Đổi mới công tác quản lý tài chính đối với các tạp chí thuộc viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam theo hướng chuẩn quốc tế - Pdf 50

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRƯƠNG QUỲNH ANH

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
CÁC TẠP CHÍ THUỘC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
XÃ HỘI VIỆT NAM THEO HƯỚNG CHUẨN QUỐC TẾ

Ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. VŨ HÙNG CƯỜNG

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN



3.3. Yêu cầu đặt ra đối với đổi mới công tác quản lý tài chính của các tạp chí thuộc
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam ................................................................................... 56
3.4. Cơ hội và thách thức đối với đổi mới công tác quản lý tài chính của các tạp chí
thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam ......................................................................... 56
3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính đối với các tạp chí thuộc Viện
Hàn lâm KHXH Việt Nam hướng tới chuẩn quốc tế .................................................... 60
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 71


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Bộ Tài chính

BTC

Chính phủ

CP

Khoa học và công nghệ

KH&CN

Khoa học xã hội

KHXH

Khoa học xã hội và nhân văn


để nâng cao hiệu quả hoạt động đối với tất cả các tổ chức, các chủ thể kinh tế, đơn
vị sự nghiệp. Trong điều kiện xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, các quan hệ
kinh tế ngày càng mở rộng và dần phản ánh đúng bản chất vốn có của nó, thì việc
làm chủ các quan hệ kinh tế, quan hệ tài chính để hướng nó đi theo đúng mục đích
của người quản lý lại càng cần thiết, đồng thời cũng đòi hỏi các chủ thể phải có
năng lực quản lý tài chính tốt.
Chủ trương trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức khoa học
trong lĩnh vực tài chính đã được thể chế hoá tại một loạt các văn bản như: Nghị định
số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005; Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT/ BKHCNBTC-BNV; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 121/2014/TTLTBTC-BKHCN về quy định xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh
phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức KH&CN công
lập; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/2/2015 quy định cơ chế
tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Nghị định 43, Nghị định
54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công
lập thay thế Nghị định 115 với mục đích tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ chế
hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức KH&CN
công chuyển dần sang hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công
thay vì giao dự toán trước đây, khuyến khích các đơn vị chủ động tăng thu, giảm
dần việc thụ động phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.
Các tạp chí khoa học có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về
các lĩnh vực của khoa học, công nghệ và đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội... trong và ngoài nước, là một trong các kênh thông tin quan trọng để công bố và
giới thiệu các kết quả nghiên cứu và ứng dụng KH&CN.
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam có 34 tạp chí, đóng vai trò rất quan trọng
trong việc công bố kịp thời các kết quả nghiên cứu không chỉ của các nhà nghiên
cứu thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, mà của cả giới KHXH&NV trong nước
1


và một bộ phận các nhà Việt Nam học ở các nước trên thế giới, góp phần quan
trọng vào việc thúc đẩy nền KHXH&NV nước nhà phát triển. Các tạp chí khoa học


Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam, những thành tựu và hạn chế, trên cơ sở đó,
đưa ra một số nhóm giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm xây dựng Tạp chí Khoa học
công nghệ theo chuẩn quốc tế, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố hợp tác quốc tế.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2009 - 2012), Đề án Nâng cấp Tạp chí
Kinh tế và Phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế, đã đánh giá, tổng kết những kết quả
hoạt động xuất bản của tạp chí trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI; định hướng hoạt động
của tạp chí và đề xuất giải pháp xuất bản tạp chí theo chuẩn quốc tế, gồm nhóm giải
pháp về nâng cao chất lượng bài báo khoa học, nhóm giải pháp về kỹ thuật và nhóm
giải pháp về cơ chế quản lý tài chính.
Kiều Quỳnh Anh (2012), Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực
của Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015, Nhiệm vụ cấp bộ,
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Tác giả đã tập trung phân tích thực trạng đội ngũ
cán bộ của Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam trong 30 năm qua, trên cơ sở đó, đưa
ra một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ của tạp chí.
Nguyễn Đức Long (2012), Những giải pháp nâng cao chất lượng công tác
biên tập, biên dịch tiếng Anh của Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2011
- 2015, Nhiệm vụ cấp bộ, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Tác giả đã phân tích
những thuận lợi và khó khăn trong công tác biên tập Tạp chí Khoa học xã hội Việt
Nam (tiếng Anh), những kết quả, hạn chế và các nguyên nhân, từ đó, đưa ra các giải
pháp, trong đó chú trọng khâu tuyển dụng cán bộ đáp ứng yêu cầu vừa có ngoại
ngữ, vừa có chuyên môn.
Triệu Tuyết Hạnh (2012), Một số giải pháp nâng cao chất lượng Tạp chí
Khoa học xã hội Việt Nam trong quá trình hội nhập, Nhiệm vụ cấp bộ, Viện Hàn
lâm KHXH Việt Nam. Tác giả đã khái lược quá trình phát triển Tạp chí Khoa học
xã hội Việt Nam tiếng Việt từ khi ra đời năm 2003 đến năm 2012, cả những thành
tựu, hạn chế và nguyên nhân; định hướng, triển vọng và giải pháp tăng cường biên
tập về chất lượng.
Bùi Văn Hồng (2012), Những giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát
hành của Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015, Nhiệm vụ cấp

