THỰC TRẠNG NUÔI CON BẰNG sữa mẹ của các bà mẹ SAU SINH tại KHOA PHỤ sản BỆNH VIỆN đa KHOA TRUNG tâm TỈNH LẠNG sơn năm 2017 và một số yếu tố LIÊN QUAN - Pdf 55

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
INCLUDEPICTURE
"http://rubee.com.vn/admin/webroot/upload/image/images/logo/rubee/logo dai hoc
y.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"http://rubee.com.vn/admin/webroot/upload/image/images/logo/rubee/logo dai hoc
y.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"http://rubee.com.vn/admin/webroot/upload/image/images/logo/rubee/logo dai hoc
y.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"http://rubee.com.vn/admin/webroot/upload/image/images/logo/rubee/logo dai hoc
y.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"http://rubee.com.vn/admin/webroot/upload/image/images/logo/rubee/logo dai hoc
y.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"http://rubee.com.vn/admin/webroot/upload/image/images/logo/rubee/logo dai hoc
y.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"http://rubee.com.vn/admin/webroot/upload/image/images/logo/rubee/logo dai hoc
y.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"http://rubee.com.vn/admin/webroot/upload/image/images/logo/rubee/logo dai hoc
y.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"http://rubee.com.vn/admin/webroot/upload/image/images/logo/rubee/logo dai hoc
y.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"http://rubee.com.vn/admin/webroot/upload/image/images/logo/rubee/logo dai hoc
y.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE


"http://rubee.com.vn/admin/webroot/upload/image/images/logo/rubee/logo dai hoc

y.jpg" \* MERGEFORMATINET

CủA CáC Bà Mẹ SAU SINH TạI KHOA PHụ
SảN
BệNH VIệN ĐA KHOA TRUNG TÂM TỉNH
LạNG SƠN
NĂM 2017 Và MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN
Chuyờn ngnh: Dinh dng
Mó s: 60720303
LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Trn Th Phỳc Nguyt


Hà Nội - 2018
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu và tiến hành luận văn, tôi xin gửi
lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội,
lãnh đạo Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, các Thầy Cô giáo
và các Bộ môn, các Phòng Ban liên quan của trường và Viện đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS. Trần
Thị Phúc Nguyệt đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi, hỗ trợ kịp thời và
đưa ra những lời khuyên quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các lãnh đạo
và các bạn đồng nghiệp Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn, đặc
biệt Khoa Sản bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh lạng sơn đã giúp đỡ và
chia sẻ kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng biết ơn tới gia đình của tôi là nguồn
động viên, khích lệ để tôi trong quá trình tôi học tập cũng như hoàn thành
luận văn.
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2018

KT
NCBSM
SDD
TH
UNICEF
WHO

Alive & Trive
Bú mẹ hoàn toàn
Bệnh viện
Dinh dưỡng
Đa khoa trung tâm
Điều tra viên
Kiến thức
Nuôi con bằng sữa mẹ
Suy dinh dưỡng
Thực hành
Quỹ nhi đồng Liên Hiệp quốc
Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4


1.3.1. Tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ

6

1.3.2. Tầm quan trọng của cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh
10
1.4. Cách nuôi con bằng sữa mẹ

11

1.4.1. Cho trẻ bú sữa mẹ sớm

11

1.4.2. Số lần cho bú 11
1.4.3. Cho bú hoàn toàn đến 6 tháng tuổi
1.4.4. Thời điểm cai sữa

12

1.4.5. Cách cho trẻ bú

12

11

1.5. Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ, bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh
trên Thế giới và Việt Nam

12

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 23
2.2.2. Thời gian nghiên cứu23
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu 24
2.2.4. Quy trình nghiên cứu24
2.2.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

25

2.2.6. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 26
2.2.7. Các tiêu chí đánh giá

29

2.2.8. Sai số và cách khống chế sai số trong nghiên cứu

29

2.2.9. Xử lý và phân tích số liệu 29
2.2.10. Đạo đức trong nghiên cứu 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

31

3.1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 31
3.2. Kiến thức của các bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ 35
3.3. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ sớm của các bà mẹ sau sinh
3.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng bú mẹ sớm 49

41



Bảng 3.3.

