SKKN mầm non: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA THÁI - Pdf 41

MỤC LỤC
NỘI DUNG
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
B. NÔI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.

Trang

1. Thuận lợi.
2. Khó khăn.
3. Kết quả khảo sát:

1
1
1
1
1
2
2
2
2
3
3

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN


14
17
18

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

18

1. Kết luận.
2. Kiến nghị

19
20

19

A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Như chúng ta đã biết, cho trẻ mầm non làm quen với chữ cái là một nhiệm
vụ hết sức quan trọng và cần thiết, nó giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh,
giúp trẻ giao tiếp với mọi người, cung cấp vốn từ và mở rộng mối quan hệ giữa
1


ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết. Cho trẻ làm quen với chữ cái là chuẩn bị các kỹ
năng tiền biết đọc, biết viết cho trẻ. Đây chính là một trong các lĩnh vực chuyên
biệt cần phải chuẩn bị cho trẻ trước khi vào lớp một. Ngoài ra cho trẻ làm quen
chữ viết không ngừng có ý nghĩa và tác dụng to lớn trong giáo dục nhằm phát

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp như sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm hiểu mọi thông
tin có liên quan đến đề tài để nắm chắc kiến thức giúp trẻ 5 – 6 tuổi làm quen
với chữ cái đạt hiệu quả.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp trao đổi gợi mở đàm thoại
- Phương pháp thực hành trải nghiệm.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.

Ở trường Mầm non, trẻ được làm quen với 29 chữ cái của Tiếng việt. Từ
đó trẻ nhận biết mặt chữ, phát âm đúng chữ cái, nghe phát âm tìm được chữ cái,
nhìn vào chữ cái đọc được âm tương ứng. Ngoài ra, trẻ còn được đọc 1 số câu
thơ, ca dao, đồng dao có chứa âm của chữ cái nhằm hoàn thiện bộ máy phát âm
và khả năng ngôn ngữ mạch lạc, biểu cảm, nói đúng ngữ âm Tiếng việt.
Ngoài ra, hoạt động làm quen với chữ cái còn giúp trẻ biết cầm bút, ngồi
đúng tư thế khi tô, viết. Do đó, việc cho trẻ làm quen với chữ cái là 1 hoạt động
rất quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi. Hoạt động này không
chỉ giúp hình thành những cơ sở ban đầu của kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ mà còn
giúp trẻ có những hiểu biết và kĩ năng cơ bản, hỗ trợ trực tiếp và tích cực cho bộ
môn Tiếng việt ở trường Tiểu học. Vì vậy có thể nói việc hướng dẫn trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái là cơ hội tốt để chuẩn bị hành trang vững
chắc giúp trẻ bước vào lớp 1 thuận lợi.
Qua thực tế đơn vị tôi đang công tác, trong những năm vừa qua tôi đã cố


- Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đã đầu tư nhưng còn ít, chưa đa dạng về
chủng loại, chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ.
- 100% phụ huynh học sinh ở nông thôn, cuộc sống còn gặp nhiều khó
khăn nên việc đóng góp, ủng hộ còn nhiều hạn chế.
- Một số trẻ ở lớp là từ nơi khác chuyển đến nên chưa qua mẫu giáo nhỡ,
dẫn đến việc rèn trẻ gặp nhiều khó khăn.
- Một số trẻ quá hiếu động nên cũng ảnh hưởng tới việc học tập như cháu
Giang, cháu Duy Anh, …
- Đồ dùng và môi trường học còn chưa phong phú, đa dạng…
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến trẻ, chưa hiểu được tầm
quan trọng của bộ môn nên chưa phối hợp với nhà trường để dạy trẻ.
3. Kết quả thực trạng:
Tiến hành đề tài này tôi thực hiện trên 34 trẻ mẫu giáo lớn, trong đó có 20
trẻ đã qua học lớp mẫu giáo nhỡ, số trẻ phát âm và nhận dạng chữ cái kém, nói
ngọng, nói lắp, chưa có kỹ năng tô. Xuất phát từ những thực tế trên tôi đã khảo
sát về khả năng phát âm nhận dạng chữ cái và kỹ năng tô của trẻ được thể hiện
qua bảng sau:( Tháng 9 năm 2015)
TT
1
2
3
4
5

Nội dung khảo sát
Trẻ nhận biết và nhận
dạng chữ cái
Trẻ biết so sánh chữ cái
trong nhóm theo từng cặp.


