Giải pháp quy hoạch khu di tích cách mạng tân trào nhằm phát huy các giá trị lịch sử văn hóa và phát triển du lịch bền vững (tt) - Pdf 43

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

VŨ NGỌC DIỆP

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH
KHU DI TÍCH CÁCH MẠNG TÂN TRÀO
NHẰM PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA
VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

VŨ NGỌC DIỆP
KHÓA 2014 - 2016

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH
KHU DI TÍCH CÁCH MẠNG TÂN TRÀO

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Ngọc Diệp


1

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Chiến khu cách mạng ATK là một vùng di tích lịch sử cách mạng quan trọng
có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với quốc gia. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh
đạo và các cơ quan của Đảng, Nhà nước làm việc từ năm 1941 – 1954 để lãnh đạo
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã làm nên chiến thắng Điện Biên kết thúc
thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân Pháp của dân tộc.
Trong thời kì ấy, tại đây nhiều sắc lệnh quan trọng của nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa, đã được kí ban hành...Thủ đô kháng chiến ATK cũng là nơi diễn ra các
hoạt động ngoại giao, chỉ đạo toàn dân kháng chiến.
Trong những năm qua chính quyền và các tổ chức xã hội, cá nhân đã quan
tâm đầu tư phát triển vùng ATK cùng với các chương trình, mục tiêu bảo tồn tôn
tạo phát huy di tích lịch sử cách mạng và phát triển kinh tế xã hội vùng ATK đã cơ
bản phát huy hiệu quả. Sự khởi động của dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
vùng căn cứ cách mạng, hay một số dự án khu du lịch, các dự án xây dựng hạ tầng
cơ sở phục vụ dân cư tại đây, các dự án về bảo tồn văn hóa di tích lịch sử cách
mạng đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương và những cơ hội phát triển
du lịch đặc biệt, đồng thời cũng mở ra cơ hội khai thác có hiệu quả các giá trị lịch
sử văn hóa kết hợp với du lịch, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, đảm bảo an

đang là vấn đề nhức nhối. Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, giao thông đi lại khó khăn,
trình độ người dân còn thấp kém. Việc tổ chức các tour du lịch chỉ thiên về giới
thiệu lịch sử, sản phẩm du lịch nghèo nàn. Bởi vậy, việc nghiên cứu giải pháp quy
hoạch khu di tích Cách Mạng Tân Trào nhằm phát huy các giá trị lịch sử văn
hóa và phát triển du lịch bền vững là rất cần thiết để góp phần tạo nên sự thống
nhất trong quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng liên tỉnh nói chung và
định hướng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng căn cứ cách mạng tỉnh Tuyên
Quang nói riêng.
* Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp, ý tưởng quy hoạch khu di tích Cách Mạng Tân Trào
nhằm phát huy các giá trị lịch sử văn hóa và phát triển du lịch bền vững, tạo lập một
không gian đặc trưng về lịch sử văn hóa bản địa, hấp dẫn về du lịch.


3

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: quy hoạch nhằm phát huy các giá trị lịch sử văn hóa
và phát triển du lịch bền vững.
- Phạm vi nghiên cứu: khu di tích Cách mạng Tân Trào, gồm 11 xã: Tân
Trào Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện (huyện Sơn Dương); Kim
Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh, Công Đa, Đạo Viện (huyện Yên Sơn)

Hình a: Sơ đồ khu di tích Cách Mạng Tân Trào
- Khu vực nghiên cứu có tổng diện tích tự nhiên khoảng 3100ha.
+ Phía Bắc giap xã Linh Phú - huyện Chiêm Hóa và 2 xã Nghĩa Tá, Bình
Trung (Chợ Đồn – Bắc Kạn)
+ Phía Đông giáp các xã thuộc 2 huyện Định Hóa, Đại Từ (Thái Nguyên)
+ Phía Nam giáp 2 xã Tú Thịnh, Hợp Thành (Sơn Dương)
+ Phía Tây giáp các xã Tân Tiến, Kiến Thiết, Tiến Bộ, Thái Bình (Yên Sơn)

- Phương pháp so sánh đối chiếu với các quy chuẩn quy phạm, lý thuyết cơ
sở về thiết kế, tham khảo những bài học kinh nghiệm trong nước ngoài nước, từ đó
đề xuất giải pháp.


