Chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh - Pdf 44

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ LÝ

CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC
SANG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
(Từ ba tác phẩm văn học: Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn sang tác
phẩm điện ảnh Làng Vũ Đại ngày ấy)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học

Người hướng dẫn khoa học

TS: Nguyễn Thị Kiều Anh

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Kiều Anh, người đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là
các thầy cô trong tổ Lí luận Văn học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời
gian học tập và thực hiện khóa luận này

Hà Nội, ngày 7 tháng 4 năm 2017

Sinh viên

1.1 Văn học ....................................................................................................... 6
1.1.1 Thuật ngữ văn học ............................................................................... 6
1.1.2 Đặc trưng của ngôn ngữ văn học ....................................................... 7
1.2 Điện ảnh .................................................................................................... 11
1.2.1 Thuật ngữ điện ảnh ........................................................................... 11
1.2.2 Đặc trưng ngôn ngữ điện ảnh........................................................... 13
1.3 Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh .................................................. 19
1.3.1 Văn học và điện ảnh - người bạn song hành ................................... 19
1.3.2 Phim chuyển thể - sản phẩm của sự giao thoa giữa văn học và điện
ảnh ............................................................................................................... 21
1.4 Phim chuyển thể trong lịch sử điện ảnh Việt Nam............................... 24
1.5 Giới thiệu về tác phẩm văn học và tác phẩm điệm ảnh ....................... 26
1.5.1 Bộ ba tác phẩm “ Chí Phèo - Lão Hạc - Sống mòn” của Nhà văn
Nam Cao ...................................................................................................... 26
1.5.2 Phim chuyển thể “Làng Vũ Đại ngày ấy” ........................................ 29


CHƯƠNG 2: SỰ CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG ĐIỆN
ẢNH …………………………………………………………………………. 32
2.1 Sự chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ cốt truyện .. 32
2.2 Sự chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ kết cấu ........ 38
2.3 Sự chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ nhân vật ..... 40
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghệ thuật là sản phẩm kì diệu, vĩ đại của trí tuệ và tâm hồn nhân loại.
Trong quá trình vận động và phát triển, nghệ thuật ngày càng thỏa mãn những

chuyển thể sang phim điện ảnh nó đã khai thác và chuyển hóa những gì? Nó
biến đổi ra sao và có bảo toàn được tính văn học nữa không? Lựa chọn đề tài
nghiên cứu: “Chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (Từ tác
phẩm văn học: Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn sang tác phẩm điện ảnh Làng Vũ
Đại ngày ấy)” chúng tôi mong tìm hiểu và lí giải được phần nào mối quan hệ đa
chiều, phức tạp đó.
2. Lịch sử vấn đề
Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh hiện nay được rất nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm. Qua việc khảo sát, chúng tôi thấy vấn đề này được đề cập đến
trong một số cuốn sách của các nhà phê bình, nghiên cứu điện ảnh của Liên Xô
như Văn học với điện ảnh của Vai-Sphen, M.Rôm, I.Khayphitxo,
E.Gaborilotritru; Tiết kiệm vàng màn ảnh của X.Preilich… Các cuốn sách này
đã phân tích một số khía cạnh về đặc trưng ngôn ngữ văn học và điện ảnh,
phương pháp biểu hiện của truyện phim, thành phần văn xuôi trong phim.
Vấn đề này còn được bàn đến trong một số bài báo như sau:
- Từ văn học đến điện ảnh (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 6/1999, Phạm
Vũ Dũng
- Từ văn học đến điện ảnh (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 2 năm 2001,
Hưng Nguyên)
- Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số
12-2002, Minh Trí)
Bên cạnh đó, có bài luận văn:

2


-

Luận văn Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh
(từ góc nhìn tự sự) của TS Đỗ Thị Ngọc Diệp).

