa Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Để có giải pháp thích hợp, hiệu quả cho việc triển khai công tác dồn điền
đổi thửa, trước hết chúng ta cần tìm hiểu những nguyên nhân tạo nên tình trạng
manh mún ruộng sản xuất nông nghiệp hiện nay.
1.2.1.4 Cơ sở pháp lí của dồn điền đổi thửa
- Văn kiện Hội nghị BCH Trung Ương Đảng Khóa VII, lần thứ 2 (1991);
Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng Khóa VIII, lần thứ 4 (1996);
13


- Nghị quyết Số 06 của Bộ Chính trị, ngày 10-11-1998, về một số vấn đề
phát triển nông nghiệp và nông thôn;
- Nghị quyết Số 26/NQ-TW, ngày 12 tháng 3 năm 2003, Hội nghị BCH
Trung Ương Đảng Khóa 9, về việc đổi mới chính sách đất đai nông nghiệp. Nghị
quyết nêu rõ: tiếp tục đổi mới công tác quản lý đất đai nông nghiệp thời kì CNHHĐH đất nước, khuyến khích tích tụ đất đai, khắc phục tình trạng đất đai nông
nghiệp manh mún. Quá trình tích tụ có sự chỉ đạo và quản lí của Nhà nước; có


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status