Nghiên cứu những biến đổi lâm sàng, phi lâm sàng của bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại các trang trại thuộc công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam - Pdf 41

MỤC LỤC

Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục các từ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục sơ đồ, hình

viii

MỞ ĐẦU

1

Tính cấp thiết của đề tài.

7

1.1.2.2 Chu kỳ tính và thời điểm phối giống thích hợp.

9

1.1.2.3 Sinh lý đẻ.

13

Bệnh viêm tử cung lợn nái (Metritis).

15

1.2.1 Nguyên nhân của bệnh viêm tử cung.

15

1.2.2 Hậu quả của bệnh viêm tử cung.

16

1.2.3 Các thể viêm tử cung.

18

1.2

1.2.3.1 Viêm nội mạc tử cung (Endometritis).


25


2.1

Đối tượng nghiên cứu.

25

2.2

Địa điểm và thời gian nghiên cứu.

25

2.3

Nội dung nghiên cứu.

25

2.4

Phương pháp nghiên cứu.

25

2.4.1 Xác định một số chỉ tiêu lâm sàng.

25


28

3.3

Kết quả theo dõi một số biểu hiện lâm sàng của lợn nái mắc bệnh viêm tử cung. 31

3.4

Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu phi lâm sàng của lợn mắc bệnh viêm tử cung

33

3.4.1 Huyết cầu và huyết sắc tố của lợn mắc bệnh viêm tử cung

33

3.4.2 Số lượng và công thức bạch cầu của lợn nái mắc bệnh viêm tử cung.

35

3.4.3 Kết quả kiểm tra hàm lượng protein tổng số, các tiểu phần protein huyết
thanh của lợn nái mắc bệnh viêm tử cung và lợn nái bình thường.

38

3.4.4 Hàm lượng đường huyết và hoạt độ của enzyme GOT, GPT trong máu
lợn mắc bệnh viêm tử cung.

39

2

Đề nghị.

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

50

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP

Charoen Pokphand

CFU

Colony Forming Unit

DRV

Dịch rỉ viêm

E.coli

Escherichia coli



Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase

SGPT

Serum Glutamic Pyruvic Transaminase

VTC

Viêm tử cung

VTM

Vitamin

vi


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

1.1 Các chỉ tiêu chẩn đoán viêm tử cung.

22



40

3.8 Ảnh hưởng của bệnh viêm tử cung đến năng suất sinh sản của lợn nái.

42

3.9 Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung.

44

3.10 Kết quả thử nghiệm biện pháp phòng bệnh viêm tử cung ở lợn nái.

47

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH

STT

Tên sơ đồ, hình

Trang

Sơ đồ 1.1

Cơ chế động dục


mục tiêu hàng đầu của các nhà chăn nuôi và các nhà khoa học.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ và sự chuyển đổi phương thức
chăn nuôi, tình hình dịch bệnh trên đàn lợn cũng diễn biến hết sức phức tạp và
không ngừng gia tăng một số bệnh các bệnh sinh sản, truyền nhiễm gây ra cho
đàn lợn như: dịch tả, lở mồm long móng, tai xanh… ảnh hưởng không nhỏ tới
năng suất sinh sản của lợn nái. Theo các nhà chăn nuôi, một trong những nguyên
nhân làm hạn chế khả năng sinh sản của lợn nái ở nước ta hiện nay là các bệnh về
sinh sản đặc biệt là bệnh viêm tử cung chiếm tỉ lệ cao. Bệnh này không những
làm ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của lợn mẹ mà còn là một trong
những nguyên nhân làm tăng cao tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở đàn lợn con đang
trong thời gian theo mẹ, do đó chất lượng của đàn giống bị ảnh hưởng. Nếu
không điều trị kịp thời bệnh viêm tử cung có thể kế phát viêm vú, mất sữa, nặng
có thể dẫn tới rối loạn sinh sản, chậm sinh, vô sinh, viêm phúc mạc dẫn đến
nhiễm trùng huyết và có thể chết. Vì vậy viêm tử cung ở lợn nái ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng đàn lợn giống nói riêng mà còn ảnh hưởng đến năng
suất, chất lượng và hiệu quả của toàn ngành chăn nuôi lợn nói chung.

