SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng ca hát cho trẻ mẫu giáo nhỡ 45 tuổi - Pdf 47

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH OAI
TRƯỜNG MẦM NON CỰ KHÊ

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2017 – 2018

SƠ YẾU LÝ LỊCH
- Họ và tên:

: Nguyễn Ngọc Anh

- Ngày, tháng, năm sinh:

: 12/1/1992

- Năm vào ngành

: 2012

- Chức vụ

: Giáo viên

- Đơn vị công tác

: Trường mầm non Cự Khê

- Trình độ chuyên môn

: Trung cấp


5

6. 6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu

6

II. Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
III.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Biện pháp 1: Lựa chọn bài hát phù hợp, có nội dung rõ ràng…
Biện pháp 2: Giáo viên tự rèn luyện, nâng cao kĩ năng ca hát…
Biện pháp 3: Sửa sai cho trẻ.
Biện pháp 4: Gây hứng thú cho trẻ.
Biện pháp 5: Tổ chức tiết học linh hoạt, nhẹ nhàng.
Biện pháp 6: Rèn luyện, củng cố kĩ năng ca hát cho trẻ kết hợp với các

6
6
7
9
9
12
14
15
19
20

môn học khác, trong các hoạt động hay ngày lễ, hội và mọi lúc mọi nơi.
Biện pháp 7: Kết hợp với phụ huynh để rèn luyện kĩ năng ca hát cho trẻ

lộ cảm xúc thật diệu kì, những hành động tưởng chừng như khi ra đời trẻ mới làm
được nhưng thực tế ngay từ trong bụng mẹ trẻ đã có thể cảm nhận và hưởng
ứng theo âm nhạc vì vậy những trẻ được nghe nhạc ngay từ trong bụng mẹ có 1
tâm hồn phong phú, nhân hậu và thông minh hơn những trẻ cùng trang lứa.
“ Mẹ thương con có hay chăng
Thương từ khi thai nghén trong lòng
Chín tháng so chín năm
Gian khó tính khôn cùng
À á ru hời ơ hời ru…”
( Mẹ yêu con- Nguyễn Văn Tý)
Đó là những tiếng ru ầu ơ, tiếng lòng mẹ, ru cho con có những giấc ngủ
ngon. Giai điệu êm dịu, du dương trìu mến, lời ca nhẹ nhàng đem tất cả những
tình cảm sâu lắng nhất tới trẻ thơ, qua đó âm nhạc là cầu nối tình cảm giữa con
người với con người nhất là trong một gia đình.
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn âm nhạc là môn nghệ thuật
hết sức quan trọng và gần gũi với trẻ thơ, là hoạt động được trẻ yêu thích và là
nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật, nó còn là phương tiện thiết

3


thực cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không
thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Là một giáo viên mầm non, rất tâm huyết với nghề dạy trẻ. Tôi nhận
thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt
thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có.
Khi được nhà trường phân công giảng dạy, chăm sóc cho trẻ 4-5 tuổi, qua
1 thời gian tìm hiểu tôi thấy trẻ lớp tôi rất thích tham gia các hoạt động âm nhạc
đặc biệt là hoạt động ca hát, là 1 trong những hoạt động quan trọng của bộ môn
giáo dục âm nhạc. Nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc và lời ca, tuy nhiên

Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm,
không những vậy tôi còn nâng cao được kĩ năng ca hát của mình, qua đó giúp tôi
dễ dàng truyền đạt kiến thức của mình cho trẻ 1 cách hiệu quả và nhanh chóng.
Giúp trẻ lớp tôi có 1 kĩ năng ca hát tốt, chuẩn xác. Từ đó giúp trẻ thêm yêu hoạt
động âm nhạc và hoàn thiện nhân cách trẻ thơ.
5.Phương pháp nghiên cứu.
Là một giáo viên mầm non, tôi hiểu rõ được trọng trách của mình nên tôi
luôn muốn trẻ lớp tôi được phát triển 1 cách tốt nhất, hoàn thiện nhất.
Để trẻ có 1 kĩ năng ca hát chính xác trước tiên cô phải nắm bắt được đặc
điểm tình hình của từng trẻ trong lớp, những thuận lợi và khó khăn của lớp, của
trường. Từ đó tôi đi nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm để vạch ra những
phương pháp tốt nhất, gần gũi nhất để áp dụng trên trẻ.
Với đề tài này tôi đã xây dựng, thực hiện và hoàn thành bản sáng kiến kinh
nghiệm này trong 1 năm học.
6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu.
5


Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2014 - 5/2015 tại lớp B2, trường mầm
non Cự Khê.
II. Giải quyết vấn đề.
1. Cơ sở lí luận.
Như chúng ta đã biết, trong trường mầm non trẻ em được tham gia rất
nhiều hoạt động, thông qua các hoạt động mà trẻ lớn lên từng ngày. Qua thời gian
tìm hiểu tôi thấy hoạt động âm nhạc luôn có 1 sự thu hút nhất định đối với trẻ, nó
là bộ phận không thể thiếu trong sự phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn trẻ thơ.
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục trẻ lòng yêu âm nhạc, biết
cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận
động , nghe hát, trò chơi âm nhạc…
Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại hình

18/60
32/60

Tỉ lệ ( % )
16,7 %
30 %
53,3 %

hát.
a. Thuận lợi
- Đa số trẻ trong lớp đều thích hát, tham gia các hoạt động âm nhạc.
- Trẻ thuộc nhiều bài hát.
- Trẻ nhanh nhẹn có sức khỏe tốt để tham gia các hoạt động âm nhạc cũng
như các hoạt động khác.
- Giáo viên trong lớp nhiệt tình, có đủ trình độ chuyên môn.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo
viên có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ như thường xuyên tổ chức họp
chuyên môn để cùng nhau trao đổi, rèn luyện kĩ năng ca hát, giáo viên được đi
tiếp thu chuyên đề âm nhạc, đi học các lớp bồi dưỡng âm nhạc...
- Phòng giáo dục, nhà trường thường xuyên tổ chức các ngày lễ hội, các
hoạt động văn nghệ... giúp trẻ được thể hiện bản thân, nâng cao sự tự tin... những
hoạt động này vô cùng ý nghĩa với trẻ, giúp trẻ có cơ hội được thể hiện khả
năng của mình vì thế trong các tiết học ở lớp trẻ tự tin và mạnh dạn hơn.
- Đa số phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới con em và
thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình.
b. Khó khăn
7


* Về phía trẻ

- Chưa có kinh phí để đầu tư các trang thiết bị, đồ dùng… để phục vụ cho
quá trình dạy học, vui chơi của trẻ. Một số lớp còn thiếu: đàn, máy tính, đầu
đĩa…
* Về phía phụ huynh.
- Một số phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc học hành của con em
mình, chỉ nghĩ trẻ đến trường được đảm bảo ăn uống, ngủ nghỉ là được, cha mẹ
các em thường xem nhẹ việc học hành nhất là bộ môn âm nhạc trong đó có kĩ
năng ca hát của trẻ.
Từ những thực trạng và hạn chế như trên tôi xin mạnh dạn đưa ra một
số biện pháp rèn kĩ năng ca hát cho trẻ như sau.
III. Các biện pháp thực hiện.
* Biện pháp 1: Lựa chọn bài hát phù hợp, có nội dung rõ ràng, trong
sáng, mới lạ.
- Muốn đàn con thơ của mình có một kĩ năng ca hát tốt trước tiên người mẹ
cũng chính là người giáo viên phải lựa chọn được bài hát phù hợp với độ tuổi, bài
dạy, không những vậy bài hát phải có nội dung rõ ràng, trong sáng, tìm nhiều bài
hát mới, lạ để gây hứng thú cho trẻ.
- Bài hát tôi lựa chọn còn mang nội dung giáo dục trẻ theo từng chủ đề,
mang tính giáo dục cao, từ đó giúp hoàn thiện nhân cách trẻ thơ.
Sau đây là 1 số bài hát tôi đã sưu tầm để dạy trẻ ca hát theo từng chủ đề:
+ Chủ đề “ Trường mầm non” tôi lựa chọn các bài hát mới, có nội dung
giáo dục đến trẻ như “ sáng đến trường”, “ bé múa”, “ chào hỏi”…
+ Chủ đề “ Bản thân” tôi lựa chọn các bài hát sáng tạo, mới lạ, có nội dung
bảo vệ các bộ phận cơ thể, nâng cao sức khỏe như “ bạn có biết tên tôi”, “ Cái
mũi”, “ cùng bóp vai”, “ Chân nào khỏe hơn”…
9


