Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại lợn nái ngoại xã tân thành huyện phú bình tỉnh thái nguyên và thử nghiệm một số phác đồ điều trị - Pdf 41

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN TỰ
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở ĐÀN
LỢNNÁI NGOẠI NUÔI TẠI TRẠI LỢN NÁI NGOẠI XÃ TÂN
THÀNH HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ THỬ
NGHIỆM MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi Thú y

Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khoá học

: 2012 - 2016

Thái Nguyên năm 2016




Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Trần Văn Thăng
Khoa Chăn nuôi Thú y - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên - năm 2016


i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, để hoàn thành khóa
luận của mình, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn,
sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y, và Trại lợn nái ngoại
xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Tôi cũng nhận được sự
cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của
người thân trong gia đình.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
TS. Trần Văn Thăng đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện
thành công khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện
thuận lợi và cho phép tôi thực hiện khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới lãnh đạo Trại lợn nái ngoại
xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, chủ trang trại, cùng toàn
thể anh chị em công nhân trong trang trại về sự hợp tác giúp đỡ bố trí thí
nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng
bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian hoàn thành
khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả!
Thái nguyên, ngày 15 tháng 06 năm 2016
Sinh viên

giáo cùng bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung ............................. 27
Bảng 3.2: Sơ đồ thử nghiệm hai phác đồ điều trị .......................................... 28
Bảng 4.1: Lịch phòng bệnh của trại lợn nái .................................................. 37
Bảng 4.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất................................................ 42
Bảng 4.3: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái trong 3 năm (từ năm
2014 đến tháng 5 năm 2016)......................................................... 43
Bảng 4.4: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ của lợn nái ................... 44
Bảng 4.5: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo các tháng theo dõi ................. 46
Bảng 4.6: Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung theo hai phác đồ điều trị ........ 47
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của bệnh viêm tử cung đến thời gian động dục trở lại
của lợn nái bị nhiễm viêm tử cung ................................................ 49
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của bệnh viêm tử cung đến khả năng thụ thai của lợn
nái sau khi khỏi bệnh .................................................................... 50


iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

L:

Landrace

Y:

2.1. Cơ sở khoa học .................................................................................... 3
2.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục lợn nái ................................................... 3
2.1.2. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái ........................................... 7
2.1.3. Những hiểu biết về bệnh viêm tử cung ở lợn nái ............................ 9
2.1.4. Thành phần hóa học và cơ chế tác dụng của thuốc sử dụng trong
phác đồ .................................................................................................. 19
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................ 22
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................. 22
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................. 23
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...26
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 26
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 26
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 26
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ......................................................... 26
3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi .............................. 26
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu.............................................................. 26
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định các chỉ tiêu ......... 28


vi
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................ 29
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 30
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ................................................................. 30
4.1.1. Nội dung phục vụ sản xuất ........................................................... 30
4.1.2. Phương pháp thực hiện ................................................................ 31
4.1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ............................................... 31
4.2 Kết quả nghiên cứu và thảo luận ......................................................... 43
4.2.1. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái ngoại tại trại lợn
nái ngoại xã Tân Thành, huyện Phú Bình .............................................. 43

tỷ lệ chính chiếm trên 70% tổng đàn . Đàn lợn nái ngoại này đang phát triển
tốt, cho năng suất và chất lượng đàn con tốt. Tuy nhiên, để thu được hiệu quả
kinh tế cao trong chăn nuôi lợn nái sinh sản ngoài phụ thuộc vào sức sản xuất
của lợn nái còn phụ thuộc vào tình hình quản lý dịch bệnh của trang trại. Tình


2
hình dịch bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế, đặc biệt là chất
lượng sản phẩm. Bệnh viêm tử cung ở lợn nái là một trong những tổn thương
đường sinh dục của lợn nái sau khi sinh, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh
sản, làm mất sữa, lợn con không có sữa sẽ còi cọc, suy dinh dưỡng, lợn con
chậm phát triển. Lợn nái chậm động dục trở lại, không thụ thai, có thể dẫn
đến vô sinh, mất khả năng sinh sản. Không những thế lợn nái bị bệnh viêm tử
cung là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân
trắng. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại và thử nghiệm
một số phác đồ điều trị”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi
tại trại lợn xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- So sánh hiệu lực điều trị bệnh viêm tử cung của hai phác đồ điều trị.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả đạt được của đề tài là những thông tin khoa học có giá trị bổ sung
thêm những hiểu biết về bệnh viêm tử cung ở lợn và là cơ sở khoa học để đề ra
những biện pháp phòng trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái có hiệu quả.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được hiệu quả điều trị bệnh của một số phác đồ trong phòng
và điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn.