21

62

34

11

32

23

68

34

16

47

18

53

34

12

35

múa…) và qua các hoạt động hàng ngày: ( hoạt động góc, hoạt động chiều…) để
từ đó đánh giá từng trẻ theo các kỹ năng:
+ Kỹ năng nghe: Trẻ nghe được các âm thanh, ngữ điệu giọng nói khác
nhau. Độ to, nhỏ, nhanh, chậm của giọng nói, giọng đọc, các từ khái quát, từ trái
nghĩa. Nghe hiểu thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ phù hợp với trẻ. Nghe và làm
theo từ 2 lời chỉ dẫn liên tiếp nhau trở nên…
Ví dụ: Ở chủ đề Gia đình, khi dạy truyện “ Ba cô gái”, cô kể diễn cảm:
Giọng của Bà mẹ thì trầm, ấm. Giọng của Chị Cả, Chị Hai thì đanh đá lanh lảnh.
Giọng Sóc con nhanh nhảu còn giọng của cô Út thì điềm đạm hồn hậu. Sau đó
hỏi và cho trẻ nhắc lại giọng điệu của các nhân vật. Tôi thấy có cháu nhắc lại
được, cũng có cháu nhắc lại được một phần và cũng có cháu không nhắc lại
được giọng của một nhân vật. Từ đó tôi biết được mức khả năng nghe của trẻ đạt
được đến đâu khi cảm nhận nội dung câu chuyện.
Hay trong giờ hoạt động góc – Chủ đề: Trường mầm non. Tôi yêu cầu 3 trẻ
đến góc bán hàng mua cho tôi 3 quyển vở, 2 cái bút và kiểm tra lại kết quả xem
mức độ nghi nhớ của trẻ như thế nào để rèn luyện khả năng nghe hiểu lời nói
của trẻ. Kết quả: 1 cháu thực hiện đúng yêu cầu, 1 cháu lấy được 3 quyển vở 1
cái bút và 1 cháu lấy được 2 quyển vở, 2 cái bút.
+ Kỹ năng nói: Trẻ có nói lắp, nói ngọng không? Trẻ có nói đủ câu, nói
mạch lạc không? Trẻ biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và kinh nghiệm của bản thân
rõ ràng, để hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau. Biết trả lời các câu hỏi
về nguyên nhân, so sánh: Tại sao? Có gì giống nhau? Có gì khác nhau? Do đâu
mà có? Đặt các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Làm gì? Sử dụng các từ biểu
cảm, có hình ảnh. Tự tin khi giao tiếp. Nói và thể hiện, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt
phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. Đọc thơ, ca dao, đồng dao. Kể lại sự
việc 1 cách mạch lạc, rõ ràng, diễn cảm. Kể lại truyện đã được nghe 1 cách rõ
ràng, diễn cảm. Kể chuyện sáng tạo theo đồ vật, theo tranh, theo chủ đề, theo
kinh nghiệm bản thân.
Ví dụ: Trong giờ đón trẻ, khi tôi đón cháu vào lớp tôi hỏi trẻ: Hôm nay ai
đưa con đi học? Trong gia đình, con thương ai nhất?... con có yêu cô giáo

được tôi hướng dẫn lại cho trẻ. Từ đó tôi có biện pháp dạy cho từng đối tượng
trẻ.
* Kết quả: Qua khảo sát tôi thấy: Với kỹ năng nghe và hiểu người khác
nói, nghe và làm theo. Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với
trẻ, biết liên hệ với bản thân, kỹ năng nói thì trẻ nói mạch lạc rõ ràng, không nói
lắp – nói ngọng, kỹ năng viết của trẻ không đồng đều có cháu giỏi về mặt này
nhưng lại yếu về mặt khác. Từ đó tôi có phương pháp dạy khác nhau với từng
đối tượng trẻ.
2. Tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái
Có thể nói, đối với trẻ mầm non. Thời gian tham gia các hoạt động giáo dục
trong lớp chiếm phần lớn trong ngày. Chính vì vậy, tôi đã tận dụng các không
gian trong lớp để trẻ được làm quen với chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi trong và
ngoài lớp học. Nhưng làm thế nào để tạo ra môi trường mang tính thẩm mỹ, thu
hút được sự quan sát, tìm tòi của trẻ? Điều đó đã thôi thúc tôi không ngừng
nghiên cứu, tìm tòi để xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái mà tôi
cho rằng nó đã đem lại hiệu quả khá tốt.
2.1. Xây dựng góc mở cho trẻ làm quen chữ cái:
Để ôn luyện và khắc sâu kiến thức cho trẻ trong giờ hoạt động có chủ định,
tôi xây dựng góc mở “Chữ cái bé yêu”
Ở góc này tôi lấy hình ảnh 2 con kiến đang khiêng quả, trang trí bảng găm
bằng các hình bông hoa để tạo thành góc mở: “Chữ cái bé yêu”, tôi chia quả ra
làm 4 phần tương ứng với các nội dung: Chữ cái bé học, số nét, hình ảnh, từ
tương ứng. Tôi chuẩn bị các lô tô có hình ảnh đẹp kèm từ tương ứng với hình
ảnh ở phía dưới, các thẻ chữ cái, thẻ số,... Vào giờ hoạt động góc khi trẻ về góc
chơi tôi hướng dẫn trẻ để trẻ được chơi cá nhân. Tương ứng với mỗi chủ đề tôi
chọn các hình ảnh phù hợp lô tô có chữ vừa phải, dễ nhận biết.
6


