Đề án tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI - Pdf 43

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề án
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong thời
gian qua, ở nước ta, việc thúc đẩy sự phát triển của thành phần kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài đã đem lại những đóng góp quan trọng trong việc đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung và
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng đã góp phần khai thác các nguồn lực
trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo ra những bước tiến có tính đột
phá trong việc nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo Cục Đầu tư
nước ngoài cho biết, tính đến cuối tháng 12 năm 2014 cả nước có 1.588 dự án
mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 15,64 tỷ USD, tăng 9,6% so với
cùng kỳ năm 2013.Trong đó, có 594 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với
tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,58 tỷ USD, bằng 62,4% so với cùng kỳ năm
2013, chủ yếu là các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với
774 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 14,49 tỷ
USD, chiếm 71,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Quảng Trị là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, có vị trí địa lý thuận lợi, có
hệ thống giao thông thuận tiện cả về đường bộ và đường hàng không, với nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, nguồn lao động trẻ dồi dào, năng động
và là một thị trường có sức tiêu thụ hàng hoá khá cao, Quảng Trị được đánh giá là
có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đối ngoại và hợp tác đầu tư.
Những thành tựu phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Trị trong những năm
qua, có sự đóng góp quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI). FDI thực sự trở thành một nguồn vốn quan trọng cho phát triển, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm
mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, tạo thêm việc làm, góp
phần mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của
tỉnh và khu vực. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang trở thành một

tư tham khảo khi xây dựng chiến lược đầu tư tại tỉnh Quảng Trị.


3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án
3.1.

Đối tượng nghiên cứu của đề án

Đối tượng nghiên cứu đề án là hoạt động dự án có vốn FDI ở tỉnh Quảng Trị
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

+ Không gian: hoạt động của dự án có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
+ Thời gian: đánh giá thực trạng của các dự án FDI từ năm 2010 - 2014;
mục tiêu, phương hướng đến 2020.


4
PHẦN NỘI DUNG
1. Phân tích cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận của đề án
1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại quan hệ kinh tế có nhân tố nước
ngoài, được đặc trưng bởi sự di chuyển nguồn vốn đầu tư (tư bản - tiền) trên
phạm vi quốc tế và tính chất quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư vì mục
đích kinh doanh thu lợi nhuận.
Theo Luật Đầu tư 29/2005/QH thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà
đầu tư nước ngoài (tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện đầu tư tại

đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây
dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển
giao công trình đó cho Nhà nước; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh
doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi
nhuận.
- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT): là hình thức đầu tư được ký
giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết
cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho
Nhà nước; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu
hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận
trong hợp đồng BT.
1.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
- FDI là hình thức đầu tư có tính khả thi và hiệu quả cao, không có những
ràng buộc về chính trị, không trở thành nợ (so với hình thức vay thương mại),
là vốn có tính chất bén rễ ở bản xứ nên không dễ rút đi trong thời gian ngắn.
Nước chủ nhà không phải đi vay mượn tiền nước ngoài mà do nhà đầu tư nước
ngoài tự bỏ vốn ra thành lập doanh nghiệp riêng hoặc hợp tác với các doanh
nghiệp trong nước để cùng kinh doanh. Lợi nhuận được chia theo tỷ lệ góp vốn
pháp định của các bên.
- FDI không chỉ đầu tư vốn mà còn đầu tư chuyển giao công nghệ và tri
thức kinh doanh nên nó góp phần tích cực vào việc thúc đẩy các ngành công


6
nghiệp hiện đại và phát triển kinh tế. Đối với quốc gia nhận đầu tư, FDI trở
thành một bộ phận cấu thành quan trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư xã hội.
- FDI là công cụ khai thác triệt để các nguồn lực sản xuất của nước nhận đầu
tư, nâng cao tỷ suất lợi nhuận do tận dụng được lợi thế so sánh cho chủ đầu tư.
1.1.3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.3.1. Đối với chủ đầu tư

