ĐÁNH GIÁ kết QUẢ lâu dài của PHẪU THUẬT đặt THỂ THỦY TINH NHÂN tạo THÌ HAI ở TRẺ EM tại BỆNH VIỆN mắt TRUNG ƯƠNG - Pdf 56

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đục thể thủy tinh ở trẻ em là một bệnh lý phức tạp và gặp khá phổ biến
trong các bệnh lý về mắt ở trẻ em. Bệnh là một trong những nguyên nhân
hàng đầu gây mù lòa hoặc làm giảm thị lực đáng kể ở trẻ em, làm ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Tại Hội thảo về Thị giác
2020 – Quyền được nhìn thấy, tỉ lệ trẻ em mù do đục thể thuỷ tinh ở các
trường mù tại Châu Á (2006) chiếm 12% và ước tính có khoảng 30 trẻ em
mù/triệu dân . Theo Kumar (2016), tại Mỹ tỷ lệ đục thể thủy tinh bẩm sinh ở
trẻ em là 3-4 trẻ/10.000 trẻ sinh ra còn sống .
Điều trị đục thể thủy tinh ở trẻ em không chỉ đơn thuần là phẫu thuật,
vấn đề chỉnh quang và tập luyện để phục hồi chức năng thị giác sau phẫu
thuật cũng đóng vai trò rất quan trọng góp phần vào kết quả của điều trị. Có
nhiều phương pháp phẫu thuật đục thể thủy tinh đã được áp dụng ở trẻ em,
nhưng tập trung lại là phẫu thuật lấy thể thủy tinh đục để lại bao sau và phẫu
thuật lấy thể thủy tinh đục kết hợp với cắt bao sau và cắt dịch kính trước ,,,.
Sau phẫu thuật lấy thể thủy tinh đục, các phương pháp chỉnh quang có
thể được áp dụng là đặt TTTNT, dùng kính tiếp xúc, đeo kính gọng và đắp bồi
giác mạc, trong đó phương pháp đặt TTTNT là phù hợp với tự nhiên nhất, tạo
điều kiện tốt cho việc phục hồi thị lực và chức năng thị giác hai mắt cho trẻ .
Đặt TTTNT có thể thực hiện ngay ở lần phẫu thuật thể thủy tinh đầu
tiên nếu trẻ lớn, mắt không có các tổn thương phối hợp. Còn trong trường hợp
trẻ quá nhỏ, mắt có nhiều tổn thương và bệnh lý kết hợp với đục thể thủy tinh,
mắt bị chấn thương rách bao sau, tình trạng viêm nhiễm chưa ổn định thì phải
đặt TTTNT ở thì hai. Mặt khác khi trẻ lớn thì sẽ dễ dàng hơn cho việc gây mê
hồi sức và lựa chọn công suất của TTTNT , , .
Phương pháp đặt TTTNT thì hai ở trẻ em phụ thuộc vào phẫu thuật đục
thể thủy tinh ở thì một: nếu phẫu thuật thì một còn để lại bao sau nguyên vẹn
hoặc còn vành bao sau thì có thể đặt TTTNT vào trong túi bao hoặc vào rãnh


1.1.1. Thể thủy tinh
Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ, trong suốt, hai mặt lồi, không có
mạch máu và thần kinh, được dinh dưỡng bằng thẩm thấu qua màng lọc. Khi
quá trình chuyển hoá ở đây bị rối loạn sẽ gây ra đục thể thủy tinh , , , .

Hình 1.1: Thể thủy tinh .
Thể thủy tinh nằm ngay sau mống mắt, áp sát vào mặt biểu mô của
mống mắt và được cố định nhờ áp lực của thuỷ dịch, dịch kính và hệ thống
dây chằng Zinn đi từ thể mi đến xích đạo của thể thủy tinh. Trẻ sơ sinh kích
thước thể thủy tinh chỉ bằng 1/3 ở người lớn, đường kính xích đạo là 6,4mm,
dầy 3,5mm, nặng khoảng 90mg, thể tích là 63,7mm 3 và công suất trung bình
khoảng + 34,4D .
Bao thể thủy tinh là một màng đáy trong suốt, đàn hồi, cấu tạo bởi
colagen do những tế bào biểu mô sinh ra. Bao chứa đựng chất thể thủy tinh và
có thể làm biến đổi hình dạng của nó trong quá trình điều tiết. Bao thể thủy
tinh là nơi để cho các sợi dây chằng Zinn bám vào ở lớp ngoài, bao dày nhất ở