Một số thông tin chung của trẻ....................................................34

Bảng 3.4.

Kiến thức của các bà mẹ về lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ...35

Bảng 3.5.

Kiến thức của các bà mẹ về sữa trưởng thành............................37

Bảng 3.6:

Kiến thức về khái niệm nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn..............37

Bảng 3.7.

Kiến thức của các bà mẹ về thời gian cho trẻ bú hoàn toàn........38

Bảng 3.8.

Kiến thức về thời gian cai sữa của các bà mẹ.............................39

Bảng 3.9.

Kiến thức về chế độ ăn và lao động trong thời gian cho con bú
của các bà mẹ .............................................................................39


Biểu đồ 3.1.

Tuổi của đối tượng nghiên cứu...............................................31

Biểu đồ 3.2.

Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu...........................32

Biểu đồ 3.3.

Hình thức sinh con của bà mẹ.................................................33

Biểu đồ 3.4.

Thời gian trẻ được về với mẹ sau sinh....................................35

Biểu đồ: 3.5. Kiến thức của các bà mẹ về lợi ích của sữa non.....................36
Biều đồ 3.6.

Kiến thức về cách duy trì và tăng nguồn sữa mẹ của bà mẹ...40

Biểu đồ3 3.7. Tỉ lệ trẻ được ăn/uống trước khi bú mẹ lần đầu sau sinh.......45
Biểu đồ: 3.8. Lý do các bà mẹ cho trẻ ăn thức ăn khác trước khi bú mẹ lần
đầu sau sinh.............................................................................46


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sữa mẹ là món quà quý giá nhất mà thiên nhiên ban


chỉ có 44,4% bà mẹ cho con bú ngay trong vòng 1/2 giờ sau sinh và vẫn còn
15,2% bà mẹ cho con bú sau 24h [3]. Điều đáng lo ngại hơn là chỉ có 10% bà
mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu trong khi tỉ lệ này ở
Campuchia là 65%, và tỷ lệ trung bình ở các nước Châu Á là 40%...Tại các
thành phố lớn chỉ có 1 trong 3 bà mẹ cho con bú ngay trong 1 giờ đầu sau
sinh, trong khi đó tại các vùng nông thôn là 2 trong 3 phụ nữ [4].
Hiện nay trong khi chính sách đổi mới với nền kinh tế nhiều thành phần
đã đem lại những hiệu quả tăng trưởng rõ rệt, nhưng cũng xuất hiện những
phân cực không tránh khỏi trong xã hội giàu và nghèo, vùng phát triển và
vùng kém phát triển. Bên cạnh một bộ phận các bà mẹ có nhận thức chưa
đúng về nuôi con bằng sữa mẹ thì áp lực công việc cũng làm cho tỉ lệ nuôi
con bằng sữa mẹ đang giảm trầm trọng, không chỉ ở thành phố lớn mà còn lan
rộng đến các vùng nông thôn. Nhiều hội nghị về công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em
cũng đã lên tiếng báo động về thực trạng đáng lo ngại này.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới, thuộc khu vực Đông Bắc Việt
Nam, là nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, việc nuôi con của các bà mẹ
vẫn còn nhiều hạn chế. Tọa lạc ở trung tâm thành phố, tại Khoa Phụ sản Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Lạng Sơn hàng năm tiếp nhận hàng nghìn
sản phụ vào chuyển dạ đẻ. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, các đánh giá
liên quan đến thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian nằm viện sau
sinh tại tỉnh, những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc cho trẻ bú của các bà mẹ
như thế nào, là một vấn đề còn chưa được nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế đó
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ của các
bà mẹ sau sinh tại khoa Phụ sản Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Lạng
Sơn năm 2017 và một số yếu tố liên quan".


