Tiểu luận xã hội học về giới - Pdf 51

TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC VỀ GIỚI
Đ ề tài: Xã hội hoá vai trò giới trên một số phương tiện truyền
thông đại chúng.
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội hoá vai trò giới không đến một cách tự nhiên mà nó là quá
trình con người học cách thích ứng với đặc điểm giới của cá nhân.
Truyền thông đại chúng từ lâu đã đóng vai trò là phương tiện xã hội hoá
cùng với gia đình và các nhóm đồng đẳng, làm nên vai trò giới. Trên các
phương tiện truyền thông đại chúng, các hình ảnh phản ánh sự khác biệt
giới là rất phổ biến. Do đó, truyền thông đại chúng thực hiện vai trò quan
trọng của mình trong việc gây dựng quan niệm về vai trò giới, góp phần
đem lại cho người xem những mô hình điển hình trong một thế giới rộng
lớn. Qua các phương tiện truyền thông đại chúng, con người, đặc biệt là
trẻ em học được các hành vi và thái độ được coi là phù hợp với một giới
tính nhất định. Bé trai học cách làm con trai, bé gái học cách làm bé gái.
Chính vì tầm quan trọng của vấn đề này, chúng tôi đã quyết định chọn
nghiên cứu đề tài này. Từ việc mô tả hình ảnh và vai trò của nam giới và
nữ giới trên các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình,
báo, tạp chí, chúng tôi muốn tìm hiểu sự ảnh hưởng của các mô tả nói
trên tới quá trình xã hội hoá vai trò giới trong xã hội.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:
2.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này góp phần củng cố và phát triển các lý thuyết Xã hội học
chuyên biệt như: Xã hội học Giới, Xã hội học Gia đình, Xã hội học
Truyền thông đại chúng....
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất những giải pháp có giá trị tham khảo cho các nhà nghiên cứu
về Giới và các nhà Truyền thông trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về quá
trình xã hội hoá vai trò giới, nhằm góp phần hướng tới một cách nhìn
bình đẳng hơn đối với vai trò của nam giới và nữ giới trên các phương

• Lý thuyết phân tích tâm lý của Freud tập trung vào sự quan sát của
trẻ em về các đặc tính sinh dục của chúng ( như nỗi lo sợ bị thiến
hay sự độ kỵ về kích thước dương vật). Lý thuyết này chưa được
củng cố bằng nhiều nghiên cứu thực nghiệm lắm.
• Các lý thuyết về nhận thức xã hội là các lý thuyết hành vi tin vào
việc củng cố và thiết lập sự giải thích hành vi – môi trường làm con
người thực hiện hành vi.
• Các lý thuyết về phát triển nhận thức thừa nhận rằng “ trẻ em học
về giới ( và các khuôn mẫu giới) thông qua nỗ lực tinh thần nhằm tổ
chức thế giới xã hội của chúng”
Một vấn đề với một số biến thể của lý thuyết này là giả thuyết rằng trẻ
em học về giới là bởi đó là khía cạnh tự nhiên của thế giới nhiều hơn là
bởi đó là khía cạnh quan trọng của thế giới xã hội.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tầm quan trọng mà trẻ em đánh
giá giới còn phụ thuộc vào tầng lớp xã hội, chủng tộc, cấu trúc gia đình,
bản năng giới tính của cha mẹ...
Một cách tiếp cận theo hướng cấu trúc xã hội như của Bem và
Coltrane là một dạng của thuyết phát triển nhận thức.
Bem đã xác định 3 “thấu kính giới” chủ chốt ( các giả thuyết ẩn): sự phân
cực giới (đàn ông và đàn bà là khác nhau và sự khác biệt này một nguyên
tắc tổ chức trung tâm của cuộc sống xã hội), androcentrism (nam giới ưu
trội hơn nữ giới; kinh nghiệm nam giới là là tiêu chuẩn); và chủ nghĩa
thiên về những kiến giải sinh học ( hai thấu kính đầu tiên là do sự khác
biệt về sinh học giữa các giới tính).
Bà đưa ra sự thay thế thấu kính “sự khác biệt cá nhân” nhấn mạnh “sự
khác biệt đáng kể của các cá nhân trong các nhóm”
Một cách tiếp cận cấu trúc xã hội (của Bem và Coltrane) đã nhìn nhận sự
tiếp nhận đặc điểm về giới như sự đoán trước hoàn thiện nhân cách cá
nhân.
Luận điểm quan trọng nhất trong nghiên cứu về xã hội hoá giới là: bởi