Sự chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (Từ tác phẩm
văn học: Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn sang tác phẩm điện ảnh Làng Vũ
Đại ngày ấy)
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Truyện ngắn “Chí Phèo”
Truyện ngắn “Lão Hạc”
Tiểu thuyết “Sống mòn”
Tác phẩm điện ảnh “Làng Vũ Đại ngày ấy”
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm, mối liên hệ giữa văn học và điện ảnh
Tìm hiểu bộ ba tác phẩm “Chí Phèo - Lão Hạc - Sống mòn” của nhà văn
Nam Cao
Tìm hiểu về phim chuyển thể “Làng Vũ Đại ngày ấy” của đạo diễn Phạm
Văn Khoa
So sánh hai thể loại để thấy sự tương đồng và khác biệt của tác phẩm văn
học và phim chuyển thể “Làng Vũ Đại ngày ấy”.
6. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm văn
học và phim điện ảnh chúng tôi đã lựa chọn và kết hợp các phương pháp,
thao tác nghiên cứu khoa học sau:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp phân loại và thống kê
- Phương pháp khảo sát - so sánh
- Phương pháp mô tả

4


7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của khóa luận được triển khai

không gian làm phương tiện và ký hiệu, còn thơ ca thì sử dụng âm thanh phát ra
từ tiếng lần lượt trong không gian”. Bởi vậy, nếu chúng ta không biết thứ ngôn

6


ngữ viết trong tác phẩm văn học thì chúng ta sẽ không thể nào hiểu được nội
dung của nó.
Văn học là sự phản ánh của đời sống nên văn học lấy con người làm đối
tượng nhận thức trung tâm. Văn học nhận thức con người trong tính tổng hợp,
toàn vẹn, sống động trong các mối quan hệ đời sống phong phú và phức tạp của
nó trên các phương diện thẩm mỹ. Trong các tác phẩm văn học, nhà văn không
chỉ đưa ra những nhận thức khách quan mà còn bộc lộ tư tưởng, tình cảm, ước
mơ, khát vọng của mình đối với con người và cuộc sống. Do đó “nội dung của
văn học là sự thống nhất biện chứng giữa phương diện chủ quan và phương diện
khách quan” [9; 276]. Đối tượng và nội dung đặc thù đòi hỏi văn học phải có
phương thức chiếm lĩnh và biểu đạt riêng, đó là hình tượng nghệ thuật.
Tóm lại, văn học là nghệ thuật ngôn từ, thứ nghệ thuật có những hình tượng
không trực tiếp trông thấy, nghe thấy được mà chỉ hiện lên trong trí tưởng tượng
của chúng ta. Với tất cả những khả năng kỳ diệu của mình, ngôn từ đã đem lại
cho văn học những đặc trưng độc đáo, giúp khu biệt văn học với các loại hình
nghệ thuật và các hình thái ý thức xã hội khác.
1.1.2 Đặc trưng của ngôn ngữ văn học
1.1.2.1 Tính “phi vật thể” của hình tượng ngôn từ
Do lấy ngôn từ làm chất liệu nên văn học gắn với kiểu hình tượng “phi vật
thể”, có khả năng tác động vào trí tuệ, vào liên tưởng của con người. Để xây
dựng được hình tượng nghệ thuật đặc biệt như vậy vì các từ, hay nói đúng hơn là
sự kết hợp của các từ có khả năng chỉ ra hoặc làm cho người đọc nhớ đến bất kỳ
một sự vật, hiện tượng nào trong giới tự nhiên, xã hội và ý thức con người.
Văn học khác với các loại hình nghệ thuật khác ở chỗ các hình tượng của nó