1


Những vấn đề nêu trên cho thấy việc nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh
và đưa ra biện pháp phòng, trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại là một việc
cần thiết. Với mục đích góp phần nâng cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái
ngoại đồng thời bổ sung vào các tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực sinh sản của
giống lợn nái ngoại chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu những biến đổi lâm sàng, phi lâm sàng của bệnh viêm tử
cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại các trang trại thuộc công ty cổ phần chăn
nuôi C.P Việt Nam”.

2


3


1.1.1.2. Bộ phận sinh dục bên trong.
+ Buồng trứng (Ovarium).
Buồng trứng của lợn gồm một đôi treo ở cạnh trước dây chằng rộng, nằm
trong xoang chậu. Hình dáng của buồng trứng rất đa dạng nhưng phần lớn có
hình bầu dục hoặc hình ô van dẹt, không có lõm rụng trứng.
Buồng trứng có hai chức năng cơ bản là tạo ra tế bào trứng và tiết các
hormone: Estrogen, Progesterone, Oxytoxin, Relaxin và Inhibin. Các hormone
này tham gia vào việc điều khiển chu kỳ sinh sản của lợn cái. Estrogen cần thiết
cho sự phát triển của tử cung và hệ thống ống dẫn của tuyến vú. Progesterone do
thể vàng tiết ra giúp duy trì sự mang thai do nó kích thích sự phân tiết của tử
cung để nuôi dưỡng thai, ức chế sự co thắt của tử cung và phát triển nang tạo sữa
của tuyến vú. Oxytoxin được tiết chủ yếu của phần sau của tuyến yên nhưng
cũng được tiết bởi thể vàng của buồng trứng khi gia súc gần sinh, nó làm co thắt
cơ tử cung trong lúc đẻ và cũng làm co thắt cơ trơn tuyến vú để thải sữa. Ở lợn.
Relaxin do thể vàng tiết ra để gây dãn nở xương chậu, làm dãn và mềm cổ tử
cung, do đó mở rộng đường sinh dục khi gần sinh. Inhibin có tác dụng ức chế sự
phân tiết kích tố noãn Follicle Stimulating Hormone từ tuyến yên, do đó ức chế
sự phát triển nang noãn theo chu kỳ (Trần Thị Dân, 2004).
Ở bề mặt ngoài của buồng trứng có một tổ chức liên kết được bao bọc bởi
lớp biểu mô hình lập phương. Bên dưới lớp này là lớp vỏ chứa các noãn nang, thể
vàng, thể trắng (thể vàng thoái hoá). Phần tuỷ của buồng trứng nằm ở giữa, gồm có
mạch máu, dây thần kinh, mạch bạch huyết và mô liên kết. Miền vỏ có tác dụng về
sinh dục vì ở đó xảy ra quá trình trứng chín và rụng trứng. Trên buồng trứng có từ
70.000 - 100.000 noãn bào ở các giai đoạn khác nhau, tầng ngoài cùng là những
noãn bào sơ cấp phân bố tương đối đều, tầng trong là những noãn bào thứ cấp
đang sinh trưởng, khi noãn bào chín sẽ nổi nên bề mặt buồng trứng (Khuất Văn

gấp với tế bào biểu mô có lông nhỏ. Phần eo tiếp nối với sừng tử cung, nó có
thành dày hơn phần rộng và ít nếp gấp hơn.
Vai trò cơ bản của ống dẫn trứng là vận chuyển noãn và tinh trùng đến nơi
thụ tinh của ống dẫn trứng (1/3 phía trên của ống dẫn trứng), tiết ra các chất để
nuôi dưỡng noãn, duy trì sự sống và gia tăng khả năng thụ tinh của tinh trùng, tiết
các chất nuôi dưỡng phôi trong mấy ngày trước khi phôi đi vào tử cung. Nơi tiếp
giáp giữa phần eo và tử cung có vai trò điều khiển sự di chuyển của tinh trùng
đến phần rộng của ống dẫn trứng hoặc di chuyển của phôi vào tử cung. Ở lợn, sự

