đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa tại huyện thanh oai – thành phố hà nội - Pdf 30


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PT NT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*** PHẠM THỊ THUỶ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA
TẠI HUYỆN THANH OAI – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ : 60.85.01.03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. CAO VIỆT HÀ

HÀ NỘI, NĂM 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được

trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Quản lý đất đai, Ban
Quản lý đào tạo - Học việ
n Nông nghiệp Việt Nam.
Xin trân trọng cảm ơn cán bộ và nhân dân địa phương nơi tôi tiến hành
điều tra, nghiên cứu đặc biệt là tập thể cán bộ phòng Tài nguyên & Môi trường,
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, phòng Kinh tế, Chi cục Thống kê, Trung
tâm Dân số gia đình huyện Thanh Oai thành phố Hà Nội đã tận tình giúp đỡ để
tôi hoàn thành công việc.
Trân trọng cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ tôi thực hiệ
n đề tài.
Qua đây cũng cho tôi xin gửi lời cảm ơn những người thân trong gia đình
đã luôn tạo mọi điều kiện về mọi mặt giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học
tập và thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn Phạm Thị Thuỷ Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv

MỤC LỤC
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 30
3.1.2. Dân số, lao động và việc làm 31
3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 33
3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của huyện Thanh Oai 39
3.2.1. Hiện trạng sử dụ
ng tổng quỹ đất 39
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 40
3.3. Thực trạng công tác DĐĐT trên địa bàn huyện Thanh Oai 42
3.3.1. Cơ sở pháp lý của việc dồn điền đổi thửa 42
3.3.2. Tổ chức thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa 44
3.3.3. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa ở huyện Thanh Oai 50
3.4. Đánh giá của người dân về kết quả đạt được sau DĐĐT 68
3.4.1. Những mặt đạt được trong công tác DĐĐT 70
3.4.2. Những khó khăn gặp phải trong công tác DĐĐT 76
3.5. Những quan điểm và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác dồn
đổi ruộng đất để tăng hiệu quả sử dụng đất 77
3.5.1. Những quan đ
iểm chủ yếu 77
3.5.2. Những giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác DĐĐT 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
Kết luận 82
Kiến nghị 83
Tài liệu tham khảo 84
PHỤ LỤC 87
UBND : Uỷ ban nhân dân
VA

: Giá trị gia tăng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước 13
Bảng 1.2. Số hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phân theo quy mô sử dụng của
một số tỉnh thuộc vùng ĐBSH 14
Bảng 1.3. Mức độ manh mún ruộng đất ở một số tỉnh vùng ĐBSH 15
Bảng 1.4. Đặc điểm manh mún ruộng đất của các kiểu hộ 16
Bảng 1.5.Tình hình chuyển đổi ruộng đất ở một số địa phương 21
Bảng 3.1. Chỉ tiêu dân số huyện Thanh Oai đến tháng 12 năm 2013 32
Bảng 3.2. Giá trị, cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai (2008-2013) 33
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 35

Hình 3.3. Đồng ruộng xã Hồng Dương sau DĐĐT 55
Hình 3.4. Hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng sau DĐĐT 57
Hình 3.5. Cánh đồng mẫu lớn huyện Thanh Oai sau DĐĐT 57
Hình 3.6. Vùng rau an toàn ở xã Kim An huyện Thanh Oai sau DĐĐT 57
Hình 3.7.Mô hình trang trại chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp tại xã Hồng
Dương huyện Thanh Oai sau DĐĐT 60
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng và có giá trị nhất trong sản xuất nông
nghiệp. Trong lịch sử phát triển nông nghiệp, cải cách ruộng đất luôn là khâu bứt
phá quyết định mọi quan hệ sản xuất và ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình phát triển
kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.
Trong công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp nông thôn những n
ăm trước
đây, Đảng và Nhà nước ta đã có hàng loạt những chính sách mới về đất đai nhằm
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giải quyết vấn đề lương thực của cả nước, trong đó
điển hình là Luật Đất đai năm 1993. Theo đó ruộng đất được chia đến tận tay
người nông dân. Có thể nói rằng, với chính sách mới về quyền sử dụng đất như

