Một số biện pháp phát triển kỹ năng ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi dân tộc thiểu số tại trường MN - Pdf 53

MỤC LỤC
Mục

NỘI DUNG

Trang

Mục lục

1

I

MỞ ĐẦU

2

1

Lý do chọn đề tài

2

2

Mục đích nghiên cứu

3

3


Các biện pháp và tổ chức thực hiện

7

4

Kết quả đạt được

15

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

17

1

Kết luận

17

2

Kiến nghị

17

Tài liệu tham khảo

19


dễ dàng tiếp cận với các hoạt động học khác như: Hoạt động làm quen với toán,
văn học, âm nhạc và tạo hình..., đặc biệt là thông qua hoạt động làm quen với
tác phẩm văn học trẻ được nghe cô đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch tạo cho trẻ
được hoạt động nhiều, giúp trẻ phát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, ngoài ra
còn giúp trẻ cảm nhận cái hay, cái đẹp, giúp phân biệt cái tốt, cái xấu xung
quanh trẻ. Bởi vì ở lứa tuổi này được ví như tờ giấy trắng, trẻ đến lớp như mở
đầu trang giấy, cô giáo in lên những hình ảnh, cung cấp những vốn từ, những
nhân vật, cử chỉ hành động khác nhau. Thông qua những bài thơ, những câu
chuyện giúp trẻ mở mang những kiến thức sơ đẳng về tự nhiên và xã hội và giúp
trẻ phát triển ngôn ngữ, tạo tiền đề tốt nhất cho trẻ trước khi vào lớp 1.
Trong thực tế, phần lớn trẻ em người dân tộc thiểu số đều ở vùng sâu, vùng
xa, vùng kinh tế khó khăn, trước khi đến trường mầm non đều sống trong môi
trường với ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu là tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình mà
không phải là tiếng Việt. Do vậy trẻ chỉ nắm được tiếng mẹ đẻ ở dạng khẩu ngữ
không có hoặc không biết chữ viết, môi trường giao tiếp tiếng Việt ít. Khi đến
trường trẻ thích trao đổi với nhau bằng tiếng mẹ đẻ và luôn có thói quen đó
trong các hoạt động vui chơi, giao lưu trò chuyện và ngay cả trong các hoạt
2


động học. Trẻ biết ít và có thể không biết tiếng Việt, khả năng nghe và nói tiếng
Việt rất kém nhất là khi trẻ ra khỏi trường học.
Ví dụ: Khi tìm hiểu khám phá về một số con vật nuôi trong gia đình cụ thể
là con gà, khi gọi tên "con gà" trẻ sẽ nói thành "con kha" và khi nhận xét về các
đặc điểm trẻ thường hay nói lớ sang ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ. Hoặc khi diễn đạt bí
từ và chưa hiểu, trẻ sẽ nói trực tiếp bằng ngôn ngữ thứ nhất...
Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống
giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của sự hình thành và phát triển nhân
cách trẻ. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tốt có
tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Mặt khác hiện nay

tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.
Tiếp đó, Bộ giáo dục và đào tạo kí quyết định số: 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15
3


tháng 8 năm 2016, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh Thanh Hóa ký quyết định
1628/QP-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2017 và Ủy ban nhân dân huyện Lang
Chánh ban hành kế hoạch số 45/KH-UBND thực hiện Đề án "Tăng cường chuẩn
bị tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn
2016 - 2020, định hướng đến 2025". Nhằm mục tiêu "tập trung tăng cường tiếng
Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số, bảo đảm các em
có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo
dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội
tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và
phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của
đất nước".
Để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với mục tiêu trên, một trong
những nội dung quan trọng đó là dạy trẻ 5 - 6 tuổi "Kỹ năng nói mạch lạc ngôn
ngữ tiếng Việt" chuẩn bị tốt cho việc học tiếng Việt tiếp theo ở lớp một. Dạy
tiếng Việt cho trẻ mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì ngôn ngữ của
trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào
việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch
lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học
khác như toán, khám phá, tạo hình, âm nhạc....
Về căn bản học tiếng Việt đối với trẻ dân tộc thiểu số là học ngôn ngữ thứ
hai, khi đi học ở trường mầm non trẻ nói chung đã có vốn hiểu biết và kỹ năng
ban đầu về hoạt động ngôn ngữ nói biết sử dụng tiếng mẹ đẻ (ngôn ngữ thứ
nhất) để giao tiếp hàng ngày nên khi học, sử dụng tiếng Việt (ngôn ngữ thứ hai)
trẻ gặp những khó khăn sau:
- Trẻ học tiếng Việt trên cơ sở kinh nghiệm tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Việt.