4
2.1.1.4. Âm đạo
Âm đạo có chức năng chứa cơ quan sinh dục đực khi giao phối đồng
thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình sinh đẻ và là ống thải các
chất dịch từ tử cung ra ngoài. Âm đạo có cấu tạo như một ống cơ có thành
dày, phía trước âm đạo là cổ tử cung, phía sau là tiền đình có màng trinh che
lỗ âm đạo, âm đạo có cấu tạo gồm 3 lớp: lớp liên kết ở ngoài, lớp cơ trơn ở
giữa và lớp niêm mạc ở trong. Trên bề mặt niêm mạc có nhiều thượng bì gấp
nếp dọc. Âm đạo của lợn dài 10 - 12 cm.
Ở lợn, biểu mô âm đạo tăng lên về độ cao tối đa vào lúc động dục và
thấp nhất ở các ngày 12-16, các lớp bề mặt của biểu mô âm đạo bong ra ở
các ngày 4 và 14.
Khả năng co rút ở âm đạo đóng vai trò chính trong việc đáp ứng tính
dục và cho sự vận chuyển của tinh trùng. Sự co rút của âm đạo, tử cung và
ống dẫn trứng được kích thích bởi dịch thể bài tiết vào trong âm đạo trong quá
trình kích thích trước lúc giao phối.
2.1.1.5. Tử cung
Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng, trên bàng quang và
niệu đạo nằm trong xoang chậu, hai sừng tử cung nằm ở trước xoang chậu, tử
cung được giữ tại chỗ nhờ sự bám của âm đạo vào cổ tử cung và được giữ bởi
các dây chằng. Tử cung lợn thuộc loại tử cung hai sừng. Gồm hai sừng thông
với 1 thân và cổ tử cung.
Sừng tử cung: dài 50 - 100cm, hình ruột non thông với ống dẫn trứng.
Thân tử cung: dài 3 - 5 cm.
Cổ tử cung: dài 10 - 18 cm, có thành dày hình trụ, có các cột thịt xếp
theo kiểu cài răng lược thông với âm đạo.
Vách tử cung gồm 3 lớp từ ngoài vào trong: lớp tương mạc lớp cơ trơn
và lớp nội mạc:


nằm dưới lớp màng của buồng trứng. Khi noãn nang chín, các tế bào nang bao


6
quanh tế bào trứng phân chia thành nhiều tế bào hình hạt (strarum glannulosum).
Noãn bao ngày càng phát triển thì các tế bào nang tiêu tan tạo thành xoang chứa
dịch. Các tầng tế bào còn lại phát triển lồi lên trên tạo thành một lớp màng bao bọc,
ở ngoài có chỗ dầy lên để chứa trứng (ovum).
2.1.1.7. Ống dẫn trứng
- Ống dẫn trứng (vòi Fallop): nằm ở màng treo buồng trứng. Một đầu
của ống dẫn trứng thông với xoang bụng, gần sát buồng trứng có hình loa kèn,
trên loa kèn hình thành một cái tán rộng và lô nhô không đều. Đầu kia thông
với mút sừng tử cung là một cái ống nhỏ ngoằn ngoèo.
- Cấu tạo gồm 3 lớp:
+ Lớp ngoài là lớp sợi liên kết
+ Lớp giữa là lớp cơ
+ Lớp trong là lớp niêm mạc: Lớp niêm mạc gồm các tế bào thượng bì
có nhung mao, khi tế bào trứng rụng và rơi vào loa kèn theo ống dẫn trứng đi
xuống là nhờ sự rung động của các nhung mao và sự co bóp của các lớp cơ.
- Khi tinh trùng vào đường sinh dục con cái, tế bào trứng được thụ tinh.
Quá trình thụ tinh thường diễn ra ở ống dẫn trứng. Đường kính ống dẫn trứng:
0,2 – 0,4 mm. Ống dẫn trứng được chia thành hai đoạn:
+ Đoạn 1: Ống dẫn trứng phía buồng trứng: Phần đầu trên thông với
xoang bụng ở gần buồng trứng, được phát triển to tạo thành một cái phễu để
hứng tế bào trứng, loa kèn phủ toàn phần buồng trứng. Loa kèn có nhiều tua,
nhung mao rung động để hứng tế bào trứng. Quá trình thụ tinh thường xảy ra
ở đoạn 1/3 phía trên ống dẫn trứng khi trứng và tinh trùng gặp nhau.
+ Đoạn 2: Ống dẫn trứng phía sừng tử cung: Một đầu gắn với đoạn 1,
một đầu gắn với mút sừng tử cung. Cấu tạo cũng gồm 3 lớp: lớp liên kết sợi ở
ngoài cùng, ở giữa là hai lớp cơ trơn, bên trong là lớp niêm mạc được cấu tạo