vậy đã làm thay đổi hoàn toàn quan hệ sản xuất ở nông thôn, người nông dân đã
thực sự trở thành người chủ mảnh đất của riêng mình - đó là động lực cho sự phát
triển vượt bậc của nền nông nghiệp nước ta sau giải phóng miền Nam. Điều đó đã
đưa Việt Nam từ một nước hàng năm phải nhập khẩu một lượng lớn lương thực,
v
ươn lên thành một nước xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới, sau Thái Lan. Mặt

ện vọng của nhân dân, tạo điều kiện cho các hộ nông
dân yên tâm sử dụng và khai thác đất nông nghiệp lâu dài và hiệu quả, đồng thời
âng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
N ắm bắt được tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chủ trương
“Dồn đổi ruộng đất” để việc sử dụng đất có hiệu quả hơn.
Trên thực tế, mộ
t số tỉnh đã triển khai làm điểm, thậm chí có những nơi đã
đưa ra những chính sách riêng để triển khai dồn điền đổi thửa giữa các hộ xã
viên. Việc dồn điền đổi thửa cũng đã thành công ở nhiều nơi, nhiều chỗ nhưng
cũng có những địa phương không thành công. Mặt khác mức độ thành công ở
mỗi địa phương là khác nhau: có nơi công việc chỉ
diễn ra nhanh chóng trong
một vài tháng là xong, nhưng có nơi kéo dài hàng năm, gây tốn kém sức người và
tiền của…Vậy nên cần phải có những nghiên cứu nhằm đánh giá và tổng kết lại
các kinh nghiệm, những vấn đề tồn tại của các địa phương đã thực hiện việc dồn
đổi ruộng đất để đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho các địa phương khác
thực hiện việc d
ồn đổi ruộng đất được hiệu quả hơn.
Huyện Thanh Oai những năm gần đây sản xuất nông nghiệp phát triển với
tốc độ khá, bình quân tăng hơn 5%/năm. Nhưng thực tế sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn hiện nay cho thấy: ruộng đất chia quá nhỏ, trung bình mỗi hộ 6-8 sào
nhưng thành 10- 15 mảnh ở các xứ đồng khác nhau. Ruộng đất bị xé lẻ cản trở
vi
ệc chuyển giao áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là khâu cơ giới hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nên chi phí lao động cao dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp. Để

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3

khắc phục được tình trạng này Huyện uỷ - Hội đồng Nhân dân - Uỷ ban Nhân
dân huyện Thanh Oai đã chỉ đạo thực hiện việc dồn điền đổi thửa trên địa bàn


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp
1.1.1. Giai đoạn 1945-1981
Lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc và lịch sử phát triển kinh tế của
Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với các vấn đề về sử dụng đất đai. Những mâu
thuẫn trong chính sách đất đai (vấn đề tiếp cận đất đai, sở hữu và sử dụng đất đai)
đã diễn ra trong suốt thời kỳ thuộc địa của thực dân Pháp; trong thời kỳ chiến
tranh chống Mỹ và các chính sách của Chính phủ từ sau ngày thống nhất đất
nước năm 1975 (Nguyễn Sinh Cúc, 1995).
Trước năm 1945, đất nông nghiệp được phân chia thành 2 loại chính: đất
sở hữu cộng đồng và đất tư hữu. Khu vực nông thôn được phân chia làm 2 tầng
lớp dựa trên tính chất sở hữu của đất đai:
địa chủ và tá điền. Tầng lớp địa chủ
chiếm khoảng 2% tổng dân số nhưng chiếm hữu trên 50% tổng diện tích đất,
trong khi đó 59% hộ nông dân là tá điền không có đất và đi làm thuê cho tầng lớp
địa chủ (Nguyễn Sinh Cúc, 1995).
Sau năm 1945, Chính phủ đã thực hiện phân chia lại ruộng đất và giảm
bớt thuế cho nông dân nghèo và tá điền. Sau khi kết thúc chiến tranh với thực dân
Pháp (năm 1954), miền B
ắc thực hiện chương trình cải cách ruộng đất cơ bản.
Mục đích là để công hữu hoá ruộng đất của địa chủ người Việt và người Pháp,
tiến hành phân chia lại cho hộ nông dân ít đất hoặc không có đất với khẩu hiệu
“Người cày có ruộng”. Giai đoạn tiếp theo của chính sách cải cách ruộng đất đó
là miền Bắc bước sang giai đoạn sở hữu tập thể
đất nông nghiệp dưới hình thức
hợp tác xã từng khâu (bậc thấp) và hợp tác xã toàn phần (bậc cao) (Nguyễn Sinh
Cúc, 1995).

