Đặc điểm ngôn ngữ báo chí phật giáo việt nam - Pdf 50

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

LÊ THỊ PHƢƠNG ANH

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Hà Nội- 2018

Hà Nội, 2018



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai làm khóa luận, chúng tôi đã nhận được sự giúp
đỡ của thầy cô khoa Ngữ Văn, các thầy cô trong tổ bộ môn Ngôn Ngữ, đặc biệt
là TS. Nguyễn Văn Thạo, giáo viên trực tiếp hướng dẫn. Nhân khóa luận được
hoàn thành, chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy cô và các bạn.
Vì thời gian có hạn và cũng là lần đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu
khoa học, chắc chắn khóa luận còn nhiều hạn chế. Chúng tôi mong nhận được sự
đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận được cải thiện hơn.
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Lê Thị Phƣơng Anh



5. Nxb

Nhà xuất bản

6. STT

Số thứ tự

7. KL

Kết luận

8. BTS PG

Ban trị sự Phật giáo

9. HĐTS

Hội đồng trị sự

10. HT

Hoà thượng

11. TP/Tp

Thành phố

12. T.Ư GHPGVN


1.1.2.5. Chức năng giáo dục .................................................................................. 8
1.1.3. Đặc điểm của ngôn ngữ báo chí ................................................................. 8
1.1.3.1. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ sự kiện ..................................................... 8
1.1.3.2. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ của sự tương tác...................................... 8


1.1.3.3. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ có tính ngắn gọn và biểu cảm ................. 9
1.1.3.4. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ có tính chiến đấu mạnh mẽ ..................... 9
1.1.3.5. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ của sự hấp dẫn và thuyết phục ............. 10
1.1.4. Một số thể loại báo chí tiêu biểu............................................................... 10
1.1.4.1. Loại thể thông tấn báo chí: tin, phỏng vấn, tường thuật, điều tra. ........ 11
1.1.4.2. Loại thể chính luận báo chí: xã luận, bình luận, chuyên luận ............... 11
1.1.4.3. Loại thể chính luận- nghệ thuật: ký, phóng sự, tiểu phẩm, ghi nhanh,câu
chuyện báo chí ...................................................................................................... 12
1.2. Phật giáo và báo chí Phật giáo ................................................................... 12
1.2.1. Giới thiệu về Phật giáo ở Việt Nam .......................................................... 13
1.2.1.1. Nguồn gốc của Phật giáo ở Việt Nam..................................................... 13
1.2.1.2. Sự phát triển của Phật giáo ở Việt Nam thời hội nhập........................... 14
1.2.2. Báo chí Phật giáo ...................................................................................... 16
1.2.2.1. Các phương tiện truyền thông của Phật giáo hiện nay .......................... 16
1.2.2.2. Định hướng truyền thông của Phật giáo ................................................ 17
1.2.2.3. Chức năng của báo chí Phật giáo ........................................................... 17
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................... 19
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM, TỪ VỰNG CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
PHẬT GIÁO ....................................................................................................... 21
2.1. Đặc điểm ngữ âm ......................................................................................... 21
2.1.1. Về chính tả ................................................................................................. 21
2.1.2. Về viết tắt ................................................................................................... 22
2.1.3.Viết hoa tên riêng ....................................................................................... 25
2.1.3.1. Nhân danh ............................................................................................... 25