hướng đẩy mạnh tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN như hiện
nay. Đây là một mảng trống trong nghiên cứu mà luận văn hướng tới.

4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính tại các tạp chí
thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới,
hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với các tạp chí thuộc Viện Hàn lâm
KHXH Việt Nam hướng tới chuẩn quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đổi mới công tác quản lý tài chính đối với các tạp chí
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam hướng tới chuẩn quốc tế.
Phạm vi không gian: các tạp chí thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Luận văn sẽ tập trung phân tích thực trạng quản lý tài
chính tại các tạp chí từ năm 2012 đến 2016: đây là thời gian đánh dấu sự thay đổi
của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (từ Viện Khoa học xã hội Việt Nam) và các tổ
chức KH&CN công lập gắn với Nghị định 54/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ,
tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích SWOT: để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức của mô hình quản lý tài chính của các tạp chí thuộc Viện Hàn lâm
KHXH Việt Nam;
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Luận văn sẽ sử dụng phương pháp nghiên
cứu tài liệu để kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây để làm rõ cơ sở lý luận,
kinh nghiệm quốc tế, thực trạng của vấn đến nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Từ số liệu thống kê tình hình
quản lý tài chính tại các tạp chí, làm rõ sự biến động về thực trạng liên quan đến đối
tượng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp chính sách phù hợp với thực tiễn.

1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về tạp chí hoạt động trong lĩnh vực
KHXH&NV
Khái niệm tạp chí KHXH&NV
Từ thế kỷ XVII, tạp chí khoa học (scientific journal hoặc academic journal)
xuất hiện trên thế giới. Tạp chí khoa học xuất bản đầu tiên trên thế giới là tạp chí
Philosophical Transactions vào năm 1665 và hiện vẫn đang được xuất bản bởi tập
đoàn xuất bản Royal Society có trụ sở đặt tại Thủ đô London, nước Anh. Tạp chí
khoa học được hiểu là một xuất bản phẩm phát hành định kỳ, công bố các công
trình nghiên cứu nguyên gốc của các chuyên gia, các nhà khoa học, được công nhận
trong lĩnh vực chuyên sâu. Các tạp chí khoa học đưa ra những nghiên cứu mang tính
cơ bản được thẩm định thông qua quy trình bình duyệt bằng chuyên gia (peer
review) chặt chẽ, đòi hỏi những người có kiến thức chuyên sâu và mang tính hàn
lâm mới có thể hiểu được.
Theo Điều 3 Khoản 16, Luật Báo chí năm 2016, “Tạp chí khoa học là sản
phẩm báo chí xuất bản định kỳ để công bố kết quả nghiên cứu khoa học, thông tin
về hoạt động khoa học chuyên ngành”.
Như vậy, có thể hiểu, tạp chí KHXH&NV là ấn phẩm khoa học phát hành
định kỳ, công bố các công trình nghiên cứu nguyên gốc của các chuyên gia, các nhà
khoa học, được công nhận trong lĩnh vực KHXH&NV.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tạp chí KHXH&NV
Các tạp chí KHXH&NV có các chức năng và nhiệm vụ chung theo Điều 4
Luật Báo chí năm 2016 gồm:

7


1. Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông
tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.

