skkn một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo - Pdf 52

1. Đặt vấn đề:
1.1 Lý do thực hiện đề tài:
- Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, nhờ
có giao tiếp mà tâm lý con người được hình thành và phát triển. Đặc biệt kỹ năng
giao tiếp được coi là chìa khóa để mở cửa cho sự thành công của mỗi con người.
Để mang lại sự thành công lớn trong cuộc sống và trong các hoạt động học tập,
mỗi người phải tự tìm hiểu, học hỏi và rèn luyện để hình thành kỹ năng giao tiếp.
- Đối với trẻ mầm non cũng vậy, giao tiếp có vai trò hết sức quan trọng đối
với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành cho trẻ những
cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới của chủ nghĩa xã hội. Trẻ khoẻ mạnh
nhanh nhẹn phát triển hài hoà cân đối, giàu lòng yêu thương, quan tâm nhường
nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, ham hiểu biết thích tìm
tòi khám phá thế giới xung quanh, hình thành một số kỹ năng cơ bản như nhẹ
nhàng, khéo léo. Vấn đề giáo dục lễ giáo không phải là vấn đề mới như trước đây
và hiện nay chúng ta vẫn làm nhưng làm thế nào để giáo dục mầm non có hiệu quả,
đây chính là vấn đề mà cô giáo và phụ huynh luôn quan tâm. Đặc biệt hơn đối với
trẻ mầm non đặc điểm của trẻ là dễ nhớ mau quên, hay bắt chước cho nên việc giáo
dục trẻ đòi hỏi chúng ta phải uốn nắn từ đầu, thực hiện thường xuyên như các cụ ta
có câu:
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở hãy còn thơ ngây
- Đạo đức con người không phải có sẵn, mà phải được nhen nhóm ngay từ
lứa tuổi mầm non, hay nói cách khác trẻ mầm non phải được hình thành những
bước đi đầu tiên về nhân cách. Ngày nay, chúng ta không chỉ đào tạo những con
người có trí thức có khoa học có tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, yêu lao động
mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu mơ ước và
thích sáng tạo…. Những phẩm chất ấy, con người phải được hình thành từ lứa tuổi
mầm non, lứa tuổi hứa hẹn là tương lai của đất nước, là thế hệ kế thừa cho mai sau.
1




của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của cộng đồng mà
mọi thành viên trong cộng đồng phải thực hiện, mặt khác trẻ cũng có thể dùng
ngôn ngữ để bày tỏ những nhu cầu mong muốn của mình với các thành viên trong
cộng đồng. Điều đó giúp trẻ hoà nhập với mọi người.
- Dạy trẻ cách giao tiếp là nhằm đáp ứng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đối với
trẻ mẫu giáo dùng ngôn ngữ để giao tiếp là rất quan trọng, khi giao tiếp trẻ luôn
tìm ra cái mới lạ thông qua mọi hoạt động của cô, trẻ nói, phát triển ngôn ngữ, giao
tiếp trẻ mạnh dạn, tự tin, lễ phép với mọi người, nhận ra hành vi đúng, hành vi sai.
Chính vì vậy là giáo viên dạy trẻ mẫu giáo nhỡ tôi luôn tạo cho trẻ sự tự tin, thoải
mái, học mà chơi, chơi mà học; Thường xuyên trò chuyện thảo luận, gợi mở cho
trẻ tiếp cận với cuộc sống hàng ngày, trong khi thực hiện trẻ sẽ phát triển giao tiếp
một cách mạnh dạn hơn.
2.1 Phần thực trạng:
2.1.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, động viên,
tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện
cho giáo viên làm việc.
- Bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi, trau dồi kiến thức, có khả năng sáng tạo về
đổi mới phương pháp và làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy học thêm sinh
động, hấp dẫn trẻ phục vụ chương trình mầm non mới.
- Phụ huynh học sinh các cháu nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi và trò chuyện vui vẽ
đến con, nhiệt tình ủng hộ giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
2.1.2. Khó khăn:
- Một số cháu không học qua lớp mẫu giáo mầm, chồi.
- Bên cạnh đó nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh thì
chiều con quá mức, cũng có phụ huynh do công việc bộn bề kiếm sống, có điều
kiện về kinh tế nên giao hẳn việc chăm sóc giáo dục con cái cho người giúp việc.

