Đề án tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp - Pdf 43

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC III

THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG TRÌNH CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2015


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC III

HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN:

THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG TRÌNH CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học:

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2015


MỤC LỤC
1
2

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng
Phạm vi
Kết cấu của đề án
Phần 1: Sự cần thiết xây dựng đề án
Cơ sở lý luận
Cơ sở pháp lý
Cơ sở thực tiễn
Phần 2: Mục tiêu, yêu cầu và quan điểm xây dựng đề án
Mục tiêu
Yêu cầu
Quan điểm
Phần 3: Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đề án
Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư
vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Nhiệm vụ thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh
Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh
Phần 4: Tổ chức thực hiện đề án
Phân công trách nhiệm thực hiện đề án
Các nguồn lực để thực hiện đề án
Tiến độ thực hiện đề án
Dự kiến kết quả thực hiện đề án
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
Đối với Trung ương
Đối với địa phương
Danh mục tài liệu tham khảo

32
33


Phụ lục

35


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề án nghiên cứu
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế là một trong những mục tiêu
trọng tâm của Đảng bộ và các cấp chính quyền tỉnh Tây Ninh. Để thực hiện
thành công mục tiêu đó thì việc đầu tư xây dựng và phát triển các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh giữ một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng.
Nằm ở phía Nam khu vực Đông Nam Bộ, Tây Ninh tương đối thuận lợi
để phát triển ngành công nghiệp nói chung và các khu công nghiệp nói riêng.
Thời gian qua, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã trở thành
điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; đã tạo điều kiện thuận
lợi để tiếp thu khoa học công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến từ bên ngoài; tạo
thêm nhiều việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
đồng thời tham gia tích cực vào thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh còn nhiều hạn chế, hiệu quả đóng góp của các
khu công nghiệp đối với nền kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh
của tỉnh. Hiệu quả thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp thấp bắt nguồn từ
nguyên nhân chủ yếu là khi quy hoạch, thành lập khu công nghiệp ở nhiều địa
phương nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng còn mang tính phong trào mà chưa

3.1. Đối tượng
Hoạt động thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Tây Ninh.
3.2. Phạm vi
Nghiên cứu hoạt động thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2004 - 2014 và định hướng đến năm 2030.
4. Kết cấu của đề án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, đề án được kết cấu thành 4 phần, cụ thể như sau:
Phần 1: Sự cần thiết xây dựng đề án.
Phần 2: Mục tiêu, yêu cầu và quan điểm xây dựng đề án.
Phần 3: Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đề án.
Phần 4: Tổ chức thực hiện đề án.


PHẦN 1
[[

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Vốn đầu tư và thu hút vốn đầu tư
1.1.1.1. Vốn đầu tư
Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của một đơn vị kinh tế hay
một quốc gia. Các loại vốn đang trong quá trình đầu tư xây dựng được gọi là
vốn đầu tư. Vốn đầu tư là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài
sản vật chất trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư thường thực hiện qua các
dự án đầu tư và một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là
bổ sung tài sản cố định và tài sản lưu động.
Theo Luật Đầu tư năm 2005, vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp

gian… bằng nhiều hình thức như: Ấn phẩm, hội nghị, hội thảo, truyền tin,
truyền hình, tổ chức gặp gỡ, qua kênh thông tin điện tử… để các nhà đầu
tư có cơ hội nắm bắt được thông tin, hiểu rõ về thông tin để có sự lựa chọn
và đưa ra quyết định đầu tư.
c) Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư
- Vốn đăng kí, vốn đầu tư thực hiện, tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện so với
vốn đầu tư đăng kí.
- Tỉ lệ dự án thực hiện so với đăng kí.
- Vốn đầu tư bình quân của một dự án.
- Vốn đầu tư trên một ha đất.
Ngoài ra, cơ cấu vốn đầu tư theo loại hình doanh nghiệp, ngành kinh tế,
đối tác đầu tư cũng cần được xem xét và đánh giá.
d) Các nguồn vốn đầu tư
- Nguồn vốn đầu tư trong nước: Tiết kiệm của ngân sách; Tiết kiệm
doanh nghiệp; Tiết kiệm dân cư.
- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Viện trợ phát triển chính thức (ODA);
Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI); Doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài; Doanh nghiệp liên doanh; Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các
hình thức khác: Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây
dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao, Viện trợ của
các tổ chức phi chính phủ (NGO).