4

vùng trước xích đạo của bao trước và mỏng nhất ở vùng trung tâm bao sau.
Trước 25 tuổi, bao sau thể thủy tinh dính chắc với màng Hyaloid của dịch
kính, cho nên ở trẻ em nếu mổ lấy thể thủy tinh trong bao sẽ gây thoát dịch
kính , .
Các tế bào biểu mô xuất phát từ vùng xích đạo liên tục tăng sinh, hình
thành màng, màng này có thể tiến đến tận diện rộng đồng tử làm che lấp trục
thị giác, quá trình này phát triển rất mạnh ở trẻ em, đó là nguyên nhân sau mổ
thể thủy tinh ở trẻ em đục bao sau thứ phát thường xảy ra , .
1.1.2. Vùng rìa


6

Hậu phòng có giới hạn trước là mặt sau mống mắt và giới hạn sau là
mặt trước của màng dịch kính (màng hyaloid). Hậu phòng thông với tiền
phòng qua lỗ đồng tử, trong hậu phòng cũng chứa đầy thủy dịch như tiền
phòng , .
Rãnh thể mi là vùng có giới hạn trước là mặt sau mống mắt và ống
Schlemm, giới hạn sau là cơ mi và nếp thể mi, giới hạn ngoài là cơ thể mi và
củng mạc, giới hạn trong là thủy dịch ở hậu phòng. Trong phẫu thuật đây là
vùng khó tiếp cận vì ở xa và sâu, lại bị che khuất do đó rất khó thực hiện các
thao tác một cách hoàn hảo và chính xác ở vùng này .
Duffey (1989), đã đưa ra sự tương quan của rãnh thể mi với vùng rìa là
0,83mm ở kinh tuyến dọc và 0,46mm ở kinh tuyến ngang. Kinh tuyến chéo
không có mạch máu và thần kinh đi qua nên thường được chọn là vị trí xuyên
kim trong phẫu thuật đặt TTTNT cố định vào củng mạc .
1.1.5. Các thay đổi giải phẫu và sinh lý sau phẫu thuật
thể thủy tinh ở trẻ em
Trục nhãn cầu: sự thay đổi trục nhãn cầu sinh lý tiếp tục tăng sau phẫu
thuật, rõ rệt nhất ở nhóm dưới 6 tháng tuổi, trên 24 tháng tăng không đáng
kể, do vậy quản lý và điều trị khúc xạ tồn dư sau phẫu thuật là rất cần thiết.
Khi không đặt TTTNT thì 100% số mắt viễn thị do công suất thể thủy bị
lấy đi. Khi đặt TTTNT mặc dù đã tính toán công suất nhưng vẫn còn khúc
xạ tồn dư do sự tính toán sai lệch và do sự tiếp tục phát triển của trục nhãn
cầu trước sau .
Thể thủy tinh: có công suất khúc xạ rất lớn, nó có vai trò rất quan trọng
trong quá trình điều tiết, những mắt đã được phẫu thuật lấy thể thủy tinh dù có
đặt TTTNT hay không hoặc đeo kính thì vẫn không còn khả năng điều tiết.


7

trắng ở giữa đồng tử hoặc mắt bị lác mới đưa trẻ đi khám. Đục thể thủy tinh
bẩm sinh có nhiều hình thái và các mức độ khác nhau , .

Hình 1.4. Đục bao sau thể thủy tinh

Hình 1.5. Đục lớp thể thủy tinh

Hình 1.6. Đục trung tâm thể
Hình 1.7. Đục thể thủy tinh
thủy tinh
toàn bộ
Thái độ xử trí phải tùy thuộc vào đục một mắt hay hai mắt, đục toàn bộ
hay chưa toàn bộ, mức độ thị lực hiện có, tuổi của bệnh nhân và khả năng
điều chỉnh quang học sau mổ , , .
1.2.2. Đục thể thủy tinh bệnh lý
Đục thể thủy tinh bệnh lý xảy ra do hậu quả của các bệnh tại mắt như:
viêm màng bồ đào, glocom, bong võng mạc,…hoặc do các bệnh lý toàn thân
như: bệnh đái tháo đường, bệnh galactoza huyết, bệnh giảm glucoza huyết,
bệnh viêm da dị ứng,.. , , .
Đặc điểm của bệnh là thường kèm theo các tổn thương phối hợp như
thoái hóa giác mạc hình dải băng, tủa sau giác mạc, thoái hóa mống mắt, dính