3

4


và chưa có thói quen nề nếp và kỹ năng trong việc chào hỏi. Vì vậy, tôi đã thực
hiện phối kết hợp cùng cha mẹ trẻ giúp cho trẻ dần dần mạnh dạn và tự tin chào cô.
Có những trẻ luôn tìm ra mọi tình huống không bằng lòng với ông, bà, bố, mẹ, anh,
chị, ở nhà sau đó đến lớp nhõng nhẽo không muốn vào lớp, lúc đầu tôi rất băn
khoăn không hiểu lí do vì sao. Sau khi tìm hiểu và quan sát cử chỉ điệu bộ của trẻ
mới biết mỗi ngày đi học trẻ tìm ra mọi lí do. Do vậy trong giờ đón trả trẻ tôi phải
là người tạo cho trẻ có tình huống được thể hiện ngôn ngữ riêng của mình, thường
xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe học tập của trẻ để cha mẹ cùng
cô giáo kết hợp rèn trẻ.
- Như một người bạn tôi đã tâm sự và phân tích cho trẻ hiểu, luôn âu yếm vỗ
về trẻ. Từ đó đã hiểu được tâm lí của trẻ giúp cho trẻ có được cảm giác thoải mái
khi vào lớp. Có những trẻ được bố mẹ chiều chuộng đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu
của trẻ làm gì cũng đã có người giúp việc chỉ cần nhìn vào một đồ dùng đồ vật nào
đó đã có người đáp ứng ngay mà không cần dùng ngôn ngữ yêu cầu hoặc xin phép.
Biết được điều đó tôi đã trao đổi với phụ huynh vì sao con lại chưa mạnh dạn, chưa
có những kĩ năng ứng xử đúng mực với cô giáo và các bạn và ở lứa tuổi này trẻ đã
có một số kĩ năng tự phục vụ bản thân mình nhưng con chưa làm được điều đó
chính bản thân gia đình cũng đã biết. Tôi cùng kết hợp với phụ huynh uốn nắn rèn
trẻ từ đó trẻ rất mạnh dạn tự tin giao tiếp với mọi người.
- Khi đến giờ trả trẻ tôi gợi hỏi trò chuyện với trẻ để trẻ nói lên suy nghĩ của
mình về buổi đến trường hôm nay của trẻ . Tôi hỏi trẻ: Cháu thích gì? Cháu không
thích điều gì? Hôm nay cô dạy con bài học gì? Trong lớp các bạn chơi với nhau
như thế nào? …Từ đó ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển tự tin hơn trong giao tiếp,
mạnh dạn hơn khi trò chuyện với mọi người. Trong hoạt động này tôi nhắc nhở trẻ
về kể lại cho bố mẹ những hoạt động con được tham gia trong ngày hôm nay,
những gì con đã được làm, những gì con chưa làm được.
- Tôi đã ân cần trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ hàng ngày trong giờ đón trả

Ví dụ: Trong giờ toán thêm bớt 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 4: Cô có 3
chậu hoa và 4 cây hoa các con làm thế nào để số cây hoa bằng số chậu hoa?. Trẻ sẽ
tìm ra các cách như thêm 1 chậu hoa để số chậu hoa và cây hoa bằng nhau và đều
bằng 4, bớt một cây hoa để số hoa bằng số chậu và đều bằng 3
6