về phát triển xã hội, văn hóa, con người; phát triển KHXH&NV.
- Đảm bảo chất lượng bài viết, thực hiện những chuẩn mực quốc tế của một
tạp chí khoa học;
- Kiểm định chất lượng nghiên cứu khoa học thông qua quy trình bình duyệt
chuyên gia;
- Xác lập uy tín của các nhà nghiên cứu;
- Cơ sở dữ liệu tham khảo/trích dẫn cho các nghiên cứu tương lai [46].
1.1.2. Tiêu chuẩn tạp chí khoa học theo tiêu chuẩn quốc tế
Thực tế ở các trường đại học lớn, cơ sở nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới đều
có tạp chí khoa học. Tuy áp dụng những tiêu chí không hoàn toàn giống nhau,
nhưng nhìn chung các trường đại học trên thế giới đều có sự công nhận khá thống
nhất về uy tín và xếp hạng của các tạp chí khoa học đối với danh tiếng của tạp chí,
cơ sở nghiên cứu. Theo cách hiểu chung hiện nay, chất lượng tạp chí KHXH&NV
theo tiêu chuẩn quốc tế là sự đo lường một cách tương đối chính xác và khách quan
bằng các chỉ tiêu định lượng các bài báo nói riêng hay tạp chí nói chung, được áp
dụng trong hệ thống cơ sở dữ liệu của tổ chức uy tín khoa học quốc tế. ISI và
Scopus đưa ra tiêu chí xét chọn chất lượng tạp chí trên thế giới rất khắt khe và kỹ
lưỡng để đưa vào cơ sở dữ liệu của mình. Mặc dù vẫn còn có các ý kiến khác nhau,
nhưng ISI và Scopus vẫn là số ít tổ chức phân loại chất lượng tạp chí của các công
trình khoa học được thừa nhận và sử dụng rộng rãi trong cộng đồng khoa học quốc
tế. Tiêu chí đánh giá xếp hạng tạp chí khoa học chuẩn quốc tế của hai tổ chức này
có nhiều điểm tương đồng. Dưới đây là các tiêu chuẩn tạp chí khoa học quốc tế cơ
bản bao gồm:
(1) Xuất bản đúng thời hạn
Xuất bản đúng thời hạn là một tiêu chuẩn cơ bản của một tạp chí. Đây là yếu
tố quan trọng hàng đầu để được ISI, Scopus xem xét. Tính định kỳ xuất bản tạp chí
thể hiện chất lượng tạp chí ở hai khía cạnh:
- Mức độ dồi dào của nguồn bài cần thiết cho sự phát triển liên tục của
tạp chí.
9

quyền của các nhà nghiên cứu một cách sâu sắc và bền vững.
(4) Ngôn ngữ thông tin thư viện về bài viết
10


Do tiếng Anh là ngôn ngữ chuẩn của cộng đồng nghiên cứu khoa học quốc
tế, quá trình thẩm định tạp chí, ISI yêu cầu ngôn ngữ chuẩn áp dụng cho các thông
tin thư viện bài viết (bao gồm: tên bài báo, tên tác giả, tóm tắt bài viết, từ khóa, tài
liệu trích dẫn, tài liệu tham khảo) phải dùng ngôn ngữ tiếng Anh. ISI thường chỉ tập
trung thẩm định các tạp chí được xuất bản toàn bộ bằng tiếng Anh. Chỉ có một số ít
tạp chí được ISI thẩm định bằng ngôn ngữ khác nhưng vẫn phải đảm bảo ngôn ngữ
thông tin thư viện về bài viết như đề cập ở trên phải bằng tiếng Anh.
(5) Nội dung tạp chí
ISI xem xét các quy chuẩn này bao gồm:
- Tên tạp chí cần phải thể hiện thông tin sát với lĩnh vực mà tạp chí bao phủ.
Nội dung của tạp chí phải làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu hay bổ sung cho chủ
đề/lĩnh vực nào đó. Tạp chí phải bổ sung cho phần nội dung còn thiếu của một
ngành hay một lĩnh vực cụ thể.
Với một khối lượng dữ liệu trích dẫn lớn sẵn có và sự theo dõi hàng ngày
hầu hết các tạp chí khoa học mới xuất bản, đội ngũ thẩm định của ISI có khả năng
rất tốt trong việc phát hiện các chủ đề/lĩnh vực mới trong khoa học.
- Tên bài báo và phần tóm tắt (summary/abstract) của bài báo đăng trên tạp
chí phải phản ánh đầy đủ nội dung tổng quát của bài báo.
- Bài báo đăng tải phải có đầy đủ thông tin về ngày tòa soạn nhận được bài
báo (received), ngày phản biện đánh giá, yêu cầu sửa chữa lại bài báo (nếu có)
(revised), ngày bài báo được chấp nhận đăng (accepted for publication); các từ khóa
trong bài báo (keywords); tài liệu tham khảo liên quan đến việc sử dụng trong bài
báo (references); thông tin liên lạc của tác giả bài báo.
- Dung lượng (độ dài) tối đa của một bài báo. Yêu cầu về giới hạn dung
lượng của một bài báo là quan trọng và cần thiết, nhờ đó tạp chí chủ động xác định

