Cộng đồng trong bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa tại khu di tích cổ loa, hà nội - Pdf 30

Cộng đồng trong bảo tồn và phát huy các giá
trị lịch sử, văn hóa tại khu di tích Cổ Loa, Hà
Nội

Nguyễn Thùy Linh

Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển
Luận văn ThS Chuyên ngành: Việt Nam học; Mã số 60 31 60
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Sơn
Năm bảo vệ: 2011

Keywords. Việt Nam học; Văn hóa, Lịch sử; Cổ Loa, Hà Nội.

Content
1. Lý do lựa chọn đề tài
1.1. Trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản, cộng đồng luôn luôn có một vai
trò quan trọng và mang tính quyết định. Mặc dù di sản không chỉ là của cộng đồng mà còn để
phục vụ khách du lịch và cũng là đối tượng chịu sự chi phối bởi các nhà quản lý, nhưng cộng
đồng chính là những người nắm giữ và thực hành di sản, giữ vai trò vừa là chủ thể sáng tạo
vừa là người hưởng thụ các sinh hoạt văn hóa đó. Hitchcock (1997) cho rằng: “cộng đồng địa
phương là người giữ gìn di sản và sở hữu tri thức bản địa về di sản ấy. Những thứ đó có ích
đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của địa phương” [26]. UNESCO cũng cho rằng, các
cộng đồng là mạng lưới những người mà nhận thức về bản sắc hoặc sự gắn bó với nhau phát
sinh từ các mối quan hệ mang tính lịch sử bắt nguồn từ việc thực hành và chuyển giao hoặc
ràng buộc với di sản văn hóa của họ.
Với vị trí và tầm quan trọng mang tính quyết định, trong nhiều năm trở lại đây, các
hoạt động nghiên cứu về cộng đồng đã được đẩy mạnh. Khi nghiên cứu về mối quan hệ của
bất cứ một cộng đồng nào đối với di sản, nhà nghiên cứu luôn đặt ra hàng loạt vấn đề để xem
xét, đó là: với khu vực đó, cộng đồng đã thực sự tham gia với vai trò tích cực, chủ động và
sáng tạo hay chưa? Cộng đồng đã làm được gì trong quá khứ và đang làm gì trong hiện tại?
Nhà quản lý đã thực sự biết tận dụng nguồn lực cộng đồng hay chưa? Những nhân tố nào hạn