- Những tác động tiêu cực:
FDI chỉ có thể phát huy tác dụng tốt trong môi trường kinh tế, chính trị ổn
định và điều quan trọng là nước tiếp nhận đầu tư phải quản lý tốt hoạt động của
FDI. Nếu nước tiếp nhận đầu tư không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa
học thì dẫn tới sự đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai
thác quá mức, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Có một xu hướng hiện nay là
một số các nhà tư bản nước ngoài đã và đang chuyển giao công nghệ lạc hậu,
độc hại sang các nước đang phát triển vì bị kiểm soát gắt gao ở chính quốc.
Ngoài ra FDI còn một số mặt hạn chế:
+ Một số nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng sự sơ hở của pháp luật trong
quản lý của các nuớc chủ nhà để trốn thuế, thực hiện các phương pháp để thu
lợi nhuận bất chính, gây thiệt hại đến lợi ích của nước tiếp nhận đầu tư.
+ Những bí quyết về công nghệ, kênh tiêu thụ, phân phối sản phẩm đều do
các công ty mẹ nắm giữ, và chỉ được chuyển giao rất “chậm rãi” cho nước sở
tại. Chính vì thế có một sự lệ thuộc nhất định của các nước tiếp nhận đầu tư vào
các công ty đa quốc gia nước ngoài.
+ FDI từ các công ty đa quốc gia có xu hướng đẩy các công ty nước sở tại
đi đến chỗ phá sản do các công ty này có thế mạnh về tài chính, kỹ thuật và đôi
khi còn được những ưu đãi hơn những công ty trong nước.
+ Mục đích cao nhất của FDI là tối đa hoá lợi nhuận nên chủ đầu tư nước
ngoài chỉ đầu tư vào những ngành, những vùng có điều kiện thuận lợi để thu lợi
nhuận cao. Điều này dẫn đến cơ cấu đầu tư của các quốc gia không đồng đều,
mất cân đối.
+ Xét về góc độ khác, mục đích thu lợi nhuận cao của các công ty đa quốc
gia cũng phát sinh thêm mâu thuẫn xã hội ở các nước đang phát triển. Các công


8
ty đa quốc gia đẩy mạnh bóc lột, tăng cường độ lao động hoặc kéo dài thời gian
làm việc của người lao động làm mâu thuẫn vốn có trong xã hội gia tăng. Ngoài

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần
khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên
sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhờ có chủ trương, chính sách đúng đắn về việc phát triển thành phần
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khu
vực này đã có những bước phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực vào tăng
trưởng kinh tế nước ta trong những năm qua.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX, Ban chấp hành Trung ương (Khoá IX)
nhấn mạnh: “Tạo sự chuyển biến cơ bản trong thu thút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài, hướng mạnh hơn vào những ngành, lĩnh vực quan trọng của nền
kinh tế nhất là những ngành, những lĩnh vực chúng ta tự làm chưa có hiệu quả,
kể cả trong lĩnh vực bất động sản, phát triển công nghệ cao và các dịch vụ có
giá trị tăng cao. Thực sự coi kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận
hữu cơ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta”.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: Các thành phần kinh tế:
Kinh tế Nhà nuớc, kinh tế tập thể, kinh tế như nhân (Cá thể, tiểu chủ, tư bản tư
nhân), kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nuớc ngoài hoạt động
theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng tồn tại và phát
triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Văn kiện Đại hội X chỉ rõ: “Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được đối xử bình đẳng
như doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh. Tạo điều kiện cho đầu tư nước
ngoài tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành, các vùng lãnh thổ phù hợp
với các cam kết quốc tế của nước ta”.
Văn kiện Đại hội XI tiếp tục khẳng định: “Thu hút mạnh đầu tư trực tiếp
của nước ngoài vào những ngành, lĩnh vực kinh tế phù hợp với quy hoạch và
chiến lược phát triển của đất nước, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao”. Điều
này thể hiện quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về vai trò của thành
phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế nước ta hiện nay.

- Căn cứ Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 về “Một số giải pháp
tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường”;


11
- Căn cứ Quyết định số 1099/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2009 của
UBND tỉnh Quảng Trị về việc “Quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ
đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”;
- Căn cứ Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 02/3/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Quảng Trị đến năm 2020”;
- Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI đến XI và các Nghị quyết của Đảng
từ 1986 - 2011
- Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XIV và các Nghị
quyết của Đảng bộ Tỉnh Quảng Trị; các Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Trị;
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020; Kế hoạch đầu tư phát
triển 5 năm 2016-2020 của tỉnh Quảng Trị;
- Nguồn số liệu của Tổng Cục Thống kê, Cục Thống kê Quảng Trị, của
Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị; các Sở, Ban ngành, địa phương trong tỉnh.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI ở tỉnh Quảng Trị
1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Quảng Trị là tỉnh nằm trong vùng Bắc Trung bộ, có diện tích tự nhiên
4.746,9911 km2. Dân số trung bình năm 2010 có 601.672 người, chiếm 1,44%
diện tích và 0,76% dân số cả nước, mật độ dân số 126,7 người/km 2. Phía Bắc
giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp huyện Phong Điền và A
Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp tỉnh
Savanakhet và Salavan, nước CHDCND Lào.
Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở
trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết

