Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ - Pdf 51

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN ĐỨC LONG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN ĐỨC LONG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ ANH TÀI

THÁI NGUYÊN - 2018



Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Long


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢMƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Những đóng góp của đề tài ........................................................................... 3
5. Kết cấu của Luận văn .................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH XÃ ......................................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về ngân sách xã .................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về ngân sách xã ..................................................................... 5
1.1.2. Vai trò của chính quyền cấp xã và ngân sách xã .................................... 6
1.2. Quản lý ngân sách xã ............................................................................... 14
1.2.1. Khái niệm về quản lý ngân sách xã: ..................................................... 14
1.2.2. Mục tiêu quản lý ngân sách xã .............................................................. 14
1.2.3. Bộ máy quản lý ngân sách xã................................................................ 15
1.2.4. Nội dung của công tác quản lý ngân sách xã ........................................ 15

3.6. Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách xã ............................................... 50
3.6.1. Đánh giá thực trạng lập dự toán ngân sách xã ...................................... 50
3.6.2.Đánh giá thực trạng công tác chấp hành dự toán ngân sách xã
3.6.2.1.Việc chấp hành thu ngân sách xã ........................................................ 64
3.6.3. Đánh giá thực trạng công tác quyết toán ngân sách xã......................... 91
3.6.4. Đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện kết luận
sau thanh tra kiểm tra ngân sách xã ................................................................ 93


5

3.6.5.Đánh giá thực trạng công tác công khai tài chính, ngân sách xã. .......... 95
3.7. Các yếu tố ảnh hưởng............................................................................... 97
3.8. Kết luận Chương 3 ................................................................................... 99
Chương 4: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN........................................... 102
4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý ngân
sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn.......................................................... 102
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn
huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ................................................................... 109
4.2.1. Tăng cường tập huấn nâng cao trình độ quản lý, giám sát cho chủ
tịch Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, cán bộ tài chính - kế toán các
xã, thị trấn trên địa bàn huyện ....................................................................... 109
4.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ngân sách
xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Sơn. ................................................... 112
4.2.3. Quy định hệ thống sổ sách, báo biểu kế toán áp dụng cho xã, thị
trấn trên địa bàn huyện .................................................................................. 115
4.3. Đề xuất, kiến nghị .................................................................................. 117
4.3.1. Đề xuất HĐND, UBND tỉnh, Sở Tài chính Phú Thọ.......................... 117
4.3.2. Đề xuất với HĐND, UBND huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch

9 N N
H gâ
1 N N
0 N hà
1 N N
1 S gâ
1 N N
2 S gâ
1 N N
3 S gâ
1 S S
4 S o
1 T Ti
5 G ền
1 T T
6 H h
1 T T
7 N h
1 S S
8 X ản
1 U U
9 B ỷ
2 Ư Ư
0 T ớ
2 X X
1 D ây
2 X X
2 N í




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định, xã
là một cấp chính quyền cơ sở trong hệ thống hành chính nhà nước bốn cấp ở
nước ta. Cấp xã có vị trí đặc biệt quan trọng, là cấp trực tiếp triển khai mọi
chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với
người dân, là nơi trực tiếp giải quyết toàn bộ các quan hệ và lợi ích giữa nhà
nước với người dân Trong chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, việc
ưu tiên cho phát triển nông thôn là vấn đề bức thiết cần giải quyết nhằm thực
hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Để thực
hiện được điều đó ngoài việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ
tầng, các công trình phúc lợi… thì còn phải xây dựng và hoàn thiện các cơ
chế chính sách để quản lý tại cấp cơ sở, cụ thể là chính quyền cấp xã, phường,
thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), đặc biệt là phải hoàn thiện cơ chế chính
sách liên quan đến hoạt động tài chính ngân sách xã, vì lĩnh vực này ảnh
hưởng đến tất cả các hoạt động của chính quyền cấp xã.
Ngân sách xã là công cụ, phương tiện vật chất bằng tiền để chính quyền
cấp xã thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình, là một công cụ kinh tế
quan trọng điều tiết, quản lý nền kinh tế xã hội tại địa phương. Là một cấp
ngân sách cơ sở cuối cùng trong hệ thống NSNN, ngân sách xã trong những
năm qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chú ý cùng với quá trình phát
triển và hoàn thiện không ngừng chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp cơ
sở. Chính vì lý do đó cùng với việc chú trọng quản lý ngân sách của nhà nước
(NSNN), Đảng và nhà nước quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả công tác
quản lý ngân sách xã bằng hệ thống Luật ngân sách nhà nước mới: Luật ngân
sách nhà nước ban hành ngày 25/6/2015, và các văn bản dưới Luật như: Nghị
định 163/2016/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều

về công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn, đánh giá
thực trạng, chỉ ra những tồn tại hạn chế tìm ra nguyên nhân chủ quan,
khách quan của những tồn tại hạn chế trên cơ sở đó đề xuất những nhóm


3

giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa
bàn huyện Thanh Sơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận, quy định nhà nước hiện hành về
quản lý ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách xã.
- Nghiên cứu, phân tích các thông tin số liệu thu thập được, từ đó chỉ ra
thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh
Phú Thọ qua các năm 2015, 2016, 2017. Chỉ rõ nguyên nhân chủ quan, khách
quan của những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý ngân sách xã trên địa
bàn huyện Thanh Sơn.
- Đề xuất những nhóm giải pháp cụ thể hoàn thiện công tác quản lý
ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Chỉ rõ căn cứ, điều
kiện, cách thức tiển khai thực hiện giải pháp đã đề xuất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý tài chính ngân sách xã,
thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Sơn .
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài thực hiện đánh giá công tác quản lý ngân
sách xã gồm lập dự toán, chấp hành dự toán (hoạt động thu, chi NSX), quyết
toán NSX, công tác thanh tra kiểm tra NSX việc thực hiện kết luận thanh
kiểm tra và những ảnh hưởng của quản lý ngân sách xã đến đời sống kinh tế xã hội địa phương.
Đề tài tập trung nghiên cứu ở phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Thanh
Sơn, 22 xã, 01 thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Sơn và chọn 02 đơn vị đặc
trưng để minh họa công tác lập dự toán, thực hiện dự toán (Thị trấn Thanh


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
1.1. Cơ sở lý luận về ngân sách xã
1.1.1. Khái niệm về ngân sách xã
Các nước trên thế giới có hệ thống chính quyền từ cấp Trung ương đến
cấp xã và phân cấp quản lý NSNN thì ngân sách xã (NSX) là một bộ phận
của chính quyền Nhà nước cấp xã và là một cấp của hệ thống NSNN.
Điều 4, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 định nghĩa: Ngân sách nhà
nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện
trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Đối với nước ta, từ khi cấp xã, phường, thị trấn được công nhận là một
cấp chính quyền trong hệ thống chính quyền từ trung ương đến cấp cơ sở của
Nhà nước pháp quyền thì NSX cũng được xác nhận là một cấp của hệ thống
NSNN, là một bộ phận của chính quyền cấp xã. Ngân sách xã được Nhà nước
ta quy định bằng các văn bản pháp luật cụ thể. NSX được quy định cụ thể
trong Luật NSNN năm 2002, năm 2015. Ngoài ra, NSX cũng được quy định
cụ thể tại một số văn bản quy phạm khác của Chính Phủ, Bộ Tài chính. Theo
quy định NSX là một bộ phận, là một cấp của NSNN; NSX là cấp NS địa
phương cuối cùng trong hệ thống NSNN.
Nói một cách cụ thể: NSX là toàn bộ các khoản thu, chi được quy định
trong dự toán của một năm do Hội đồng nhân dân xã quyết định và giao cho
Uỷ ban nhân dân xã chấp hành nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm
vụ của chính quyền xã.
Tuy NSX là một phần của NSNN, khi xem xét khái niệm NSX không
được tách rời NSNN, nhưng cũng không thể coi khái niệm về NSNN là khái
niệm NSX. Từ quan điểm này, chúng ta có thể thấy được cơ quan quyết định
ngân sách và cơ quan chấp hành ngân sách mà chưa thể thấy được hết mối