lượng được ISI sử dụng khi đánh giá tiêu chuẩn này ở hai khía cạnh: quốc tịch các
bài viết đăng tải trên tạp chí và quốc tịch các bài viết có trích dẫn đến tạp chí [29].
(8) Nội dung trực tuyến
Khả năng tự giới thiệu về mình của một tạp chí phản ánh phần nào chất
lượng và sự phù hợp của tạp chí đối với cộng đồng nghiên cứu quốc tế. Điều này
cũng phản ánh tham vọng của một tạp chí trong việc hướng tới cộng đồng nghiên
cứu quốc tế.

12


Các tạp chí phải có website riêng của mình hoặc hệ thống chấp nhận bài trực
tuyến (online submission system); đồng thời các thông tin trên website cần phải
được cập nhật giống như bản in của tạp chí giấy.
1.1.3. Vai trò của tạp chí hoạt động trong lĩnh vực KHXH&NV đối với
phát triển kinh tế - xã hội
Trải qua mọi thời kỳ lịch sử, báo chí nói chung đã luôn mang sứ mệnh lịch
sử vẻ vang của mình. Báo chí Việt Nam đã và đang thực sự là vũ khí đắc lực cho
cuộc cách mạng, định hướng dư luận, là diễn đàn của nhân dân, tuyên truyền, cổ vũ
khối đại đoàn kết dân tộc… Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, báo chí đã góp
phần phát huy tinh thần xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Báo chí kịp thời thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước đến với đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong cả nước, góp phần
định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, nhất là tuyên truyền, phân
tích nội dung các nghị quyết của Đại hội Đảng, của các Hội nghị Trung ương, các
nghị quyết và hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Hiến pháp, pháp luật, các dự luật
được Quốc hội cho ý kiến và thông qua, các chủ trương và quyết định liên quan đến
đời sống nhân dân...
Bên cạnh việc thông tin, tuyên truyền về những thành tựu, những mô hình
hay, gương người tốt, việc tốt, các cơ quan báo chí cũng kịp thời phản ánh những

đoạn phát triển của kinh tế thị trường nói riêng. Đây là cơ sở rất quan trọng giúp
cho công tác quản lý và hoạch định chính sách nâng tầm tính khoa học và tầm nhìn
ngày một sâu rộng hơn.
Những thông tin khoa học về kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật... về xã
hội và con người phản ánh một cách khoa học về thực tiễn những hạn chế, những
tồn tại, những điểm nghẽn nảy sinh trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung hay
trong công tác quản lý nhà nước và hoạch định chính sách theo ngành, theo lĩnh vực
nói riêng đòi hỏi phải được khắc phục ngay cũng đã và đang được nhiều tạp chí
khoa học cung cấp và chỉ rõ. Đây là nguồn thông tin giá trị giúp cho nhà quản lý,
nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định, những giải pháp khắc phục kịp
thời để đạt được kết quả cao nhất trong kế hoạch phát triển đã đề ra.
Trên bình diện quốc tế, các bài tạp chí khoa học đạt chất lượng quốc tế không
chỉ nâng cao sự hiện diện, mà còn nâng cao năng suất khoa học của nước nhà.