nghĩa là sự hoà hợp và sự phản ứng trong quan hệ có tính chất tình cảm.
Các chức năng của phụ nữ trong gia đình và định hướng về sự thể hiện
tình cảm ảnh hưởng tới các chức năng trong mọi cấu trúc xã hội khác của
họ, đặc biệt là kinh tế. Phụ nữ, ví dụ, được hướng tới các nghề nghiệp có
tính thể hiện tình cảm điển hình; còn trong các nghề nghiệp mà đàn ông
thống trị, họ được kì vọng có tính chất biểu cảm nhưng đồng thời bị
trừng phạt về định hướng này.
Các kìm hãm thể chế và văn hoá đòi hỏi phụ nữ phải yếu ớt và
phục tùng trong mối quan hệ với chồng của họ, người thông qua phương
tiện trung gian cạnh tranh trong nền kinh tế mang lại cho gia đình mình
sự an toàn ở cấp độ kinh tế. Nhìn nhận mẹ chúng trong vai trò “bà vợ yếu
đuối”, bọn trẻ học cách tôn sung chế độ gia trưởng và hạ thấp giá trị của
sự biểu cảm với ý nghĩa là một thái độ trong quan hệ đi ngược lại phương
tiện dường như mạnh mẽ và có giá trị hơn. Sự đánh giá tính chất phương
tiện của nam giới là có hiệu quả hơn tính biểu cảm của nữ giới được phổ
biến, lan rộng trong nền văn hoá.
1.1.1.2. Lý thuyết phân tích xung đột theo khía cạnh giới của Janet
Chafetz
Chafetz thăm dò các cấu trúc và điều kiện xã hội có ảnh hưởng
tới cường độ của sự phân tầng giới tính – hay các bất lợi cua rphụ nữ -
trong mọi xã hội và mọi nền văn hoá. Các cấu trúc và điều kiện này bao
gồm sự phân biệt giới tính về vai trò, ý thức hệ gia trưởng, gia đình và tổ
chức lao động, các điều kiện định khuôn như các khuôn mẫu sinh sản, sự
phân cách của các vị trí lao động và nội trợ, thặng dư kinh tế, tính phức
tạp về kỹ thuật, mật độ dân số và sự khắc nghiệt của môi trường - tất cả
được nhận thức như là các biến số. Sự tương tác giữa các biến số này
quyết định mức độ của sự phân tầng giới tính, vì chúng định khuôn các
cấu trúc chủ yếu của sự nội trợ và sự sản xuất kinh tế và mức độ mà các
phụ nữ di động giữa hai lĩnh vực này. Quan điểm của Chafetz là phụ nữ
chịu đựng sự bất lợii ở mức thấp nhất khi họ có thể cân bằng giữa các