Ví dụ: Ở chủ đề: “Thế giới thực vật” sau khi cho làm quen với chữ b, d, đ



xung quanh lớp như: Bảng bé ngoan, Lịch vệ sinh, hay Mạng nội dung, Mạng
hoạt động. Mảng chủ đề tôi chọn hình ảnh phù hợp có diện tích rộng cho trẻ
hoạt động theo từng nhánh có chữ tương ứng với hình ảnh... Ở các góc khác
trong lớp tôi cũng có tên góc phù hợp theo từng chủ đề cũng như nội dung chơi,
các góc mở cho trẻ hoạt động tôi đều có những hình ảnh có chữ phía dưới để
giúp trẻ được tiếp xúc với chữ cái ở xung quanh lớp.
Ví dụ: Chủ đề “Gia đình” góc đóng vai tôi lấy tên là: “Bé tập là người
lớn” và được trang trí bằng các hình ảnh người đầu bếp và các món ăn, các
nhóm chất các dụng cụ trong nhà bếp kèm theo tên gọi vừa làm nổi bật góc chơi
vừa tạo ấn tượng nhằm khơi gợi và khả năng quan sát của trẻ; góc nghệ thuật tôi
lấy tên là: “Gia đình tài tử”; góc âm nhạc tôi lấy tên là: “Những nốt nhạc vui”,
được trang trí bởi các dụng cụ âm nhạc như: bộ trống và ở dưới bộ trống có từ
bộ trống cũng chứa những chữ cái mà trẻ đã học, hoặc tên mỗi dụng cụ âm nhạc
khác đều có tên của dụng cụ đó được đánh bằng các chữ cái in thường để trẻ gọi
tên và làm quen với chữ cái… Đồ dùng, sản phẩm trong các góc chơi cũng được
tôi gắn tên gọi riêng để trẻ nhận biết và làm quen với chữ cái.
Ví dụ: Góc phân vai: “ Trò chơi nấu ăn” được gắn các hình ảnh kèm theo
tạo thành một quy trình chế biến. Qua đó trẻ được làm quen với các chữ cái theo
tranh...

( Hình ảnh: Trang trí góc bé tập làm người lớn )
Hay ở góc Khám phá khoa học: Cho trẻ làm quen với nhóm chữ cái đã học
và giới thiệu nhóm chữ sắp học đều được tôi trang trí hấp dẫn bằng những bức
tranh, những hình ảnh kèm từ.
Góc sách truyện được sắp xếp gọn gàng với những bức tranh thơ, tranh
truyện kèm nội dung, sách truyện, truyện tranh để cho trẻ xem và luyện tập.
cạnh các góc khác đồ dùng, đồ chơi của trẻ đều có dán nhãn để trẻ dần hình
thành được mối liên hệ giữa lời nói và chữ viết.