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp quan
trọng của loài người. Đó là tài sản chung của xã hội, nhưng sử dụng chúng như
thế nào lại là khả năng của mỗi người. Con người có thể dễ dàng trao đổi tâm tư
tình cảm, nguyện vọng, tín ngưỡng với nhau thông qua giao tiếp. Trong Phật
giáo, ngôn ngữ là phương tiện truyền giáo, là linh hồn của pháp bảo.
Để sống chung cùng với các cộng đồng người có tôn giáo khác thì Phật
giáo Việt Nam chọn lẽ sống “tốt đời, đẹp đạo” đã đi vào các hoạt động xã hội
như: Giúp đỡ người bất hạnh, khám bệnh miễn phí cho người gặp hoàn cảnh
khó khăn,…“Ai ơi cứ ở cho lành, tu nhân tích đức để dành về sau”, “Dù xây
chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người”. Do vậy đẹp đời ở
đây không chỉ dừng lại ở nét đẹp văn hoá, đạo đức xã hội mà còn là đức tin
hướng đến những điều tốt đẹp, giá trị chân- thiện- mỹ. Vì vậy, việc thông tin và
tuyền bá về Phật giáo là nhiệm vụ quan trọng của báo chí Phật giáo.
Ngôn ngữ báo chí gồm có ngôn ngữ phát thanh và truyền hình, ngôn ngữ
quảng cáo, tiếp thị….Với đặc thù của mình, thì báo chí truyền thông tin đến
khán thính giả. Do đó, ngôn ngữ báo chí phải chính xác, dễ tiếp thu cho độc giả,
ngôn ngữ báo chí Phật giáo cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tuy nhiên, từ
trước đến nay chưa ai nghiên cứu ngôn ngữ báo chí Phật giáo Việt Nam ở các
bình diện: ngữ âm, từ vựng và ngữ dụng (lập luận). Vì vậy, có thể nói nghiên
cứu đặc điểm ngôn ngữ báo chí Phật giáo Việt Nam là cần thiết nhằm chỉ ra
cách sử dụng ngôn ngữ chuyên biệt và mang đặc trưng riêng của báo chí Phật

1


giáo Việt Nam thời đại hiện nay. Vì thế, chúng tôi chọn đề tài: “Đặc điểm ngôn
ngữ báo chí Phật giáo Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ báo chí
Báo chí luôn gắn liền với tính chất mới mẻ của thông tin, những thông tin

Bên cạnh đó còn có các tạp chí Nghề báo [12] gồm nhiều chuyên đề
nghiệp vụ báo chí làm nổi bật các vấn đề cần lưu ý trong việc dùng ngôn ngữ
trên báo chí.
Về mặt tính chất của thông tin báo chí, ngoài việc khẳng định vai trò của
ngôn ngữ truyền thông, các tác giả đề xuất những kỹ năng tác nghiệp như lựa
chọn các sự kiện, kết cấu bài viết.
Liên quan đến lịch sử nghiên cứu vấn đề, cần kể thêm một số sách, luận
văn, luận ván nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí : Một số vấn đê về sử dụng ngôn
từ trên báo chí [1]; Báo chí Phật giáo tại Việt Nam- Thực trạng và vấn đề [14];
Luận bàn về thể loại báo chí [18]; Ngôn ngữ báo chí [23]; Cơ sở lý luận báo
chí truyền thông [30] và một số nghiên cứu có liên quan khác có thể kể ra như:
[8]; [10]; [25]; [26]…
2.2. Lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ báo chí Phật giáo
Lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ báo chí Phật giáo chưa có nhiều, mới chỉ có
một số nghiên cứu như: Báo chí Phật giáo Việt Nam từ điểm nhìn lý luận truyền
thông [32]; Tôn giáo và đời sống hiện đại [37]; Báo chí Phật giáo tại Việt
Nam- Thực trạng và vấn đề [14]; Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta và ảnh
hưởng của nó trong thế kỉ X-XIV [19]; Việt Nam Phật giáo sử luận [20]; Tôn
giáo và đời sống hiện đại [37].

3


Vì chưa có ai nghiên cứu báo chí Phật giáo dưới các bình diện ngữ
âm, từ vựng và ngữ dụng, nên chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là nhằm tìm ra những đặc điểm ngôn
ngữ riêng biệt và đặc thù chỉ có ở báo chí Phật giáo và cách dùng từ ngữ chưa
nhất quán, chưa chuẩn xác hoặc chưa phù hợp để có những đề xuất nhằm cải
thiện cách thức sử dụng ngôn ngữ trong báo chí Phật giáo.

( Giác ngộ online ()
7. Đóng góp của khóa luận
- Khoá luận góp phần giúp báo chí Phật giáo có thêm cơ sở lý luận ngôn
ngữ học và báo chí học giúp việc truyền tải thông tin hiệu quả hơn đến độc giả.
- Chỉ ra những điểm hạn chế của các báo Phật giáo trong việc sử dụng
ngôn ngữ, việc trình bày và nội dung thông tin được mạch lạc hơn, giúp bạn đọc
nắm bắt được thông điệp của bài báo.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa luận
gồm 3 chương, như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết
Chƣơng 2: Đặc điểm ngữ âm, từ vựng của ngôn ngữ báo chí Phật giáo
Chƣơng 3: Lập luận trong ngôn ngữ báo chí Phật giáo