hội (Andreeva )
• Quá trình quá độ mà chúng ta có thể tiếp nhận được nền văn hoá
của xã hội mà trong đó chúng ta đã được sinh ra – quá trình mà
nhờ nó chúng ta đăt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học
được cách suy nghĩ và ứng xử được coi là thích hợp trong xã hội
của chúng ta - được coi là quá trình xã hội hoá.
( Tony Bilton và các cộng sự “Nhập môn xã hội học”, tr27)
Mô hình 1: Quá trình xã hội hoá
(Nguồn:
journalid=7&issueid=57&articleid=700&action=article)
Mô hình 2: Môi trường xã hội hoá
(Nguồn:
/>1.1.2.2. Giới (gender)
• Khái niệm giới nói đến mô hình hành vi đặc hữu về mặt văn hoá
mà có thể gắn bó với giới tính.
Khái niệm giới không chỉ đề cập đến nam và nữ mà cả mối quan
hệ giữa nam và nữ. Trong mối quan hệ này có sự phân biệt vai trò,
trách nhiệm, hành vi xã hội mong đợi và quy định cho mỗi giới, phù
hợp với những đặc điểm văn hoá, chính trị, kinh tế và tôn giáo. Do
vậy, nó luôn biến đổi theo thời gian và có sự khác biệt theo không
gian. ( Hoàng Bá Thịnh, 2005)
• Các đặc điểm về xã hội, liên quan đến vị trí, tiếng nói, công việc
của của phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội được gọi là
giới. Đây là những đặc điểm có thể đổi chỗ cho nhau. Ví dụ: phụ
nữ có thể làm bộ trưởng quốc phòng, nam giới có thể làm người
nuôi dạy trẻ.
Giới không bất biến mà luôn thay đổi tuỳ theo sự biến đổi của
điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, tập quán….. Ví dụ: địa vị xã hội
của phụ nữ hiện nay hoàn toàn khác so với thời phong kiến. Ngay
như ở thời nay, thì địa vị xã hội của phụ nữ nông thôn cũng không

- Vai trò sản xuất: cả nam giới và phụ nữ cùng gánh vác trách
nhiệm làm việc tạo thu nhập. Trong đó bao gồm cả sản xuất
kinh doanh để trao đổi và sản xuất nhằm phục vụ tiêu dùng
của gia đình.
- Vai trò hoạt động cộng đồng: những hoạt động này chủ yếu
do người phụ nữ đảm trách nhằm đảm bảo việc cung cấp và
duy trì những nguồn lực khan hiếm cho tiêu dùng của cộng
đồng như nước, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục. Đây là
những công việc “tình nguyện” không được trả lương và
được thực hiện trong những thời gian “ rỗi”.
- Vai trò quản lý cộng đồng: các hoạt động này chủ yếu do
nam giới đảm nhiệm. Đây thường là những công việc được
trả lương, trực tiếp hoặc gián tiếp, tuỳ thuộc vào vị trí hoặc
quyền lực.
Việc thực hiện các vai trò: của nam và nữ có những khác biệt
như:
+ Nam giới : đảm nhận các vai trò điển hình của họ một
cách liên tục, chủ yếu tập trung vào vai trò sản xuất.
+ Nữ giới : thường xuyên phải đảm nhận đồng thời nhiều
vai trò, phải tự cân bằng các nhu cầu của bản thân và của cả gia
đình trong khoảng thời gian hạn hẹp của mình.
( Nguồn : Bình đẳng giới và kỹ năng sống - Bộ tài liệu đào tạo
dành cho nữ và nam thanh niên Việt Nam)
• Vai trò giới là một dạng vai trò xã hội, một hệ thống các khuôn
mẫu hành vi ( hoặc chuẩn mực) được mong đợi ở nam giới và phụ
nữ. Vai trò giới được hiểu như là sự chấp nhận những mệnh lệnh
xã hội rõ ràng, những hành vi tương ứng với một giới nhất định
được thể hiện bởi ngôn ngữ, cách xử sự, quần áo, cử chỉ..
( Nguồn: Dịch từ “Gender and mass media: Representation of
Women’s Images in television commercials”- Irina A Ilchenko