- Là giáo viên thường xuyên tiếp xúc với trẻ, tôi luôn quan tâm đến từng lời
nói cử chỉ của mình để làm mẫu cho trẻ trong mọi hoạt động
- Với trẻ mầm non việc nghiên cứu tìm kiếm những hình ảnh động được thiết
kế trên các phần mềm là rất cần thiết. Trẻ rất hứng thú và tò mò khi được quan sát
các hình ảnh động. Đối với trẻ lớp tôi mỗi khi được xem những hình ảnh ở trong
các đoạn video hay các đoạn phim hoạt hình…. trong các hoạt động học dường
như lúc đó ngôn ngữ mới của trẻ lại được bộc bạch ra và ngôn ngữ cũ lại trở thành
một dụng cụ để trẻ giao tiếp với các bạn.
Ví dụ: Trong giờ âm nhạc “ Đêm Pháo hoa” để trẻ tri giác đầy đủ cảnh bắn
pháo hoa cũng như mầu sắc hình dạng của pháo hoa tôi đã cho trẻ xem đoạn
videoclip về cảnh bắn pháo hoa do tôi downloads trên youtube. Kết quả sau khi
xem đoạn video trẻ rất hứng thú tham gia phát biểu nhận xét về nội dung trong đó.
- Chính vì vậy, tôi đã xây dựng một số giáo án điện tử để kích thích, phát triển
ngôn ngữ của trẻ qua đánh giá của trẻ về các nhân vật trong các hoạt động học
(giáo án điện tử: Truyện Gấu con chia quà, Gấu con bị đau răng, Thơ Em yêu nhà
em,Âm nhạc Đêm pháo hoa). Qua đó hình thành và củng cố kỹ năng giao tiếp cho
trẻ.
- Đối với trẻ mầm non trẻ rất thích chơi tự do và được nói ra những ngôn ngữ
mà trẻ mới học. Nhưng khi được người lớn quan tâm trò chuyện hỏi đến thì trẻ tỏ
ra nhút nhát sợ hãi vì không biết mình nói gì nói đúng hay sai, vì vậy tôi phải luôn
là người bạn thân nhất của trẻ, hiểu tâm lí và suy nghĩ của trẻ để gợi mở giúp trẻ
mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học.
- Trong các giờ hoạt động học tôi luôn là người gợi hỏi tạo cơ hội quan tâm

nào trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ lưu loát thì trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện.
Để phát triển tư duy cho trẻ, phản xạ nhanh, sử dụng ngôn ngữ chính xác, yêu cầu
trẻ phải tri giác một sự vật, 1 hiện tượng và nói nhanh những gì trẻ thấy.
Ví dụ : Trong trò chơi: “Nhìn hình ảnh kể sự việc” Tôi cho trẻ xem một số
hình ảnh như trẻ khoanh tay, bê cốc bằng hai tay…..Hỏi trẻ: Đố các con biết hình
ảnh này được nói như thế nào? Có thể sẽ có cháu nói: Cháu mời ông uống nước,
cháu lấy nước cho ông ….Qua đó tôi vừa có thể rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp với
người thân, người lớn trong nhà và kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử cho trẻ.
8


- Có thể nói trong tất cả các hoạt động học cô giáo phải là người sáng tạo tìm
ra mọi hình thức để thúc đẩy phát triển tư duy, ngôn ngữ phát triển kỹ năng giao
tiếp ở trẻ.
- Tóm lại hoạt động học là một hoạt động cần đến sự giao tiếp giữa cô và trẻ,
giữa trẻ và các bạn một cách chủ động tự nhiên, là hoạt động giúp cho ngôn ngữ
của trẻ được phát triển qua đó giúp trẻ tự tin trong giao tiếp biết cách ứng xử với
người thân, bạn bè, cô giáo và những người xung quanh, góp phần hình thành và
phát triển ngôn ngữ mạch lạc và nhân cách cho trẻ.
2.2.3 Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động góc:
- Đối với trẻ mẫu giáo vui chơi đóng vai trò chủ đạo. Trong các hoạt động của
trẻ mẫu giáo trong trường mầm non, mà thông qua hoạt động vui chơi trẻ sẽ có
nhiều cơ hội giao tiếp với nhau đặc biệt là hoạt động góc. Chính vì vậy tôi đã chọn
hoạt động góc để thực hiện biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
- Ở tuổi mẫu giáo việc chơi nhóm, bạn bè là một nhu cầu bức bách. Đối với
trẻ ở lứa tuổi này không phải chỉ thiếu bánh kẹo hay đồ chơi mà là thiếu bạn bè để
cùng chơi với nhau, điều đó thường làm trẻ buồn chán. Không phải ai cũng thay
thế bạn bè của trẻ. Nếu người lớn không thấy được nhu cầu đó của trẻ để tạo điều
kiện cho chúng chơi với nhau thì đó là một sai lầm lớn trong giáo dục.
- Thực tế, kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non chỉ đơn giản là giao tiếp

