skkn phương pháp sử dụng tư liệu hồ CHÍ MINH kết hợp tranh, ảnh, bản đồ lịch sử khi dạy bài 16 lịch sử lớp 10 ( CT chuẩn) - Pdf 44

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TƯ LIỆU HỒ CHÍ MINH
KẾT HỢP TRANH, ẢNH, BẢN ĐỒ LỊCH SỬ KHI DẠY
BÀI 16 – LỊCH SỬ LỚP 10
(CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

Người thực hiện: Trịnh Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử

THANH HÓA NĂM 2016
1


MỤC LỤC
****
Phần mở đầu ………………………………………….. trang 2
- Lí do chọn đề tài.
- Mục đích nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.

Phần nội dung ………………………………………… trang 4
2.1.

Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.


Học tập lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ
của xã hội để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Đặc trung nổi bật của
nhận thức lịch sử là con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá
khứ. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên, tất yếu của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là
tái tạo lịch sử, muốn học sinh tiếp thu được vấn đề đòi hỏi giáo viên phải lựa
chọn các phương pháp dạy học khác nhau sao cho đạt kết quả cao.
Lịch sử lại là bộ môn rất có ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm,
đạo đức cho học sinh trong quá trình dạy học. Qua bài học lịch sử, với những
hành động hi sinh anh dũng, quên mình vì sự nghiệp độc lập dân tộc, hạnh phúc
cho nhân dân, những sự kiện lịch sử hào hùng, thực sự có sức lôi cuốn mạnh mẽ
đối với học sinh, tạo được cảm xúc lịch sử sâu rộng trong các em. Trên cơ sở
đó, góp phần hình thành ở các em sự kính phục, lòng tự hào đối với thế hệ cha
ông đi trước. Để từ đó thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt tình cách mạng ở các em.
Mặt khác, học sinh cũng có thái độ căm ghét đối với những hành động tàn ác
của bọn thống trị, những kẻ xâm lược, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Qua
đó, học sinh sẽ có đủ bản lĩnh để chiến thắng các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt,
bóp méo lịch sử đang diễn ra ngày càng tinh vi hơn.
Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ,
nhưng hiện nay, việc dạy học Lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trò của mình và
một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn Lịch sử, xem nhẹ môn
Lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ
thống. Vì đa phần các em cho rằng học Lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện
khô khan, Lịch sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quá khứ là cái đã
3


qua không thể thay đổi nên chỉ học cho qua chứ không có gì vận dụng vào thực
tế.
Trước thực trạng học sử như vậy, vai trò của người giáo viên càng khó khăn,
nặng nề hơn. Để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử, giáo viên ở các trường phổ

- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp khái quát.
- Thể nghiệm trên lớp.
4


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Liên quan đến đề tài đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập dưới những khía
cạnh khác nhau
Các công trình lý luận chung về việc sử dụng tài liệu thành văn được trình
bày ở các giáo trình phương pháp dạy học lịch sử ở trường Đại học, Cao đẳng
như:
GS.TS Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2002), Phương pháp dạy học Lịch sử,
tập I, tập II, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
GS.TS Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2006), Nhập môn sử học, Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội
“Phương pháp dạy học Lịch sử” do GS.TS Phan Ngọc Liên (Chủ biên),
xuất bản năm 2002.
“Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử” của Phan Ngọc Liên,
Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường.
“Thiết kế bài giảng lịch sử ở trường THPT” của Phan Ngọc Liên.
Các công trình trên chủ yếu dừng lại ở mức độ trình bày lý luận chung.
Trong các trường đại học cũng có những luận văn, khóa luận chọn đề tài về các
tác phẩm của Hồ Chí Minh nhưng cũng mới dừng ở lí thuyết, chưa đi sâu vào
giải quyết một cách cụ thể phương pháp vận dụng tư liệu lịch sử trong tác phẩm
Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh, bản đồ vào việc giảng dạy một giai đoạn, một
bài lịch sử cụ thể.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