giúp trẻ được tiếp xúc với chữ cái ở mọi thời điểm, trẻ dễ nhớ chữ cái đồng thời
nhớ đồ dùng của mình từ đó mà trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng của mình.
Ví dụ: Tôi đã gắn kí hiệu riêng cho trẻ bằng các chữ cái ở nơi để đồ dùng cá
nhân của trẻ. Hằng ngày, khi lấy hoặc cất đồ dùng trẻ sẽ được nhìn và biết đó là
chữ cái gì…Từ đó, trẻ bắt chước và sao chép lại các chữ cái của mình cũng như
của bạn. Hay cốc uống nước, khăn mặt của trẻ cũng đều được tôi đánh ký hiệu là
các chữ cái.
2.4. Tạo môi trường chữ cái ngoài lớp học:
Môi trường ngoài lớp học như: Băng từ, tranh tuyên truyền, cây cối, đồ
chơi ngoài trời, khẩu hiệu, tên các câu chuyện ... có gắn các chữ cái cũng là điều
kiện cho trẻ được củng cố, khắc sâu về chữ viết và mở rộng vốn từ.
Ví dụ: Các cây ở sân trường, góc thiên nhiên, vườn cổ tích… đều được gắn
tên gọi. Giúp trẻ nhận biết các chữ cái.
Hay: khi trẻ chơi ở góc thiên nhiên tôi giới thiệu các loại cây và phát âm
chữ cái bắt đầu trong tên cây, hoặc chữ cãi đã học, đếm số chữ cái...
*Kết quả: Tôi đã tạo ra môi trường chữ cái phong phú, hấp dẫn, thẩm mỹ,
cho trẻ. 96% trẻ hứng thú khi hoạt động, nhận biết và phát âm chữ cái một cách
chính xác
3. Tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái có ứng dụng công
nghệ thông tin.
Ngày nay với sự bùng nổ công nghệ thông tin các tài liệu hình ảnh truy cập
trên mạng rất phong phú chúng ta có thể sử dụng các hình ảnh đó vào việc chuẩn
bị đồ dùng dạy học thiết kế giáo án điện tử. Với bản thân tôi đã được học qua
các lớp bồi dưỡng tin học nên có chút kỹ năng sử dụng máy vi tính tôi đã tự thiết
lập các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái bằng giáo án điện tử để phát huy
tích cực và sự hứng thú của trẻ.
3.1 . Cho trẻ làm quen với chữ cái.
Khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái tôi luôn chú ý đến khả
năng của từng trẻ, cho trẻ làm quen với 2 - 3 chữ cái mới (theo nhóm chữ) trong
mỗi hoạt động học sau đó tổ chức các hoạt động ôn luyện các nhóm chữ đó dưới

+ Giới thiệu thêm chữ cái v in hoa và chữ cái v viết thường: Tôi cho lần
lượt từng nét chữ xuất hiện trên màn hình để trẻ quan sát và phát âm.
+ Trẻ nêu nhận xét về điểm giống nhau và khác nhau của 3 chữ cái v theo
kiểu chữ in thường, in hoa, viết thường( giống nhau ở cách phát âm, khác nhau ở
nét chữ). Giới thiệu cách ghép chữ cái v bằng các nét rời, đó là nét xiên trái và
xiên phải trên màn hình: Tôi tạo hiệu ứng để các nét tách rời nhau, sau đó tôi
giới thiệu cách ghép hai nét chụm lại để tạo thành chữ v.
(Chữ cái r thực hiện tương tự như chữ cái v)
* Hoạt động 3: Sau đó tôi tạo 1 slide có hình ảnh 2 chữ v,r để trẻ so sánh
chữ cái v và chữ cái r. Cô đặt câu hỏi: “Chữ cái v và chữ cái r giống nhau ở điểm
nào?”. (Đều có hai nét) “Chữ cái v và chữ cái r khác nhau ở điểm nào?”.( Chữ v
có 2 nét: 1 nét xiên trái và 1 nét xiên phải. Còn chữ r gồm có 1 nét sổ thẳng và 1
nét móc nhỏ bên phải trên đầu nét sổ thẳng).
- Khi củng cố lại, tôi đã tạo hiệu ứng để 1 xiên phải của chữ v xuất hiện
trước rồi 1 nét xiên trái của chữ v xuất hiện sau, 2 nét chụm vào nhau tạo thành
chữ cái v. Tôi đã làm hiệu ứng cho các chữ cái xuất hiện từ các hướng khác
nhau. Như vậy trẻ rất dễ nhận biết và cũng rất hứng thú.
* Hoạt động 4: Tôi tạo 1 slide có hình ảnh các con vật để trẻ chơi trò chơi
với chữ cái. Khi cho trẻ chơi với chữ cái, tôi thường xuyên chọn lọc và tìm tòi
những trò chơi phù hợp với từng nhóm chữ cái. Để gây hứng thú cho trẻ, trò
chơi mà tôi sử dụng trong các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái thường
11