14


1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính đối với các tạp chí hoạt động
trong lĩnh vực KHXH&NV
1.2.1. Khái niệm quản lý tài chính
Quản lý nói chung được quan niệm là một quá trình tổ chức, điều hành mà
chủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích
hợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triển phù hợp
với quy luật khách quan và đạt tới các mục tiêu đã định.
Trong hoạt động quản lý, các vấn đề về: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý,
công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòi
hỏi phải được xác định đúng đắn.
Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội
dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các
quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở

Như vậy, quản lý tài chính là quá trình tổ chức, điều hành các nguồn lực tài chính
nhằm phát huy hiệu quả của tài chính đáp ứng nhu cầu chủ thể quản lý và đạt tới
các mục tiêu đã định. Trong hoạt động quản lý tài chính, các vấn đề về: chủ thể
quản lý, các nguồn tài chính được quản lý, công cụ và phương pháp quản lý, mục
tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòi hỏi phải được xác định đúng đắn.
Quản lý tài chính là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế xã hội và là
khâu quan trọng mang tính tổng hợp. Quản lý tài chính được coi là hợp lý, có hiệu
quả nếu nó tạo ra được một cơ chế quản lý thích hợp, có tác động tích cực tới các
quá trình kinh tế xã hội theo các phương hướng phát triển đã được hoạch định. Việc
quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các tạp chí có liên quan trực tiếp đến hiệu quả
kinh tế xã hội do đó phải có sự quản lý, giám sát kiểm tra nhằm hạn chế, ngăn ngừa
các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính
đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính.
1.2.2. Nội dung công tác quản lý tài chính đối với các tạp chí
Quản lý tài chính trong hoạt động của tạp chí khoa học là quản lý quá trình
huy động, quản lý quá trình phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính thông qua
việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra kiểm soát hoạt động tài
chính của tạp chí khoa học theo cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước nhằm đảm
bảo kinh phí cho việc thực hiện các hoạt động của tạp chí [20].

16


Căn cứ vào sự vận động nguồn tài chính trong các tạp chí khoa học, nội dung
quản lý tài chính trong các tạp chí khoa học bao gồm:
i) Quản lý nguồn kinh phí
Trong các tạp chí khoa học nguồn tài chính thường được sử dụng bao gồm:
Ngân sách nhà nước cấp; Thu bán tạp chí; Thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ
báo chí, quảng cáo, trao đổi; Thu từ tài trợ, biếu tặng hợp pháp của tổ chức và cá
nhân trong và ngoài nước; và thu từ tác giả vào Quỹ phản biện.

- Chi phí sản xuất tạp chí, gồm các công đoạn: Chế bản; Sửa bông; Đọc can.
- Chi phí biên tập, bao gồm các công đoạn: Biên tập sơ bộ; Biên tập nội
dung; Đọc duyệt nội dung.
- Chi in tạp chí.
- Chi cho sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ của tạp chí.
- Chi cho công tác trị sự và phục vụ tạp chí [45].
Mỗi một khoản chi có cơ chế quản lý riêng theo quy định của Nhà nước. Do
đó, việc quản lý các khoản chi trong các tạp chí khoa học trước hết phải tuân thủ
theo những quy định của Nhà nước, bảo đảm thực hiện nghiêm các nguyên tắc: bảo
đảm cân bằng giữa thu và chi; theo kế hoạch, đúng mục đích; tiết kiệm, hiệu quả,
tránh phân tán dàn trải.
Với việc hình thành Quỹ nhuận bút và Quỹ phản biện thì quản lý chi của các
quỹ cũng là nội dung quan trọng hiện nay.
Phân phối kết quả tài chính
Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp
khác theo quy định, các tạp chí khoa học tiến hành xác định chênh lệch thu lớn hơn
chi thường xuyên (nếu có), theo công thức sau:
Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại, Tổng biên tập được chủ động sử
dụng để trích lập các quỹ cơ quan theo quy định, bao gồm: quỹ khen thưởng, phúc
lợi; quỹ ổn định thu nhập; quỹ đầu tư phát triển [45].
Đây là nội dung liên quan đến lợi ích các bộ phận trong nội bộ, đồng thời có
ảnh hưởng đến sự phát triển của tạp chí trong tương lai. Vì vậy, trong quá trình
phân phối, sử dụng kết quả hoạt động tài chính, một mặt phải tuân thủ những quy
định quản lý tài chính của Nhà nước; mặt khác phải bảo đảm yêu cầu dân chủ, tạo
ra sự đồng thuận trong nội bộ tạp chí, đảm bảo công khai, minh bạch.

18


1.2.3. Vai trò của quản lý tài chính đối với nâng cao hiệu quả hoạt động




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status