Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai qua thực tiễn tại cà mau - Pdf 47

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

HUỲNH VĂN VUI

PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT
ĐAI QUA THỰC TIỄN TẠI CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

HUỲNH VĂN VUI

PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT
ĐAI QUA THỰC TIỄN TẠI CÀ MAU

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:TS. ĐOÀN THỊ PHƢƠNG DIỆP

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017



1.1.4.1. Nguyên nhân khách quan .................................................................11
1.1.4.2 Nguyên nhân chủ quan .......................................................................11
1.2. Khái niệm chung về giải quyết tranh chấp đất đai và nguyên tắc giải quyết
tranh chấp đất đai...................................................................................................14
1.2.1. Khái niệm về giải quyết tranh chấp đất đai .............................................14
1.2.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai ................................................15
1.2.2.1. Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất
quản lý ............................................................................................................15
1.2.2.2. Nguyên tắc bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích
kinh tế, khuyến khích việc tự thương lượng, tự hòa giải trong nội bộ nhân
dân ..................................................................................................................15
1.2.2.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai phải nhằm mục đích ổn định
tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, gắn việc giải quyết tranh chấp đất đai với
việc tổ chức lại sản xuất, bố trí lại cơ cấu sản xuất hàng hóa ........................16
1.2.2.4. Nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa ..............................16
1.2.3. Lịch sử pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam từ 1954
đến nay ...............................................................................................................16
1.2.3.1. Thời kỳ trước khi ban hành Hiến pháp 1980 ....................................17
1.2.3.2. Thời kỳ sau khi ban hành Hiến pháp 1980 .......................................17
Tiểu kết luận chương 1 ..........................................................................................23
Chƣơng 2: Quy định của pháp luật việt nam hiện hành về giải quyết tranh
chấp đất đai và việc tổ chức thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan
hành chính tỉnh Cà Mau .........................................................................................24


2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về giải quyết tranh chấp đất đai
...............................................................................................................................24
2.1.1 Quy định của pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai .............................24
2.1.2. Quy định của pháp luật về tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân. .........27
2.1.3. Quy định của pháp luật về tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính ...29



DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

TCĐĐ:
UBND:
GCNQSDĐ:

Tranh chấp đất đai
Ủy ban nhân dân
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

TAND:
TANDTC:
VKSNDTC:

Tòa án nhân dân
Toà án nhân dân tối cao
Viện kiểm sát nhân dân tối cao

TCĐC:

Tổng cục địa chính

TTLT:

Thông tư liên tịch


1

(qua thực tiễn tại Cà Mau) trong những năm gần đây, trên cơ sở đó nhằm đề xuất

1

Kết quả kiểm tra việc thi hành Luật Đất đai 2003 theo Quyết định 1741/QĐ-BTNMT ngày 14/7/2005 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho thấy, 70% khiếu kiện của người dân là về đất đai, rất nhiều tranh
chấp về đất đai không thể giải quyết dứt điểm. Xem: “Sau tổng kiểm tra việc thi hành Luật Đất đai: làm gì
để giảm cơ bản khiếu kiện của dân?”,www.hanoitv.org.vn ngày 19/9/2005.


2

những kiến nghị, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai và đưa ra hướng giải
quyết các TCĐĐ một cách hợp lý, có hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
cho công dân là việc làm có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn hiện nay.
Với nhận thức như vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về giải quyết tranh chấp
đất đai qua thực tiễn tại Cà Mau” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình.
2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Cốt lõi của Luận văn là làm rõ cơ sở lý luận của việc giải quyết tranh chấp
đất đai tại cơ quan hành chính, đánh giá thực tiễn giải quyết tranh chấp để từ đó có
kiến nghị xác đáng về hoàn thiện pháp luật cho giải quyết (TTĐĐ) tại cơ quan hành
chính. Luận văn được thực hiện để trả lời cho các câu hỏi sau đây:
Thứ nhất: Tranh chấp đất đai là gì? Việc giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt
Nam có những đặc điểm gì đặc biệt? Việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Việt Nam
phải tuân thủ những nguyên tắc gì? Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp đất
đai có quá trình hình thành và phát triển ra sao?
Thứ hai: Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai đặc biệt là
phương thức giải quyết tại cơ quan hành chính ở Việt Nam như thế nào? Việc tổ
chức thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính
Nhà nước ở Cà Mau được tiến hành ra sao? Thực tiễn giải quyết các tranh chấp đất