lần động dục đầu tiên vì ở thời kỳ này cơ thể lợn chưa phát triển đầy đủ, chưa


8
tích tụ được chất dinh dưỡng nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh.
Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái lâu bền cần bỏ qua 1- 2
chu kỳ động dục rồi mới cho phối giống.
Lợn nội thường phối giống lần đầu lúc 6 - 7 tháng tuổi, khi khối lượng
đạt 40 - 50 kg, lợn lai lúc 8 tháng tuổi với khối lượng không dưới 65 - 70 kg,
nái ngoại vào lúc 9 tháng tuổi.
Nếu phối giống quá sớm sẽ ảnh hưởng đến tầm vóc và sức khỏe của lợn
mẹ. Nhưng nếu phối giống quá muộn sẽ lãng phí về kinh tế, ảnh hưởng đến
sinh sản của lợn.
+ Tuổi đẻ lứa đầu: theo Lê Hồng Mận (2004) [11], Lợn ỉ, Móng Cái
cho đẻ lứa đầu vào 11 - 12 tháng tuổi, lợn nái lai, ngoại vào 12 tháng tuổi.
+ Chu kỳ động dục của lợn nái và động dục trở lại sau khi đẻ.
Chu kỳ tính dục của lợn nái thường khoảng 19 - 21 ngày. Thời gian
động dục thường kéo dài 3 - 4 ngày (lợn nội) hoặc 4 - 5 ngày (lợn lai, lợn
ngoại) (Nguyễn Văn Thiện, 1986) [18].
Lê Hồng Mận (2004) [11] cho biết: thường sau khi cai sữa lợn con 3 - 5
ngày, lợn mẹ động dục trở lại.
+ Đặc điểm động dục của lợn nái: ở lợn nái, thời gian động dục chia
làm 3 giai đoạn: trước chịu đực, chịu đực và sau chịu đực.
Trước chịu đực: lợn nái kêu rít, âm hộ xung huyết, không cho con
khác nhảy lên lưng. Sự rụng trứng xảy ra sau 35 - 40h ở lợn ngoại và lợn lại,
25 - 30h ở lợn nội.
Chịu đực: lợn kém ăn, mê ì, đứng yên khi ấn tay lên lưng mông, âm hộ
giảm sưng, dịch nhờn chảy ra, dính, đục, đứng yên khi có đực đến gần và cho
đực nhảy. Giai đoạn này kéo dài 2 ngày ở lợn ngoại, 28 - 30h ở lợn nội. Nếu
được phối giống lợn sẽ thụ thai.