1.1.2.2 Khả năng miêu tả, thâm nhập vào đời sống tâm lý, tình cảm của con
người
Khách thể của văn học là “vương quốc bất tận của tinh thần”. Chính ngôn
từ, cái vỏ của tư duy, đã giúp văn học khám phá, đi sâu vào “vương quốc bất
8


tận” đó với những suy tư phức tạp, những rung động tế vi của lòng người: “Mới
đọc được mươi dòng chị giận dữ tưởng như có thể xé vụn từng mảnh được,
người ta coi thường chị đến thế ư? Nhưng khi gập lá thư lại thì một cảm giác êm
đềm cứ lan nhanh ra như mạch nước ngọt rỉ thấm vào những thớ đất khô cằn vì
nắng hạn, một nỗi vui sướng kỳ lạ dào dạt không thể nén lại nổi khiến người chị
ngây ngất, muốn cười to một tiếng, nhưng trong mi mắt lại như đã mọng đầy
nước chỉ định trào ra”. Đó là tâm trạng của nhân vật Đào - một người phụ nữ
nhan sắc kém mặn mà, bất hạnh trong cuộc sống - khi nhận được lá thư của ông
Trung đội trưởng già phụ trách lò gạch trong truyện ngắn Mùa lạc của nhà văn
Nguyễn Khải. Có lẽ không có loại hình nghệ thuật nào có thể lột tả được hết
những cảm giác vô hình ấy trong lòng người như văn học. Âm nhạc trữ tình cố
nhiên cũng đi sâu vào lòng người nhưng là trên những cảm xúc và rung động ít
nhiều trừu tượng. Chỉ cần một xúc cảm, một tâm trạng, một suy nghĩ của con
người trước cuộc sống cũng đủ để nhà văn có thể tạo nên những bức tranh sinh
động, cụ thể về hiện thực.
Đây cũng chính là một thế mạnh của văn học với tư cách là một loại hình
nghệ thuật bằng ngôn từ, và cũng là lãnh địa “thử bút” của các nhà văn, nhà thơ,
giúp họ làm nên tên tuổi.
1.1.2.3 Khả năng chiếm lĩnh và xử lý không gian, thời gian.
Mỗi loại hình nghệ thuật chiếm lĩnh hiện thực trong các chiều không gian,
thời gian của nó một cách khác nhau. Chẳng hạn hội hoạ và điêu khắc miêu tả
các sự vật một cách tĩnh tại, chớp lấy một khoảnh khắc nhất định của đối tượng
và biểu hiện nó trong tương quan về không gian. Nhưng văn học thì trái lại, chủ

tượng thời gian mà còn gần gũi với các biểu tượng không gian, mặc dù trong
văn học rõ ràng là cái thứ nhất chiếm ưu thế” [6; 83].
Như vậy, việc sử dụng ngôn từ làm chất liệu, văn học đã xây dựng được các
hình tượng nghệ thuật “phi vật thể” đầy sống động mà người đọc có thể cảm
nhận bằng mọi giác quan.
10


1.2 Điện ảnh
1.2.1 Thuật ngữ điện ảnh
Tính đến nay, năm 2016, nghệ thuật điện ảnh đã có 220 năm tuổi. Sự ra đời
của điện ảnh đã làm cho nghệ thuật biến động và khởi sắc, nó tác động to lớn
đến đời sống tinh thần của nhân loại. Người ta không khỏi bất ngờ trước diện
mạo mới mẻ và trẻ trung của nó. Nhưng điện ảnh là gì thì vẫn chưa có một khái
niệm cụ thể.
Trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt, điện ảnh đã được định nghĩa là “1 - Kỹ
thuật thu vào phim những hình cử động liên tục và chiếu lại trên màn ảnh. 2 Ngành nghệ thuật dùng kỹ thuật để thu phát kịch bản được dàn dựng, đạo diễn
công phu” [12; 634]. Còn cuốn Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng thì
đưa ra cách hiểu về điện ảnh là “nghệ thuật phản ánh hiện thực bằng những hình
ảnh hoạt động liên tục, thu vào phim (nhựa, video) để chiếu các cử động lên
màn ảnh” [4; 905]. Những nhà nghệ sĩ thì tuỳ theo cảm quan của mình mà đưa
ra những ý kiến khác nhau: “điện ảnh là âm nhạc của ánh sáng”, “là nghệ thuật
của sự biến đổi”, “là hình ảnh chuyển động”, “là con đẻ của khoa học kỹ
thuật”… Tuy nhiên những nhận xét đó chưa phải là toàn bộ nội hàm của thuật
ngữ điện ảnh. Song hiện nay quan niệm phổ biến nhất cho rằng điện ảnh có 8
thuộc tính cơ bản: điện ảnh là một nghệ thuật tổng hợp, có tính chất quần chúng,
tính dân tộc và tính quốc tế, tính giải trí, tính kinh tế thương mại và mang giá trị
tư tưởng nhân sinh sâu sắc. Điện ảnh là con đẻ của khoa học kỹ thuật - công
nghệ và nằm trong cấu trúc văn hoá, truyền thông đại chúng” [5; 16].
Điện ảnh là một ngành nghệ thuật tổng hợp bởi nhiều nguyên nhân:

Điện ảnh là nghệ thuật chân tình nhất, chủ quan nhất, cảm động nhất, thấm sâu
nhất, tác động mạnh mẽ nhất vào giác quan của người xem. Điện ảnh đã mở
đường cho việc nhận thức bằng nghệ thuật những chân trời rộng lớn.
12


Điện ảnh là một loại hình độc lập, tính chất độc lập của nó không kém gì so
với các loại hình nghệ thuật khác. Nó chỉ sử dụng một cách sáng tạo kinh
nghiệm phong phú của quá trình phát triển nghệ thuật trước kia chứ không phải
là sự “liên kết” các loại hình nghệ thuật khác nhau thành một con số cộng.
Và với tư cách là một nghệ thuật thì có lẽ không có một nghệ thuật nào lại có
tính quần chúng, phổ cập to lớn như điện ảnh.
Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, mỗi tác phẩm điện ảnh của một quốc
gia đều mang một dấu ấn dân tộc - quốc tế nhất định và có tính chất giải trí rõ
nét . Cùng với truyền hình và báo viết, báo Điện tử trên mạng… điện ảnh cũng
nằm trong cấu trúc văn hoá và truyền thông đại chúng.
Nói đến nghệ thuật người ta thường chỉ nghĩ đến việc sáng tạo cái đẹp. Nhưng
nghệ thuật điện ảnh không chỉ mang những vẻ đẹp của một loại hình nghệ thuật
thời thượng bậc nhất mà nó còn có tính kinh tế thương mại cao. Điện ảnh vừa là
nghệ thuật đồng thời cũng vừa là một ngành công nghiệp: công nghiệp điện ảnh.
1.2.2 Đặc trưng ngôn ngữ điện ảnh
Điện ảnh là một loại hình tổng hợp nên ngôn ngữ của nó cũng là ngôn ngữ tổng
hợp, bao gồm ngôn ngữ của thị giác, thính giác và sự ráp nối chúng - montage.
1.2.2.1 Ngôn ngữ thị giác
“Điện ảnh là ngôn ngữ của các hình ảnh thị giác có từ vựng, phép đặt câu, bỏ
lửng trong câu, có các dấu chấm câu và ngữ pháp của mình” [ 9; 8].
Hình ảnh chính là chất liệu cơ bản của ngôn ngữ điện ảnh, nó có nhiệm vụ giới
thiệu với chúng ta những hình tượng sẽ đập vào thị giác. Hình ảnh là thứ nguyên
liệu đầu tiên của nghệ thuật điện ảnh và cũng là một hiện thực vô cùng phức tạp.
Nguồn gốc của nó có tính hai mặt khá sâu sắc, nó vừa là sản phẩm mặc nhiên

làm nổi bật lên tính cách và sự nhận thức, trạng thái xã hội của nhân vật. Phục
trang cũng có thể tạo ra những ấn tượng tâm lý đối với người xem và nó có thể
đóng vai trò thúc đẩy, tạo dựng nhân quả trong cách kể chuyện.