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

giọt dạng dung dịch có chứa vitamin, khoáng chất hoặc thuốc [6].
1.2. Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh 6
tháng đầu vì trong sữa mẹ có đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết
như protein, glucid, lipid và mỡ vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp
cho sự hấp thu và phát triển của cơ thể trẻ. Việc cho bú mẹ trong thời gian đầu


5

đời là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo cho bé ít bệnh tật, phát triển cân bằng
và hài hòa.
Nhờ sự phát triển của khoa học bắt đầu từ những năm 80 người ta mới hiểu
rõ thành phần và cơ chế hình thành sữa mẹ cũng như tầm quan trọng của sữa mẹ.
Ngày nay cùng với công nghệ hóa sinh, sinh học phân tử, sữa mẹ đã được phân
tích sâu sắc, thành phần gồm hàng trăm chất dinh dưỡng khác nhau với thành
phần cân đối và hợp lý. Sữa mẹ trải qua 2 giai đoạn: sữa non và sữa ổn định.
1.2.1. Sữa non: là sữa được bài tiết trong vài ngày đầu sau đẻ. Sữa non sánh
đặc màu vàng nhạt. Trong sữa non chứa nhiều năng lượng, protein, vitaminA,
đồng thời nhiều chất kháng khuẩn tăng cường miễn dịch cho trẻ. Bên cạnh đó,
sữa non còn có tác dụng sổ nhẹ giúp cho việc tống phân xu nhanh ngăn chặn
vàng da ở giai đoạn trẻ sơ sinh [7].
1.2.2. Sữa ổn định: có đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng. Protein
sữa mẹ chứa đầy đủ acid amin cần thiết với tỉ lệ cân đối và dễ hấp thu. Sữa
mẹ có acid béo cần thiết như acid linoleic cần cho sự phát triển của não, mắt
và sự bền vững thành mạch của trẻ, hơn nữa lipid trong sữa mẹ dễ được tiêu
hóa hơn do có lipase. Lactose trong sữa mẹ cung cấp thêm nguồn năng lượng
cho trẻ, một số lactose vào ruột lên men tạo thành acid lactic giúp cho hấp thu
canxi và muối khoáng tốt hơn.
Sữa mẹ còn chứa nhiều các men giúp cho trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt.

quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ em [10].
1.3.1.1. Đối với trẻ
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ phát triển tốt hơn
Do thành phần và tính chất ưu việt như vậy nên NCBSM là biện pháp
dinh dưỡng tối ưu cho trẻ [11]. Nhiều nghiên cứu cho thấy có một sự liên
quan giữa tình trạng dinh dưỡng của trẻ với việc NCBSM, những trẻ được
nuôi bằng sữa mẹ phát triển tốt hơn (Đào Ngọc Diễn, 1991, Bùi Thị Thu
Nhuận và cộng sự, 1986). Morow và cộng sự (1988) cho thấy có sự liên quan
chặt chẽ giữa sự phát triển hiểu biết của trẻ 2 tháng đầu với NCBSM và nhận


7

thấy rằng có một sự khác nhau có ý nghĩa giữa những trẻ được bú mẹ hoàn
toàn với trẻ ăn nhân tạo [12].Trẻ bú sữa mẹ thường phát triển trí tuệ thông
minh hơn trẻ ăn sữa bò [7].
Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm tỷ lệ bệnh tật cho trẻ
Tổ chức UNICEF ước tính rằng hàng năm có khoảng 1 triệu trẻ em trên
toàn thế giới chết vì các lý do gián tiếp hay trực tiếp có liên quan đến không
hoặc thiếu nuôi dưỡng bằng sữa mẹ [13].
NCBSM là biện pháp nuôi dưỡng tự nhiên, tuyệt đối an toàn và hiệu
quả. Chandra (1979) thấy rằng trẻ được bú mẹ không những giảm tỉ lệ nhiễm
trùng mà còn giảm tỉ lệ dị ứng ở trẻ nhỏ [14]. Sữa mẹ có tác dụng chống dị
ứng. Trẻ bú mẹ ít bị dị ứng, ezema như ǎn sữa bò [7].
Ở Châu Mỹ La tinh hàng năm có khoảng 500 nghìn trẻ em dưới 5 tuổi
chết do ỉa chảy, mà hầu hết xảy ra ở trẻ em dưới 1 tuổi. Người ta nhận thấy
rằng nguy cơ trẻ chết do ỉa chảy ở trẻ em ăn nhân tạo cao hơn gấp 14 lần so
với trẻ được bú mẹ [15],[16]. Những nghiên cứu khác do Victora và cộng sự
(1977), (1987), Brend & cs (1988) cũng chỉ ra rằng hầu hết những trường hợp
bệnh nhiễm khuẩn cấp ở trẻ em có một sự liên quan lớn đối với trẻ được nuôi