10
Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [10], trong quá trình
có thai, lợn nái ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc bị nhiễm một
số bệnh truyền nhiễm như: bệnh xoắn khuẩn, sảy thai truyền nhiễm và một số
bệnh nhiễm khuẩn khác làm cho cơ thể lợn nái yếu dẫn đến sảy thai, thai chết
lưu và viêm tử cung.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân sau:
* Thiếu sót về dinh dưỡng và quản lý
Khẩu phần ăn thừa hay thiếu protein trước, trong thời kỳ mang thai có
ảnh hưởng đến viêm tử cung.
Nái mẹ sử dụng quá nhiều tinh bột, gây khó đẻ, gây viêm tử cung do sây sát.
Ngược lại thiếu chất dinh dưỡng nái mẹ sẽ bị ốm yếu, sức đề kháng
giảm không chống lại mầm bệnh xâm nhập gây viêm tử cung.
Khoáng chất, vitamin ảnh hưởng đến viêm tử cung. Thiếu vitamin A
gây sưng niêm mạc, sót nhau.
* Chăm sóc quản lý vệ sinh
Vệ sinh chuồng trại kém, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước khi đẻ
không tốt, khu vực chuồng trại có mầm bệnh. Do quá trình can thiệp khi lợn
đẻ, thủ thuật đỡ đẻ, thao tác và dụng cụ không đúng kỹ thuật làm tổn thương
niêm mạc. Do tinh dịch bị nhiễm khuẩn và dụng cụ thụ tinh không vô trùng
đã đưa vi khuẩn gây viêm nhiễm vào bộ phận sinh dục của lợn cái. Do lợn
đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp sẽ truyền sang lợn cái.
Chăm sóc, quản lý, vệ sinh là khâu rất quan trọng. Vệ sinh trang trại,
cơ sở chăn nuôi, vệ sinh cơ thể lợn nái đồng thời quản lý tốt,… sẽ làm
giảm tỷ lệ viêm.
* Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Thời tiết khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian đẻ dễ làm cho
lợn nái bị viêm tử cung. Vì vậy chúng ta phải tạo tiểu khí hậu phù hợp đối với
lợn nái khi sinh để làm hạn chế viêm tử cung.




12
Ngày nay người ta cho rằng viêm là phản ứng toàn thân chống lại mọi kích
thích có hại cho cơ thể, thể hiện ở cục bộ mô bào (Nguyễn Hữu Nam, 2005) [12].
* Hậu quả của phản ứng tuần hoàn và tế bào trong viêm
Phản ứng tuần hoàn và phản ứng tế bào trong viêm đã gây ra các rối
loạn chủ yếu sau:
+ Rối loạn chuyển hóa.
Tại ổ viêm quá trình ôxy hóa tăng mạnh, nhu cầu ôxy tăng nhưng vì có
rối loạn tuần hoàn nên khả năng cung cấp ôxy không đủ, gây rối loạn chuyển
hóa gluxit, lipit và protein làm thay đổi pH, gây tăng độ axit, xeton, lipit,
polypeptit, và các axit amin tại ổ viêm.
+ Tổn thương ở mô bào.
Các tế bào bị thương tại ổ viêm giải phóng các enzym càng làm trầm
trọng thêm quá trình hủy hoại mô bào và phân hủy các chất tại ổ viêm, chúng
tạo ra các chất trung gian có hoạt tính sinh học cao và hạ thấp pH tại ổ viêm.
+ Dịch rỉ viêm.
Dịch rỉ viêm được hình thành do tăng áp lực thủy tĩnh trong các mạch
quản tại ổ viêm, tăng áp lực thẩm thấu, tăng tính thấm thành mạch là các yếu
tố quan trọng nhất và các protein bị thoát ra ngoài làm tăng lượng nước ngoại
vi gây phù thũng.
+ Tăng sinh ở mô bào.
Là hiện tượng tăng lên về số lượng, các tế bào này có thể từ máu tới hoặc
các tế bào tại chỗ sinh sản và phát triển ra. Trong quá trình viêm giai đoạn đầu chủ
yếu tăng sinh bạch cầu đa nhân trung tính. Sự tăng sinh và phát triển của các loại
tế bào phụ thuộc vào mức độ tổn thương của ổ viêm cũng như tình trạng phản ứng
của cơ thể (Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp 1997) [8].
+ Các tế bào viêm.
Các tế bào tăng sinh trong ổ viêm được gọi chung là các tế bào viêm,

niêm mạc tử cung. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy
giảm khả năng sinh sản của gia súc cái.Viêm nội mạc tử cung phổ biến và
chiếm tỷ lệ cao nhất trong các thể viên tử cung.