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Phong cách ngôn ngữ báo chí
1.1.1. Các quan điểm về phong cách ngôn ngữ báo chí
Phong cách ngôn ngữ báo chí là phong cách ngôn ngữ được dùng trên các
văn bản báo chí dưới hình thức báo viết, báo nói và báo hình. Báo viết gồm các
ấn phẩm báo in. Báo nói là loại hình báo chí sử dụng tiếng nói, âm thanh được
truyền dẫn trên sóng phát thanh. Báo hình là các thông tin bằng hình ảnh được
phát sóng trên các kênh truyền hình. Ba loại hình này đều dùng ngôn ngữ làm
phương tiện chuyển tải thông tin đến độc giả.
Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong
nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng. Ngôn

liên quan đến lợi ích của người dân, giúp họ nhận thức những gì đang diễn ra, từ
đó ý thức được vai trò, trách nhiệm và lợi ích của bản thân.
1.1.2.3. Chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng
Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, ngôn ngữ báo chí có
khả năng tập hợp và tổ chức quần chúng. Trong điều kiện lịch sử cụ thể, báo chí
góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần to lớn để có thể chuyển hoá thành sức mạnh
vật chất. Để thực hiện chức năng này, ngôn ngữ báo chí thường dùng các câu
kêu gọi, câu mệnh lệnh.
1.1.2.4. Chức năng thẩm mỹ
Để thực hiện được chức năng thẩm mỹ thì ngôn ngữ báo chí phải được
chọn lọc nhằm đảm bảo nguyên tắc về thẩm mỹ. Bên cạnh đó, tác giả phải tìm
7


tòi và sáng tạo, lựa chọn từ ngữ để bài viết mang dấu ấn riêng, như vậy báo chí
mới hấp dẫn lôi cuốn được độc giả.
1.1.2.5. Chức năng giáo dục
Chức năng giáo dục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quan trọng là phổ biến
kiến thức, truyền tải nội dung giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh cho quần
chúng nhân dân.
1.1.3. Đặc điểm của ngôn ngữ báo chí
1.1.3.1. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ sự kiện
Sự kiện là thông tin mà tác giả muốn truyền tải còn độc giả muốn tìm
hiểu. Trong tờ báo bất kì, có thể dễ dàng liệt kê hàng loạt các sự kiện. Ngôn ngữ
báo chí được gọt giũa và chắt lọc vì số lượng chữ bị giới hạn và quy định nghiêm
ngặt. Nhắc đến sự kiện mọi người thường nhắc tới mô hình 5W+H:
WHAT? (Chuyện gì xảy ra?)
Where? (Xảy ra ở đâu?)
When? (Xảy ra khi nào?)
Who? (Ai liên quan?)

các từ ngữ chính xác về nghĩa, không dùng lối viết vòng vo. Bởi vì cái đích của
báo chí là tác động vào lòng người nên tính biểu cảm đáp ứng chức năng tác
động, tổ chức và tập hợp quần chúng.
1.1.3.4. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ có tính chiến đấu mạnh mẽ
Báo chí là diễn đàn bộc lộ, phản ánh quan điểm, thái độ khác nhau, thậm
chí đối lập nhau về sự kiện. Do đó, mỗi tờ báo đều có tôn chỉ, mục đích riêng;
mỗi tờ lại đại diện cho tiếng nói của một nhóm người, một tầng lớp xã hội nào
đó. Vì vậy, không phải lúc nào quyền lợi của những tầng lớp xã hội khác nhau