xuyên được thay đổi và làm mới. Trò chơi phải ngắn gọn, dễ hiểu, luôn kết hợp
giữa hai yếu tố động và tĩnh, đảm bảo tính vừa sức và luôn thay đổi hình thức để
tránh nhàm chán cho trẻ. Thường xuyên sử dụng hình thức thi đua giữa các
nhóm trẻ trong trò chơi nhằm khuyến khích sự nỗ lực, cố gắng ở trẻ. Ngoài ra,
tôi thường tìm cách giới thiệu trò chơi phù hợp với từng chủ đề, cách thể hiện ấn
tượng để hấp dẫn trẻ.

d (quả dứa, quả dừa…) tổ 3 mua các món hàng có chứa chữ cái đ (hoa đào, quả
đu đủ…). Khi mua hàng xong, trẻ phải nói được đó là món hàng gì? Có chứa
chữ cái nào trẻ biết. Cô cho các tổ kiểm tra lẫn nhau, trong quá trình chơi, tôi có
thể chèn âm thanh các bài hát, âm thanh tiếng kêu các con vật hoặc lời khen khi
trẻ thao tác đúng…
* Trò chơi : “Kẹp bóng qua chữ cái” Trò chơi giúp trẻ được ôn luyện các
chữ cái, đi theo đúng chữ cái, tạo cho trẻ cảm giác phối hợp nhịp nhàng .
- Chuẩn bị: + Một quả bóng chuyền nhỏ.
+ Một chữ cái dài khoảng 1,5 m ở sân chơi.
- Luật chơi: Trẻ thực hiện đúng theo yêu cầu của cô, nếu trẻ nào thực hiện
không đúng sẽ phải ra ngoài 1 lần chơi.
- Cách chơi : Từng cặp trẻ chơi một, 2 trẻ đứng song song nhau, dùng bụng
hoặc sườn kẹp chung 1 quả bóng, cùng bước đi sao cho đi hết chữ theo yêu cầu
mà bóng không rơi là thắng, chuyển bóng cho cặp trẻ khác.
* Trò chơi: “Đứng được vào chữ nào?”
Trò chơi giúp trẻ được ôn luyện các chữ cái, đọc được các chữ cái, tạo cho
trẻ kỹ năng nhanh nhẹn, làm theo đúng hiệu lệnh.
- Chuẩn bị: Hai mươi chín thẻ chữ cái ( in hoa, in thường, viết thường)
- Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc, trẻ nào đọc sai, thay làm trưởng
trò .
- Cách chơi: Năm đến 8 trẻ chơi ngoài trời, rải 29 thẻ chữ cái trên sân, trẻ
đứng thành vòng tròn, quanh các thẻ chữ. Một trẻ bắt nhịp bài hát quen thuộc, cả
nhóm vừa hát, vừa đi vòng tròn. Khi bài hát kết thúc, mỗi trẻ đứng ngay vào 1
chữ cái gần mình nhất và đọc to chữ cái đó lên. Ai đọc sai, thay làm trưởng trò.
* Trò chơi : “Đội hình chữ cái”
Trò chơi giúp trẻ nhận biết hình dạng chữ cái và cách tạo ra của chữ cái đó.
- Chuẩn bị: Không
- Luật chơi: Trẻ thực hiện đúng theo yêu cầu của cô, nếu trẻ nào thực hiện
không đúng sẽ phải nhắm mắt khi nào các bạn đếm tứ 1 đến 10 xong mới được
mở mắt.