hợp kinh tế biển như đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản; dịch vụ hậu cần nghề cá;
cảng hàng hóa và vận tải biển; du lịch sinh thái biển, đảo.
Tài nguyên nước: Trên địa bàn tỉnh có 03 hệ thống sông chính đổ ra
biển là Bến Hải, Thạch Hãn và Ô Lâu. Nước ngầm trong các tầng trầm tích và
phong hóa phát triển các địa hình núi thấp ven sông. Đây là nguồn cung cấp
nước khá quan trọng cho sản xuất và sinh hoạt. Nước trong tầng đất đỏ phong
hóa từ đá bazan có chất lượng tốt theo các chỉ tiêu hóa học... Nguồn nước này


13
rất có giá trị đối với nhân dân vùng miền núi.
Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Trị khá
phong phú và đa dạng, đặc biệt là khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng và
làm vật liệu xây dựng. Đây là điều kiện để tỉnh có thể phát triển mạnh công nghiệp
xi măng và vật liệu xây dựng. Hiện có, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 130 mỏ và
điểm khoáng sản, trong đó có 86 điểm, mỏ vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản
xuất xi măng với các loại chủ yếu như đá vôi, đá sét và các chất phụ gia (như đá
bazan, quặng sắt), sét gạch ngói, cát cuội sỏi, cát thủy tinh, cao lanh... Ngoài ra còn
có các điểm, mỏ khoáng sản khác như vàng, titan, than bùn...
Tài nguyên du lịch: Quảng Trị có nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên và
nhân văn khá phong phú, phân bố rộng khắp trên các địa bàn trong tỉnh và gần
các trục giao thông chính nên rất thuận lợi cho khai thác. Đặc biệt Quảng Trị có
hệ thống di tích chiến tranh cách mạng gắn liền với cuộc kháng chiến cứu nước
vĩ đại của dân tộc, như Thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, di tích Hiền
Lương, Cồn Tiên, Dốc Miếu, đường mòn Hồ Chí Minh, Khe Sanh, Làng Vây,
nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn... Quảng Trị còn là bảo tàng sinh động nhất về
di tích chiến tranh cách mạng, đó là cơ sở để tạo sản phẩm du lịch hoài niệm về
chiến trường xưa độc đáo. Quảng Trị có bờ biển dài với những cảnh quan đẹp,
còn nguyên sơ với những bãi tắm nổi tiếng như Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy,
Triệu Lăng, Cồn Cỏ... để phát triển du lịch sinh thái biển. Quảng Trị có vị trí

là địa chỉ tin cậy, điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
1.3.2. Tình hình thu hút vốn FDI tỉnh Quảng Trị
Trên địa bàn tỉnh hiện có 14 dự án FDI được cấp phép với tổng vốn đầu tư là
49.99 triệu USD, trong đó có 9 dự án đang hoạt động. Từ năm 2010 đến năm 2013,
tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 06 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 22,57
triệu USD; tổng vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh trung
bình hàng năm là 5,6 triệu USD. Quy mô vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Trị phần lớn các
dự án thuộc loại vừa và nhỏ dự án có quy mô vốn dưới 5 triệu USD có 10 dự án chiếm
76,9%; dự án có quy mô vốn từ 5-10 triệu có 4 dự án chiếm 23,1%. Cùng với việc thu
hút dự án còn chậm đi kèm với nó là quy mô đầu tư giảm dần. Tuy tỷ lệ FDI trong cơ
cấu vốn phát triển trên địa bàn tỉnh còn thấp (tỷ lệ FDI so với tổng vốn đầu tư toàn xã
hội từ năm 2010 - 2013, qua từng năm như sau: 1,49% - 0,71%- 1,54% -1,96%),
song nó đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong cơ cấu vốn đầu tư của


