Hai xu hướng cơ bản trong chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia và chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam - Pdf 44

A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc buôn bán giao lưu xuyên biên giới
ngày càng phát triển và phổ biến ở khắp nơi. Thị trường thế giới ngày nay đang
dần trở thành một thực thể thống nhất, trong đó các bộ phận thị trường gắn kết và
phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Mỗi quốc gia khi gia nhập vào thị trường thương mại
quốc tế chung ấy đều có những chính sách thương mại quốc tế phù hợp với mục
tiêu và điều kiện phát triển của mình. Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới,
đặc biệt là trong điều kiện trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương
mại Quốc tế WTO, đòi hỏi Việt Nam phải có những chính sách về thương mại
đúng đắn, phù hợp để có thể nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường
quốc tế, bắt nhịp với sự phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, thực hiện được các mục
tiêu xác định trong lĩnh vực ngoại thương phù hợp với chiến lược phát triển kinh
tế xã hội của quốc gia.
Chính vì vậy, chúng em chọn đề tài: “Hai xu hướng cơ bản trong chính
sách thương mại quốc tế của các quốc gia và chính sách thương mại quốc
tế của Việt Nam trong thời kỳ hiện nay” để hiểu rõ hơn được tầm quan trọng,
có thêm hiểu biết và đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu các chính sách
phát triển thương mại quốc tế của quốc gia.
Chúng em trân trọng cảm ơn Ths Nguyễn Xuân Hưng đã giúp đỡ chúng em
hoàn thành đề tài này. Do trình độ còn hạn hẹp, cho nên bài viết không tránh khỏi
có nhiều thiếu sót. Chúng em kính mong sự quan tâm, đánh giá, nhận xét của thầy
để bài viết được hoàn thiện hơn.
1
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN VỀ HAI XU HƯỚNG CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA
1. Xu hướng tự do hóa thương mại
Thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu
hình và vô hình) thông qua mua bán lấy tiền tệ làm môi giới và tuân theo nguyên
tắc trao đổi ngang giá nhằm đem lại lợi ích cho các bên.

3. Mối quan hệ giữa xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng bảo hộ
thương mại
Hai xu hướng này có tác động mạnh mẽ đến chính sách thương mại quốc tế
của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. Về mặt nguyên tắc thì hai xu hướng này đối
nghịch nhau và gây ra những tác động ngược chiều nhau đến hoạt động thương
mại quốc tế nhưng trong thực tế hai xu hướng này song song tồn tại và được sử
dụng một cách kết hợp.
Về mặt lịch sử: chưa khi nào có tự do hóa thương mại hoàn toàn đầy đủ và bảo
hộ quá dày đặc đến mức tê liệt thương mại quốc tế (trừ trường hợp bao vây cấm
vận hoặc xảy ra chiến tranh).
Về mặt logic: tự do hóa thương mại là một quá trình đi từ thấp lên cao, từ cục
bộ tới toàn thể. Tự do hóa thương mại và bảo vệ mậu dịch làm tiền đề cho nhau và
kết hợp với nhau.
3
CHƯƠNG II
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG
THỜI KỲ HIỆN NAY
1. Khái quát tình hình thương mại quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua
1.1. Giai đoạn từ năm 1986 đến 2006 – thời kì sau đổi mới đến trước khi trở
thành thành viên của WTO
1.1.1. Hoạt động xuất khẩu
Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành cải cách đổi mới nền kinh tế theo hướng thị
trường, mở cửa và hội nhập kinh tế, năng lực sản xuất của nền kinh tế được giải
phóng. Năm 1988, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lần đầu tiên đạt 1 tỷ USD,
năm 2000 đạt hơn 14 tỷ USD, năm 2001 là hơn 15 tỷ USD, năm 2002 là 16,5 tỷ
USD, năm 2005 là 32,5 tỷ USD, năm 2006 là 36 tỷ USD. Từ một nước phải sống
nhờ vào hàng viện trợ và nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực mỗi năm, Việt Nam
trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới, thứ nhất về xuất khẩu hạt tiêu, thứ hai
về cà phê và hạt điều, thứ 4 về cao su…
Năm 1997, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của

Năm 2007 - 2008, tốc độ xuất khẩu tăng nhanh hơn 2 lần so với tốc độ tăng
GDP, tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu cao gấp 1,6 lần so với tổng giá trị
GDP. Tính đến năm 2008 chúng ta đã có quan hệ thương mại với 230 nước trên
thế giới, trong đó hàng của ta xuất sang 219 nước trên thế giới.
Sang năm 2009, khi nền kinh tế trong nước và thế giới đang dần hồi phục thì
kim ngạch xuất nhập khẩu lại sụt giảm quá sâu so với năm 2008, thời kỳ khủng
hoảng kinh tế toàn cầu. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 đạt 56,5 tỷ USD,
thua xa kế hoạch đề ra của năm là 64,6 tỷ USD, giảm 9,9% so với thực hiện năm
2008. Trong nhóm hàng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp nặng
và khoáng sản đạt 17,6 tỷ USD, giảm 1,6 tỷ USD so với năm 2008. Kim ngạch
xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản đạt 13 tỷ USD, giảm 2 tỷ USD. Tuy vậy, xuất
khẩu gạo năm 2009 đạt mức kỷ lục, mang lại giá trị kim ngạch khoảng 2,8 tỷ USD.
Đây là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Trong 2 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 8,9 tỷ
USD tăng 0.1% so với cùng kỳ năm 2009. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt
kim ngạch cao hơn so với cùng kỳ năm 2009 như dệt may tăng 16,8%; giày dép
5
tăng 4%; thủy sản tăng 19,2%... Tuy nhiên có một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
giảm cả về lượng và kim ngạch là dầu thô đạt 793 triệu USD, giảm 15,4%; gạo đạt
437 triệu USD, giảm 6.8%; cà phê đạt 343 triệu USD giảm 26.8%.
1.2.2. Hoạt động nhập khẩu
Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu là 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm 2006,
đứng thứ 41 trên thế giới, nhập siêu lên trên 13,1 tỷ USD, có 3 mặt hàng nhập siêu
lớn hơn 2 lần so với 2006 là ô tô nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc và dầu mỡ
động thực vật, không có mặt hàng nào giảm so với năm 2006 về kim ngạch.
Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt 84 tỷ USD, tăng 34% so
với năm 2007. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là máy móc, thiết bị, phụ
tùng, xăng dầu, thép. Thị trường nhập khẩu năm 2008 tập trung chủ yếu vào Châu
Á, trong đó nổi bật là thị trường Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc và
Thái Lan.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status