Theo Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1992
quy định các đơn vị hành chính nước ta được phân định : Nước chia thành


7

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tỉnh chia thành huyện, thành phố
thuộc tỉnh, thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và
thị xã. Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành
phường và xã; quận chia thành phường.
Mỗi đơn vị hành chính có một cơ quan quyền lực từ trung ương đến địa
phương (Quốc hội, HĐND cấp tỉnh, HĐND cấp huyện, HĐND cấp xã) và
một cơ quan hành chính tương ứng (Chính Phủ, UBND cấp tỉnh, UBND cấp
huyện, UBND cấp xã). Bên cạnh đó ở nước ta Đảng Cộng sản Việt nam là cơ
quan lãnh đạo cao nhất, lãnh đạo toàn diện đất nước.
Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền cơ sở do nhân dân trong xã bầu
ra, nó có một vị trí, vai trò đặc biệt trong hệ thống chính quyền Nhà nước của
nước ta; là cấp chính quyền tiếp xúc trực tiếp với dân trong địa phương. Vì
thế chính quyền cơ sở có vững mạnh thì nhân dân mới tin tưởng, chính quyền
thực hiện tốt chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ban
hành. Do vậy, chính quyền cấp xã có một vai trò hết sức to lớn trong hoạt
động Nhà nước mà đặc biệt trong công cuộc phát triển nông thôn, xoá đói
giảm nghèo thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Vai trò của chính quyền cấp xã được thể hiện cụ thể:
Thứ nhất: Chính quyền cấp xã là nơi đóng vai trò trực tiếp, gần nhất đối
với người dân địa phương về việc tổ chức thực hiện Hiến pháp và pháp luật,
các chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Chính quyền xã thay mặt Nhà nước quan hệ trực tiếp với người dân, nó còn
thể hiện tính cộng đồng, dòng họ, huyết thống, tình làng, nghĩa xóm, truyền
thống văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. Những công việc được giải quyết

cho quân đội.
1.1.2.2. Vai trò của ngân sách xã
NSX là một cấp ngân sách, là một bộ phận cấu thành của ngân sách
nhà nước, chính vì vậy mà NSX thể hiện đầy đủ vai trò của NSNN; NSX
cũng là một bộ phận của bộ máy chính quyền cấp xã, vì vậy nó còn có
những vai trò riêng.


9

Trong nền kinh tế thị trường định hướng theo Chủ nghĩa xã hội ở nước
ta hiện nay, ngân sách xã cơ bản có vai trò chung của NSNN. Tuy nhiên có
những đặc thù và vai trò riêng biệt được thể hiện:
Thứ nhất: NSX cung cấp các phương tiện vật chất, tiền tài vật lực cho
sự tồn tại và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã. Để đảm bảo cho sự
tồn tại và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã thì chỉ có nguồn tài chính
từ NSNN. Như vậy mọi chi phí cho bộ máy cấp xã phải do NSX đảm đương.
Thứ hai: NSX là một công cụ tài chính quan trọng để chính quyền cấp
xã quản lý một cách toàn diện mọi hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn xã
trong lĩnh vực được phân cấp, được thể hiện thông qua:
- Hoạt động thu ngân sách: từ thu ngân sách đã tạo lập ra quỹ NSX, từ
đó có điều kiện để hoạt động và có thể còn có đầu tư cho mục đích phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương. Qua hoạt động thu còn giúp chính quyền xã
thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh
doanh đi theo đúng hướng, đúng khuôn khổ của pháp luật. Thu ngân sách còn
góp phần thực hiện các chính sách về công bằng xã hội,…Việc thực hiện chế
độ thu phạt vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm không những tạo
nguồn thu cho ngân sách mà còn góp phần răn đe, giáo dục và buộc phải chấp
hành đúng chính sách pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Các khoản thu
ngân sách xã theo quy định hiện hành:

thị trấn với ngân sách cấp trên:
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình;
Lệ phí môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;
Lệ phí trước bạ nhà, đất.
Căn cứ vào khả năng thực tế nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) đến tối đa là 100% các
khoản thu quy cho ngân sách xã.
Ngoài các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) nêu trên, ngân sách
xã còn có thể được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thêm nguồn thu từ
các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%, các khoản thu phân
chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.