+ Chủ đề “ Gia đình” các bài hát có giai điệu tình cảm, mượt mà, vui nhộn
như: “ Bàn tay mẹ”, “ Tôi là cái ấm trà”, “ Gia đình gấu”, “ Nụ cười xinh”, “ Ai

Với những bài hát hay, sáng tạo, mới lạ như trên trẻ lớp tôi có những
chuyển biến tích cực rõ rệt, trẻ rất hứng thú tham gia lĩnh vực ca hát, không
những thích nghe cô hát mà trẻ còn rất hào hứng khi hát cho cô và bạn nghe.
Những trẻ trầm trong lớp cũng đã mạnh dạn tham gia hát cùng tập thể lớp, tham
gia 1 số hoạt động âm nhạc khác.

11


VD: Cháu Minh Thu, Hải Vương, Gia Bảo … là những cháu nhút nhát, khá
trầm so với các bạn thì nay các cháu đã tích cực và mạnh dạn hơn.

Hình ảnh 1: Các cháu nhút nhát đã tích cực tham gia hoạt động ca hát.
* Biện pháp 2: Giáo viên tự rèn luyện nâng cao kĩ năng ca hát khi hát
cho trẻ nghe.
Sau khi đã tìm được bài hát phù hợp tôi tìm hiểu về nội dung và giai điệu
của bài hát đó, muốn dạy trẻ tốt cô phải hiểu nội dung bài hát nói về điều gì, cái
12


gì từ đó bài hát sẽ được thể hiện theo giai điệu nhanh hay chậm, vui tươi hay nhẹ
nhàng…
VD 1: Bài hát “ Bàn tay mẹ” chủ đề “ gia đình” nói về công lao của mẹ với
con cũng như tình yêu thương, biết ơn của con với mẹ nên bài hát mang giai điệu
nhẹ nhàng, tha thiết.
VD 2: Bài hát “ Em yêu cây xanh” chủ đề “ thực vật” nói về ích lợi của cây xanh,
tình cảm của bé đối với cây xanh nên bài hát này có giai điệu vui tươi, trong
sáng.
- Để dạy trẻ được tốt, việc quan trọng nhất là học thuộc lời và giai điệu
của bài hát. Khi hát kết hợp với nhạc không lời tôi lựa chọn những bản nhạc có

+ Sai về âm điệu luyến láy
+ Sai về lời ca
+ Sai về âm thanh, phong cách thể hiện.
+ Trẻ khi hát vào nhạc còn chưa chính xác, hát chênh nhạc.
VD: Bài ''Con cào cào'', khi trẻ hát thường sai về tiết tấu bởi bài này có tiết
tấu nhanh hơn so với các bài hát.
Nên khi sửa sai cho trẻ tôi vừa hát vừa vỗ tay đệm theo tiết tấu nhanh để
trẻ hát theo cho đúng.
VD2: Bài ''Đi học về''
Trong bài hát có 2 từ ''Cha mẹ'' mà khi hát ta phải luyến nhưng trẻ thì chưa
làm

được nên tôi thường xuyên hát mẫu lại cho trẻ nghe và cho trẻ nghe trên

đàn nhiều lần, sau đó cho trẻ hát lại cả câu hát.
VD3: Bài ''Cô và mẹ''
Câu hát ''Cô là mẹ và các cháu là con'' thì trẻ hát thành ''Cô và mẹ và các
cháu là con''. Tôi đọc lại câu đó cho trẻ nghe 2 - 3 lần sau đó hát lại kết hợp với
đàn để cho trẻ hát theo cho đúng.
14


VD4: Khi cho trẻ hát ''Bông hồng tặng cô'' thì tôi trò chuyện với trẻ nội
dung bài hát. Từ đó giúp trẻ thể hiện được phong cách khi biểu diễn phải tình
cảm trìu mến vì đó là tình cảm mà trẻ dành cho cô giáo của mình.
- Trẻ lớp tôi đôi khi muốn thể hiện mình nên khi được gọi lên hát trẻ hát
quá to, quá nhỏ hoặc hét lên với trường hợp này tôi sẽ giải thích cho trẻ hiểu hát
to như vậy là chưa hay, người nghe con hát sẽ cảm thấy khó chịu không thoải
mái, nếu muốn mọi người thích nghe con hát thì con phải hát vừa nghe, không
được hét lên. Sau đó tôi sẽ hát lại với giọng vừa đủ cho trẻ nghe để trẻ hiểu và