15
tỉnh. Trong đó, nguồn vốn đầu tư FDI của tỉnh hiện nay chủ yếu là ngành công nghiệp
- xây dựng chiếm 53,8%, ngành dịch vụ - du lịch chiếm 38,6% và ngành nông nghiệp
(thuỷ sản - nông lâm) chiếm 7,6%. Theo định hướng, công nghiệp chế biến và sản xuất
tiếp tục là lĩnh vực thu hút đầu tư trọng tâm của Quảng Trị thời gian tới.
Các đối tác nước ngoài đầu tư trực tiếp vào tỉnh chủ yếu là Thái Lan, Trung
Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Đặc biệt trong năm 2013, tỉnh Quảng Trị đã thu hút
được 2 dự án FDI từ Thái Lan và Australia. (Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng 1)
Bảng 1: Các dự án đầu tư FDI đang hoạt động tỉnh Quảng Trị
ST
T

Tên dự án/ Doanh nghiệp

Nước

3

4

5

6
7

8

Lắp ráp xe lăn, đóng gói
nông sản và các thủ công
mỹ nghệ của công ty TNHH
Kids First
Dự án sản xuất tôm giống
tại tỉnh Quảng Trị của Công
ty TNHH Uni - President
Nhà máy sản xuất, chế biến
bột cá Hồng Đức Vượng
(Công ty TNHHMTV Hồng
Đức Vượng)
Trại nuôi tôm thẻ chân trắng
thương phẩm của Công ty
Cổ phần chăn nuôi Việt
Nam
Dự án Nhà máy sản xuất
dăm gỗ và chế biến lâm sản
của Công ty TNHH Shaiyoo
AA Thái Lan

giống cung cấp
trên địa bàn

Hoa Kỳ

3

Công nghiệp,
chế biến, chế
tạo

Đài
Loan

2,5

Nuôi trồng
thủy hải sản

Trung
Quốc

5

Sản xuất, chế
biến bột cá

Sản xuất chế
biến bột cá


sản

27.000-36.000
tấn/năm


16
Dự án Khu chăn nuôi tôm
công nghiệp trên cát Triệu
Thái
9
7,5
An của Công ty Cổ phần
Lan
Chăn nuôi CP Việt Nam
Tổng cộng
29,452
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Trị

Nuôi trồng
thủy sản

Nuôi tôm
1.300 tấn/ năm

- Về hình thức đầu tư: Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng
Trị chủ yếu được đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm 88,9%;
chỉ có 2 dự án đầu tư dưới hình thức liên doanh (11,1%). Điều này chứng tỏ
hoạt động đầu tư nước ngoài tại Quảng Trị còn thiếu tính đa dạng, chưa có các
hình thức đầu tư khác như hợp tác kinh doanh, liên doanh, hợp đồng xây dựng kinh doanh - chuyển giao, xây dựng - chuyển giao…

tựu nhất định đo cũng là thành công
Hoạt động của các doanh nghiệp FDI những năm qua cho thấy: vốn FDI là
một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của, tác động
tích cực đến các thành phần kinh tế khác. Vốn FDI còn góp phần vào quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng xuất khẩu, giải quyết việc làm, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực của tỉnh
Tỉnh đã thực hiện tốt công tác thu hút đầu tư từ nhiều nguồn vốn trong và
ngoài nước; tích cực quảng bá tiềm năng lợi thế của tỉnh đến các nước, hợp tác
tiếp xúc các nhà đầu tư nhằm thu hút đầu tư.
Tuy không bằng các trung tâm kinh tế khác trong khu vực, song ở Quảng
Trị đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, đường, trường,
trạm, dịch vụ công, thông tin liên lạc, ngân hàng. Đặc biệt là các khu công
nghiệp tương đối hoàn chỉnh là đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp FDI có hiệu quả.
Trong những năm gần đây, việc thu hút có chọn lọc và theo định hướng
chung trong quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh nên đã thu hút nhiều dự án
FDI có công nghệ sạch, hiện đại.
Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đầu tư đã có nhiều tiến bộ, cải
cách hành chính, phát huy cơ chế một cửa, tinh giảm các thủ tục rườm rà trong
trong các dự án đầu tư.
1.3.3.2. Tồn tại, hạn chế
Do các ngành kinh tế phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài


18
chính khu vực, thị trường trong nước và quốc tế thu hẹp. Vốn đầu tư nước
ngoài giảm và triển khai chậm, vốn trong nước hạn chế và luôn thiếu hụt, cơ sở
hạ tầng tuy được cải thiện nhưng nhiều nơi trong tỉnh còn gặp khó khăn nên
chưa tạo được môi trường thuận lợi cho việc thu hút FDI.
Công tác quản lý chỉ đạo điều hành thiếu chặt chẽ, chậm đổi mới, trình

năng lực.
- Trong quá trình triển khai dự án, một số nhà thầu, cơ quan bảo vệ
chuyên nghiệp không báo cáo tư cách pháp nhân các đơn vị trúng thầu (nhà
thầu chính, các nhà thầu phụ) cho cơ quan quản lý và chính quyền địa phương,
gây tình trạng lộn xộn, khó khăn trong lĩnh vực quản lý Nhà nước.
- Việc lập, đăng ký và sử dụng mạng lưới viễn thông chuyên dùng ở một
số doanh nghiệp chưa chấp hành đúng quy định. Chế độ báo cáo quyết toán vốn
đầu tư, báo cáo kiểm toán kinh tế chưa được thường xuyên, tất cả đã ảnh hưởng
phần nào quá trình quản lý chung của doanh nghiệp và địa phương.
- Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc giúp ủy ban nhân dân
tỉnh quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa
chặt chẽ, như việc tuyển lao động, kiểm tra, kiểm soát, xử lý môi trường chưa đi
1.3.3.3. Nguyên nhân
Chưa có chiến lược lâu dài quy hoạch tổng thể và chi tiết về đầu tư; do
vậy, thu hút đầu tư thiếu chọn lọc, chưa định hướng rõ cơ cấu kinh tế, ngành,
vùng lãnh thổ, định hướng thị trường; thu hút nhiều dự án sử dụng nhiều lao
động, trong khi cơ sở hạ tầng phục vụ an sinh xã hội còn hạn chế. Mặt khác, do
thiếu thông tin dẫn đến lựa chọn một số đối tác nước ngoài thiếu thiện chí, hoạt
động kém hiệu quả.
Tuy đã có cải thiện đáng kể, nhưng hệ thống luật pháp Việt Nam vẫn còn
nhiều hạn chế, môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn; thiếu những biện
pháp bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư; nhiều văn bản dưới
luật ban hành chậm ban hành...
Quản lý nhà nước đối với FDI còn lỏng lẻo; “chặt đầu vào” nhưng công
tác hậu kiểm, công tác kiểm tra, thanh tra không thường xuyên; năng lực quản
lý còn hạn chế.
Công tác xây dựng tổ chức các đoàn thể chính trị - xã hội trong các doanh
nghiệp FDI chưa được quan tâm quyền lợi của công dân chưa được đảm bảo





21
trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đầu tư trực tiếp
nước ngoài là động lực cho sự đột phá, là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
- Phát huy nội lực, tạo nền tảng cho việc thu hút vốn ĐTNN, coi đây là
mối quan hệ khăng khít mạnh mẽ, hữu cơ, nhằm bổ sung các nguồn lực bên
ngoài để phát triển nhanh, bền vững.
- Gắn việc thu hút và sử dụng vốn ĐTNN với an ninh quốc phòng và quá
trình xây dựng nền kinh tế tự chủ, có khả năng ứng phó với những diễn biến bất
lợi của kinh tế thế giới.
- Tận dụng lợi thế đặc thù vị trí địa lý, tiềm năng lợi thế của Quảng Trị là
nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, để có hoạch định chiến lược thu
hút đầu tư ngành nghề phù hợp, coi trọng chất lượng các dự án, khả năng mở
rộng thị trường xuất khẩu, những sản phẩm có sức cạnh tranh cao, giải quyết
việc làm. Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư sử dụng trình độ công nghệ cao,
công nghệ sạch, hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường, áp dụng kinh nghiệm
quản lý tiên tiến từ nước ngoài, góp phần tích cực làm biến đổi cơ cấu kinh tế,
phân công lao động của tỉnh và mở rộng hợp tác với các địa phương khác.
- Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, công
nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; các dự án ứng
dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện tử, sản xuất phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các ngành mà Quảng Trị có lợi thế cạnh tranh
như du lịch, chế biến nông - lâm - thuỷ sản...
- Áp dụng các ưu đãi tối đa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như huyện Hướng Hóa,
Đakrông...; đẩy mạnh đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ở các địa
bàn này, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư nước

mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là:


23
- Tổng nguồn vốn nước ngoài dự kiến thu hút và khởi công mới thực hiện
trong giai đoạn 2011-2015 là 3.518 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ODA là 2.464 tỷ
đồng, nguồn vốn FDI là 1.054 tỷ đồng, và nguồn vốn NGOs là 425 tỷ đồng.
- Dự kiến tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng kí cấp mới và tăng vốn
trong giai đoạn 2015 - 2020 đạt 150 triệu USD, trong đó vốn đăng kí cấp mới
chiếm 80 - 90% tổng vốn đầu tư. Trong giai đoạn này, cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm 50%, dịch vụ 30%, và nông lâm - ngư nghiệp chiếm 20%.
2.2. Các giải pháp cơ bản thu hút FDI của tỉnh Quảng Trị
2.2.1. Thực hiện việc xây dựng quy hoạch tổng
Tiếp tục tốt công tác quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh
Quảng Trị đã được chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở đó, xác định dự án cần thiết
gọi vốn đầu tư theo thứ tự ưu tiên về ngành nghề, thời gian và địa điểm cụ thể.
Trên cơ sở quy hoạch, đề ra các điều kiện ưu đãi (trong khuôn khổ pháp luật
quy định), hình thức đầu tư, xác định những thông tin cơ bản ban đầu như giá
thuê đất, quy mô đầu tư, nguồn nguyên liệu.... Trong quá trình chuẩn bị dự án
đầu tư trực tiếp phải hết sức chú ý nghiên cứu sự cần thiết gọi vốn đầu tư nước
ngoài của từng loại dự án, phải tính toán khả năng tham gia của các doanh
nghiệp trong nước, trên cơ sở tận dụng tối đa nhà xưởng, thiết bị cũng như kêu
gọi các nhà đầu tư trong nước góp vốn liên doanh nhằm phát huy hơn nữa
nguồn lực từ bên trong.
Chủ động xây dựng quy hoạch ngành, vùng và các sản phẩm chủ yếu để
làm rõ phạm vi hoạt động của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước,
làm cơ sở cho việc định kỳ công bố danh mục các dự án kêu gọi đầu tư:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về tiềm năng và thế mạnh của từng vùng thông
qua điều tra khảo sát về nguồn nhân lực, điều kiện cơ sở hạ tầng, điều kiện tự
nhiên, nguồn tài nguyên...

dục, giải trí, tài chính, ngân hàng; Trong đó triển khai ngay các dự án về
Trường Phổ thông quốc tế và Bệnh viện Quốc tế.


25
2.2.3. Hoàn thiện môi trường đầu tư và chính sách đầu tư
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong tiến trình phát triển và sử dụng khu
vực FDI. Cần hoàn thiện và xây dựng đồng bộ, nhất quán các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài. Hệ thống pháp luật phải có
tính hấp dẫn, thông thoáng, rõ ràng, ổn định và mang tính cạnh tranh cao so với
các nước trong khu vực. Tiếp tục tham mưu cấp trên hoàn chỉnh hệ thống pháp
luật chung như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Lụât Thương mại, Luật Cạnh
tranh, Luật Chống độc quyền, Luật đất đai, Luật Lao động....tạo lập một môi
trường kinh doanh thật sự ổn định, bình đẳng.
- Tiếp tục hoàn thiện các chính sách về đầu tư nước ngoài. Trong đó cần
đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các nghiệp vụ liên quan đến việc
thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xoá bỏ các thủ tục rườm rà, tạo môi trường
thuận lợi và thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn chính đáng ở
Quảng Trị. Quy định rõ ràng, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính; Rà
soát và bãi bỏ các quy định về thủ tục đang cản trở hoạt động đầu tư nước ngoài.
Việc thẩm định và cấp giấy phép đầu tư phải theo đúng quy định của nhà nước,
tránh phiền hà, gây trở ngại cho các nhà đầu tư, khắc phục ngay tình trạng thanh
tra, kiểm tra không cần thiết gây phiền nhiễu của một số cơ quan chức năng.
- Hoàn thiện chính sách thuế, ưu đãi đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
Song song với việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của các biện pháp ưu đãi tài
chính đối với nhà ĐTNN như: vấn đề hoàn thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
chuyển lợi nhuận về nước. Không hạn chế hoặc không đưa ra quy định bắt buộc
các nhà ĐTNN phải góp vốn bằng tiền mặt khi họ đang gặp khó khăn. Xoá bỏ ấn
định tỷ lệ nguồn vốn trong các dự án và lĩnh vực cần phát triển mà vốn trong nước
không đủ, không có khả năng đầu tư. Cần tiếp tục đề ra và thực hiện các cam kết


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status