cho trẻ thích đi học và hứng thú học tiếng Việt, làm tiền đề để thích ứng với việc
tập đọc, tập viết ở lớp 1. Tạo cơ hội khuyến khích trẻ bộc lộ khả năng sáng tạo
của cá nhân. Quá trình giao tiếp tiếng Việt thông qua tất cả các môn học, thông
qua mọi hoạt động của trẻ, việc giao tiếp cần diễn ra ở mọi lúc mọi nơi với môi
trường hoạt động phong phú. Thông qua các hoạt động trực tiếp giúp trẻ tiếp thu
kiến thức mới và học tiếng Việt một cách rễ dàng, thúc đẩy quá trình giao tiếp.
Từ những cơ sở trên bản thân đã nghiên cứu thực trạng và thực hiện một số
biện pháp phát triển kỹ năng nói mạch lạc ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ lớp Lá
A1(mẫu giáo 5 - 6 tuổi) ở trường mình đạt hiệu quả.
2. Thực trạng:
Trường mầm non Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa thuộc
địa bàn xã Quang Hiến. Trường cách Trung tâm xã 1km, là xã 30a của huyện
nên điều kiện kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn. Trong năm học 2017 - 2018
nhà trường có 16 nhóm lớp với 325 học sinh. Trong đó nhà trẻ 6 nhóm và mẫu
giáo 10 lớp.
Năm học 2017 - 2018, bản thân tôi được nhà trường phân công phụ trách
lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1. Tổng số trẻ trong lớp là 25 cháu, trong đó có 17 cháu
dân tộc Mường, 6 cháu dân tộc Thái và 2 cháu dân tộc Kinh nhưng cũng sống tại
các thôn bản. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học bản thân tôi và nhà
trường gặp những thuận lợi và khó khăn sau đây:
2.1. Thuận lợi:
- Nhà trường có 1 khu nên thuận lợi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ
cũng như tổ chức các hoạt động của chuyên môn và nhà trường.
- Trường là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I, đạt kiểm định chất lượng
giáo dục cấp độ 2 nên cơ sở vật chất nhìn chung đảm bảo cho việc học tập cũng
như ăn ở bán trú của học sinh.
- Cán bộ quản lý của nhà trường và tổ chuyên môn luôn tạo điều kiện thuận
lợi cho việc dạy và học của cô và trẻ.
- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho mọi hoạt động phong phú hấp dẫn, thu hút trẻ.
- 100% cán bộ quản lý, giáo viên đều có trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt

+ Giáo viên thường dạy đại trà theo chương trình đã lên kế hoạch, chưa chú
trọng vào các hoạt động cá nhân trẻ, nhất là những trẻ phát triển chậm về ngôn
ngữ cũng như các lĩnh vực khác..
+ Ít thời gian đầu tư vào các hoạt động giáo dục, chưa tạo môi trường mở
để trẻ được hoạt động trải nghiệm.
- Đối với phụ huynh
+ Địa phương là xã 30a thuộc xã nghèo của huyện Lang Chánh, nên điều
kiện kinh tế của địa phương còn nghèo và sự đầu tư của phụ huynh trong việc
chăm sóc cũng như ủng hộ về tài chính trong việc mua sắm trang thiết bị còn
hạn chế.
+ Phụ huynh chủ yếu là người dân tộc thiểu số, ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ
chiếm ưu thế nên việc phát âm và dạy tiếng Việt cho trẻ gặp không ít khó khăn.
6