5


co thắt của nơi tiếp giáp eo - tử cung tạo thành cái cản đối với tinh trùng để
không có quá trình tinh trùng đi đến phần rộng, nhờ đó tránh được hiện tượng
nhiều tinh trùng xâm nhập noãn.
+ Tử cung (Uterus).
Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng, trên bàng quang và niệu
đạo trong xoang chậu, 2 sừng tử cung ở phần trước cửa vào xoang chậu. Tử cung
được giữ tại chỗ nhờ sự bám của âm đạo vào cổ tử cung và được giữ bởi các dây
chằng.
Tử cung lợn thuộc loại tử cung sừng kép, gồm 2 sừng thông với 1 thân và
cổ tử cung.
Sừng tử cung: Dài 50 - 100cm, hình ruột non, thông với ống dẫn trứng.
Thân tử cung: Dài 3 - 5cm, nằm phía trong cổ tử cung và có rãnh giữa tử cung.
Cổ tử cung: Dài 10 - 18cm, có thành dầy, hình trụ, có các cột thịt xếp theo
kiểu cài răng lược, thông với âm đạo.
Vách tử cung gồm 3 lớp từ ngoài vào trong: Lớp tương mạc, lớp cơ trơn
và lớp nội mạc.
Lớp tương mạc: Là lớp màng sợi, dai, chắc phủ mặt ngoài tử cung và nối
tiếp vào các hệ thống các dây chằng.

thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình sinh đẻ và là ống thải các chất
dịch từ tử cung.
Âm đạo có cấu tạo gồm 3 lớp:
Lớp liên kết ở ngoài, lớp cơ trơn có cơ dọc bên ngoài, cơ vòng bên trong.
Các lớp cơ âm đạo liên kết với các cơ ở cổ tử cung. Lớp niêm mạc âm đạo, trên
bề mặt có nhiều thượng bì gấp nếp dọc. Âm đạo là cơ quan giao cấu, nơi tinh
dịch được phóng ra và đọng lại ở đó. Âm đạo lợn dài 10 - 12cm
1.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn.
Đặc điểm sinh lý sinh dục của gia súc nói chung và loài lợn nói riêng
đặc trưng cho loài, có tính ổn định với từng giống vật nuôi. Nó được duy trì
qua các thế hệ và luôn củng cố, hoàn thiện qua quá trình chọn lọc. Ngoài ra,
còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như ngoại cảnh điều kiện nuôi dưỡng,
chăm sóc, khai thác.
1.1.2.1. Sự thành thục về tính.
Sự thành thục về tính được đánh dấu khi con vật bắt đầu có phản xạ sinh
dục và có khả năng sinh sản. Lúc này tất cả các bộ phận sinh dục như: Buồng

7


trứng, tử cung, âm đạo… đã phát triển hoàn thiện và có thể bắt đầu bước vào
hoạt động sinh sản. Đồng thời với sự phát triển hoàn thiện ở bên trong thì ở bên
ngoài các bộ phận sinh dục phụ cũng xuất hiện và gia súc có phản xạ về tính hay
xuất hiện hiện tượng động dục.
Tuy nhiên, thành thục về tính sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, tính
biệt và các điều kiện ngoại cảnh cũng như chăm sóc nuôi dưỡng.
+ Giống.
Các giống lợn khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác nhau.
Những giống có thể vóc nhỏ thường thành thục về tính sớm hơn những
giống có thể vóc lớn.

Ngược lại, cũng không nên cho gia súc phối giống quá muộn vì ảnh hưởng tới
năng suất sinh sản của một đời nái đồng thời ảnh hưởng tới thế hệ sau của chúng.
1.1.2.2. Chu kỳ tính và thời điểm phối giống thích hợp.
* Chu kỳ tính.
Từ khi thành thục về tính những biểu hiện tính dục của lợn được diễn ra
liên tục và có tính chu kỳ. Các noãn bào trên buồng trứng phát triển, lớn dần,
chín và nổi cộm trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf. Khi nang Graaf vỡ,
trứng rụng gọi là sự rụng trứng. Mỗi lần trứng rụng con cái có những biểu hiện ra
bên ngoài gọi là động dục. Do trứng rụng có tính chu kỳ nên động dục cũng theo
chu kỳ (Khuất Văn Dũng, 2005).
Chu kỳ tính ở các loài khác nhau là khác nhau, ở giai đoạn đầu mới thành
thục về tính thì chu kỳ chưa ổn định mà phải 2 - 3 chu kỳ tiếp theo mới ổn định.
Một chu kỳ tính của lợn nái dao động trong khoảng 18 - 22 ngày, trung bình là
21 ngày và được chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn trước động dục, giai đoạn
động dục, giai đoạn sau động dục, giai đoạn nghỉ ngơi.
* Giai đoạn trước động dục.
Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ tính, kéo dài 1 - 2 ngày, là thời gian
chuẩn bị đầy đủ cho đường sinh dục của lợn cái đón nhận tinh trùng, cũng như
đảm bảo các điều kiện cho trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ thai.
Trong giai đoạn này, có sự thay đổi cả về trạng thái cơ thể cũng như trạng
thái thần kinh, ở giai đoạn này các noãn bao phát triển mạnh, thành thục và nổi rõ
trên bề mặt buồng trứng, kích thước noãn bao thay đổi rất nhanh, đầu giai đoạn
này noãn bao có đường kính là 4mm, cuối giai đoạn noãn bao có đường kính 10 12mm. Các tế bào vách ống dẫn trứng tăng cường sinh trưởng, số lượng lông
nhung tăng, đường sinh dục bắt đầu sung huyết nhanh, hệ thống tuyến, âm đạo
tăng tiết dịch nhầy, niêm dịch ở cổ tử cung tiết ra làm cổ tử cung hé mở. Các