CHẾ XH
HỌC TỪ ĐÂU
Heslin (1999: 76) cho rằng “một phần quan trọng của xã hội hoá là
việc học tập cách thể hiện một cách văn hoá vai trò giới”
Do vậy, xã hội hoá vai trò giới chính là việc học các hành vi và thái
độ được coi là phù hợp với một giới tính nhất định. Các cậu bé học cách
làm các cậu bé và các cô bé học cách làm các cô bé.
Mô hình 4: Sự xã hội hoá vai trò giới
(Nguồn: />imgettlessons/socializationandyou/socializationandyou.html)
Việc học này xảy ra bởi nhiều kênh trung gian của quá trình xã hội
hoá như gia đình, bạn bè, trường học, công việc và truyền thông đại
chúng.
( Nguồn: Dịch từ )
Trong khuôn khổ nghiên cứu này chúng tôi chỉ đề cập đến sự xã
hội hoá vai trò giới trên một số phương tiện thông tin đại chúng như báo
in, truyền hình...
1.1.2.5. Truyền thông đại chúng:
• “Truyền thông đại chúng là những thiết chế sử dụng những phát
triển kỹ thuật ngày càng tinh vi của công nghệ để phục vụ sự giao
lưu tư tưởng, những mục đích thông tin, giải trí và thuyết phục tới
đông đảo khán thính giả, cho dầu bằng phương tiện báo chí, truyền
thanh, truyền hình, sách, tạp chí, quảng cáo hay bất cứ gì đó.”
(Nguồn: Tony Bilton và các công sự “Nhập môn xã hội học”, tr 381”)
• Truyền thông đại chúng là một cách truyền những tín hiệu bằng ra-
đi-ô, Internet, hay TV tới một đại chúng ("thính giả", "độc giả" hay
"khán giả"). Như vậy một đài trên Internet có thể phân bố văn hay
nhạc trên toàn thế giới, nhưng còn một hệ phát biểu trong (ví dụ)
một cơ sở có thể truyền âm thanh đặc biệt cho những người trong
phạm vi nhỏ.
( Nguồn: Từ điển wikipedia)

+ Nghiên cứu mang tên “Media and the gender”, John K.
Simmons, 2002. Tác phẩm nêu lên các số liệu và một số đặc điểm của
nam giới và nữ giới trên truyền hình, chân dung của nhà truyền thông
theo góc độ giới.
Ngoài ra, nhóm tác giả còn thao khảo một số tạp chí khoa học, các
trang web có đề cập tới vấn đề giới, vai trò giới, xã hội hoá vai trò
giới.
Chương 2: Xã hội hoá vai trò giới trên một số phương
tiện truyền thông đại chúng
2.1. Sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng
Phương tiện thông tin đại chúng phải thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ:
Truyền bá các chính sách của chính phủ, thông tin và giải thích về các chính
sách cho người dân; đồng thời đóng vai trò như cơ quan ngôn luận của dân,
phản ánh những vấn đề mà nhân dân; đặc biệt là tầng lớp phụ nữ đang phải
đối mặt, nói lên những ý kiến, đóng gớp của họ, kết nữa dân và chính phủ
trong việc tìm ra những giải pháp có lợi cho cả hai bên.
Phương tiện thông tin đại chúng có vai trò rất quan trọng trong việc
đưa người dân, nhất là người phụ nữ tham gia vào những quyết định quan
trọng của quốc gia thông qua các cuộc phỏng vấn, hỏi ý kiến họ về những
vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm. Phụ nữ cũng nên được khuyến khích
tham gia vào công việc phóng viên bởi vì hơn ai hết họ có thể hiểu được
những vấn đề, những khó khăn mà những người cùng giới với họ gặp phải.
Hơn nữa phụ nữ sẽ cảm thấy thoải mái và cởi mở hơn khi trò truyện với
người cùng giới, họ cũng sẽ cảm thấy tự hào đi theo những tấm gương của
các nữ phóng viên, những người mà họ cho là dũng cảm và đầy tài năng đi
khắp mọi nơi để gặp gỡ, phỏng vấn, nói chuyện với những người thuộc các
tầng lớp xã hội khác nhau.
Các hãng truyền thông phải hết sức nỗ lực kêu gọi, thuyết phục chính
phủ quan tâm đến số phận của người phụ nữ bằng cách đem lại cho họ
những sự giúp đỡ về nhiều mặt để họ có thể đứng trên đôi chân cua rmình,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status