hiện ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam, lựa chọn cộng đồng tại khu di tích Cổ Loa,
với mục đích nhận diện đóng góp và hạn chế của cộng đồng, lý giải nguyên nhân và bước đầu
đưa ra một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò chủ động và tích cực của cộng đồng, chúng tôi
quyết định triển khai đề tài: cộng đồng trong bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa
tại khu di tích Cổ Loa, Hà Nội và một số đề xuất.
2. Lịch sử nghiên
Ngay từ rất sớm, vùng đất Cổ Loa đã được nhiều tài liệu không chỉ của người Việt
Nam mà còn của người nước ngoài đề cập đến. Những ghi chép đó đã phản ánh về thời kỳ
quốc gia Âu Lạc của An Dương Vương, về những nhân vật, sự kiện lịch sử, văn hóa… của
vùng đất Cổ Loa. Sau này, Cổ Loa tiếp tục thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên
cứu thuộc nhiều lĩnh vực: sử học, khảo cổ học, dân tộc học, văn hóa dân gian và nhiều ngành
khoa học khác. Đặc biệt, ở lĩnh vực khảo cổ học, các di chỉ khảo cổ ở Cổ Loa được nghiên
cứu với quy mô lớn và mang tính chuyên sâu.
Vấn đề cộng đồng và vai trò của cộng đồng ở Cổ Loa đã ít nhiều được các công trình
đề cập đến ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Công trình Cổ Loa - trung tâm hội tụ văn minh sông Hồng của tác giả Hoàng Văn
Khoán [10] đã dành hẳn một chương để nghiên cứu đời sống của cư dân Cổ Loa, gồm cả đời
sống kinh tế, các phương thức sản xuất và đời sống tinh thần. Nét độc đáo ở công trình này là
tác giả đã sử dụng những tư liệu khảo cổ học để dựng lại bức tranh về đời sống của cư dân từ
Phùng Nguyên đến Đông Sơn. Tác giả đã đưa ra một số nhận xét về cư dân Cổ Loa từ thời
đồng thau - sắt sớm là cư dân lấy nông nghiệp lúa nước làm phương thức sống chủ yếu. Bên
cạnh nông nghiệp, nghề khai thác các nguồn lợi tự nhiên ngày càng phát triển, như: khai thác
đất, đá, kim loại, các loại tre, nứa, gỗ… phục vụ các nghề thủ công làm gốm, chế tạo đồ đá,
đồ đồng, đồ sắt, đan lát, dệt vải, làm nhà… và phục vụ cuộc sống hàng ngày như săn bắn thú
rừng, nguồn thủy sản dưới nước bổ sung cho nguồn lương thực và thực phẩm. Đây chính là
nguồn tư liệu quan trọng mà chúng tôi sử dụng trong đề tài khi nghiên cứu về đặc điểm nghề
nghiệp của cộng đồng Cổ Loa.
Khá tương đồng về phương pháp nghiên cứu, công trình Lịch sử khu di tích Cổ Loa
của tác giả Nguyễn Doãn Tuân [35] đã nghiên cứu về cư dân và văn hóa vùng Cổ Loa trước
An Dương Vương cũng đã chỉ ra: “Những người đầu tiên được môi trường - cảnh quan tiền -

tác giả đề cập đến. Tuy nhiên, coi cộng đồng Cổ Loa là một đối tượng độc lập thì chưa có
công trình nào tập trung nghiên cứu. Có thể nói, nghiên cứu về cộng đồng ở Cổ Loa là một
khía cạnh khá mới mẻ. Đặc biệt, về vai trò và hạn chế của cộng đồng Cổ Loa đối với khu di
tích Cổ Loa, có thể thấy, mặc dù vấn đề cộng đồng đối với di sản mang tính thực tiễn và cấp
thiết trong quá trình bảo tồn và phát huy di sản, nhưng lại chưa có công trình nào đào sâu
nghiên cứu về Cổ Loa. Trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, những yếu tố của
nền kinh tế thị trường đang có nguy cơ hủy hoại nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của cộng
đồng làng xã, cũng như những xâm hại và hủy hoại di tích Cổ Loa vẫn đang ngày càng
nghiêm trọng hơn, nghiên cứu về vấn đề cộng đồng để từ đó tìm ra hướng phát triển cộng
đồng càng trở nên cấp thiết hơn.
Do đó, chúng tôi nhận thấy việc triển khai đề tài trên có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
sâu sắc.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài trên, tác giả đặt ra các mục đích nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, nhận diện một cách đầy đủ và toàn diện về cộng đồng Cổ Loa, bao gồm: đặc
điểm dân cư, ý thức cộng đồng, các hình thức liên kết cộng đồng và cách thức quản lý cộng
đồng. Bên cạnh đó, luận văn cũng hướng đến nhìn nhận về mối quan hệ của cộng đồng đối
với khu di tích Cổ Loa. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để đánh giá vai trò và hạn chế của
cộng đồng đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử và văn hóa ở Cổ Loa.
Thứ hai, phân tích vai trò và hạn chế của cộng đồng Cổ Loa. Từ đó, bước đầu tác giả
đánh giá nguyên nhân hiện trạng trên. Đây là phần được dành nhiều thời lượng nghiên cứu và
được coi là trọng tâm của luận văn.
Thứ ba, đưa ra một số đề xuất nhằm phát huy vai trò tích cực và hạn chế những tiêu
cực của cộng đồng. Từ đó, bước đầu xây dựng dự án phát triển cộng đồng qua hình thức du
lịch cộng đồng. Mục đích của dự án này là nhằm vừa gìn giữ di tích vừa phát huy vai trò chủ
động và tích cực của cộng đồng Cổ Loa đối với di tích.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là cộng đồng Cổ Loa ở cả 15 thôn
trong khu di tích Cổ Loa, bao gồm: Mạch Tràng, Cầu Cả, Sằn Giã, Vang, Mít, Hương,
Thượng, Nhồi Trên, Nhồi Dưới, Chùa, Chợ, Khu Chợ Sa, Gà, Lan Trì, Dõng.