cô tự làm kể cả với những trẻ nhút nhát trong lớp. Nó giúp tôi gây được hứng thú
cho trẻ hơn và phát hiện được những lỗi sai mà trẻ mắc phải.
+ Sử dụng trang phục khi hát
Để gây được hứng thú cho trẻ tôi còn sử dụng trang phục. Ngoài các trang
phục có sẵn trong trường tôi còn làm thêm các bộ trang phục khác, mới lạ từ
những nguyên liệu như: giấy, vải dạ, kim tuyến, dải ruy băng hoặc các phế liệu

16


Không những vậy trong hoạt động tạo hình tôi cùng trẻ còn làm những bộ
trang phục để kích thích trẻ ca hát. Trẻ được mặc bộ quần áo do chính mình làm
sẽ phấn khởi và hứng thú hơn khi tham gia hoạt động ca hát.

Hình ảnh 3: Trẻ tự làm trang phục biểu diễn.
+ Tạo môi trường học tập
Góc âm nhạc là nơi trẻ được thể hiện khả năng của mình nhất là hoạt động
ca hát, trẻ có thể làm quen, ôn luyện , củng cố kĩ năng ca hát vì vậy tôi luôn chú
ý tận dụng diện tích lớp học 1 cách phù hợp và chú ý cách bố trí, sắp xếp các
nhạc cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo 1 không gian đẹp, hấp dẫn và thoải mái với trẻ.
Để thu hút được trẻ tôi còn làm thêm nhiều đồ dùng, dụng cụ âm nhạc như: mũ
đội đầu, nơ, các loại nhạc cụ tự làm…

17


Hình ảnh 4: Góc âm nhạc
Với việc sử dụng biện pháp “ gây hứng thú cho trẻ” qua 1 thời gian tôi
thấy kết quả khả quan hơn rất nhiều. Trước hết, chưa cần nói đến vị trí ở trẻ, nếu
tôi hay các cô, chị, em được hát, biểu diễn trên lớp, sân khấu cũng đã cảm thấy

như hát đối, 1 tổ hát câu hỏi: “Quả gì mà chua chua thế?”, thì tổ kia sẽ hát câu trả
lời: “ Xin thưa rằng quả khế”…
- Không những vậy sự kết hợp giữa các giáo viên trong lớp cũng là điều rất
quan trọng để tiết học không bị khô cứng, nhàm chán. Trong hoạt động dạy trẻ ca
hát, để thu hút sự chú ý của trẻ 2 cô cần có sự phối hợp ăn ý với nhau.
VD: Cô 1 hát mẫu, cô 2 múa minh họa.
VD: Cô 1 dạy hát, cô 2 hóa trang làm các nhân vật trong bài hát
19


VD: Cả 2 cô cùng song song dạy trẻ.
Khi sử dụng biện pháp trên tôi nhận thấy tiết học của tôi thành công hơn rất
nhiều. Nó không những giúp cho tiết học trở nên linh hoạt, nhẹ nhàng mà còn gây
hứng thú mạnh mẽ đối với trẻ, tạo cho trẻ cảm giác mới lạ từ đó trẻ tích cực hơn
khi tham gia hoạt động âm nhạc.. Ngoài ra, khi kết hợp giữa các giáo viên với
nhau sẽ tạo được sự tương đồng, gần gũi hơn, giúp cho 1 tiết học không bị khô
khan, nặng nề.
* Biện pháp 6: Rèn luyện, củng cố kĩ năng ca hát cho trẻ kết hợp với các
môn học khác, trong các hoạt động hay ngày lễ, hội và mọi lúc mọi nơi.
Hoạt động ca hát không chỉ diễn ra trong giờ học âm nhạc mà nó còn diễn
ra trong rất nhiều hoạt động khác nhau: Nó có thể kết hợp với các môn học khác
như trong giờ ổn định gây hứng thú, khi chuyển các hoạt động hoặc trong 1 ngày
sinh hoạt của trẻ thì nó không những rèn luyện kĩ năng ca hát của trẻ mà còn giúp
cho các tiết học trở nên sinh động hơn.
VD 1: Trong hoạt động tạo hình xé dán trời mưa, phần ổn định gây hứng thú cô
có thể cho trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa”
VD 2: Trong hoạt động phát triển nhận thức: Dạy trẻ đếm đến 5, phần củng cố cô
cho trẻ vừa hát vừa đếm theo bài hát “ Tập đếm”.
VD3: Trong hoạt động chiều: Bé kể tên 1 số loại quả mà trẻ biết cô có thể cho trẻ
hát bài “ quả”…