- Luận văn Tiến sĩ Luật học, “Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp
đất đai bằng tòa án ở nước ta” của tác giả Mai Thị Tú Oanh, được thực hiện tại Học
viện Khoa học Xã hội Việt Nam năm 2013 đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và
thực tiễn về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án. Từ đó
đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về giải
quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam.
- Luận văn Thạc sĩ Luật học, “Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục
hành chính trong vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh An Giang” của tác giả
Nguyễn Thành Đoàn, được thực hiện tại Trường Đại học Luật TP.HCM năm 2009,
tác giả đã trình bày được Cơ sở lí luận và pháp lí giải quyết tranh chấp đất đai theo
thủ tục hành chính. Thực trạng giải quyết ranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính
đối với đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh An Giang và một số giải pháp nâng cao
hiệu quả. Đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả việc giải quyết tranh chấp đối
với đồng bào dân tộc, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và phục vụ yêu cấu phát
triển kinh tế xã hội.
Ngoài ra tác giả còn tìm thấy một số bài viết đăng trên tạp chí khoa học có
liên quan đến đề tài như:
Đỗ Thị Hằng, Những bất cập về hòa giải cơ sở trong giải quyết tranh chấp
đất đai theo Luật đất đai 2013, Thanh tra, Thanh tra chính phủ số 05/2016, tr. 20236.
Nguyễn Vĩnh Diện, Một số điểm mới về giải quyết tranh chấp đất đai thep
Luật đất đai năm 2013, Dân chủ & Pháp luật, Bộ Tư pháp, số 11(272), tr. 37-398.


4

Đặng Thị Phượng, Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án
theo Luật Đất năm 2013, Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao, số 6/2014 trang
11-1611.
Qua nghiên cứu các tài liệu, Luận văn đã thực hiện trước đây cũng có nhiều
công trình nghiên cứu có liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai những tài liệu


5

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu sau đây để giải quyết các vấn đề
do đề tài đặt ra: Các phương pháp phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so
sánh đối chiếu, phương pháp thống kê.
+ Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp phân tích và tổng hợp là
phương pháp nghiên cứu chung và được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực
hiện luận văn. Phương pháp tổng hợp được sử dụng tại chương I của luận văn nhằm
hệ thống hóa và tổng hợp các lý luận cơ bản về tranh chấp đất đai, giải quyết tranh
chấp đất đai tại cơ quan hành chính Nhà nước.
+ Phƣơng pháp phân tích luật viết: Phương pháp này cũng được sử dụng
tại chương II để phân tích các quy định từ các văn bản pháp quy hiện hành liên quan
đến giải quyết tranh chấp đất đai.
+ Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp so sánh, đối chiếu được
sử dụng trong các chương của Luận văn, phương pháp này dùng để sử dụng vào
việc đối chiếu, so sánh các quy định từ các văn bản pháp quy hiện hành, các quan
điểm, ý kiến về các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật về tranh chấp đất đai tại
cơ quan hành chính Nhà nước.
+ Phƣơng pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng tại phần 1
chương 3 của Luận văn để phân tích thực trạng và xu hướng tranh chấp đất đai và
kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trong thực tiễn tại các cơ quan Nhà nước ở tỉnh
Cà Mau.
6.

ngh a và khả năng ứng dụng của Luận văn
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở phân tích đánh giá thực
trạng về giải quyết TCĐĐ tại cơ quan hành chính Nhà nước ở tỉnh Cà Mau. Trên cơ
sở đó chỉ ra những bất cập, tồn tại của pháp luật đất đai hiện hành về thẩm quyền và

việc xác định quyền sở hữu, quản lý hoặc quyền sử dụng đất đai. Tranh chấp này có
thể được phát sinh trực tiếp hoặc phát sinh một cách gián tiếp trong quá trình các
bên tranh chấp quản lý và sử dụng đất đai.
Theo nghĩa hẹp, tranh chấp đất đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và
sử dụng đất đai.
Tuy vậy, thực tế vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này. Có
quan điểm cho rằng, tranh chấp đất đai chỉ là những tranh chấp liên quan đến quyền
sử dụng đất3. Tuy nhiên, trong Luật Đất đai năm 2013 lại không có khái niệm hay
định nghĩa nào về tranh chấp quyền sử dụng đất, cho nên thế nào là tranh chấp về
quyền sử dụng đất là hoàn toàn phụ thuộc vào cách hiểu của các bên có liên quan và
đặc biệt là của cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Cũng có ý kiến cho rằng, tranh chấp đất đai là mọi tranh chấp phát sinh trong
quan hệ đất đai bao gồm tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn
liền với đất, tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính… Quan điểm này được
nhiều cơ quan có thẩm quyền giải quyết chấp nhận vì Điều 203 Luật Đất đai năm
2013 quy định tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường,
2