14


Ánh sáng, trang phục, màu sắc… có một vị trí quan trọng như vậy nhưng diễn
xuất của diễn viên còn có vai trò to lớn hơn: “Dù không sử dụng cảnh dựng sẵn,
nhờ diễn xuất của các diễn viên, điện ảnh vẫn cứ là một nghệ thuật”, “điện ảnh
vẫn không thể thực sự phát triển thành một nghệ thuật phong phú và vĩ đại được
nếu không có sự tham gia của diễn viên” [14; 175]. Sự cần thiết đó là do những
người xây dựng phim không thể nào quay được một khối lượng lớn lao các cảnh
phim trong cuộc sống thực để dựng thành tác phẩm. Và nếu thiếu sự tham gia
của các diễn viên vị tất đã có thể quay được những bộ phim nhằm mục đích phát
hiện một cách toàn diện thế giới nội tâm của từng người và những số phận riêng,
phức tạp của họ.
Trong một bộ phim, diễn xuất của diễn viên cùng với thủ pháp biểu hiện của
màn ảnh tạo nên hình tượng nhân vật. Hình dáng nhân vật được phác hoạ từ
những ấn tượng đầu tiên mà người diễn viên mang lại cho khán giả: trang phục,
đầu tóc, khuôn mặt, dáng người. Tính cách nhân vật được khai thác chủ yếu qua
diễn xuất của diễn viên, bao gồm từ sự biểu cảm của ánh mắt, nét mặt, động tác
và lời nói… Đó là những yếu tố thuộc về thị giác và thính giác. Một tác phẩm
điện ảnh thành công thì người ta không thể không nhắc đến vai trò của diễn
viên.
Sự kết hợp các khung cảnh, trang phục, ánh sáng, diễn xuất trong việc dàn
cảnh đã đưa lên hình ảnh các yếu tố vật chất, tạo nên cấu trúc của hình ảnh điện
ảnh, còn công tác tạo hình sẽ kiểm soát chất lượng nghệ thuật của cảnh phim.
Tạo hình điện ảnh trước hết là dựng khuôn hình cho hình ảnh. Trong nghệ thuật
điện ảnh, khuôn hình đóng vai trò quan trọng vì nó giúp người ta xác định được

điện ảnh. Âm thanh có thể dẫn chúng ta đi qua hình ảnh, chỉ cho ta những thứ
cần xem. Âm thanh trong truyện phim còn hàm chứa khả năng tự sự. Nhà làm
phim sử dụng âm thanh để thể hiện một cách chủ quan những gì nhân vật đang
suy nghĩ, đem lại thông tin về trạng thái tinh thần của nhân vật. Những suy nghĩ
được nói lên như vậy có thể so sánh được với hình ảnh trên đường hình. Âm
thanh có một chiều kích không gian vì nó bắt nguồn từ một dòng chảy. Âm
16


thanh cũng cho phép các nhà làm phim thể hiện thời gian theo nhiều cách khác
nhau.
Âm thanh có thể xuất hiện ở trong hoặc ngoài màn hình, xuất hiện đồng thời
với hình ảnh hoặc sớm hơn hay muộn hơn hình ảnh. Các âm thanh lặp đi lặp lại
có khả năng dẫn dắt tự sự hoặc nhấn mạnh sự phát triển của tự sự. Với sự xuất
hiện của điện ảnh của âm thanh, sự vô tận của khả năng thị giác đã được góp
mặt nhờ sự vô tận của các sự kiện âm thanh.
Âm thanh trong điện ảnh có ba loại: lời thoại, âm nhạc và tiếng động (hay còn
gọi là hiệu quả âm thanh). Lời thoại trong điện ảnh bao gồm độc thoại, đối thoại
và lời dẫn chuyện. Lời thoại là một bộ phận hữu cơ gắn liền với toàn bộ phim.
Nó hướng tới những kỹ năng thuộc lĩnh vực nhận thức chứ không phải là kĩ
năng thuộc lĩnh vực ngôn từ, trực diện bút ngữ như tiểu thuyết. Trong loại hình
nghệ thuật thứ bảy này, lời thoại cùng với hình ảnh và các yếu tố khác tạo nên
hình tượng nhân vật có sức biểu cảm cao, góp phần tạo xung đột kịch tính của
phim truyện. Tuy vậy, tác phẩm điện ảnh không nên lạm dụng thoại vì còn có
nhiều cách khác nhau để thể hiện tư tưởng truyện phim. Phải phấn đấu sao cho
được như L.Tônstôi đã viết: “Hãy hà tiện lời nói, hãy để cho mỗi lời nói là một
mũi tên nhọn xuyên thẳng vào đích và trái tim khán giả”.
Tuy nhiên, thoại không bao giờ đứng hàng đầu về tầm quan trọng. Hiệu quả
âm thanh luôn luôn là trung tâm cho các trường đoạn hành động. Hiệu quả âm
thanh là kết quả của những rung ngân trong không khí. Biên độ hay chiều rộng