9


noãn bao chín, tế bào trứng tách khỏi noãn bao. Tử cung co bóp mạnh, cổ tử

10


* Giai đoạn nghỉ ngơi.
Giai đoạn này kéo dài từ 10 - 12 ngày, bắt đầu từ ngày thứ tư sau khi rụng
trứng mà không được thụ tinh và kết thúc khi thể vàng tiêu hủy. Đây là giai đoạn
con vật hoàn toàn yên tĩnh, cơ quan sinh dục hoạt động trở lại trạng thái sinh lý
bình thường, trong buồng trứng thể vàng bắt đầu teo đi, noãn bao bắt đầu phát dục,
nhưng chưa nổi rõ trên bề mặt buồng trứng. Toàn bộ cơ quan sinh dục dần xuất hiện
những biến đổi chuẩn bị cho chu kỳ sinh dục tiếp theo.
Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, nắm được chu kỳ tính và các giai đoạn
của quá trình động dục sẽ giúp cho người chăn nuôi có chế độ nuôi dưỡng, chăm
sóc cho phù hợp và phối giống kịp thời, đúng thời điểm, từ đó góp phần nâng cao
năng suất sinh sản của lợn nái.
* Cơ chế động dục.
Chu kỳ động dục của lợn cái được điều khiển bởi 2 yếu tố thần kinh và thể
dịch, khi các nhân tố về ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ, mùi con đực... tác
động và kích thích vùng dưới đồi (Hypothalamus) giải phóng ra các yếu tố tác
động lên tuyến yên, kích thích thùy trước tuyến yên tiết FSH (Follicle
Stimulating Hormone) và LH (Lutenizing Hormone).
FSH kích thích noãn bao phát triển đồng thời cùng với LH làm cho noãn bao
thành thục chín và rụng trứng. Khi noãn bao phát triển thành thục, tế bào hạt trong
thượng bì bao noãn tiết ra Oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn. Khi hàm lượng
hormone này trong máu đạt 64 - 112% sẽ kích thích con vật có những biểu hiện động
dục, đồng thời dưới tác động của Oestrogen cơ quan sinh dục biến đổi. Tử cung hé
mở, âm hộ, âm đạo xung huyết tiết niêm dịch, sừng tử cung và ống dẫn trứng tăng
sinh tạo điều kiện cho sự làm tổ của hợp tử sau này.
Cuối chu kỳ động dục thì Oestrogen lại kích thích tuyến yên tiết ra LH và
giảm tiết FSH. Khi lượng LH/FSH đạt tỷ lệ 3/1 thì sẽ kích thích cho trứng chín và
rụng trứng, sau khi trứng rụng thể vàng được hình thành ở nơi bao noãn vỡ ra, thể


Thể vàng
progesterone

Thai thành thục

Đẻ

Sơ đồ 1.1. Cơ chế động dục
* Thời điểm phối giống thích hợp.
Thời gian tinh trùng lợn đực giống sống trong tử cung lợn nái khoảng 45
đến 48 giờ, trong khi trứng của lợn nái tồn tại và thụ thai có hiệu quả là rất ngắn,
cho nên phải tiến hành đúng lúc, thời điểm phối giống thích hợp nhất là vào giữa
giai đoạn chịu đực.