http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Tranh_ch%E1%BA%A5p
Lưu Quốc Thái (2006), Bàn về khái niệm tranh chấp dất đai theo Luật đất đai 2003, Tạp chí Khoa học pháp
lý, số 2/2006.
3


8

thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như
sau:
“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong

xử (giải quyết).


9

Trong luận văn này, Khái niệm tranh chấp đất đai chỉ được hiểu trong phạm
vi tranh chấp giữa các chủ thể về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất.
1.1.2. Các dạng tranh chấp đất đai
Theo Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh
chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan
hệ đất đai. Trong khái niệm này chúng ta cần lưu ý: đối tượng của tranh chấp đất
đai không phải là quyền sở hữu đất, các chủ thể tham gia tranh chấp không phải là
các chủ thể có quyền sở hữu đối với đất. Đây là điều không phải bàn cãi vì Điều 53,
Hiến pháp 2013 hay điều 4, Luật đất đai 2013 quy định rất rõ đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Trên thực tế, tranh chấp đất đai không chỉ là hiện tượng phổ biến mà trong
đó còn hết sức đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Tuy nhiên, về cơ
bản tranh chấp đất đai được chia thành ba dạng như sau:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất: là những tranh chấp giữa các bên với
nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó. Trong
dạng tranh chấp này chúng ta thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất; tranh
chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa
kế; tranh chấp để đòi lại đất (đất đã cho người khác mượn sử dụng mà không trả
lại, hoặc tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế
mới…)
- Tranh chấp về quyền, ngh a vụ phát sinh trong quá trình sử dụng
đất: dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự
về quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng
mặt bằng, tái định cư…
- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: đây là dạng tranh chấp ít gặp hơn,

hóa đặc biệt, có giá trị thương mại, giá đất lại biến động theo quy luật cung cầu trên
thị trường, nên việc quản lý và sử dụng nó không đơn thuần chỉ là việc khai thác giá
trị sử dụng mà còn bao gồm cả giá trị sinh lời của đất (thông qua các hành vi kinh
doanh quyền sử dụng đất). Tất nhiên, khi nội dung quản lý và sử dụng đất phong
phú và phức tạp hơn thì những mâu thuẫn, bất đồng xung quanh việc quản lý và sử
dụng đất đai cũng trở nên gay gắt và trầm trọng hơn.
Ba là, tranh chấp đất đai có thể làm phát sinh những hậu quả xấu về nhiều
mặt như: làm mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phá vỡ trật tự quản lý đất đai, gây
đình trệ sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích không những của bản thân các bên
tranh chấp mà còn gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và xã hội. Hơn thế nữa
tranh chấp đất đai còn có thể gây mất ổn định về chính trị, phá vỡ mối quan hệ xã
hội.
Bốn là, tranh chấp đất đai có đối tượng là quyền quản lý và quyền sử dụng
đất. đất đai là loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp
mà thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.


11

1.1.4. Nguyên nhân tranh chấp đất đai
1.1.4.1. Nguyên nhân khách quan
Tranh chấp đất đai ở nước ta phát sinh có nguồn gốc sâu xa do lịch sử để lại.
Ở miền Bắc, sau Cách mạng tháng 8 và sau năm 1953, Đảng và Chính phủ đã tiến
hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của thực dân, phong
kiến, thiết lập quyền sở hữu ruộng đất cho người nông dân. Năm 1960, thông qua
con đường hợp tác hóa nông nghiệp, ruộng đất của người nông dân được đưa vào
làm tư liệu sản xuất chung trở thành sở hữu tập thể, do đó tình hình sử dụng đất đai
tương đối ổn định.
Ở miền Nam, sau hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tình hình sử dụng
đất đai có nhiều diễn biến phức tạp hơn. Trong 9 năm kháng chiến, Chính phủ đã