hay, những bài hát hay có nội dung phù hợp với trẻ ngoài chương trình để dạy trẻ
hoặc ghi âm giọng hát của trẻ vào đĩa để xây dựng thư viện âm nhạc của lớp từ
đó giúp trẻ hoàn thiện kĩ năng ca hát của mình và tích cực tham gia vào hoạt
động ca hát hơn.
Để phục vụ cho quá trình học và chơi của trẻ hấp dẫn hơn tôi còn vận động
phụ huynh thu gom các loại vật liệu, phế liệu như: chai, lọ, hộp bánh đã hết, giấy
bìa, quần áo cũ,dụng cụ hóa trang… để ủng hộ cho lớp làm các loại nhạc cụ, đồ
dùng đồ chơi âm nhạc.
Thông qua biện pháp này trẻ được rèn luyện kĩ năng ca hát 1 cách tốt hơn,
1 số trẻ ở lớp đôi khi nhút nhát chưa mạnh dạn thể hiện thì ở nhà trẻ có thể thỏa
sức ca hát mà không phải e dè, ngoài ra còn giúp cha mẹ nắm bắt được khả năng
ca hát cũng như học tập của con em mình, nó như 1 sợi dây vô hình kết nối tính
cảm giữa các thành viên trong gia đình.
Không những vậy, thông qua biện pháp này còn giúp phụ huynh hiểu được
sự quan tâm, chăm sóc, tận tụy, nhiệt tình của các cô giáo với trẻ, các cô không
chỉ là người cho trẻ ăn, ngủ mà còn dạy dỗ trẻ nên người, xóa bỏ rào cản giữa
giáo viên với phụ huynh, tạo cảm giác gần gũi, thân thiện.

22


Hình ảnh 6: Giáo viên và phụ huynh cùng trao đổi ý kiến.
* Kết quả đạt được:
Qua quá trình thực hiện các biện pháp dạy kĩ năng ca hát cho trẻ trên tôi đã
đạt được một số kết qủa sau:
* Về phía trẻ
Số trẻ 60 trẻ
Trẻ thể hiện tốt
Trẻ thể hiện
khá


11,7%

- Trẻ hát tự nhiên rõ lời, hát đúng cao độ, trường độ của các tác phẩm.
23


- Trẻ tự tin thể hiện một tác phẩm và biểu diễn vui tươi, hồn nhiên,
nhí nhảnh.
- Các giờ hoạt động nêu gương cuối tuần, biểu diễn liên hoan văn nghệ của
lớp của trường được các cháu thể hiện nhiều bài hát hay, phong phú và đa dạng
về nội dung cũng như hình thức.
* Về phía giáo viên:
- Giáo viên được rèn luyện nâng cao kĩ năng ca hát của mình.
- Sưu tầm và sáng tác được nhiều ca khúc hay đưa vào dạy trẻ.
- Tạo được hưng thú cho trẻ khi tổ chức hoạt động ca hát.
- Có nhiều tiết dạy âm nhạc được xếp tốt.
- Tạo sự thân thiện, gần gũi với cha mẹ học sinh, làm cho phụ huynh hiểu
được sự quan tâm, nhiệt tình của mình với trẻ thơ.
* Về phía phụ huynh
- Phụ huynh có biểu biết về kiến thức âm nhạc.
- Nắm bắt được khả năng ca hát của con em mình trên lớp qua đó kết nối
tình cảm, sự gần gũi với trẻ dù đó là lĩnh vực học tập.
- Đã kết hợp với giáo viên cùng thực hiện tốt kĩ năng ca hát cho trẻ.
- Thường xuyên quan tâm đến chất lượng các tiết mục văn nghệ của lớp.
IV. Kết luận:
1.Kết luận.
Có được những kết quả như trên là do sự quan tâm, chỉ đạo sáng suốt của
Phòng GD- ĐT huyện Thanh Oai cũng như BGH trường mầm non Cự Khê đã tạo
điều kiện thuận lợi cho các giáo viên được học hỏi kinh nghiệm và nâng cao tay




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status