+ Một số bậc phụ huynh chưa chú ý đến việc trẻ phát âm chưa chính xác
hay ngọng, sai âm, sai dấu… để kịp thời sửa sai và uốn nắn cho trẻ.
+ Chưa phối hợp với giáo viên trong công tác giáo dục, còn phó mặc việc
học của con em cho giáo viên và nhà trường.
+ Chưa hiểu được sự cần thiết của kỹ năng nói mạch lạc ngôn ngữ tiếng
Việt đối với trẻ.
+ Đa số phụ huynh đi làm xa để con cái cho ông bà chăm sóc. Chính vì vậy
cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như việc chăm sóc dạy dỗ các cháu.
+ Một số bậc phụ huynh chưa nhận thức tầm quan trọng của bậc học mầm
non, vẫn còn có tình trạng trẻ chưa đi học chuyên cần do thời tiết thay đổi.
2.3. Quá trình điều tra thực tiễn:
- Là một giáo viên đứng lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhiều năm, bản thân nhận
thấy tầm quan trọng của việc làm giàu vốn từ tiếng Việt và phát triển ngôn ngữ
mạch lạc cho trẻ, thường xuyên tổ chức cho trẻ được nghe, được hiểu, được nói
một cách có hiệu quả tạo tiền đề cho việc học Tiếng Việt của trẻ khi vào lớp 1.

56
56
64

Chưa
Số trẻ
%
10
40
11
44
11
44
9
36

(Bảng 01)
Tổng hợp:
- Số trẻ đạt: 15/25 trẻ = 60%.
- Số trẻ chưa đạt: 10/25 trẻ = 40 %.
Qua quá trình điều tra thực trạng và khảo sát đánh giá trẻ đầu năm và xuất
phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ để khắc phục vấn đề trên tôi đã đưa
ra một số biện pháp sau.
3. Các biện pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường tiếng Việt phong phú:
Đối với việc xây dựng môi trường tiếng Việt trước hết tôi xây dựng môi
trường giao tiếp bằng tiếng Việt giữa cô và trẻ.
Hàng ngày, tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ, chăm chú lắng nghe trẻ
nói và khuyến khích trẻ nói ở mọi lúc, mọi nơi về những chủ đề gần gũi trong
cuộc sống của trẻ, đồng thời mời các phụ huynh hay các anh chị...(những người

chủ đề ngành nghề ta có thể đổi thành "Siêu thị mi ni" hoặc "Bé làm đầu bếp"...
Ở đây trẻ được cung cấp thêm vốn từ như: Đầu bếp, nấu ăn, nội trợ... Từ các từ
gần gũi quen thuộc đó đã kích thích trẻ ghi nhớ và phần nào hiểu được nghĩa của
từ. Đồng thời trẻ có thể ghép các từ bằng các thẻ chữ cái để biết được số chữ và
thứ tự các chữ trong từ.

8


Ảnh: Góc phân vai "Bé đi siêu thị"
Nhất là "góc thư viện" để giúp trẻ hoạt động trải nghiệm ngôn ngữ tiếng
Việt một cách hứng thú tôi đã chuẩn bị nhiều loại tranh ảnh, sách báo, cây thư
mục chữ cái, giỏ học chữ cái, hộp chữ cái, album sách, các sản phẩm của trẻ và
các phương tiên học liệu khác như chì, sáp màu, băng hình, loa đài... sinh động
hấp dẫn và luôn thay đổi theo tùng chủ đề.
Như vậy, qua mỗi chủ đề lại cung cấp cho trẻ nhiều từ mới để ôn luyện các
chữ cái và rèn luyện kỹ năng tiền đọc, viết cho trẻ. Ở các góc chơi này tôi có thể
tổ chức cho trẻ ôn tập các hoạt động học như: Khám phá khoa học, làm quen với
toán, văn học và các hoạt động mọi lúc mọi nơi...
Ví dụ: Qua bài thơ về các con vật, có thể cho trẻ chọn hình ảnh để lắp ghép
tạo nên tranh, làm các động tác, mô phỏng tiếng kêu, ghép chữ cái tạo thành
tên... hoặc dùng các hột hạt để xếp các chữ cái chữ số, tận dụng các loại lông các
con vật gần gũi như lông Gà, lông Vịt để xếp hình các con vật, đồ dùng, dụng cụ
sinh hoạt hàng ngày.
Tùy theo từng chủ đề tôi lựa chọn hình ảnh phù hợp, rõ ràng, đảm bảo thẩm
mỹ, dưới mỗi hình ảnh còn có từ để trẻ làm quen. Tận dụng các giá đồ chơi, tủ
đồ dùng cá nhân, đồ chơi, sách vở, ghế ngồi, bát, cốc...để gắn các chữ cái hoặc
dán nhãn tên để chữ viết được xuất hiện trong mọi hoạt động, thường xuyên đọc
các chữ để trẻ được tiếp xúc và thấy được mối quan hệ giữa lời nói và chữ viết.
9