phân cấp cho quá nhiều ngành, dẫn đến việc quản lý đất đai thiếu chặt chẽ, nhiều sơ
hở. Có thời kỳ mỗi loại đất do một ngành quản lý dẫn đến việc tranh chấp về đất
thuộc quyền quản lý của nhiều ngành khác nhau.
Trong cơ chế thị trường, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch
chung, có sự phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý đất đai khá rõ. Tuy nhiên,
trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều sai phạm, non kém về trình độ quản lý của đội ngũ
cán bộ làm công tác quản lý đất đai. Điều này góp phần làm xuất hiện nhiều tranh
chấp đất đai phức tạp, khó giải quyết. Cụ thể:
- Hồ sơ địa chính chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, nên thiếu căn cứ pháp lý và thực
tế để xác định quyền sử dụng và quản lý đất đai của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là ở
những vùng mà quan hệ đất đai phức tạp và có nhiều biến động. Trong nhiều trường
hợp, việc tranh chấp đất đai lại bắt nguồn từ những tài liệu lịch sử của chế độ cũ để
lại. Hơn nữa, việc giao đất lại không được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ,
nên hồ sơ đất đai không đồng bộ và bị thất lạc.
- Quy hoạch sử dụng đất đai chưa đi vào nề nếp, nên nhiều trường hợp sử
dụng đất không hợp lý khó bị phát hiện. Khi phát hiện thì lại không được xử lý kịp
thời. Nhiều địa phương còn có những nhận thức lệch lạc về chính sách đất đai, quản
lý đất đai còn nặng về biện pháp mệnh lệnh hành chính mà chưa chú ý đến biện
pháp quản lý về mặt kinh tế.
- Một số nơi ban hành văn bản pháp lý đất đai không rõ ràng hoặc chủ trương
sai lầm của một số cán bộ đã làm cho một bộ phận nhân dân hiểu lầm là Nhà nước
có chủ trương "trả lại đất cũ", trả lại đất ông cha, dẫn đến việc khiếu kiện đòi lại đất
ngày càng nhiều.
Về công tác cán bộ thực hiện công vụ liên quan đến đất đai
Một bộ phận cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý đất đai đã thực
hiện không tốt nhiệm vụ được giao, thiếu gương mẫu, lạm dụng chức quyền, vì lợi
ích riêng tư, bị kẻ xấu lợi dụng để "đục nước béo cò", thực hiện những âm mưu đen
tối, gây mất ổn định xã hội.
Lợi dụng chủ trương điều chỉnh ruộng đất, tổ chức lại sản xuất theo cơ chế
mới, một số cán bộ, đảng viên lợi dụng sơ hở trong các chế độ, chính sách đất đai

sở đã dẫn đến hậu quả là đất đai sử dụng bừa bãi, lãng phí và kém hiệu quả.
Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp được đổi mới,
người sử dụng đất có nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, đòi hỏi phải có một diện
tích đất nhất định để sản xuất. Do đó đã xuất hiện tư tưởng đòi lại đất để sản xuất.
Chính sách đất đai chưa phù hợp, chậm đổi mới đã tạo cơ sở cho việc lấn chiếm đất đai
diễn ra khá phổ biến, song chưa được giải quyết và xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, việc Nhà nước chia, tách, nhập hoặc thành lập mới những đơn
vị hành chính trong những năm gần đây dẫn đến việc phân địa giới hành chính


14

không rõ ràng, cụ thể làm cho tình hình tranh chấp đất đai ngày càng phức tạp và
gay gắt hơn.
Về công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật
Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật đất đai chưa được coi
trọng, làm cho nhiều văn bản pháp luật đất đai của Nhà nước chưa được phổ biến
sâu rộng trong nhân dân.
Tuy nhiên, việc tranh chấp đất đai ở mỗi địa phương khác nhau còn có những
nguyên nhân đặc thù và việc tìm ra những nguyên nhân đó phải căn cứ vào thực tế
sử dụng đất, và phong tục tập quán của từng địa phương để xây dựng được những
giải pháp tốt nhất nhằm giải quyết có hiệu quả từng vụ tranh chấp. Song trên thực
tế, khía cạnh này chưa được các cơ quan nhà nước chú trọng, xem xét.