1.1.2. Khu công nghiệp
1.1.2.2. Khái niệm khu công nghiệp
Khu công nghiệp được hiểu là nơi tập trung các hoạt động sản xuất và
phục vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định và do chính phủ
quy định hay cho phép thành lập.
1.1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư
vào khu công nghiệp

khu công nghiệp trên cả nước vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong
hơn 25 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn của chủ trương và mô hình
phát triển khu công nghiệp.
Về phía Nhà nước, hiện nay bằng việc ban hành Quy chế khu công
nghiệp ban hành kèm theo Nghị định 192/CP ngày 28/12/1994 của Chính phủ;
Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm theo
Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ; Nghị định số 29/2008/NĐCP ngày 14/3/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết về khu công nghiệp, khu
chế xuất và khu kinh tế; Nghị định số 164/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày
14/3/2008 của Chính phủ Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu
kinh tế đã tạo bước đột phá, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hệ thống khu công
nghiệp trong phạm vi cả nước.
Có thể thấy, với chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước
về phát triển khu công nghiệp và sự nỗ lực trong công tác quản lý, điều hành,
tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
đã đạt được các kết quả tích cực, có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế trên
các phương diện tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu, thu ngân sách
nhà nước, giải quyết việc làm và tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội.
Các các khu công nghiệp trên cả nước đóng góp quan trọng vào quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đưa
nước ta từ nước nghèo, kém phát triển trở thành nước có thu nhập trung bình
thấp của thế giới.
Đối với Tây Ninh, Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh luôn coi phát triển các
khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
cả hệ thống chính trị. Khu công nghiệp là địa bàn được tỉnh ưu đãi, khuyến
khích đầu tư. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2010 - 2015
đã chỉ rõ: “Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng và kêu gọi đầu tư vào các khu công
nghiệp: Tâm Thắng (Cư Jút), Nhân Cơ (Đắk R’lấp)…”
[6, tr.107]. Đó chính là điều kiện thuận lợi để phát triển các khu công nghiệp


- Quyết định số 1174/QĐ-UBND ngày 11/8/2011 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Tây Ninh Về việc thành lập khu công nghiệp Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp,
tỉnh Tây Ninh;


- Quyết định số 1221/QĐ-UBND ngày 12/9/2008 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Tây Ninh V/v ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 2 khu công nghiệp đã được
thành lập là khu công nghiệp Tâm Thắng (đang hoạt động) và khu công nghiệp
Nhân Cơ (đang xây dựng cơ bản).
1.3.1. Thực trạng quá trình đầu tư, xây dựng và phát triển khu công
nghiệp Tâm Thắng
1.3.1.1. Giới thiệu chung về khu công nghiệp
- Vị trí: Xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Tây Ninh.
- Diện tích: 179,4 ha; trong đó, đất công nghiệp có thể cho thuê: 128,4
ha, diện tích đất xây dựng đường giao thông nội bộ, cây xanh và các công trình
đầu mối khác: 51 ha.
- Tổng mức vốn đầu tư: 191,3 tỷ đồng (trượt giá đến 31/12/2014 là 307
tỷ đồng theo các quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh).
- Chủ đầu tư: Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Tâm Thắng
(xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Tây Ninh).
1.3.1.2. Tình hình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
Lũy kế đến 31/12/2014, giá trị khối lượng thực tế xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đạt khoảng 224/307 tỷ đồng, tỷ lệ đạt
72,9% tổng khối lượng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Nhìn chung, về cơ bản đã xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng của một
khu công nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực. Đặc biệt, đang đưa vào vận hành chạy
thử Trung tâm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp (vốn đầu tư 52 tỷ