5

- Phương pháp sơ đồ, bản đồ
Thông qua sơ đồ và mô hình hóa, luận văn tìm ra những đặc điểm của quá
trình phát triển không gian cũng như sự mở rộng của các hoạt động kinh tế xã hội
của quá trình đô thị hóa. Phương pháp sơ đồ, bản đồ sẽ tổng hợp một cách trực quan
nhất những xu thế phát triển chung về mọi mặt.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học để quy hoạch khu di
tích Cách Mạng Tân Trào nhằm phát huy các giá trị lịch sử văn hóa và phát
triển du lịch bền vững.
- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị lịch sử văn
hóa và phát triển du lịch bền vững khu di tích Cách mạng Tân Trào. Góp phần phát triển
du lịch cho tỉnh Tuyên Quang. Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
* Các khái niệm và thuật ngữ
Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn dựa trên cơ sở Luật Di sản
Văn hóa, một số được tổng hợp từ tư liệu khác.
- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia.
- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng,
truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng
nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn
xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống,

các dữ liệu khoa học về di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đó.
- Bảo tồn di tích là những hoạt động nhằm bảo đảm sự tồn tại lâu dài, ổn
định của di tích để sử dụng và phát huy giá trị di tích đó.
- Gia cố gia cường di tích là biện pháp xử lý các cấu kiện của di tích nhằm
giữ ổn định về mặt cấu trúc và tang cường khả năng chịu lực của các cấu kiện này.
- Tôn tạo di tích là những hoạt động nhằm tang cường khả năng sử dụng và
phát huy giá trị di tích nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn, sự hài hòa của di tích
và cảnh quan lịch sử - văn hóa của di tích.


7

- Vùng bảo vệ: Theo Luật di sản văn hóa chia làm hai khu vực: Khu vực I và
khu vực II:
+ Khu vực bảo vệ I ( Khu vực bảo tồn ):
Đây là phần được quan niệm bất biến (phần cốt lõi), chỉ được làm các công
việc như phục chế, bảo tồn, chống xuống cấp. Luôn phải tìm cách trả lại nguyên bản
mà di tích từ khi xuất hiện đã có.
+ Khu vực bảo vệ II ( Bảo vệ - tôn tạo ):
Đây là không gian hỗ trợ để làm tang độ an toàn, tang hiệu quả kiến trúc –
nghệ thuật và cảnh quan môi trường của di tích; đồng thời tang khả năng, hiệu quả
khai thác với di tích.
- Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông
thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường sống
thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa
lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng được thể hiện
thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết
minh.
- Cảnh quan di tích là nơi diễn ra các sự kiện có ý nghĩa lịch sử, là cảnh quan

- Luận văn góp phần tăng cường cơ sở lý luận và các giải pháp nhằm quy
hoạch xây dựng kết hợp được các yếu tố LSVH bản địa, cảnh quan thiên nhiên, đưa
ra các biện pháp thích ứng với BĐKH, góp phần bảo vệ môi trường và hệ sinh thái
rừng.
- Nghiên cứu thành công trong việc quy hoạch xây dựng và bảo tồn các di
tích lịch sử văn hóa nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới.
- Trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch xây dựng, các
chủ trương, chính sách của Chính phủ, địa phương, các kinh nghiệm thực tiễn tại
Việt Nam cũng như trên thế giới, luận văn đã đưa ra các giải pháp đóng góp vào
công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị LSVH, hướng giải quyết làm phong
phú các sản phẩm du lịch, phát triển du lịch bền vững thông qua khai thác yếu tố
LSVH truyền thống kết hợp khai thác cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh thái bản
địa.
2. Kiến nghị
- Đúc rút các kinh nghiệm bảo tồn di sản văn hóa, quy hoạch xây dựng, luận
văn đã đưa ra một số giải pháp áp dụng cho việc bảo tồn, quy hoạch xây dựng, phát
triển du lịch bền vững. Đề tài đã giải quyết được một phần của vấn đề bức xúc hiện
nay đang tồn tại của khu di tích CMTT là mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển.
- Luận văn đã đề xuất phương án bảo tồn, quản lý và khai thác di sản một
cách có đồng bộ giữa chính quyền và cộng đồng trong việc phát huy các giá trị lịch
sử văn hóa và phát triển du lịch bền vững.
- Các nghiên cứu đề xuất trong luận văn ở mức sơ bộ. Để có thể đưa vào áp
dụng thực tiễn cần có những nghiên cứu chi tiết hơn để cụ thể hoá các đề xuất, giải
pháp của đề tài.


90

- Cần xây dựng một hệ thống quy chế quản lý chặt chẽ đối với di tích và
không gian liên quan, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động trong vùng di tích.