14
Nguyên nhân: Khi gia súc sinh đẻ, nhất là trong những trường hợp đẻ
khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, niêm mạc tử cung bị xây sát, tổn
thương, vi khuẩn như: Streptococcus, Staphylococcus, E. coli, Salmonella,
Brucella, roi trùng xâm nhập và phát triển gây viêm nội mạc tử cung. Mặt
khác, một số bệnh truyền nhiễm như sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn,
bệnh lao… thường gây ra viêm nội mạc tử cung. Căn cứ vào tính chất, trạng
thái của quá trình bệnh lý, viêm nội mạc tử cung có thể chia ra làm hai loại:
Viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ.
Viêm nội mạc tử cung có màng giả.
+ Viêm nội mạc tử cung cata cấp tính có mủ (Endomestritis puerperalis
Catarhalis purulenta acuta)
Thể viêm này xuất hiện trên tất cả các loài gia súc, gặp nhiều ở bò, trâu
và lợn. Sau khi sinh đẻ, niêm mạc cổ tử cung và âm đạo bị tổn thương, xây
sát, nhiễm khuẩn, nhất là khi gia súc bị sát nhau, đẻ khó phải can thiệp.
Khi bị bệnh, gia súc có biểu hiện một số triệu chứng chủ yếu: thân nhiệt
hơi cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm. Con vật có trạng thái đau đớn nhẹ, đôi
khi cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài hỗn
dịch, niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức chết…
Khi con vật nằm, dịch viêm thải ra ngoài càng nhiều hơn. Xung quanh
âm môn, gốc đuôi, hai bên mông dính nhiều dịch viêm, có khi nó khô lại hình
thành từng đám vẩy, màu trắng xám. Kiểm tra qua âm đạo, niêm dịch và dịch
viêm thải ra nhiều. Cổ tử cung hơi mở và có mủ chảy qua cổ tử cung. Niêm
mạc âm đạo bình thường.
Kiểm tra qua trực tràng có thể phát hiện được một hay cả hai sừng tử

thành tử cung dày và cứng. Khi kích thích lên tử cung, con vật rất mẫn cảm, đau


16
nên càng rặn mạnh hơn, hỗn dịch bẩn trong tử cung càng thải ra nhiều. Thể viêm
này thường ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh đẻ lần sau.
c. Viêm tương mạc tử cung (Perimetritis puerperalis)
Theo Đặng Đình Tín (1986) [21], viêm tương mạc tử cung thường kế
phát từ thể viêm cơ tử cung. Bệnh này thường ở thể cấp tính, cục bộ, toàn
thân xuất hiện những triệu chứng điển hình và nặng.
Lúc đầu, lớp tương mạc tử cung có màu hồng, sau chuyển sang màu đỏ
sẫm, mất tính trơn bóng. Sau đó các tế bào bị phân hủy và bong ra, dịch thẩm
xuất rỉ ra làm cho lớp tương mạc bị xù xì. Trường hợp viêm nặng, nhất là thể
viêm có mủ, lớp tương mạc ở một số vùng có thể dính với các tổ chức xung
quanh dẫn đến viêm phúc mạc, thân nhiệt tăng cao, mạch nhanh. Con vật ủ rũ,
uể oải, đại tiểu tiện khó khăn, ăn uống kém hoặc bỏ ăn. Con vật luôn luôn
biểu hiện trạng thái đau đớn, khó chịu, lưng và đuôi cong, rặn liên tục. Từ âm
hộ thải ra ngoài rất nhiều hỗn dịch lẫn mủ và tổ chức hoại tử, có mùi thối
khắm. Kiểm tra qua trực tràng thấy thành tử cung dầy cứng, hai sừng tử cung
mất cân đối, khi kích thích con vật biểu hiện đau đớn càng rõ và càng rặn
mạnh hơn. Trường hợp một số vùng của tương mạc đã dính với các bộ phận
xung quanh thì có thể phát hiện được trạng thái thay đổi về vị trí và hình dáng
của tử cung, có khi không tìm thấy một hoặc cả hai buồng trứng.
Thể viêm này thường dẫn đến kế phát bệnh viêm phúc mạc, bại huyết,
huyết nhiễm mủ.
2.1.3.4. Các biện pháp phòng trị viêm tử cung
* Phòng bệnh
Vệ sinh chuồng nái đẻ sạch sẽ một tuần trước đẻ, rắc vôi bột hoặc nước
vôi 20% sau đó rửa sạch bằng nước thường hoặc dùng dung dịch Biocid - 30
pha với tỷ lệ 1/1000.




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status