bệnh dị ứng và các bệnh lý mãn tính khác của đường tiêu hóa [24].
Theo thống kê của UNICEF cho thấy suy dinh dưỡng protein – năng
lượng xuất hiện nhiều nhất ở lứa tuổi từ 4 đến 18 tháng tuổi trong đó ở lứa
tuổi dưới 12 tháng có nguyên nhân chủ yếu là không được bú sữa mẹ hoặc
cho trẻ ăn bổ sung quá sớm [25].
1.3.1.2. Đối với mẹ
Bên cạnh những lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ thì việc cho con bú cũng
mang lại rất nhiều lợi ích và thuận tiện cho người mẹ. NCBSM gíúp cho bà
mẹ chóng co hồi tử cung, tránh băng huyết sau đẻ. Khi trẻ bú sẽ kích thích
hypothalamus sản xuất ra một hormone khác đó là oxytocin có tác dụng co
các tế bào cơ ở xung quanh tuyến sữa gây nên phản xạ tiết sữa. Oxytocin


9

cũng có tác dụng trên cơ tử cung, do đó nếu trẻ bú mẹ ngay lập tức sau đẻ,
oxytocin sẽ được sản xuất và tác dụng lên tế bào cơ tử cung giúp cho việc
cầm máu nhanh sau đẻ [26], [27].
Cho con bú đòi hỏi một sự tiêu hao năng lượng từ 200 đến
500Kcal/ngày, tương đương với đạp xe đạp trong vòng 1 giờ. Điều này giúp
bà mẹ giảm cân nhanh hơn sau sinh [24].
NCBSM làm chậm có thai và có kinh trở lại sau sinh. Lượng sắt mà bà
mẹ dùng để tạo sữa ít hơn so với lượng sắt mất đi do hành kinh. Điều này
cũng giúp hạn chế thiếu máu do thiếu sắt [24].
NCBSM có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư vú ở
phụ nữ tiền mãn kinh [24].
Mặc dù cơ thể bà mẹ cần nhiều calcium cho việc tạo sữa, nhưng người
ta nhận thấy rằng sau khi cai bú, mật độ xương trở về như trước khi có thai,
thậm chí còn cao hơn. Vài nghiên cứu gần đây cho thấy các bà mẹ không cho
con bú có nguy cơ gãy xương chậu sau mãn kinh cao hơn so với các bà mẹ

tiên của cuộc đời trẻ sơ sinh ở trạng thái tỉnh táo nhanh nhẹn nhất và dễ thực
hiện hành vi bú mẹ nhất. Khi thời điểm này qua đi, trẻ trở nên buồn ngủ hơn
vì bắt đầu hồi phục sau quá trình thở. Trong giờ đầu tiên đó, quan trọng là để
trẻ gần mẹ, tránh tách mẹ và con để trẻ có cơ hội được bú sớm. Không cho trẻ
bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh là một trong những dấu hiệu dự báo
mạnh mẽ nhất việc trẻ sẽ bị thôi bú sớm sau 2 tháng [28].
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng
định rằng cho trẻ bú sớm trong vòng vài giờ đầu sau sinh và bú mẹ hoàn toàn
trong vòng 6 tháng đầu có thể cứu sống được trên 1 triệu trẻ em hàng năm, là
một can thiệp có hiệu quả nhất trong tất cả các can thiệp cứu sống trẻ em [29].
Nuôi con bằng sữa mẹ sớm làm cho sữa mẹ xuống sớm, bởi vì động tác
mút vú của trẻ sẽ kích thích tuyến yên giải phóng prolactin, nó sẽ kích thích
các tế bào tuyến sữa sản xuất ra sữa. Như vậy trẻ càng bú nhiều thì càng có
nhiều prolactin và sữa sẽ được tiết ra nhiều. Như vậy cách đơn giản nhất, kinh