phá trong quá trình hướng tới nền kinh tế thị trường. Sự ra đời của Khoán 100 đã
có những ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối v
ới sản xuất
lúa gạo, tăng 6,3%/ năm trong suốt giai đoạn 1981-1985. Tuy nhiên, sau năm
1985, tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp bắt đầu giảm, cụ thể tốc độ tăng
trưởng của tổng sản lượng nông nghiệp trong giai đoạn 1986-1988 chỉ là 2,2%/
năm. Đầu năm 1988, sản xuất lương thực không đáp ứng được nhu cầu dẫn đến
sự thiếu ăn
ở 21 tỉnh, thành trên miền Bắc. ở miền Nam một loạt các mâu thuẫn
cũng gia tăng trong khu vực nông thôn, đặc biệt là mối quan hệ đất đai bởi sự
“cào bằng” về phân chia và điều chỉnh đất đai. Điều này hiển nhiên đặt ra yêu
cầu một cuộc cải cách mới trong chính sách đất đai (Sally và cs, 2007).
Để giải quyết các vấn đề trên, chính sách đổi mới trong nông nghiệp đã
được thực hi
ện theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị vào tháng 4 năm
1988. Với sự ra đời của Nghị quyết 10 thường được biết đến với tên Khoán 10,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6

người nông dân được giao đất nông nghiệp sử dụng từ 10-15 năm và lần đầu tiên
hộ nông dân được thừa nhận như một đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp.
Bắt đầu từ thời kỳ này, các tư liệu sản xuất (máy móc, trâu, bò, gia súc và công
cụ khác) được sở hữu dưới hình thức cá thể. Một khía cạnh khác của chính sách
này đó là người nông dân ở miền Nam được giao lại đất h
ọ đã sở hữu trước năm
1975 (Prablu and Vo-Tong Xuan, 1992).
Tuy nhiên, cùng với Khoán 10 chưa có luật tương ứng dẫn đến một số
quyền sử dụng đất như cho tặng hoặc thừa kế chưa được luật pháp hóa và thừa
nhận. Một loạt các vấn đề khác nảy sinh liên quan đến sản xuất chẳng hạn như:
trạm điện, hệ thống giao thông nông thôn, thị trường,… mà tr