1.2. Khái niệm chung về giải quyết tranh chấp đất đai và nguyên tắc giải
quyết tranh chấp đất đai
1.2.1. Khái niệm về giải quyết tranh chấp đất đai
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học: "Giải quyết tranh chấp đất đai là
giải quyết bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổ chức và trên cơ sở đó
phục hồi các quyền lợi hợp pháp bị xâm hại đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý

đai phát sinh cũng đa dạng, phức tạp và gay gắt. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp
đất đai phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định mà thực tế đã đặt ra. Muốn đáp
ứng được các yêu cầu đó, thì việc giải quyết tranh chấp đất đai phải tuân thủ các
nguyên tắc sau đây:
1.2.2.1. Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc thống nhất
quản lý
Hiến pháp 2013, Luật Đất đai hiện hành khẳng định toàn bộ đất đai trên lãnh
thổ Việt Nam đều thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.
Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân chỉ là những người được Nhà nước giao đất cho
sử dụng chứ không có quyền sở hữu đối với đất đai. Do đó, đối tượng của mọi tranh
chấp đất đai phát sinh chỉ là quyền quản lý và quyền sử dụng đất chứ không phải là
quyền sở hữu đối với đất đai. Vì vậy, khi giải quyết các tranh chấp đất đai, phải tôn
trọng và bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại
diện; bảo vệ quyền đại diện sở hữu đất đai của Nhà nước; bảo vệ thành quả cách
mạng về đất đai mà nhân dân ta đã giành được.
1.2.2.2. Nguyên tắc bảo đảm lợi ích của ngƣời sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh
tế, khuyến khích việc tự thƣơng lƣợng, tự hòa giải trong nội bộ nhân dân
Từ khi Luật Đất đai 1993 ra đời, Nhà nước đã thừa nhận năm quyền năng của
người sử dụng đất (quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp
quyền sử dụng đất) đã khẳng định tư tưởng đổi mới trong quá trình Nhà nước điều
hành các quan hệ xã hội về đất đai. Do đó, việc tôn trọng các quyền của người sử
dụng đất và tạo điều kiện để họ phát huy tối đa các quyền đó là nguyên tắc quan
trọng của Luật Đất đai. Thực tế đã chứng minh rằng, nếu lợi ích của người sử dụng
đất không được đảm bảo, thì việc sử dụng đất không thể mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Đó cũng chính là nguyên tắc cơ bản trong quá trình giải quyết các tranh chấp
đất đai.
Tôn trọng quyền định đoạt của các chủ thể khi tham gia các quan hệ pháp
luật đất đai là tôn trọng quyền tự do thỏa thuận, thương lượng của họ trên cơ sở các
quy định của pháp luật. Do vậy, hòa giải trở thành cách thức và cũng là nguyên tắc
giải quyết tranh chấp đất đai quan trọng và đạt hiệu quả nhất.

xuất và khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới. Ngoài ra, còn tồn tại các tranh chấp
giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm; giữa đất trồng cao su với đất trồng cây tiêu, cà
phê, cây điều, đất hương hỏa, đất thổ cư…
Đối với nhà ở, các tranh chấp phát sinh trong giai đoạn này thường liên quan
đến nhà cải tạo, nhà vắng chủ, đòi lại nhà cho thuê trước ngày 1/7/1991 (Pháp lệnh
về nhà ở có hiệu lực).Ngoài ra, còn xuất hiện các tranh chấp về nhà ở khi vợ chồng
ly hôn.
Để tạo cơ sở pháp lý giải quyết tình hình tranh chấp đất đai kể trên. Nhà
nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật như:
+ Luật Đất đai 1987 (Điều 21).
+ Chỉ thị số 154-HĐBT ngày 11/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) về triển khai thực hiện chỉ thị số 47-CT/TƯ của Bộ Chính trị về giải
quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng đất.
+ Quyết định số 13- HĐBT ngày 01/ 02/ 1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay
là Chính phủ) về việc giải quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng đất.
+ Nghị định 30-HĐBT ngày 23/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) về việc thi hành Luật Đất đai (Điều 15, 16).
+ Chỉ thị số 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay
là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới
hành chính.
Các văn bản pháp luật này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh
chấp đất đai trong giai đoạn này, góp phần vào việc giải quyết mâu thuẫn trong nội
bộ nhân dân, ổn định sản xuất.



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status