bướm đang bay rập rờn bên bông hoa…nhằm thu hút sự chú ý của trẻ vào hoạt
động hướng dẫn của cô giáo.
Tôi tổ chức các hoạt động tập tô tập vẽ giúp trẻ làm quen với các nét cơ
bản của chữ tiếng Việt; biết cách sử dụng bút và đưa tay tạo thành nét của chữ
cái.
Hay: Khi tổ chức cho trẻ làm quen với cách viết: Tôi hỏi trẻ cách ngồi
đúng tư thế và cầm bút đúng cách, biết cách tô nét cơ bản.
Ví dụ: Nét cong khép kín phải đặt bút từ trên đưa bút từ trên xuống dưới từ
trái qua phải.
- Tôi hướng dẫn trẻ cách vẽ nét và tô chữ cái: Cho trẻ ôn chữ cái đó qua
màn hình hoặc qua 1 số trò chơi cho trẻ tập tô. Cho trẻ quan sát chữ cái đó trên
màn hình. Tôi hướng dẫn cho trẻ tô màu chữ cái in rỗng bằng cây bút chì thông
minh, điều khiển chuột của máy tính để cây bút tự tô đều chữ cái rỗng trên màn
hình theo đúng quy trình tô chữ.
Ví dụ: Tô chữ cái “a” in thường thì tô kín màu vào nét cong tròn khép kín
trước rồi tô nét sổ dọc sau.
+ Tôi hướng dẫn cách đưa tay để tạo thành nét chữ. Tôi hướng dẫn trẻ chú
ý nét khởi đầu của nét, hướng đi của nét và điểm kết thúc của chữ.
Bên cạnh đó để tránh làm trẻ mệt mỏi, làm giảm mỏi tay tôi cho trẻ chơi
các trò chơi nhỏ, trò chơi ngón tay kết hợp dùng lời để thay đổi trạng thái như:
Bài “Tập đếm” Và hoạt động đầu tiên trong giờ tập tô là phần ôn lại các chữ cái
đã được làm quen ở hoạt động gần nhất. Việc ôn lại này có thể sử dụng trò chơi
phù hợp, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để thu hút trẻ vào hoạt động.
14


Ví dụ: Với các chữ cái b,d,đ tôi có sử dụng trò chơi “Nhìn nhanh, nói
đúng”. Khi tôi đưa tranh có hình ảnh nào thì trẻ nói tên hình ảnh đó, hoặc có thể
sử dụng nhiều trò chơi khác như: “Hãy chọn giá đúng”,…Khi trò chơi kết thúc,
trẻ cùng cô kiểm tra kết quả để chọn ra đội chiến thắng. Sau đó, cô cùng trẻ đọc

Giọt sương trong suốt
Giọt sương hạt ngọc
Thu lượm màu xanh”.
Khi cho trẻ đọc đoạn thơ này, trẻ sẽ được luyện phát âm chữ cái s, x và tìm
chữ cái s, x trong bài thơ.
Ví dụ: Trong truyện “Một phen sợ hãi” chủ đề Các phương tiện giao
thông: Tôi kể cho trẻ nghe và gợi ý để trẻ tự đặt tên cho câu chuyện như: “Cún
con qua đường”, “Cún con không nghe lời mẹ dặn”…Tôi sẽ viết lên bảng
những tên truyện mà trẻ đặt, khi viết tôi đọc từng chữ cái mà trẻ đã được làm

15


quen với các cụm từ đơn giản, từ đó sẽ tạo được hứng thú và thói quen nhận biết
chữ cái đã biết khi đọc truyện cho trẻ nghe.
Ngoài ra, sau khi trẻ học xong các nhóm chữ cái để trẻ ghi nhớ và khắc sâu
hơn tôi thường tìm kiếm, sưu tầm các bài ca dao, đồng dao cho trẻ đọc.
Ví dụ: Trẻ học nhóm chữ O,Ô,Ơ tôi cho trẻ đọc: “O tròn như quả trứng
gà - Ô thì đội nón - Ơ thì mang râu”; Bài đồng dao “Đi ở ” Qua đó trẻ nhớ,
phát âm chính xác chữ cái: o,ô,ơ và khắc sâu cho trẻ về cấu tạo của chữ đặc biệt
với thời điểm trẻ bắt đầu bước vào làm quen chữ cái ở chủ đề đầu tiên.
Hay ở hoạt động khác tôi dạy tiếp lời khác của bài đồng dao để tránh trẻ
khó thuộc bài đồng dao và giúp trẻ luyện phát âm chữ Tr và ch.
Qua đó tôi nhận thấy trẻ phát âm chính xác không bị lẫn giữa chữ tr và ch
b. Tích hợp với hoạt động tạo hình
Sau những hoạt động sôi nổi với lồng ghép các hoạt động trên thì hoạt
động tạo hình rất phù hợp với trạng thái tĩnh giúp trẻ củng cố bài học 1 cách nhẹ
nhàng và hứng thú. Không những thế với những giờ hoạt động tạo hình tôi cũng
lồng ghép tích hợp làm quen với chữ cái vào như cô khuyến khích trẻ đặt tên
cho tác phẩm của mình. Sau đó cô giúp trẻ viết tên tác phẩm đó ở 1 vị trí thích