- Vị trí: Xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Tây Ninh.
- Diện tích: 106,85 ha (dự kiến mở rộng thành 125 ha).
- Tổng mức vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: 1.600 tỷ đồng.
- Chủ đầu tư: Ban Quản lý phát triển khu đông thị mới và các công trình
trọng điểm tỉnh Tây Ninh.
1.3.2.2. Tình hình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
Hiện nay chủ đầu tư đã hoàn thành công tác bồi thường giải phóng
mặt bằng, hỗ trợ tái định cư và đang tiến hành xây dựng kết cấu hạ tầng
khu công nghiệp.


1.3.2.3. Tình hình thu hút đầu tư vào khu công nghiệp
Đến nay, khu công nghiệp Nhân Cơ đã thu hút được 01 dự án đầu tư
xây dựng Nhà máy điện phân nhôm Tây Ninh (đã được cấp Giấy chứng
nhận đầu tư), chủ đầu tư là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Luyện kim Trần
Hồng Quân. Nội dung dự án như sau:
- Quy mô công suất: 450.000 tấn nhôm/năm.
- Tổng vốn đầu tư: 575 triệu USD, tương đương 12.400 tỷ đồng.
- Diện tích đất thuê lại: 125 ha (hiện nay mới chỉ giao được 106,85/125
ha đất khu công nghiệp cho nhà đầu tư).
- Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp: 100%.
Dự kiến, khi đạt công suất 450.000 tấn nhôm/năm, dự án sẽ nộp vào
ngân sách tỉnh khoảng gần 300 tỷ đồng/năm và tạo việc làm cho gần 1.000
lao động.
1.3.3. Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
trong công tác thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh giai đoạn 2004 - 2014
1.3.3.1. Những thành tựu
Việc thu hút được nhiều dự án đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, góp phần thúc

khu công nghiệp như dịch vụ nhà trọ, ăn uống, nhà trẻ, giải trí, bưu chính viễn
thông, tài chính ngân hàng…
Thứ sáu, góp phần tăng cung ứng hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu
trong nước và xuất khẩu.
1.3.3.2. Những hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
- Việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
đạt kết quả không cao.
- Số dự án thực hiện trên số dự án đăng ký đầu tư đạt tỷ lệ thấp (32/98
dự án, tỷ lệ đạt 32,65%).
- Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp có quy mô vốn đầu tư nhỏ, suất
đầu tư trên một đơn vị diện tích thấp, vốn đầu tư thực hiện so với số vốn đầu tư
đăng ký chỉ đạt 52,56%.
- Chưa thu hút được nhiều dự án chế biến nông, lâm sản là thế mạnh của
tỉnh vào khu công nghiệp.
- Không kêu gọi được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng
và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp…


1.3.3.3. Nguyên nhân
- Chính sách thu hút đầu tư có giai đoạn định hướng chưa rõ ràng, chỉ
coi trọng số lượng dự án và số vốn đăng ký đầu tư mà chưa chú trọng đứng
mức đến chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
- Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế (bắt đầu từ năm 2008) nên các
doanh nghiệp, nhà đầu tư không huy động được vốn đầu tư để thực hiện dự án
đăng ký đầu tư vào khu công nghiệp hoặc không dám đầu tư sản xuất - kinh
doanh do lãi suất ngân hàng cao (có thời điểm lãi suất cho vay trên 20%/năm).
- Hệ thống pháp luật, chính sách và thủ tục đầu tư chưa đồng bộ, thiếu
nhất quán và thay đổi nhanh, chồng chéo giữa hệ thống pháp luật đầu tư, luật
doanh nghiệp và các luật chuyên ngành.
- Chính sách ưu đãi đầu tư còn nhiều bất cập và không thống nhất giữa