(1) Cán bộ quản lý văn hóa và cán bộ trực tiếp làm việc tại di tích, thuộc Tổ quản lý di
tích, Tổ quản lý di tích - danh thắng, UBND Thành phố Hà Nội.
(2) Cán bộ văn hóa tại UBND xã Cổ Loa
(3) Trưởng thôn và phó thôn
(4) Người dân sống và kinh doanh tại trung tâm di tích và xa di tích
Phương pháp này nhằm khám phá những đặc tính của đối tượng nghiên cứu, nhận diện
một cách khách quan nhất về những đóng góp và hạn chế của đối tượng và có những biện
pháp giải quyết vấn đề khoa học và hiệu quả nhất. (Mẫu phiếu được trình bày tại phụ lục).
Phương pháp điều tra, khảo sát: phương pháp này được chúng tôi sử dụng nhằm thu
thập những số liệu cập nhật nhất về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc biệt là những vấn
đề liên quan đến cộng đồng, như số dân, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn… Chúng tôi
phát mẫu phiếu “Bảng thống kê di tích văn hóa, lịch sử và cách mạng” cho cán bộ văn hóa xã
và cán bộ quản lý văn hóa tại Tổ quản lý di tích và “Biểu thống kê đời sống văn hóa cấp làng”
cho 15 trưởng thôn trên khu di tích Cổ Loa.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp thống kê, phân loại: chúng tôi
tiến hành nghiên cứu, thống kê tổng quan các tài liệu đã viết về vấn đề trên. Đặc biệt, nguồn
tài liệu chính được chúng tôi sử dụng là “Hồ sơ di tích” được lưu tại Phòng nghiên cứu và sưu
tầm, thuộc Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội.
7. Kết quả và đóng góp của luận văn
Từ những kết quả nghiên cứu về cộng đồng Cổ Loa, theo các phương pháp kể trên,
luận văn đã hệ thống lại những vấn đề liên quan đến cộng đồng, như sau:
Cổ Loa được coi là một cộng đồng bởi có chung những yếu tố về mặt địa vực, truyền
thống lịch sử và văn hóa. Giữa cộng đồng và di tích có mối quan hệ mật thiết và gắn bó. Cộng
đồng chính là những người sinh sống tập trung, sinh hoạt và phát triển các hoạt động kinh
doanh, buôn bán trên chính trung tâm di tích.
Hiện tại, cộng đồng vừa có vai trò quan trọng và có hạn chế trong bảo vệ, khôi phục
và phát huy các giá trị văn hóa tại khu di tích. Chính ý thức và sự hiểu biết về di tích đã thúc
đẩy những hoạt động có ích của người dân đối với di tích. Sự quản lý lỏng lẻo, thiếu tập trung
của chính quyền, thiếu quy hoạch và cắm mốc di tích và sự sai phạm từ trong quá khứ chính
là những lí do khiến cho tình trạng vi phạm ngày càng nghiêm trọng hơn.