11

+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã:
Thu bổ sung cân đối ngân sách là mức chênh lệch lớn hơn giữa dự toán
chi cân đối theo phân cấp và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp cho
ngân sách xã (các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần
trăm), được xác định cho năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách. Các năm trong
thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách
cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cấp huyện
quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp huyện
cho ngân sách xã so với năm đầu thời kỳ ổn định;
Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản thu để thực hiện các chương
trình, nhiệm vụ (như chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình mục tiêu
của trung ương; chương trình, nhiệm vụ của địa phương) hoặc chế độ, chính
sách mới do cấp trên ban hành nhưng có giao nhiệm vụ cho xã tổ chức thực
hiện và dự toán năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách địa phương chưa bố trí.

của ngân sách xã theo quy định của Luật dân quân tự vệ; chi thực hiện việc
đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi
của ngân sách xã theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự; các khoản chi
khác theo quy định của pháp luật;
Chi an ninh và trật tự an toàn xã hội: Chi tuyên truyền, vận động và tổ
chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã; các
khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo trên địa
bàn xã;
Chi cho nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao công nghệ (không có nhiệm
vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ);
Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trên
địa bàn xã;
Chi hoạt động văn hóa, thông tin;
Chi hoạt động phát thanh, truyền thanh;
Chi hoạt động thể dục, thể thao;
Chi hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm thu gom, xử lý rác thải;


13

Chi các hoạt động kinh tế bao gồm: Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải
tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng, các công trình
khác do xã quản lý; hỗ trợ khuyến khích phát triển các hoạt động kinh tế như:
khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định;
các hoạt động kinh tế khác;
Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và
các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định
của pháp luật:

xã do UBND xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý, thực hiện và Hội đồng
nhân dân xã quyết định, giám sát thực hiện.
Ngân sách xã là một cấp của hệ thống NSNN, chính vì vậy, việc quản
lý NSX chính là quản lý NSNN, nó tuân thủ đầy đủ chu trình quản lý NSNN
từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NS. Ngân sách xã được
xây dựng bằng các nguồn thu được phân cấp và các khoản chi được giao để
thực hiện các công việc thuộc chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã theo
quy định của pháp luật.
Quản lý ngân sách xã là một hoạt động quản lý kinh tế, đó là việc
quản lý toàn bộ các hoạt động về thu, chi ngân sách của chính quyền xã.
Vấn đề đặt ra là việc quản lý thực hiện như thế nào cho phù hợp và đạt
được hiệu quả cao nhất.
1.2.2. Mục tiêu quản lý ngân sách xã
Thứ nhất: đó là phải khai thác triệt để, huy động, tập hợp được toàn bộ
các nguồn thu theo quy định vào ngân sách; Phải thực hiện thu đúng, thu đủ,
thu các khoản thu phát sinh kịp thời vào ngân sách nhà nước.
Thứ hai: Các khoản chi phải chi đúng đối tượng, đúng mục đích, đúng
định mức tiêu chuẩn quy định, phải đảm bảo tiết kiệm, công khai, minh bạch,
đúng nguyên tắc, phải được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ.
Thứ ba: Các hoạt động, nghiệp vụ phát sinh phải được hạch toán, ghi
chép theo đúng chế độ kế toán quy định và phải đảm bảo cân đối NS.


15

Từ đó đưa hệ thống tài chính NSX ổn định, vững chắc, đảm bảo thực
hiện được các chức năng nhiệm vụ của chính quyền Nhà nước cấp xã.
1.2.3. Bộ máy quản lý ngân sách xã
NSX được quản lý trực tiếp bởi một ban tài chính xã, có thể khái quát
sơ đồ bộ máy quản lý kế toán và tài chính xã thể hiện trên Hình 1.1.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status