11

điển nhất và tự nhiên nhất để tăng lượng sữa của bà mẹ là cho con bú thường
xuyên nhiều lần. Một đứa trẻ đói thường bú nhiều hơn là những đứa trẻ đã no,
nếu cho trẻ ăn những thức ăn khác trước khi bú, nó có thể làm cản trở sự tiết
sữa (Lawrence, 1980, Cameron & Hofvander, 1983. Helsing & King, 1985),
[30], [31], [8]. Nghiên cứu cho thấy, sữa mẹ được bắt đầu tiết ra sớm hơn ở
những người mẹ cho con bú sớm, cho bú nhiều lần. Sữa mẹ được bắt đầu tiết
ra sớm một cách rõ ràng ở những bà mẹ bắt đầu cho con bú trong vòng một
giờ đầu sau khi đẻ hơn các bà mẹ chờ cho sữa xuống tự nhiên
1.4. Cách nuôi con bằng sữa mẹ
1.4.1. Cho trẻ bú sữa mẹ sớm
Thời gian bắt đầu cho trẻ bú theo khuyến cáo của WHO cũng như chiến
lược hợp tác của WHO và UNICEF về sự sống còn của trẻ đã khuyến nghị mẹ

vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác mút được tốt hơn. Thời gian
cho bú tuỳ theo đứa trẻ. Cho trẻ bú đến khi trẻ no, tự rời vú mẹ. Sau khi bú
xong một bên, nếu trẻ chưa đủ no thì chuyển sang vú bên kia [7].
Trẻ cần bú hết cả sữa đầu và sữa cuối [32].
Đối với bà mẹ mổ đẻ, trong những ngày đầu hậu phẫu có thể cho trẻ bú
ở tư thế nằm. Bà mẹ nằm nghiêng một bên, có thể dùng nhiều gối lót sau lưng
cho đỡ mỏi. Nhờ một người phụ ẵm bé cho nằm hướng mặt và thân bé về phía
bà mẹ, trong lúc tay của bà mẹ giữ chặt lấy mông bé. Nên lót thêm một gối
dầy phía trước bụng để tránh bé quấy đạp vào vết mổ ổ bụng [24].
1.5. Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ, bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau
sinh trên Thế giới và Việt Nam
1.5.1. Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ trên Thế giới
Trong những năm gần đây các số liệu từ nhiều cuộc điều tra cho thấy
xu hướng NCBSM có dấu hiệu hồi phục: 98% trẻ ở Châu Phi, 96% trẻ ở Châu
Á và 90% trẻ ở Nam Mĩ đã được nuôi bằng sữa mẹ. Ngay tại Việt Nam con số
này cũng xấp xỉ 90% [35].
Ở Đông Nam Á, sữa mẹ vẫn là cách nuôi chính của các bà mẹ nhưng
có sự khác biệt lớn giữa nông thôn và thành thị về khoảng thời gian trẻ được


13

bú mẹ. Ở Bangkok theo điều tra năm 1987, thời gian cho con bú trung bình là
4 tháng trong khi ở nông thôn là 14 tháng [35].
Tỉ lệ trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ và thời gian kéo dài việc NCBSM
khác nhau tùy các nước ở trên thế giới. Ở nông thôn Malaysia, tỉ lệ NCBSM
giảm một cách nhanh chóng từ 80% (1950-1969) xuống 69% (1989-1990). Ở
Trung Quốc từ 63% xuống 22% và ở Ấn Độ từ 70 – 40%. Tại Bắc Kinh
(Trung Quốc) khoảng 80% trẻ được bú mẹ trong những năm 1950, nhưng tỉ lệ
này giảm còn 13,8% ở thành phố năm 1984 và sau đó tỉ lệ trẻ được bú mẹ duy


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status