5. Cao Đức Hải (chủ biên), Nguyễn Khánh Ngọc (2010), Giáo trình Quản
lý lễ hội và sự kiện, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2001), Về phát triển toàn diện con người
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nxb. Chính trị Quốc gia
7. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2007), Phát triển văn hóa con người và
nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb
Chính trị Quốc gia
8. Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng- Lý
thuyết và vận dụng, Nxb Văn hóa - Thông tin
9. Tô Duy Hợp (chủ biên (2000), Sự biến đổi của làng xã Việt nam ngày
nay - ở đồng bằng sông Hồng, NXB Khoa học xã hội
10. Hoàng Văn Khoán (chủ biên) (2002), Cổ Loa - trung tâm hội tụ văn
minh sông Hồng, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa - Thông tin
11. Trịnh Thúc Huỳnh, Bùi Xuân Đính, Lê Văn Yên, Lịch sử Đảng bộ xã Cổ
Loa (1945 - 2005), Nxb Chính trị Quốc gia, 2005
12. Văn Thị Ngọc Lan (2007), Cộng đồng dân cư ngoại thành Tp. Hồ Chí
Minh trong quá trình đô thị hoá, LATS Xã hội học
13. Nguyễn Thị Kiều Linh (2005), Kinh tế - xã hội Cổ Loa trong những năm
1986 - 2004, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Lịch sử, Trường Đại học khoa
học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
14. Đặng Văn Lung (2005), Lễ hội và nhân sinh, Nxb Đại học Quốc gia TP
Hồ Chí Minh
15. Lê Hồng Lý (chủ biên), Dương Văn Sáu, Đặng Hoài Thu (2010), Giáo
trình Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch, Nxb Trường Đại học
văn hóa Hà Nội
16. Đỗ Long (2000), Quan hệ cộng đồng và cá nhân trong tâm lý cộng
đồng, Nxb Khoa học xã hội
17. Nguyễn Thu Nga (2005), Thiết chế quản lý và các hình thức liên kết
cộng đồng ở Cổ Loa từ truyền thống đến hiện đại, Khóa luận tốt nghiệp,
Khoa Lịch sử, Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học

Hà Nội
31. Đỗ Thị Minh Thúy (2010), Tín ngưỡng dân gian Hà Nội trong đời sống
văn hóa đô thị hiện nay, Nxb Văn hóa - Thông tin và Viện Văn hóa
32. Huỳnh Lam Trà (1995), Lễ hội Cổ Loa, Khoa Lịch sử, Đại học Tổng
hợp, Hà Nội
33. Lâm Quốc Tuấn (2006), Nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ lãnh
đạo quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb Văn hóa thông tin và viện Văn hóa
34. Nguyên Doãn Tuấn (2003), Khu di tích Cổ Loa, lịch sử - văn vật, Nxb
Hà Nội
35. Nguyễn Doãn Tuân (1997), Lịch sử khu di tích Cổ Loa, Luận án phó tiến
sĩ khoa học lịch sử, Viện Sử học, Hà Nội
36. Lại Văn Tới (2000), Các di tích đồng thau và sắt sớm khu vực Cổ Loa
trong bối cảnh thời đại kim khí đồng bằng Bắc Bộ, LATS Lịch sử
37. Trần Văn Tùng (chủ biên) (2005), Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường ở
một số khu công nghiệp phía Bắc tới sức khoẻ cộng đồng, Nxb Khoa học
xã hội
38. UBND Thành phố Hà Nội, Quyết định số 173/2002/QĐ-UB của UBND
Thành phố: Về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu vực di tích Cổ Loa,
huyện Đông Anh, Hà Nội, tỷ lệ 1.2000
39. UBND Thành phố Hà Nội, Quyết định số 174/2002/QĐ-UB của UBND
Thành phố: Về việc ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo Quy hoạch
chi tiết khu vực di tích Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, tỷ lệ 1.2000
40. Trung tâm bảo tồn khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội, UBND xã Cổ
Loa, số 43/ KHLT/ TTHN - UBND xã Cổ Loa (25/08/2008), Kế hoạch
phối hợp tổ chức công tác quản lý tuyên truyền, kiểm tra chống vi phạm
di tích Cổ Loa năm 2008
41. Trung tâm bảo tồn khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội, Danh sách
các di tích thuộc khu di tích Cổ Loa
42. Trung tâm bảo tồn khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội, Nội dung tờ
gấp tuyên truyền về công tác bảo vệ di tích Cổ Loa


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status