dân, cuối năm 2000 con số này là trên 90%. Đối với đất rừng ở khu vực trung du
và miền núi nơi có rất nhiều phong tục tập quán thì việc giao đất ph
ức tạp hơn,
quá trình cấp giấy chứng nhận diễn ra chậm hơn và quá trình này vẫn đang được
tiếp tục thực hiện. Vào năm 1998, người nông dân được giao thêm 2 quyền sử
dụng nữa đó là quyền cho thuê lại và quyền được góp vốn đầu tư kinh doanh
bằng đất đai (Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường,
1998).
Những thay đổi trong chính sách đất đai của Việ
t Nam từ năm 1981 đến
nay đã góp phần đáng kể trong việc tăng nhanh sản lượng nông nghiệp và phát
triển khu vực nông thôn. Tổng sản lượng nông nghiệp tăng 6,7%/năm trong suốt
giai đoạn 1994-1999 và khoảng 4,6% trong giai đoạn 2000-2003. An toàn lương
thực quốc gia không còn là vấn đề nghiêm trọng nữa và nghèo đói đang từng
bước được đẩy lùi (Ban Kinh tế, 2004).
1.2. Tổng quan về dồn điền đổi thử
a
1.2.1. Vấn đề manh mún đất đai
Khái niệm manh mún ruộng đất được hiểu trên hai khía cạnh: một là sự
manh mún về mặt ô thửa, trong đó một đơn vị sản xuất (thường là nông hộ) có quá
nhiều mảnh ruộng với kích thước quá nhỏ và bị phân tán ở nhiều xứ đồng. Hai là
sự manh mún thể hiện trên quy mô đất đai của các đơn vị sản xuất, số lượng ruộng
đấ
t quá nhỏ không tương thích với số lượng lao động và các yếu tố sản xuất khác.
Cả hai kiểu manh mún trên đều dẫn đến tình trạng là hiệu quả sản xuất
thấp, khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là vấn đề
cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá trong nông nghiệp, dẫn đến tình trạng sử dụng đất kém
hiệu quả. Vì th
ế người ta luôn tìm cánh khắc phục tình trạng này.
Manh mún đất đai xẩy ra ở nhiều nơi, nhiều nước khác nhau trên thế giới

* Nhật Bản: Để chấn hưng nền nông nghiệp, năm 1961 Chính phủ Nhật
Bản đã ban hành chính sách nông nghiệp là đưa nông nghiệp từ quy mô nhỏ lên
quy mô lớn. Để thực hiện mục tiêu này Bộ Nông nghiệp đề ra "sự nghiệp xây
dự
ng ruộng đất với ba mục tiêu: rộng, chắc chắn, sâu".
- Rộng: nâng kích thước thửa ruộng lên 0,3 ha.
- Chắc chắn: cải tạo nền đất yếu, nhiều bùn, hay lún trên cơ sở thiết kế xây
dựng thoát nước cho từng thửa ruộng và từng khu vực để có thể sử dụng máy
móc cho thuận lợi.
- Sâu: cải tạo tầng canh tác ruộng đất đảm bảo độ dầy khoảng 1m.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9

Để làm được các yêu cầu nêu trên cần phải làm được hai việc:
+ Về mặt hành chính: xử lý chuyển đổi từ các ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn.
+ Về mặt kỹ thuật: gắn liền với việc xử lý kích thước thửa ruộng là việc
xây dựng hệ thống tưới tiêu và san ủi mặt bằng.
Công tác dồn điền đổi thửa, xử lý ruộng đất như nêu trên là khó khăn phức
t
ạp vì đất đai thuộc sở hữu tư nhân và việc chuyển đổi phải tiến hành với một số
biện pháp như công tác quy hoạch sử dụng đất mới phát huy hiệu quả trong sử
dụng đất. Kết quả là khoảng 2 triệu ha trong 2,7 triệu ha đất trồng lúa nước ở
Nhật Bản đã được chuyển đổi. Trước chuyển đổi, bình quân có 3,4 thửa /hộ, sau
chuyển đổ
i bình quân có khoảng 1,8 thửa /hộ. Việc chuyển đổi, xử lý đất nông
nghiệp đã tăng sức sản xuất của đất đai, tăng năng suất lao động của người nông
dân; việc áp dụng máy móc vào sản xuất được thuận tiện và hiệu quả, tạo điều
kiện để phát triển nông nghiệp hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh trong nông
nghiệp. Vì vậy cùng với các yếu tố khác, việc chuyển
đổi và xử lý đất nông