phẩm, cứ như vậy cô dần dần phát triển giao tiếp giữa các trẻ với nhau, cho trẻ
được hoá thân vào những người gần gũi quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo,
công an, bộ đội, công nhân, bác sĩ, y tá, phi công…Trẻ lớp tôi rất thích được cùng
cô giáo đóng vai những người thân trong gia đình, cô giáo luôn tạo cho trẻ sự gần
gũi cởi mở trẻ sẽ được sử dụng lời nói, ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng hơn và tự tin
kể lại những gì mà trẻ biết, nhìn và nghe thấy.
* Góc văn học:
- Khi tham gia góc văn học trẻ được hoá thân vào các nhân vật trong truyện,
trẻ tự phân vai để diễn tả lại ngôn ngữ giọng điệu của các nhân vật. Điều quan
trọng cô giáo phải luôn gợi mở, không áp đặt trẻ gợi ý cho những trẻ nhút nhát học
tập các bạn mạnh dạn đóng vai .

10


Ví dụ: Trẻ đóng kịch “ Tích Chu”: khi đó trẻ được tự mình làm các diễn viên
hóa thân thành Tích Chu và Bà… Trẻ sẽ hiểu được tình cảm bà cháu, các câu nói
của người bà nói với người cháu và cách nói của Tích Chu với Bà và Cô tiên. Qua
hoạt động đóng kịch trẻ không những được làm những nhân vật mà trẻ yêu thích
còn học hỏi và tích lũy được những kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng giao tiếp.
– Cũng có khi trẻ dùng ngôn ngữ của mình để giao tiếp cùng các con vật như anh
chị trò chuyện với các em, trao đổi với bạn để hoàn thành một nhiệm vụ được giao.
Ví dụ: Qua góc chơi xây dựng và góc chơi bán hàng chủ đề “ Nước và hiện
tượng thiên nhiên”. Cô giáo gợi ý cho trẻ xây dựng công viên nước, và các kỹ sư
sẽ xây những gì trong công viên nước? Trẻ sẽ thảo luận trong nhóm và phân công
nhau mỗi bạn một nhiệm vụ. Xây xong công viên rồi các kỹ sư có đói bụng không?
Các kỹ sư hãy đến của hàng ăn uống ăn cơm đi, các bác sẽ gọi mond như thế nào?,
Trước khi ăn các bác phải làm những gì?.. Cứ như vậy cũng giúp cho ngôn ngữ của
trẻ phong phú hơn, trẻ sẽ mạnh dạn hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
- Tuy nhiên, cô giáo cũng có thể trở thành một người bạn cùng chơi tuyệt

phải uốn nắn những lời nói chưa đúng của trẻ và luôn phải quan sát nhắc nhở trẻ để
trẻ chơi an toàn và có ứng sử phù hợp khi chơi.
- Trẻ mầm non thích được khen ngợi, thích động viên khích lệ muốn được
quan tâm trò chuyện thân mật, chính vì vậy tôi phải là người bạn của trẻ, hoà đồng
cùng trẻ trong mọi hoạt động,luôn gần gũi trò chuyện, động viên trẻ trong mọi lúc
mọi nơi.
- Khi trẻ đến lớp tôi tập trung trẻ lại gần trò chuyện cùng trẻ về chủ đề trẻ
đang học, như trong chủ đề gia đình tôi sẽ hỏi trẻ, trong gia đình con có ai, bố mẹ
con làm nghề gì, sở thích, tính cách của các thành viên trong gia đình, cứ thể cô
gợi mở cho trẻ kể về gia đình mình cho cô và các bạn cùng nghe. Thông qua trò
chuyện cháu biết trách nhiệm của mỗi người trong gia đình và trẻ có suy nghĩ gì để
giúp gia đình.
- Trong giờ hoạt động chung cô luôn quan tâm trò chuyện với trẻ và gọi
nhiều trẻ đựơc trả lời, luôn quan tâm đến trẻ chậm, nhút nhát, mắc bệnh thiểu năng
cô càng quan tâm gíup đỡ nhiều hơn cho trẻ tiến bộ.