12


Đối với lợn nái ngoại thời điểm phối giống thích hợp nhất khi có hiện
tượng chịu đực từ 6 - 8 giờ, hoặc phối vào cuối ngày thứ 3 và sang ngày thứ 4 kể
từ lúc bắt đầu động dục.
Đối với lợn nái nội thời điểm phối giống sớm hơn lợn nái ngoại 1 ngày. Tức là
vào cuối ngày thứ 2 sang ngày thứ 3, vì thời gian động dục ngắn hơn.
Khi thực hiện thụ tinh nhân tạo, thấy lợn nái chịu đựng buổi sớm thì cho
phối vào buổi chiều, nếu có triệu chứng chịu đực buổi chiều thì sáng hôm sau
cho phối, thường phối 2 lần (phối lặp) ở giai đoạn chịu đực “chặn đầu khóa đuôi”
của thời kỳ rụng trứng để tăng khả năng thụ thai.
1.1.2.3. Sinh lý đẻ.
Theo Trần Tiến Dũng và Nguyễn Văn Thanh (2002), gia súc cái mang
thai trong một thời gian nhất định tuỳ từng loài gia súc, khi bào thai phát triển

Biến đổi quan hệ giữa cơ thể mẹ và nhau thai: Khi thai đã thành thục thì quan
hệ sinh lý giữa mẹ và nhau thai không còn cần thiết nữa, lúc này thai đã trở thành
một ngoại vật trong tử cung nên được đưa ra ngoài bằng động tác đẻ.
Thời gian đẻ kéo dài hay ngắn tuỳ từng loại gia súc, ở lợn thường từ 2 - 6 giờ,
nó được tính từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn đến khi bào thai cuối cùng ra ngoài.
Cơ chế điều khiển quá trình đẻ được mô tả qua sơ đồ sau:

Ngoại cảnh kích thích

Ngoại cảnh ức chế

Vỏ não

Thùy trước tuyến yên

Vùng dưới đồi

Buồng trứng
Tế bào hạt

Thể vàng

Oestrogen

Progesteron

Sừng tử cung

Prostaglandin


Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: Sảy thai truyền nhiễm, phó
thương hàn, bệnh lao… gây viêm.
Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau đẻ
không sạch sẽ trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điều kiện xâm nhập
và gây viêm, do lộn tử cung (bít tết).

15


Ngoài các nguyên nhân trên viêm tử cung còn có thể là biến chứng nhiễm
trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động đực (vì lúc
đó cổ tử cung mở), vi khuẩn xâm nhập vào tử cung theo đường máu và viêm tử
cung là một trong những triệu chứng lâm sàng chung (Lê Văn Năm và cs.,1997).
Theo F.Madec and C.Neva (1995), bệnh viêm tử cung và các bệnh ở
đường tiết niệu có mối quan hệ với nhau, vi khuẩn trong nước tiểu cũng phát
triển trong âm đạo và việc gây nhiễm ngược lên tử cung là rất dễ xảy ra.
Nhiễm khuẩn tử cung qua đường máu là do vi khuẩn sinh trưởng ở một cơ
quan nào đó có kèm theo bại huyết, do vậy có trường hợp lợn hậu bị chưa phối
nhưng đã bị viêm tử cung.
1.2.2. Hậu quả của bệnh viêm tử cung.
Tử cung là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ quan sinh dục
của lợn nái, nếu tử cung xảy ra bất kỳ sây sát nào thì đều ảnh hưởng rất lớn tới khả
năng sinh sản của lợn mẹ và sự sinh trưởng, phát triển của lợn con.
Đánh giá được hậu quả của viêm tử cung nên đã có rất nhiều nhà khoa học
nghiên cứu về bệnh và đưa ra những nhận xét có ý nghĩa rất lớn cho quá trình
chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh.
Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) và Trần Thị Dân (2004), khi lợn nái bị
viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chính sau.
Sảy thai: Lớp cơ trơn ở thành tử cung có đặc tính co thắt. Khi mang thai,
sự co thắt của cơ tử cung giảm đi dưới tác dụng của Progesterone, nhờ vậy phôi

chăn nuôi và bác sỹ thú y nhận thấy ở lợn viêm tử cung lúc đẻ là: chảy mủ ở âm hộ,
sốt, bỏ ăn. Mặt khác, các quá trình bệnh lý xảy ra lúc sinh đẻ ảnh hưởng rất lớn tới
năng suất sinh sản của lợn nái sau này. Tỷ lệ phối giống không đạt tăng lên ở đàn
lợn nái viêm tử cung sau khi sinh đẻ, hiện tượng viêm tử cung kéo dài từ lứa đẻ
trước đến lứa đẻ sau là nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ. Mặt khác viêm tử cung là
một trong các nguyên nhân đẫn đến hội chứng MMA, từ đó làm cho tỷ lệ lợn con
nuôi sống thấp. Đặc biệt, nếu viêm tử cung kèm theo viêm bàng quang thì còn ảnh
hưởng tới hoạt động của buồng trứng. Qua đó ta thấy hậu quả của viêm tử cung là
rất lớn, tỷ lệ mắc bệnh giảm, người chăn nuôi phải có những hiểu biết nhất định về
bệnh từ đó tìm ra biện pháp đề phòng và điều trị hiệu quả.