sau đó chủ yếu trẻ hoạt động với chữ mà cô vừa giới thiệu bằng các hoạt động
cụ thể. Ngoài các giờ học chính trẻ phải thực hiện các bài tập trong vở làm quen
chữ cái. Qua đó cô hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế, biết cách cầm bút, đặt sách
vở, tô viết chữ đúng quy trình...
Ngoài ra, trong các giờ hoạt động học khác cô thường xuyên tạo cơ hội cho
trẻ được nói, được phát biểu ý kiến bằng các câu hỏi mở khuyến khích nhiều trẻ
trả lời, từ đó giúp trẻ có khả năng diễn đạt được ngôn ngữ theo khả năng của trẻ.
Ví dụ trong "Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học", thông qua kể chuyện,
đọc thơ cô vừa cung cấp vốn ngôn ngữ cho trẻ, nhưng đồng thời cô còn yêu cầu
trẻ kể lại chuyện, đọc thơ một cách diễn cảm, có trình tự lôgic và thể hiện được
giọng điệu và cử chỉ điệu bộ của các nhân vật trong chuyện và vần điệu, nhịp
điệu của bài thơ.
Hay trong các hoạt động lao động, ăn, ngủ, vệ sinh (lao động tự phục vụ)
khi trải nghiệm những công việc như trực nhật, nhổ cỏ, tưới cây hay dọn bàn ăn,
dọn đồ sau khi ngủ, rửa tay, đánh răng, đeo giầy dép mặc quần áo... trẻ được
nghe nói, giao tiếp bằng việc sử dụng câu từ để nói về các hoạt động đó. Từ đó,
trẻ được củng cố và mở rộng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sẵn có của
bản thân, hình thành một số nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt, đáp ứng nhu
cầu sinh lý của trẻ, tạo cho trẻ trạng thái tâm lý thỏa mái, vui vẻ. Kích thích trẻ
sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp.
Thông qua tất cả những hoạt động này để quan sát, đánh giá sự phát triển
ngôn ngữ của từng trẻ, lên kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ trong
lớp. Từ đó phát hiện những trẻ có khó khăn về ngôn ngữ để có biện pháp phù
hợp giúp đỡ trẻ.
3.3. Biện pháp 3: Kể chuyện qua tranh, miêu tả sự vật, hiện tượng.
Đây là một biện pháp rất thực tế và hấp dẫn trẻ, khi áp dụng biện pháp này
đã cho hiệu quả cao trong phát triển kỹ năng nghe - nói; đặc biệt có ý nghĩa
trong việc phát triển vốn từ và khả năng hội thoại trong giao tiếp. Biện pháp này
tập trung vào sự trao đổi có ý nghĩa, thay vì dạy trẻ những âm thanh hay lặp lại
những từ cụ thể, trẻ sẽ trao đổi về một thứ mà trẻ thích với cha mẹ, cô giáo,

tên cho câu chuyện.