nhiều lao động, ít tiêu hao năng lượng và tài nguyên; tạo ra những sản phẩm
có giá trị gia tăng lớn, sử dụng nguồn lao động có trình độ, phát triển theo
hướng hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tập trung vào các ngành có
giá trị gia tăng cao.
- Đổi mới cách thức xúc tiến đầu tư. Chuyển cách kêu gọi đầu tư từ hình
thức “nhà đầu tư có nhu cầu thì họ tự tìm đến” sang hình thức “lựa chọn và
mời gọi nhà đầu tư theo định hướng”. Thường xuyên tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu
của nhà đầu tư, nhất là những đối tác đầu tư lớn, và vận động đầu tư thông qua
những mối quan hệ cá nhân, tổ chức có uy tín.
- Tạo quỹ đất sẵn sàng cho thu hút đầu tư. Theo đó, cần tăng cường sự
phối hợp với chính quyền địa phương và các công ty phát triển hạ tầng khu
công nghiệp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thực hiện tốt công tác tái
định cư; chuẩn bị sẵn sàng quỹ đất sạch (đất đã có kết cấu hạ tầng hoàn
chỉnh) để giới thiệu cho các nhà đầu tư tiềm năng; rà soát, thu hồi Giấy chứng
nhận đầu tư đối với những dự án không triển khai theo đúng tiến độ đã cam
kết khi đăng ký đầu tư để giao cho các dự án đầu tư khác.
- Kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển khu công nghiệp với quy
hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ
công nhân trong khu công nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đồng bộ các
hoạt động dịch vụ (như nhà ở, khu vui chơi giải trí công cộng, dịch vụ kho bãi,
bưu chính viễn thông, cấp điện, cấp nước, dịch vụ tài chính - ngân hàng, các công
trình phúc lợi và đào tạo…). Hạ tầng kỹ thuật bên ngoài hàng rào phải được cải
thiện và xây dựng để kết nối giữa các khu công nghiệp với nhau, kết nối với thành
phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm
phía Nam (Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh).


- Chăm lo đời sống cho người lao động để tạo nguồn nhân lực bền
vững, trong đó chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động phải thực hiện
tốt chính sách, pháp luật về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, y tế,

công nghiệp sản xuất, chế biến nông, lâm sản, thức ăn chăn nuôi.
- Thu hút đầu tư, phát triển khu công nghiệp nhằm tăng nguồn thu cho
ngân sách địa phương, giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, tham gia tích cực vào thực
hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
2.1.2.1. Giai đoạn 2015 - 2020: Thu hút đầu tư lấp đầy khu công nghiệp
Tâm Thắng, Nhân Cơ.
Cụ thể:
- Khu công nghiệp Tâm Thắng: Thu hút 10 dự án với tổng vốn đầu tư
khoảng 300 tỷ đồng, diện tích đất thuê lại khoảng 30 ha, giải quyết việc làm
cho khoảng 2.000 lao động địa phương.
- Khu công nghiệp Nhân Cơ: Thu hút 5 - 7 dự án đầu tư với tổng mức
đầu tư khoảng 700 tỷ đồng, diện tích đất thuê lại khoảng 15 ha, giải quyết việc
làm cho 2.000 - 2.500 lao động địa phương.


2.1.2.2. Giai đoạn 2020 - 2030
- Khu công nghiệp Tâm Thắng (dự kiến mở rộng thêm khoảng 50 ha): Thu
hút được 15 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 450 tỷ đồng, diện tích đất thuê lại
khoảng 50 ha, giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 lao động địa phương.
- Khu công nghiệp Quảng Đức (dự kiến thành lập vào năm 2020): Thu
hút được 30 - 35 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng, diện tích đất
thuê lại khoảng 200 ha, giải quyết việc làm cho khoảng từ 8 - 10.000 lao động
địa phương.
2.2. Yêu cầu
- Đề án phải bám sát quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 1942/QĐ-TTg ngày 22/10/2013 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

hạ tầng khu công nghiệp gắn chặt với bảo vệ môi trường; chăm lo đời sống vật
chất, tinh thần cho người lao động và bảo đảm công tác quốc phòng, an ninh.
- Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp phải đa dạng hóa các hình thức
đầu tư, tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế và hợp tác quốc tế;
đồng thời, phải đi liền với đổi mới, hoàn thiện các biện pháp quản lý nhà nước
đối với quá trình đầu tư, xây dựng và phát triển khu công nghiệp.