17


Hình 1.1. Hình ảnh lợn mắc bệnh viêm tử cung
1.2.3. Các thể viêm tử cung.
Theo Đặng Đình Tín (1985) bệnh viêm tử cung được chia làm 3 thể: Viêm
nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung.
1.2.3.1. Viêm nội mạc tử cung (Endometritis).
Theo NguyễnVăn Thanh (1999), viêm nội mạc tử cung là một trong các
nguyên nhân làm giảm khả năng sinh sản của gia súc cái, nó cũng là thể bệnh

18


phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh của viêm tử cung. Viêm nội mạc tử
cung thường xảy ra sau khi gia súc sinh đẻ nhất là trong trường hợp đẻ khó phải
can thiệp làm niêm mạc tử cung bị tổn thương, tiếp đó là các vi khuẩn
Streptococcus, Staphylococcus, E.Coli, Salmonella, C.Pyogenes, Bruccella, roi
trùng Trichomonas Foetus…. Xâm nhập và tác động lên lớp niêm mạc gây viêm.

bị phân giải, thối rữa gây tổn thương cho mạch quản và lâm ba quản, từ đó làm
lớp cơ và một ít lớp tương mạc của tử cung bị hoại tử. Nếu bệnh nặng, can thiệp
chậm có thể dẫn tới nhiễm trùng toàn thân, huyết nhiễm trùng hoặc huyết nhiễm
mủ. Có khi do lớp cơ và lớp tương mạc của tử cung bị phân giải mà tử cung bị
thủng hoặc tử cung bị hoại tử từng đám to.
Lợn nái bị bệnh này thường biểu hiện triệu chứng toàn thân rõ rệt, thân
nhiệt tăng cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống giảm, lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, mép
âm đạo tím thẫm, niêm mạc âm đạo khô, nóng màu đỏ thẫm, gia súc biểu hiện
trạng thái đau đớn, rặn liên tục. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch
màu đỏ nâu, lợn cợn mủ và những mảnh tổ chức thối rữa nên có mùi tanh, thối.
Con vật thường kế phát viêm vú, có khi viêm phúc mạc.
Thể viêm này thường ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh đẻ lần sau.
Có trường hợp điều trị khỏi nhưng gia súc không còn khả năng sinh sản.
1.3.3.3. Viêm tương mạc tử cung (Perimetritis Puerperali).
Theo Đặng Đình Tín (1985), viêm tương mạc tử cung thường kế phát từ
viêm cơ tử cung. Thể viêm này thường cấp tính cục bộ, toàn thân xuất hiện
những triệu chứng điển hình và nặng, lúc đầu lớp tương mạc tử cung có màu
hồng, sau chuyển sang đỏ sẫm, sần sùi mất tính trơn bóng, sau đó các tế bào bị
hoại tử và bong ra, dịch thẩm xuất tăng tiết. Nếu bị viêm nặng, nhất là viêm có
mủ, lớp tương mạc có thể dính với các tổ chức xung quanh gây nên tình trạng
viêm mô tử cung, thành tử cung dầy lên, có thể kế phát viêm phúc mạc.
Lợn nái biểu hiện triệu chứng toàn thân: Nhiệt độ tăng cao, mạch nhanh,
con vật ủ rũ, mệt mỏi, uể oải, đại tiện khó khăn, ăn uống kém hoặc bỏ ăn, lượng
sữa rất ít hoặc mất hẳn, thường kế phát viêm vú. Con vật luôn biểu hiện trạng
thái đau đớn, khó chịu, lưng và đuôi cong, rặn liên tục. Từ âm hộ thải ra ngoài rất
nhiều hỗn dịch lẫn mủ và tổ chức hoại tử, có mầu nâu và mùi thối khắm. Khi
kích thích vào thành bụng thấy con vật có phản xạ đau rõ hơn, rặn nhanh hơn, từ
âm hộ dịch chảy ra nhiều hơn. Trường hợp một số vùng của tương mạc đã dính
với các bộ phận xung quanh thì có thể phát hiện được trạng thái thay đổi vị trí và


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status