Ảnh: Bé kể chuyện theo tranh
12


Để có thể thực hiện hiệu quả cần phải chuẩn bị cho trẻ cách diễn đạt câu,
cách hiểu vấn đề, cách nhập vai... Thông qua cách này sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi
rèn luyện cho trẻ tính sáng tạo và khả năng trình bày của mình trước đám đông,
trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú hơn. Trẻ biết trình bày ý kiến,
suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đó bằng chính ngôn ngữ của mình.
Trong một hoạt động "kể chuyện qua tranh" để phát triển kỹ năng tiền đọc,
viết cho trẻ ta cần làm ba việc sau:
- Một: Tổ chức cho trẻ xem tranh, vẽ tranh tương tự như học sinh có một
văn bản để đọc.
- Hai: Mô tả lại tranh tương tự như giúp học sinh đọc đúng tiếng và tìm
hiểu từ ngữ bài học.
- Ba: Sau mô tả tương tự như học sinh đã đọc đúng và hiểu ý nghĩa bài đọc.
Kể chuyện qua tranh, giúp cho trẻ phát triển kỹ năng tiền đọc viết, năng lực
tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp, thông qua
đó giúp cho trẻ dễ dàng hơn khi giao tiếp, học tập và vui chơi. Là phương tiện để
giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận
thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa.
3.4. Biện pháp 4: Sử dụng trò chơi trong quá trình dạy phát triển tiếng
Việt cho trẻ
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, qua các hoạt động chơi mà
trẻ được học, học bằng chơi, nó phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ, nó
truyền tải hầu hết các kiến thức, kỹ năng xã hội và đời sống đến trẻ. Trò chơi
giúp giáo viên truyền tải các nội dung giáo dục đến trẻ một cách tự nhiên, thoải
mái nhẹ nhàng. Có nhiều trò chơi có thể sử dụng như: Chơi lô tô, chơi dán chữ,

trong các ngữ cảnh khác nhau.
Ví dụ: Giáo viên có thể thực hiện như sau:
- Ngày 1: Giới thiệu các bộ phận của cuốn sách (tác giả, tiêu đề, minh họa)
Cho trẻ đoán những gì có thể hiện ở tiêu đề, tranh minh họa và đọc cho trẻ nghe.
- Ngày 2: Đọc cuốn sách với đạo cụ như sa bàn hoặc con rối. ..
- Ngày 3: Đọc kết hợp cho trẻ dự đoán sự kiện.
Đó là khi đọc một văn bản quen thuộc giáo viên cung cấp một vài từ đầu
tiên và khuyến kích trẻ dự đoán.
- Ngày 4: Cho trẻ thay nhau đọc sách (đọc theo cách hiểu của trẻ về nội
dung qua tranh), tạo cơ hội cho nhiều trẻ tham gia.
- Ngày 5: Cho trẻ diễn lại nội dung cuốn sách, có thể thêm vào tình tiết làm
cho câu chuyện hấp dẫn. Nếu trẻ quên cô có thể gợi ý cho trẻ.

Ảnh: Bé làm quen với sách
14


Thông qua đó hướng dẫn trẻ cách cầm sách, giữ sách, lật giở từng trang,
đọc và quan sát ảnh minh họa lần lượt từ trang đầu đến trang cuối. Vì vậy thư
viện cần được đặt ở khu vực yên tĩnh. Sách cần được thay đổi thường xuyên tạo
sự phong phú, bìa quay ra ngoài để trẻ rễ dàng lựa chọn. Nếu sách bị rách, hư
hỏng cần được sữa chữa ngay, để giáo dục trẻ ý thức bảo quản giữ gìn. Tuyên
truyền, vận động phụ huynh đóng góp thêm sách và có thể mượn về nhà đọc cho
trẻ nghe và hướng dẫn trẻ đọc.
3.6. Biện pháp 6: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh
Nhiều phụ huynh chưa nhận thức rõ về vai trò nhiệm vụ của bậc học mầm
non, nhiều người nghĩ đến trường mầm non chỉ mỗi nhiệm vụ trông giữ trẻ mà
không biết rằng ngoài việc chăm sóc các cháu, hàng ngày các cô còn phải tổ
chức các hoạt động học cho trẻ. Sau khi đón con về nhiều phụ huynh cũng
không trò chuyện với trẻ về những những gì mà con được hoạt động ở trường