9


cũng như nhau. Bởi thế, báo chí ra đời hoạt động rất đắc lực, trực tiếp phục vụ
cho tầng lớp xã hội đó. Cho nên, tạo ra tính chiến đấu của báo chí.
Tính chiến đấu của báo chí được hình thành từ những lập luận đanh thép
thuyết phục, từ các biện pháp tu từ nhằm châm biếm, công kích và tiến tới phủ
định đối tượng. Trong đó việc sử dụng ngôn ngữ để xây dựng các hình ảnh tương
phản, các mệnh đề khẳng định của báo chí có vai trò hết sức quan trọng. Tính
chiến đấu trong ngôn ngữ góp phần tạo ra sự ổn định và phát triển của xã hội
trên mặt trận chính trị, tư tưởng.
1.1.3.5. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ của sự hấp dẫn và thuyết phục
Tính hấp dẫn và thuyết phục của ngôn ngữ báo chí có thể coi là một trong
những yếu tố quyết định sự tồn tại của nó. Báo chí ngày càng phát triển, cuộc
cạnh tranh bạn đọc diễn ra càng quyết liệt thì yêu cầu về tính hấp dẫn và thuyết
phục ngày càng cao. Đặc điểm đó được thể hiện qua các phương diện:
Về nội dung, thông tin được đưa ra phải mới lạ, đa dạng và phong phú,
đồng thời thông tin đó được đưa tin nhanh, chính xác và có tính cập nhật.
Về hình thức, ngôn ngữ trong bài báo phải có sức lôi cuốn. Tính hấp dẫn
thể hiện về mặt ngôn từ, tuỳ theo thể loại và dụng ý của người viết mà họ lựa
chọn từ ngữ, kết cấu câu thích hợp. Đặc biệt cách tạo kiểu câu bất ngờ gây ấn

một cách nhanh nhất, sớm nhất, với hình thức gắn gọn chặt chẽ về các sự việc,
sự kiện xảy ra. Chính điều này đã giúp tin trở thành thể loại hạt nhân trong loại
thể thông tấn báo chí nói riêng và trong toàn bộ hệ thống thể loại báo chí nói
chung.
1.1.4.2. Loại thể chính luận báo chí: xã luận, bình luận, chuyên luận
Các thể loại báo chí trong loại thể này có nhiệm vụ đánh giá, phân tích,
giải thích, bàn luận về những sự thật của đời sống. Người viết các thể loại trong
11


nhóm này phải huy động kinh nghiệm, trí tuệ, kiến thức tổng hợp, kết hợp tư duy
khoa học và tư duy logic, các luận cứ luận chứng chặt chẽ trong mạch tư duy
nhất quán để lý giải vấn đề. Vì thế mà thế mạnh của các thể loại này là khả năng
thông tin lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục mà vẫn đảm bảo được thông tin gắn với
những sự kiện thời sự. Có thể nói, mô hình lập luận: luận cứ- luận chứng- luận
điểm là mô hình chung cho các thể loại thuộc loại thể chính luận báo chí.
1.1.4.3. Loại thể chính luận - nghệ thuật: ký, phóng sự, tiểu phẩm, ghi
nhanh,câu chuyện báo chí
Nhóm này gồm các thể loại kết hợp yếu tố chính luận của báo chí (tư liệu,
số liệu, sự kiện, nhân vật, lý lẽ,…) với các yếu tố của văn học nghệ thuật (ngôn
ngữ, hình ảnh, cảm xúc, khái quát, so sánh và các thủ pháp khác) để thể hiện tác
phẩm sinh động sâu sắc, mềm mại và hấp dẫn đối với công chúng. Các sự kiện,
hiện tượng trong đời sống xã hội được phản ánh một cách sinh động, hấp dẫn
bằng việc sử dụng hình ảnh, cảm xúc và ngôn từ như: ẩn dụ, hoán dụ, so
sánh,…Đặc điểm này tạo cho người viết có điều kiện tiếp cận các yếu tố văn
học, nghệ thuật, thể hiện cách viết sinh động và hấp dẫn.
Việc sử dụng bút pháp nghệ thuật trong nhóm thể loại này có tác dụng
tăng thêm tính hấp dẫn của tác phẩm. Có thể nói đây là một trong những thể loại
có sự giao thoa đậm nét nhất chất văn trong báo chí. Trong số các thể loại của
chính luận- nghệ thuật thì phóng sự được xếp ở vị trí đầu tiên và được coi như

rằng vào cuối thế kỉ thứ tư, Pháp Hiển mới từ Trung Hoa sang Ấn và đến tận thế
kỉ thứ bảy, Huyền Trang (Đường Tăng) đã phải trải qua không biết bao nhiêu
khó khăn và vất vả mới đi trọn vẹn con đường.