bên trong các hành động thực tế thành mối liên hệ dường như bộc lộ rõ ra ngoài,
có thể nhìn thấy được, có thể trực tiếp cảm thụ được mà không cần giải thích.
Khi trên màn ảnh ta thấy cảnh hàng đụn lúa mì cao vút đang bị đốt cháy chỉ vì
những nguyên nhân buôn bán cạnh tranh nhau bên cạnh những đứa bé của các
nông dân nông trường bần cùng mệt lả vì đói khát, thì đó là dựng phim” [14;
175].
Việc dựng phim tạo ra các mối liên hệ mật thiết về đồ hoạ, nhịp điệu, không
gian và thời gian giữa cảnh quay A và cảnh quay B. Một cảnh quay như là một
18


đoạn thời gian, không gian của các cấu hình đồ hoạ liên tục trên màn ảnh. Các
biểu hiện mờ chìm, mờ chồng, tối dần, hiện hình… được cảm nhận như là sự
gián đoạn dần dần một cảnh quay này sẽ được thay thế bằng một cảnh quay
khác.
Montage chính là đặc trưng cơ bản nhất của ngôn ngữ điện ảnh, nó góp phần
phát triển câu chuyện và đồng thời lại có ý nghĩa biểu hiện riêng.
Với vai trò vô cùng quan trọng cuả montage mà người ta đã khẳng định rằng:
“điện ảnh là nghệ thuật dựng những hình ảnh hành động, dựng những cảnh phim
để tạo nên hình tượng nghệ thuật”.
Bàn về ngôn ngữ điện ảnh đòi hỏi phải hết sức công phu, ở đây chúng tôi chỉ
đưa ra và phân tích khái quát ba ngôn ngữ đặc trưng cơ bản nhất của nghệ thuật
điện ảnh, đó là ngôn ngữ thị giác (hình ảnh), ngôn ngữ thính giác (âm thanh) và
montage (dựng phim). Mỗi loại ngôn ngữ đóng một vai trò khác nhau trong việc
tạo nên một tác phẩm điện ảnh và cũng chính những đặc trưng về ngôn ngữ này
đã giúp chúng ta phân biệt được điện ảnh với các loại hình nghệ thuật khác.
1.3 Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh
1.3.1 Văn học và điện ảnh - người bạn song hành
Chúng ta thường nghe nói nhiều về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh.
Dường như trong hai lĩnh vực này có mối liên hệ thần bí nào đó khiến chúng

đến, một người con gái đi ra phố hay những người đang tưới vườn… Nhưng khi
nghệ thuật điện ảnh phát triển nhanh chóng thì người ta nhận thấy rằng điện ảnh
chẳng những có hoạt động bên ngoài mà nó còn có cả ý nghĩa bên trong nữa, đó
là khả năng của văn học mà điện ảnh đã tiếp thu và đã đem lại những thành công
không nhỏ cho các tác phẩm điện ảnh.
Trong tác phẩm điện ảnh, dòng chảy thời gian (sự hồi tưởng về quá khứ - diễn
biến ở hiện tại, mơ tưởng đến tương lai) hay hình ảnh không gian sống động…
đều là những cách thể hiện được học hỏi từ văn học.
20



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status