4. Kết quả đạt được sau khi thực hiện các biện pháp:
Sau khi áp dụng các biện pháp trên trong năm học tôi thấy có những
chuyển biến rõ rệt, cụ thể như sau:
- Đối với trẻ:
+ Đa số trẻ thuộc hết 29 chữ cái và 10 số đầu.
+ Biết đọc thơ, kể chuyện diễn cảm.
+ Trẻ biết cách cầm bút, ngồi đúng tư thế và tô màu các chữ cái.
+ Biết bắt trước viết tên mình.
+ Trẻ biết cầm và lật giở sách lần lượt.
+ Có thói quen học tập, tuân thủ các nội quy, quy định.
- Đối với giáo viên
+ Bản thân tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc nói mạch lạc ngôn
ngữ tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1. Từ đó tôi chú trọng và tạo điều kiện
cho trẻ được nghe, nói mọi lúc, mọi nơi để trẻ phát huy được khả năng của
mình. Từ đó việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 được tốt hơn.
+ Tôi thường xuyên xây dựng môi trường vật chất trong lớp để trẻ có nhiều
cơ hội tìm tòi, trải nghiệm và khám phá giúp cho khả năng tư duy của trẻ phát
triển hơn.
+ Thường xuyên cho trẻ giao tiếp, trao đổi với cô, với bạn về những suy
nghĩ, quan điểm của mình giúp cho ngôn ngữ mạch lạc của trẻ được cũng cố và
tăng cường.
- Đối với phụ huynh:
+ Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của bậc học mầm non, đặc biệt là
trẻ 5 - 6 tuổi.
+ Thường xuyên quan tâm, trao đổi với giáo viên về tình hình sức khỏe
cũng như học tập của con em mình. Từ đó giúp trẻ có nhiều cơ hội được thể hiện
bản thân và thể hiện khả năng vốn có của trẻ và giúp trẻ phát triển một cách tích
cực chủ động hơn.
Bằng một số kinh nghiệm của mình mà tôi đã áp dụng trong việc phát triển


Tổng hợp:
- Số trẻ đạt: 25/25 trẻ = 100%.
- Số trẻ chưa đạt: 0/0 trẻ = 0%.
16

Chưa
Số trẻ
0
0
0
0

%
0
0
0
0


Để đạt được kết quả này không chỉ là sự nỗ lực của cô và trẻ mà còn là sự
hướng dẫn tận tình của tổ chuyên môn, sự quan tâm trợ giúp của các đồng
nghiệp, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. Từ đó kỹ năng nói mạch lạc
ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ được phát triển và dần đi vào hoàn thiện.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Kỹ năng nói mạch lạc ngôn ngữ tiếng Việt là một kỹ năng quan trọng cần
phát triển cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Vì trẻ không được hình thành và phát triển
kỹ năng nói mạch lạc ngôn ngữ tiếng Việt thì sẽ rất khó khăn trong sự hình
thành kỹ năng đọc, viết thực thụ.

ĐƠN VỊ

Quang Hiến, ngày 20 tháng 04 năm 2018
CAM KẾT KHÔNG COPPY
17


Phạm Lệ Thùy

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non. NXBGD
2. Chương trình Giáo dục Mầm Non NXBGD
3. Bộ tranh truyện, tranh thơ theo chủ đề 5 - 6 tuổi. NXBGD
4. Tạp chí giáo dục mầm non, số 4 năm 2009, số 4 năm 2011, số 2 năm 2016
5. Hướng dẫn chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số.
6. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
(Dành cho giáo viên dạy lớp 5 - 6 tuổi vùng khó)
7. Hướng dẫn tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số trong các
cơ sở giáo dục mầm non. Tài liệu của sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa

19


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN LANG CHÁNH


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status