khảo, tranh, ảnh, bản đồ trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên, việc sử dụng tài liệu,
đặc biệt tác phẩm Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh, bản đồ trong dạy học lịch sử
ở trường phổ thông chưa được đa số giáo viên quan tâm, xem trọng.
- Giáo viên vẫn còn dạy học theo phương pháp truyền thống, nặng về thuyết
trình, chỉ sử dụng những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa, ít quan tâm đến
việc sưu tầm, chọn lọc tài liệu
- Điều kiện cơ sở vật chất của trường phổ thông còn thiếu thốn chưa trang bị
đầy đủ những tranh ảnh minh họa phục vụ cho bài học, cũng như sự hạn chế về
tư liệu thành văn trong thư viện trường
* Đối với học sinh: Tâm lí học sinh vẫn xem nhẹ bộ môn Lịch sử, coi môn
Lịch sử là môn phụ, các em chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học mà chỉ
dừng lại ở mức độ học thuộc những gì thầy cô cho ghi. Mặt khác bộ môn Lịch sử
vốn khô khan, dễ nhàm chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp, nên
các em không ưa thích, không hứng thú học tập.
Từ những hạn chế trên, ta thấy rằng, trong quá trình dạy học lịch sử ở trường
THPT, việc sử dụng tranh, ảnh, bản đồ lịch sử kết hợp tư liệu trong tác phẩm
Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả bài
học.
2.3. Kinh nghiệm và các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
- Vai trò của tư liệu lịch sử trong tác phẩm Hồ Chí Minh kết hợp tranh,
ảnh, bản đồ trong giảng dạy Lịch sử ở trường THPT
6


Trước hết, sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh lịch sử góp
phần vào việc cụ thể hóa những sự kiện cơ bản đã được trình bày trong sách
giáo khoa.
Thứ hai, sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh lịch sử góp phần
vào việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh.
Thứ ba, sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh lịch sử góp phần



trong giờ dạy sử, qua đó hoàn thành mục tiêu bài học, kế hoạch dạy học và nâng
cao chất lượng bộ môn trong trường phổ thông.
- Giải pháp và tổ chức thực hiện “Sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh kết hợp
tranh, ảnh lịch sử khi dạy bài 16 – Lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn)
Bài 16
THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
DÂN TỘC (Tiếp theo)
Ở mục 2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
Khi dạy mục a) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Học sinh vốn rất háo hức khi xem tranh và nghe kể chuyện về các anh hùng.
Sau khi trình bày truyền thuyết về Hai Bà Trưng cũng như lí do Hai Bà phất cờ
khởi nghĩa, giáo viên dùng bức tranh Hai Bà Trưng xung trận để học sinh khắc
sâu hình ảnh oai phong lẫm liệt của Hai Bà:

Khi trình bày diễn biến, giáo viên sử dụng bản đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng để
học sinh quan sát:

8


Sau đó, Giáo viên dùng đoạn trích:
“Nước Tàu cậy thế đông người
Kéo quân áp bức giống nòi Việt Nam.
Quân Tàu nhiều kẻ tham lam,
Dân ta há dễ chịu làm tôi ngươi?
Hai Bà Trưng có đại tài,
Phất cờ khởi nghĩa giết người tà gian,
Ra tay khôi phục giang san,


10


Qua đó một lần nữa học sinh sẽ hiểu được nguyên nhân bùng nổ cũng như
thắng lợi của cuộc khởi nghĩa, thấy được cuộc khởi nghĩa đã diễn ra trên địa bàn
rộng, thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Lý Bí là người có công đánh
đuổi quân đô hộ nhà Lương, lập ra nhà Tiền Lý ở thế kỉ VI. Ông là người Việt
Nam đầu tiên xưng đế (Lý Nam Đế) và cũng là người đầu tiên đặt niên hiệu
riêng (Thiên Đức) để đối chọi với phương Bắc, khẳng định dân tộc Việt Nam là
một dân tộc độc lập và mãi mãi làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình,
không lệ thuộc vào bất cứ quốc gia nào, học sinh cũng khắc sâu được truyền
thống yêu nước, bất khuất và đoàn kết của dân tộc. Như vậy, bài học đã đạt được
cả mục tiêu: kiến thức- giáo dục tư tưởng, tình cảm - kĩ năng.
Ở mục d) Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Dạy mục này, thứ nhất giáo viên cần truyền tải đến học sinh thân thế và tài
năng trí dũng hơn người cũng như vai trò của Ngô Quyền trong kháng chiến
chống quân Nam Hán. Cùng với những câu chuyện kể, giáo viên cho học sinh
quan sát tranh:

11


.
Trước sự xâm lược của quân Nam Hán, Ngô Quyền đã lợi dụng địa hình ở
vùng cửa sông và dùng kế đóng cọc xuống lòng sông Bạch Đằng, bố trí quân mai
phục, sẵn sàng đánh địch. Đến đây, giáo viên sử dụng Lược đồ chiến thắng Bạch
Đằng năm 938:

12

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

10A9

43

9

21

24


Qua kết quả trên, có thể thấy ở lớp thực nghiệm số học sinh có hứng thú học
tập bộ môn tăng, chất lượng dạy học bộ môn cũng tăng. Nhiều em đã tích cực
tham gia ôn tập và dự thi HSG môn sử cấp trường. Trong khi đó, ở lớp đối chứng
không có em nào đăng kí dự thi học sinh giỏi.
Điều này khẳng định việc sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh kết hợp tranh ảnh,
bản đồ để nâng cao hiệu quả bài học qua dạy học lịch sử bài 16 – Lớp 10 ở
trường THPT (Chương trình Chuẩn) đã có tính khả thi.
- Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
13


Tôi đã sử dụng kinh nghiệm này vào các tiết dạy và đạt được kết quả khả
quan, khi sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh, bản đồ lịch sử
minh họa cho một sự kiện lịch sử, bài học lịch sử làm giờ học sinh động
hơn, hấp dẫn học sinh hơn, giờ học đạt hiệu quả cao, có vai trò tích cực,
chủ động trong việc học tập, qua đó các em chủ động tìm những kiến thức
đã học để hiểu sâu, toàn diện một sự kiện lịch sử, đồng thời học sinh còn ôn
tập, củng cố, tổng hợp kiến thức ở mức độ cao hơn. Sáng kiến kinh nghiệm
“Phương pháp sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh kết hợp tranh, ảnh, bản đồ trong dạy
học lịch sử đã được các đồng nghiệp đánh giá cao và vận dụng trong các tiết dạy
lịch sử. Học sinh đã hứng thú với giờ học lịch sử, chất lượng giáo dục môn lịch
sử của Trường THPT Hàm Rồng có chuyển biến tích cực.

Kết quả năm học 2015-2016 cao hơn năm học 2014-2015 và kết quả học
kì I năm học 2015-2016 cụ thể như sau:
Khối

Giỏi

Khá


25%

0%

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
14


- Kết luận
Nâng cao chất lượng dạy học nói chung, giờ học lịch sử nói riêng là mục tiêu
phấn đấu của giáo viên trong nhà trường hiện nay. Nó là kết quả của sự suy nghĩ
và tìm tòi lớn về sư phạm, là kết quả tổng hợp của những nguyên lí khoa học của
việc dạy học và của nghệ thuật sư phạm. Trong dạy học Lịch sử, đòi hỏi giáo
viên phải biết sử dụng linh hoạt và kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác
nhau, biết kích thích sự tìm tòi và giúp các em chiếm lĩnh được tri thức.
Để đổi mới phương pháp dạy học: lấy học sinh làm trung tâm, không có
nghĩa là chúng ta phó mặc cho các em tự chiếm lĩnh tri thức. Ngược lại, giáo
viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp dạy
học sao cho phù hợp, đề tài này cũng chỉ dừng lại ở việc vận dụng, khai thác nội
dung tranh ảnh, bản đồ lịch sử kết hợp với sử dụng tư liệu lịch sử trong tác phẩm
Hồ Chí Minh, nhằm bổ trợ cho quá trình dạy học Lịch sử phù hợp, thích ứng
theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng trường; cốt lõi và chuẩn kiến thức
bài dạy phải đảm bảo yêu cầu.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi, kết quả thực nghiệm phần
lớn dựa vào tình hình học tập của học sinh trường THPT Hàm Rồng nên khả
năng áp dụng thực tiễn có thể còn hạn chế nhất định. Rất mong được sự đóng
góp ý kiến của quý thầy cô để những giờ học lịch sử thực sự cuốn hút học sinh.
- Kiến nghị
Kết quả thực nghiệm đã khẳng định nếu biết tuân thủ những nguyên tắc và


Thanh Hóa ngày 28 tháng 3 năm
2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác

Trịnh Thị Hạnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

16


1.
Gs. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Hồ Chí Minh từ nhận thức lịch sử
đến hành động cách mạng.
2.
Nguyễn Thị Côi (Chủ biên) (2009), Hướng dẫn sử dụng kênh hình
trong sách giáo khoa lịch sử lớp 10, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
3.
Nguyễn Thị Côi (Chủ biên) (2006), Hướng dẫn sử dụng các hình
ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên CD và phần mềm Microsoft PowerPoint
trong dạy học lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
4.
GS Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (1999), Những vấn đề lịch sử trong
tác phẩm Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
5.
Đinh Xuân Lâm (Chủ biên) (2007), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập
II, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


18




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status