13


Đồng thời còn hai chứng liệu rất quan trọng về nguồn gốc rất sớm của
Phật giáo Việt Nam là Tập luận thuyết Phật giáo đầu tiên bằng Hán tự, Lý hoặc
luận của Mâu Tử (165?-170?) đã được viết ở Giao Chỉ. Vào thế kỉ thứ hai, ở đất
này đã có một tăng đoàn gồm 500 vị và khoảng 15 bộ kinh trong khi đó đến kỷ
thứ ba ở Hán mới có tăng đoàn.
- Sự du nhập từ Phật giáo phương Bắc
Từ thế kỉ thứ ba, Phật giáo tại Giao Châu phát triển mạnh mẽ với sự xuất
hiện của Tăng Hội (?- 280) là một thiền sư sinh tại Giao Chỉ và được xem là vị
thiền sư đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tăng Hội là
ông tổ của Thiền học Việt Nam là người đầu tiên đem thiền học phát huy ở
Trung Hoa (Tăng Hội đã ở trên đất Ngô từ năm 255 đến 280).
Thiền định Việt Nam xuất hiện ở Giao Chỉ từ trước Tăng Hội. Trong Tứ
thập nhị chương đã nhắc đến “quán thiên địa, niệm vô thường” đây là một phép
thiền và được gọi là Vô thường quán. Đến thế kỉ thứ ba, Phật giáo phương Bắc
hình thành những trung tâm muộn hơn nhưng tác động ngược lại Phật giáo Giao
Chỉ. Sử sách đã ghi nhận kinh sách về thiền đã được đem từ Lạc Dương xuống
và được Tăng Hội học tập, lĩnh hội tư tưởng Phật giáo Đại thừa Trung Hoa.
Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam cơ bản hoàn thành trước thế kỉ
thứ X, khi có sự du nhập trực tiếp từ Ấn Độ cộng với sự ảnh hưởng của Phật
giáo Đại thừa từ phương Bắc đã sản sinh, hình thành nền thiền học Việt Nam với
những thiền phái đầu tiên rất lớn mạnh. Từ đây đã tạo một tiền đề vững vàng cho
sự phát triển của Phật giáo Việt Nam, đỉnh điểm là giai đoạn thế kỉ X-XIV, theo
Nguyễn Lang [19].

Phật giáo Việt Nam hội nhập và phát triển lấy việc vận dụng tinh thần giáo
điển của đức Phật trong cuộc sống, lấy tinh thần Từ bi và Trí tuệ làm đầu để
15


không làm đánh mất đi giá trị của Phật giáo. Đồng thời tinh thần đoàn kết của
Phật giáo còn được thể hiện trong sự gắn kết chặt chẽ giữa Đạo pháp và Dân tộc.
Điều đó đã nêu cao tinh thần hoà hợp, đoàn kết với nhau như các bộ phận gắn
liền với nhau trong một cơ thể thống nhất. Đây được gọi là sách lược hội nhập
quan trọng của Phật giáo Việt Nam trong thời kì hội nhập và phát tiển ngày nay.
1.2.2. Báo chí Phật giáo
1.2.2.1. Các phương tiện truyền thông của Phật giáo hiện nay
Truyền thông Phật giáo là vấn đề đang được Giáo hội Phật giáo Việt Nam
rất quan tâm, tích cực thúc đẩy phát triển. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều tờ
báo, trang in điện tử ra đời nhằm thực hiện xứ mệnh cao cả của Phật giáo. Có thể
kể ra một số tờ báo của Phật giáo dưới đây:
- Nhóm báo in
Tuần báo Giác Ngộ, Nguyệt san Giác Ngộ, Nội san Hoằng pháp (Hà Nội),
Nội san Phật học Hoa Từ (Ninh Thuận), Hương sen (Bình Dương), Hương Từ Bi
(Đak Nông), Nội san Vô Ưu (Đak Lak), Nội san Quảng Đức (Khánh Hoà), Nội
san Như hoa Ưu Đàm chùa Hoà Khánh (Q.Bình Thạnh),…
- Nhóm báo điện tử
Các trang báo điện tử (website) của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt
Nam, Giác Ngộ, Bình Dương, Kiên Giang, Bạc Liêu, Phú Yên, Trung tâm Liễu
Quán, Phật giáo A Lưới, Ban hướng dẫn Phật tử Trung ương, Gia đình Phật tử
Việt Nam Net, Ban từ thiện xã hội Trung ương,…
- Nhóm các tạp chí
Tạp chí Văn hoá Phật giáo, Tạp chí Nghiên cứu Phật học của Phân viện
Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Phật học Khuông Việt; Tạp
chí Phật giáo Nguyên thuỷ;…

17



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status