* Indonesia: Đồng bằng Java của Indonesia, ruộng đất cũng bị manh mún.
Năm 1963, số trang trại có diện tích đất nhỏ hơn 0,5 ha chiếm trên 52% trong
tổng số 7,9 triệu nông hộ; trang trại có từ 0,5 đến 1,0 ha chiếm 27%, chỉ có 0,4%
loại trang trại có 4 đến 5 ha. Trong khi đó, 40% số trang trạ
i do người làm công
quản lý chứ không do chủ đất quản lý. Tình trạng này đã ảnh hưởng nhiều đến
việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật của cuộc cách mạng xanh thời đó. Ở Indonesia
nói riêng và Đông Nam Á nói chung có sự gia tăng áp lực dân số trên ruộng đất
nhưng ít xẩy ra phân cực giữa các loại nông hộ, các trang trại quy mô lớn đến
hàng chục ha chỉ là cá biệt, mặc dù số nông dân không có ruộng đất vẫ
n tăng lên.
Như vậy ruộng đất vẫn không tập trung được vào một số trang trại lớn mà chỉ
được trao đổi giữa các chủ nhỏ. Thậm chí, quy mô ruộng đi thuê ở tất cả các
nhóm hộ đều giảm xuống. Giá ruộng đất (địa tô) vẫn tăng lên, nhưng lãi từ việc
đầu tư thêm lao động giảm xuống, làm thay đổi một loạt các thể chế nông thôn,
chủ yếu là gia tă
ng số hộ cho thuê đất. Như vậy thị trường ruộng đất đã không
vận hành hoàn toàn theo nguyên lý kinh tế (Chu Mạnh Tuấn, 2007).
* Châu Âu và các nước phát triển khác: kể từ sau cách mạng nông
nghiệp lần thứ 2 (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX), một loạt các trang trại nhỏ,
manh mún năng suất thấp đã bị loại thải, thay vào đó là các trang trại quy mô
vừa, năng suất lao động cao. Ví dụ
ở Pháp năm 1955 có xấp xỉ 2,3 triệu nông hộ
có quy mô 14 ha/hộ, đến năm 1993 chỉ còn 800 ngàn nông hộ với quy mô 35
ha/hộ. Ở Mỹ, năm 1950 cả nước có 5,65 triệu nông hộ với quy mô bình quân 86
ha/hộ, đến năm 1992 chỉ còn 1,92 triệu nông hộ với quy mô 198,9 ha/hộ. Nhìn
chung, tiến trình tích tụ ruộng đất và vốn nhanh chóng của các nông hộ ở Châu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11


về đất đai như thế nào?
* Tình trạng manh mún ruộng đất do các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân đầu tiên và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12

manh mún ruộng đất là sự phức tạp của địa hình, nhất là các vùng đồi núi, trung
du. Do địa hình bị chia cắt nên đất đai ở đa số các địa phương hầu như đều có 3
loại đất: đất cao, đất vàn và đất thấp, trũng.
- Nguyên nhân thứ 2: là chế độ thừa kế chia đều ruộng đất cho tất cả con
cái. Ở Việt Nam ruộng đất của cha mẹ thường được chia đều cho t
ất cả các con
sau khi ra ở riêng. Vì thế tình trạng phân tán ruộng đất gắn liền với chu kỳ phát
triển của nông hộ.
- Nguyên nhân thứ 3: là tâm lý tiểu nông của các hộ sản xuất nhỏ. Do quy
mô sản xuất nhỏ lẻ, các hộ nông dân ngại thay đổi, nhất là những thay đổi liên
quan đến ruộng đất.
- Nguyên nhân thứ tư liên quan đến phương pháp chia ruộng bình quân
theo nguyên tắc có tốt, có xấu, có xa, có gần khi thực hiện Nghị định 64 CP n
ăm
1994. Việc chia nhỏ các thửa ruộng để có sự công bằng giữa các hộ đã góp phần
không nhỏ làm tăng tình trạng manh mún ruộng đất. Quan điểm muốn bảo vệ sự
công bằng cho những người dân được chia ruộng và nhiều lý do sau đây khiến đa
số các địa phương chia nhỏ ruộng cho nông dân, đó là:
+ Tất cả các hộ đều phải có ruộng gần, ruộng xa, ruộng tốt, ru
ộng xấu,
ruộng cao, ruộng thấp. Có như vậy mới thể hiện tính công bằng.
+ Độ phì tự nhiên của đất ở các khu khác nhau phải chia đều cho các hộ.
+ Do hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất khác nhau nên phải
chia đều đất cho các hộ.