Phần 3
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư vào
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
3.1.1. Thuận lợi
- Thời gian qua Trung ương và tỉnh đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi,
hỗ trợ đầu tư cho khu công nghiệp và các doanh nghiệp khu công nghiệp.
- Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghiệp
được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện; việc quy
hoạch, thành lập và xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp được thực hiện
theo quy trình chặt chẽ, có tầm nhìn dài hạn, có tính khoa học, phù hợp với quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Cơ chế phân cấp, uỷ quyền mạnh mẽ cho Ban Quản lý các khu công
nghiệp; việc giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện theo cơ chế “một cửa”
tại Ban Quản lý các khu công nghiệp đã giảm thiểu chi phí, thời gian đi lại và tạo
thuận lợi cho cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong khu công nghiệp.
- Hiện nay, tỉnh Tây Ninh đang tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu
tư thông qua việc đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính, chương
trình hành động nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nhằm tạo hành lang
pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong hoạt
động, sản xuất - kinh dooanh.
3.1.2. Khó khăn

các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất - kinh doanh tại khu
công nghiệp.
- Tổ chức đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu
của các doanh nghiệp khu công nghiệp.
- Đổi mới, tăng cường công tác kêu gọi, xúc tiến đầu tư vào các khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu
cầu sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp khu công nghiệp.
- Thực hiện tốt công tác khuyến khích, hỗ trợ đầu tư, bảo đảm cơ quan
quản lý nhà nước luôn là người “đồng hành” tin cậy của các doanh nghiệp, nhà
đầu tư trong khu công nghiệp.


3.3. Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh
3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng khu
công nghiệp
- Hàng năm, Ủy ban nhân tỉnh quan tâm cân đối, bố trí kinh phí xây
dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp từ nguồn vốn ngân sách địa
phương nhằm đáp ứng tiến độ xây dựng khu công nghiệp đã được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt.
- Đa dạng hóa hình thức đầu tư vốn xây dựng hạ tầng khu công nghiệp,
kết hợp giữa đầu tư hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách với nguồn vốn của
doanh nghiệp; tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của Trung ương.
- Hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tâm Thắng; đẩy nhanh
tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nhân Cơ để đáp ứng tiến độ
đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến nhôm trại khu công nghiệp.
- Đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung, các
hạng mục bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp.
- Mở rộng và xây dựng kết cấu hạ tầng nối liền các khu công nghiệp với

- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đẩy mạnh
phân cấp, ủy quyền cho Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh trong
việc giải quyết thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong khu
công nghiệp theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”.
3.3.3. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
3.3.3.1. Đối với các cơ sở đào tạo
- Đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị đáp ứng về số lượng và đảm
bảo tiến bộ tối thiểu về công nghệ cho các trường đào tạo nghề công lập.
- Xây dựng cơ chế ràng buộc đối với các trường và trung tâm đào tạo
nghề dân lập về trang bị các thiết bị dạy học, thực hành đảm bảo tối thiểu về
tiếp cận công nghệ tiên tiến, độ lành nghề cho sinh viên ra trường không gặp
khó khăn khi bắt tay vào làm việc tại các khu công nghiệp.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hoá đào tạo nghề, huy động sự
tham gia của mọi thành phần kinh tế trong đào tạo nghề.
- Làm tốt công tác định hướng cho các trường mở rộng thêm các ngành
nghề mới; mở rộng hình thức đào tạo nghề.
3.3.3.2. Đối với người lao động
- Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status