* Cấu trúc luận văn ...................................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................9
Chương I: Đặc điểm quy hoạch khu di tích Cách Mạng Tân Trào .....................9
1.1 Khái quát đặc điểm khu vực ..............................................................................9

1.1.1 Vị trí nghiên cứu .................................................................................... 9
1.1.2 Đặc điểm khu di tích Cách mạng Tân Trào......................................... 13
1.1.3 Một số vấn đề đang tồn tại ở khu di tích ............................................. 15
1.1.4 Giá trị lịch sử Cách mạng Tân Trào .................................................... 16
1.2 Thực trạng và tài nguyên để phát triển du lịch ..............................................31
1.3 Hiện trạng công tác quy hoạch và triển khai xây dựng khu di tích Cách
mạng Tân Trào ........................................................................................................36

1.3.1 Hiện trạng các quy hoạch có liên quan................................................ 36


1.3.2 Dự án và luận văn nghiên cứu có liên quan ........................................ 39
1.4 Xác định các vấn đề cần giải quyết ..................................................................40

1.4.1 Phát huy giá trị lịch sử văn hóa ........................................................... 40
1.4.2 Phát triển du lịch bền vững .................................................................. 42
Chương II : Cơ sở khoa học về quy hoạch khu di tích Cách mạng Tân Trào
nhằm phát huy các giá trị lịch sử văn hóa và phát triển du lịch bền vững .......44
2.1 Cơ sở pháp lý .....................................................................................................44

2.1.1 Văn bản pháp luật ................................................................................ 44
2.1.2 Quyết định có liên quan ....................................................................... 44
2.2 Cơ sở lý thuyết về quy hoạch khu di tích Cách Mạng Tân Trào nhằm phát
huy các giá trị lịch sử văn hóa và phát triển du lịch bền vững ...........................46


3.3.2 Tổ chức không gian các khu chức năng .............................................. 67
3.3.3 Phân bố sử dụng đất............................................................................. 82
3.4 Giải pháp quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ xã hội ..............................86
PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ...........................................................................89
1. Kết luận ................................................................................................................89
2. Kiến nghị ..............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Giải nghĩa

QHXDVBT

Quy hoạch xây dựng và bảo tồn

KGKTCQ

Không gian kiến trúc cảnh quan

LSVH

Lịch sử văn hóa

LSCM


NXB

Nhà xuất bản

CMTT

Cách mạng Tân Trào

QHC

Quy hoạch chung


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Số hiệu hình

Tên hình

Hình a

Sơ đồ khu di tích Cách Mạng Tân Trào

Hình 1.1

Sơ đồ chiến khu Cách mạng ATK Tân Trào

Hình 1.3

Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng chiến khu CM

Hình 3.3d

Sơ đồ điểm đón tiếp số 1 – Trung tâm đón tiếp

Hình 3.3e

Sơ đồ điểm đón tiếp số 2 – Tân Lập

Hình 3.3g

Sơ đồ điểm đón tiếp số 3 – Nà Ho

Hình 3.3h

Sơ đồ điểm du lịch lịch sử sinh thái Tân Trào


Hình 3.3i

Sơ đồ điểm du lịch sử sinh thái Kim Quan

Hình 3.3k

Sơ đồ điểm du lịch lịch sử sinh thái Minh Thanh

Hình 3.3m

Sơ đồ điểm du lịch lịch sử sinh thái Trung Yên

Hình 3.3n

Sơ đồ tổng hợp sử dụng đất khu di tích CMTT


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Bá (2007), Giáo trình Lý luận thực tiễn Quy hoạch xây dựng
đô thị ở trên thế giới và Việt Nam, Trường ĐH Kiến trúc Hà nội.
2. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, NXB
Xây dựng, Hà nội.
3. Nguyễn Minh Dũng (2007), Bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan khu
di tích Cách mạng Tân Trào, luận văn thạc sĩ quy hoạch vùng và đô thị, trường
Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
4. Trần Trọng Hanh (2007), Công tác thực hiện Quy hoạch xây dựng đô thị,
Dự án nâng cao năng lực Quy hoạch và quản lý môi trường đô thị DANIDA,
Trường ĐH Kiến trúc Hà nội.
5. Hoàng Văn Huệ (2007), Mạng lưới cấp nước, NXB xây dựng, Hà nội.
6. Nguyễn Kim Loan, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam
7. TS.KTS Trương Văn Quảng Tài liệu Quy hoạch bảo tồn di sản.
8. Luật di sản văn hóa (2001) – NXB Chính trị Quốc gia.
9. Nguyễn Khởi (2002), Bảo tồn và trùng tu các di tích kiến trúc.
10.

Phan Văn Tráng (2013), Giải pháp quy hoạch xây dựng khu ATK

Định Hóa Thái Nguyên nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn
hóa, luận văn thạc sĩ quy hoạch vùng và đô thị, trường Đại học Kiến Trúc Hà
Nội.
11. Qui chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh.
12. TS KTS Nguyễn Xuân Hinh (2015), Quy hoạch đô thị và phát triển
bền vững.



PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Ảnh hiện trạng một số di tích cấp quốc gia (Nguồn [13])

Phụ lục 1.1: Di tích Lán Nà Lừa

Phụ lục 1.2: Di tích Cây đa Tân Trào

Phụ lục 1.3: Di tích Đình Tân Trào

Phụ lục 1.4: Di tích Đình Hồng Thái

Phụ lục 1.5: Nhà bia Cụm di tích Văn
phòng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ

Phụ lục 1.6: Di tích Hội trường Văn
phòng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status