2
; đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày
bình quân lên đến hàng nghìn m
2
.
- Mức độ manh mún các vùng miền có sự khác nhau, số liệu minh hoạ
được thể hiện trong bảng 1.1 dưới đây.
Bảng 1.1. Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước

TT
Vùng sinh thái
Tổng số
thửa/hộ
Diện tích
bình quân/thửa (m
2
)
Trung
bình
Cá biệt Đất lúa Đất rau
1 Trung du miền núi Bắc Bộ 10 - 20 150 150 - 300 100 - 150
2 Đồng bằng sông Hồng 7- 10 47 300 - 400 100 - 150
3 Duyên hải Bắc Trung Bộ 7 - 10 30 300 - 500 200 - 300
4 Duyên hải Nam Trung Bộ 5 - 10 30 300 - 1000 200 - 1000
5 Tây Nguyên 5 25 200 - 500
1000 - 5000
6 Đông Nam Bộ 4 - 5 15 1000 - 3000 1000 - 5000
7 Đồng bằng sông Cửu Long 3 10
3000 - 5000
500 - 1000

ha
Từ 2 ha
trở lên
ĐBSH 3054770 1731533 1223905 97216 2116
1 Hà Nội (cũ)
174537 123610 48121 2718 88
2
Vĩnh Phúc (cũ) 212851 109564 94017 9057 213
3 Bắc Ninh
187569 109037 73951 4539 42
4 Hà Tây (cũ)
457290 279625 160362 16955 348
5 Hải Dương
348086 187579 151986 8335 186
6 Hải Phòng
242419 139110 89842 13340 127
7 Hưng Yên
228183 127289 94950 5837 107
8 Thái Bình
457669 266379 187376 3843 71
9 Hà Nam
172615 94132 72196 6165 122
10 Nam Định
396281 221735 165630 8814 102
11 Ninh Bình
177270 73473 85474 17613 710

(Nguồn: TCTK, kết quả tổng điều tra NT, NN và TS năm 2006 )
(Hà Nội, Hà Tây và Vĩnh Phúc, số liệu trên lúc chưa chia tách)


TT Tỉnh
Tổng số thửa/hộ
Diện tích
bình quân/thửa (m
2
)
ít
nhất
Nhiều
nhất
Trung
bình
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
T
rung
b
ình
1 Hà Tây (cũ) - - 9,5 20 700 216
2 Hải Phòng 5,0 18 6 - 8 20 - -
3 Hải Dương 9,0 17 11,0 10 - -
4 Vĩnh Phúc (cũ) 7,1 47 9,0 10 5968 228
5 Nam Định 3,1 19 5,7 10 1000 288
6 Hà Nam 7,0 37 8,2 14 1265 -
7 Ninh Bình 3,3 24 8,0 5 3224 -
(Nguồn:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003)
* Các đặc điểm manh mún ruộng đất ở đồng bằng sông Hồng:
Hàng thế kỷ trước đây, tình trạng manh mún ruộng đất ở ĐBSH đã được

)
Nghèo
7,2 381
Trung bình
9,2 412
Khá, giầu
8,0 492
(Nguồn:Tổng cục Địa chính 1997)
Theo điều tra nông thôn của dự án DANIDA với bộ số liệu Điều tra tiếp
cận nguồn lực của hộ gia đình Việt Nam (VARHS) được tiến hành điều tra trong
khoảng thời gian từ tháng 7 - 9/2008 đến tháng 6-8/2010 cho thấy diện tích đất
canh tác trung bình của một hộ nông dân là 0,41 ha, trung bình mỗi hộ có 5,5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status