¦
V

u

¨

x

¦

x
x
x x
x
x
x
x
x
x
(Hình ảnh: Sơ đồ tổ chức cho trẻ LQVCC thông qua hoạt động thể dục)
Như vậy, thông qua hoạt động phát triển thể chất tôi đã vận dụng tích hợp
được rất nhiều các chữ cái vừa tạo hứng thú cho hoạt động, vừa củng cố và khắc
sâu các chữ cái trẻ mới được làm quen.
đ. Tích hợp thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc
16


Trong hoạt động giáo dục âm nhạc, tôi thường xuyên tìm kiếm những bài

cong lưỡi và nhắc trẻ nhớ chữ cái “r” và cách phát âm của nó.
- Khi trẻ chơi tự do quanh sân, tôi yêu cầu trẻ phải đọc tên cây và tìm chữ
cái đã học trong từ chỉ tên cây treo ở mỗi cây. Tôi tổ chức cho trẻ tìm và đọc các
chữ cái viết thường, in thường, in hoa trong các biểu bảng treo ở sân trường như
bảng nội quy, bảng thông báo. Tôi cùng trẻ dùng hột, hạt, sỏi, đá, lá khô nhỏ để
xếp thành chữ viết thường…
f. Thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi
Để khắc sâu những chữ cái đã học, tôi tổ chức cho trẻ nặn đất sét những
chữ cái qua những đường nét cơ bản, viết bằng phấn trên sân trường hoặc dùng
dây mềm để bẻ, gấp các đường nét của chữ cái đó, tạo chữ cái bằng bàn tay.

17


Để tạo môi trường ngôn ngữ nói phong phú, tôi xây dựng những nhóm
bạn nhỏ trong lớp có cháu yếu, cháu giỏi để các cháu cùng chơi, nói chuyện với
nhau. Qua đó phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Tôi còn có 1 góc thư viện sách nho nhỏ trong góc lớp, có rất nhiều chuyện
tranh hấp dẫn, cháu lựa chọn theo kí tự cô đã làm sẵn. Cô hướng dẫn các cháu
kỹ năng lật, giở sách, cách xem tranh, cách đọc chữ cái theo thứ tự từ trên xuống
dưới và từ trái qua phải.
* Kết quả: Tôi đã lồng ghép tích hợp hoạt động Làm quen chữ cái vào các
hoạt động khác một cách nhẹ nhàng linh hoạt giúp trẻ dễ tiếp thu nhưng không
làm mất trọng tâm của hoạt động.
5. Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động làm quen với chữ cái
- Tư duy của trẻ mẫu giáo mang tính trực quan sinh động. Vì vậy, để hoạt
động giáo dục đạt hiệu quả cao tôi thường thiết kế, làm nhiều đồ dùng, đồ chơi
phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động như: Mô hình, đồ vật, con vật được gắn
chữ cái. Với mỗi chủ đề đang thực hiện, tôi thường vẽ tranh theo chủ đề mà phiá
dưới đều có ghi tên hoặc nội dung để tạo môi trường chữ cái xung quanh trẻ.

ra đưa cho gia đình về dạy thêm cháu ở nhà.
- Giới thiệu các loại sách vở mà trẻ được học ở lớp để phụ huynh tham
khảo. Trao đổi về 1 số nhược điểm của trẻ: Cách phát âm, nhận mặt chữ, cách
cầm bút tô chữ, tư thế ngồi…Từ đó, phụ huynh có thể uốn nắn thêm cho trẻ.
- Trong các buổi họp phụ huynh, tôi thông báo thống nhất về nội dung
hoạt động của nhà trường và lớp học. Báo cáo kết quả điều tra ban đầu về năng
lực của trẻ cũng như khả năng tham gia hoạt động làm quen với chữ cái cho phụ
huynh được biết. Tôi đưa ra 1 số ý kiến nhằm thống nhất với phụ huynh về hoạt
động cho trẻ làm quen với chữ cái để phụ huynh hiểu rằng: Việc chuẩn bị cho trẻ
vào lớp1 không chỉ đơn thuần là dạy trẻ đọc thuộc 29 chữ cái mà còn phải
hướng dẫn trẻ biết cách phát âm chính xác, nghe và hiểu nghĩa của từ. Ngoài ra,
còn phải chuẩn bị tâm thế thoải mái, tự tin cho trẻ bước vào lớp 1.
- Giải thích với phụ huynh chưa có quan niệm đúng đắn trong việc dạy
chữ cho trẻ, tránh tình trạng phụ huynh bắt ép con phải biết viết khi đang học
mầm non, làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như tâm lí trẻ khi chuẩn bị vào
lớp 1. Vận động phụ huynh ủng hộ những nguyên vật liệu phế thải để làm đồ
dùng, đồ chơi cho trẻ hoặc cùng kết hợp với giáo viên tự tạo ra những đồ chơi
mới lạ, thu hút sự chú ý của trẻ, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngày
càng cao hơn.
* Kết quả: Có 85% phụ huynh đã mua thêm tài liệu cho trẻ Làm quen chữ
cái ở nhà. Có 80% phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu để tôi làm đồ dùng đồ
chơi cho trẻ.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