12


Ví dụ: Hôm nay cô cho trẻ quan sát sân trường trẻ sẽ hỏi cô “Cô ơi đây là
cây gì? Khi được cô trả lời, đây là cây soài, lá có dạng dài, quả soài ăn được khi
chín quả soài sẽ có mầu vàng và ăn có vị ngọt……..Hôm sau khi trẻ dạo chơi cùng
bạn trẻ sẽ tự giới thiệu hay nói chuyện với bạn về cây soài đó. Từ đấy ta có thể
nhận thấy rằng việc học giao tiếp là quá trình gồm nghe, nói, đọc, viết gắn liền một
thể không tách rời nhau, do đó tổ chức cho trẻ được phát triển ngôn ngữ và giao
tiếp mạnh dạn vì đối với trẻ khi trẻ được cô, cha, mẹ cho đi chơi, đi dạo, chơi trò
chơi. Trẻ sẽ lĩnh hội được ý nghĩa và kỹ năng phát triển giao tiếp nhanh.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp qua hoạt động quan sát xem tranh ảnh, đồ dùng
trực quan. Với trẻ mầm non đồ dùng trực quan là rất cần thiết vì trẻ được sờ, nắm,
quan sát nội dung bức tranh hoặc đồ vật thông qua đó trẻ tiếp thu thêm các từ mới

ngoan hơn, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động cùng cô giáo.
- Trong hoạt động hàng ngày của trẻ không bao giờ thiếu giờ hoạt động tự
do và hoạt động vệ sinh cá nhân, những lúc này là lúc trẻ được tự do trò chuyện
giao tiếp với nhau. Tôi sẽ là người lắng nghe và tạo tình huống để cho trẻ được
thoải mái giao tiếp nhiều hơn, luôn khuyến khích động viên trẻ để trẻ nói ra những
ngôn ngữ mạch lạc.
*Kết quả: Thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ tôi thường xuyên
quan tâm để ý giúp cho trẻ được phát biểu những gì mà trẻ biết và gợi mở cho trẻ
những gì trẻ muốn. Từ đó giúp cho trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp với mọi
người xung quanh.
2.2.5 Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh giúp trẻ phát
triển kỹ năng giao tiếp.
- Giáo viên dạy tốt, trẻ học tốt là nhờ 1 phần đóng góp không nhỏ của phụ
huynh, đây là biện pháp để chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình
chăm sóc giáo dục trẻ nhằm đáp ứng về các mặt thể chất, tinh thần, nhận thức, tình
cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ, giao tiếp, ứng xử, giáo dục, đối với những cháu chậm
nhút nhát cô tạo các điều kiện tối ưu cho việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu chăm
sóc, giáo dục.

14


- Giáo viên cần kịp thời động viên khuyến khích và tác động đến cha mẹ để
họ thường xuyên cùng tham gia trực tiếp hoăc gián tiếp vào các công việc của lớp
khi thấy thật cần thiết.
- Trong quá trình phối kết hợp các bậc cha mẹ, giáo viên cần căn cứ vào điều
kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình để có hình thức phối hợp và mang lại
hiệu quả cao nhất, tránh gò ép trẻ làm ảnh hưởng đến việc phụ huynh ngại gặp giáo
viên khi đưa con em ra lớp học.
- Muốn làm được điều đó tôi đã phải lên kế hoạch như sau:

hoạt động của lớp đề ra.
- Phụ huynh rất nhiệt tình hỗ trợ, kết hợp cùng tôi trong việc rèn kỹ năng giao
tiếp cho trẻ. và có những kinh nghiệm mới để dạy trẻ, tạo được không khí hào
hứng, sôi nổi, lôi cuốn trẻ tham gia tích cực trong các hoạt động, nâng cao hơn nữa
khả năng giao tiếp của trẻ và chương trình chăm sóc trẻ theo chương trình giáo dục
mầm non mới phù hợp.
2.2.6 Rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ cá biệt.
- Hiện nay tình trạng trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày một gia tăng mà bệnh tự kỷ lại
có rất nhiều dạng như: “ Tăng động giảm tập chung, tự kỳ ám thị, nhẹ hơn là chậm
phát triển ngôn ngữ”. Không thể áp dụng các biện pháp, cách dành cho các trẻ
khác lên trẻ tự kỷ được vì vậy mà việc rèn kỹ năng giao tiếp cho mỗi cháu không
giống nhau
- Đối với trẻ mắc chứng tự kỷ (tăng động giảm tập trung trở ngại giao tiếp) tôi
nhận thấy việc rèn kỹ năng giao tiếp cho cháu gặp nhiều khó khăn vì ban đầu bố
mẹ cho rằng con mình không giao tiếp được là do không có ngôn ngữ, không biết
cách sử dụng từ, không muốn trả lời, không tập trung và không muốn chấp nhận
con mình mắc bệnh tự kỷ mà không biết rằng một trong những nguyên nhân chính
gây ra việc trẻ tự kỷ có khả năng giao tiếp kém là do thiếu hụt khả năng xử lý
thông tin và trẻ cần được gia đình và nhà trường chăm sóc tạo điều kiện để trẻ phát
triển, nên việc kết hợp với phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn.
- Do trẻ tự kỷ không ý thức được khả năng xử lý, thông tin ở trẻ tự kỷ rất
chậm nên tôi không thúc giục trẻ trả lời mà dành thời gian cho trẻ tiếp nhận thông
16


tin và trả lời. Vì trẻ tự kỷ tiếp thu giao tiếp qua lời nói còn chậm, hạn chế nên tôi
thay vì chỉ dùng lời thì chuyển sang kết hợp dùng lời với cử chỉ hành động (lặp đi
lặp lại nhiều lần)
Ví dụ: Trước khi ra bàn ăn thì cô nói kết hợp làm hành động để thu hút được
sự chú ý của trẻ và sau đó đặt một chiếc ghế của trẻ trước khi trẻ ngồi vào bữa ăn

để tìm ra cách dạy trẻ tốt hơn, tạo cơ hội cho trẻ tự làm các việc hợp với khả năng
của trẻ và phải có hành vi văn hoá.
3. Kết luận:
- Sau thời gian thực hiện các biện pháp trên tôi thấy trẻ lớp tôi rất tiến bộ,
mạnh dạn tự tin trong mọi hoạt động, biết hoà đồng cùng các bạn trong lớp, ngoan,
lễ phép với mọi người, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, tự tin thích thú khi tham gia hoạt
động và giao tiếp với mọi người xung quanh
- Sau khi thực hiện đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ
trong trường mầm non”. Tôi thấy trẻ lớp tôi tiến bộ rõ nét, mạnh dạn, tự tin, hồn
nhiên khi giao tiếp, vốn từ phát triển rộng rãi phong phú hơn.Tuy nhiên còn một số
trẻ chậm phát triển nên chưa đạt: Hữu Sang, Lê Dũng. Đối với cháu Sang bởi là trẻ
tự kỷ tiếp thu không được bằng các bạn khác nhưng so với bản thân cháu vào dịp
đầu năm và hiện tại đã có sự tiến bộ rõ rệt.
- Qua thời gian sử dụng các biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ tại lớp.
Tôi nhận thấy trẻ không chỉ tiến bộ về mặt kỹ năng giao tiếp mà còn phát triển cả
kỹ năng ngôn ngữ, tình cảm xã hội cũng như tư duy, quan hệ tình cảm xã hội, khả
năng nhận thức và kỹ năng sống. Điều này được thể hiện thông qua bảng đánh giá
chất lượng giáo dục trẻ của lớp tôi qua 5 lĩnh vực phát triển.
Trên đây là một số giải pháp đã được triển khai thực hiện qua nhiều năm tôi
đứng lớp. Tôi hy vọng có thể ít nhiều góp phần cho các bạn đồng nghiệp cùng
tham khảo. Khi thực hiện rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của ban
giám hiệu nhà trường và các bạn đồng nghiệp để từ đó giúp chúng ta giáo dục trẻ
mầm non hình thành những tính cách của trẻ thơ.
Tuổi Thơ, ngày 16 tháng 6 năm 2017
18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu “ Chương trình. chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo” Của vụ giáo dục
mầm non


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status