* Đối với bản thân: Qua việc tổ chức hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi làm
quen với chữ cái, bản thân tôi cũng đã tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái sáng
tạo hơn, khoa học hơn, xây dựng môi trường hấp dẫn, làm được nhiều đồ dùng
đồ chơi hơn cho trẻ hoạt động làm quen với chữ cái.
* Đối với trẻ:


Trẻ có kỹ năng nghe - nói –
đọc – viết.

Số cháu
được khảo
sát
34

Số cháu

Tỉ lệ%

Số cháu

Tỉ lệ %

34

100

0

0

34

33

97


0

0

Trẻ đạt

Chưa đạt

* Đối với phụ huynh: Phụ huynh quan tâm đến trẻ hơn, phối hợp chặt chẽ
với giáo viên trong việc dạy trẻ làm quen với chữ cái. Tìm kiếm nguyên vật liệu
để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN

Hoạt động làm quen với chữ cái là 1 hoạt động quan trọng không thể thiếu
và không thể bỏ qua trong quá trình tổ chức hoạt động ở trường mầm non cho
trẻ 5-6 tuổi. Bằng sự phấn đấu vươn lên của bản thân cùng với sự giúp đỡ nhiệt
tình của Ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp, tôi hoàn thành tốt việc chăm
sóc, giáo dục trẻ nói chung và hoạt động làm quen với chữ cái nói riêng. Sau
mỗi hoạt động, mỗi năm học, tôi tự rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm
trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với chữ cái đó là:
Giáo viên phải có năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng để tổ chức
các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường mầm non.
Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực chuyên môn
nghiệp vụ. Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy và học thực hiện tốt
phương pháp lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên nắm chắc các hoạt động giáo dục
cho trẻ làm quen với chữ cái theo từng chủ đề. Phải xây dựng được các kế hoạch
thực hiện 1 cách cụ thể, toàn diện, sát với kế hoạch chỉ đạo của nhà trường và

20

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 09 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép.
NGƯỜI VIẾT

Trịnh Thị Oanh

Mỵ Thị Thúy

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình giáo dục mầm non ( ban hành kèm theo thông tư số
17/2009/ BGD&ĐT ngày 19 tháng 07 năm 2009.
2. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho trẻ em 5 – 6
tuổi
3. Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non.
4. Trò chơi, câu đố, thơ ca truyện kể theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi
5. Hướng dẫn tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi lĩnh vực phát
triển ngôn ngữ.
6. Môt số biện pháp hướng dẫn tổ chức hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi làm
quen với chữ cái.
7. Đặc điểm tâm lý học đại cương.
8. Một số tạp san, tạp chí giáo dục mầm non. Mạng Internets.


3

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

4

1. Khảo sát kỹ năng nghe - nói - đọc - viết của trẻ
2. Tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái
2.1. Xây dựng góc mở cho trẻ làm quen chữ cái
2.2. Tạo môi trường chữ cái trong các góc hoạt động
2.3. Tạo môi trường chữ viết qua các ký hiệu của trẻ
2.4. Tạo môi trường chữ cái ngoài lớp học
3. Tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái có ứng dụng công
nghệ thông tin
3.1. Cho trẻ làm quen với chữ cái
3.2. Tổ chức trò chơi cho trẻ làm quen với chữ cái
3.3. Cho trẻ tập tô chữ cái qua hình ảnh trên máy vi tính qua chữ cái
in rỗng
4. Lồng ghép, tích hợp hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái vào các
hoạt động khác
5. Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động làm quen với chữ cái
6. Kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giúp trẻ làm quen
với chữ cái

4
5
5
6
9
9


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status