9

bờ đồng tử, đục dịch kính, bong võng mạc và có thể kèm theo tăng nhãn áp do
dính bít bờ đồng tử, do thể thủy tinh quá chín căng phồng,…, , .
Thái độ xử trí tùy thuộc vào tình trạng các bệnh lý kết hợp tại mắt hoặc
toàn thân, nếu ổn định có thể phẫu thuật thể thủy tinh. Nếu đục thể thủy tinh
bệnh lý ở một mắt thì nên phẫu thuật sớm khi điều kiện cho phép để phòng

Có hai phương pháp hay được áp dụng là:
* Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao: phương pháp này do Owens
và Hughes thực hiện lần đầu tiên vào năm 1948. Về kỹ thuật, có thể rạch giác
mạc trực tiếp hoặc vùng rìa, bao trước của thể thủy tinh được mở bằng cách
xé bao hình vòng, hình tem thư hoặc hình thang nhờ một kim phá bao. Chất
nhân ở thể thủy tinh được lấy ra theo phương pháp ngoài bao nếu nhân cứng.
* Phẫu thuật rửa hút thể thủy tinh: áp dụng trong trường hợp nhân
mềm, phương pháp này được Scheie áp dụng từ năm 1960. Phương pháp này
có ưu điểm là không gây thoát dịch kính ra tiền phòng vì ở trẻ em bao sau thể
thủy tinh dính liền với màng Hyaloid của dịch kính trước.
Hai phương pháp này có ưu điểm là không gây thoát dịch kính ra tiền
phòng, vì ở trẻ em bao sau thể thủy tinh dính liền với màng Hyaloid của dịch
kính trước, nhưng có nhược điểm là tỉ lệ đục bao sau cao, đặc biệt là ở trẻ nhỏ
dưới 3 tuổi, do tăng sinh các tế bào biểu mô xuất phát từ vùng xích đạo của
thể thủy tinh, làm thành màng che lấp diện đồng tử gây ảnh hưởng đến thị lực,
thậm chí co kéo gây lệch TTTNT, dẫn đến phải phẫu thuật cắt bao sau hoặc
laser mở bao sau ở thì hai , .

1.3.1.2. Phẫu thuật lấy thể thủy tinh không giữ lại bao sau


11

Năm 1975, Machemer đã sáng chế ra máy cắt dịch kính và từ đó được
áp dụng để điều trị đục thể thủy tinh ở trẻ em. Thể thủy tinh được phẫu thuật
bằng máy cắt dịch kính. Kỹ thuật cắt thể thủy tinh có thể đi theo 2 đường:
* Cắt thể thủy tinh qua đường giác mạc: Rạch giác mạc dài 2mm,
trước rìa 1mm, mở bao trước thể thủy tinh rộng hình nắp hộp, cắt thể thủy
tinh bằng máy cắt dịch kính, sau đó cắt bao sau cùng với cắt dịch kính trước.
* Cắt thể thủy tinh qua pars plana: Rạch củng mạc cách rìa 3mm, dài

bị viêm nhiễm do khí hậu nóng ẩm, không thích hợp với bệnh nhân nhỏ tuổi,
vì vậy phương pháp này không được áp dụng rộng rãi , .
1.3.2.3. Điều chỉnh bằng phẫu thuật đắp giác mạc
Là phương pháp ghép lên giác mạc một thấu kính bằng giác mạc thật
hoặc bằng lipophilise, đây là một phương pháp có thể chỉ định ở những
trường hợp không thể đặt TTTNT. Mục đích của phẫu thuật này là làm thay
đổi độ cong của mặt trước giác mạc để điều chỉnh được khúc xạ. Phương
pháp này hiện nay trên thế giới cũng rất ít sử dụng, nhất là ở trẻ em, vì kết quả
kém , .
1.3.2.4. Điều chỉnh bằng thể thủy tinh nhân tạo
Đặt TTTNT là phương pháp phẫu thuật đặt TTTNT vào vị trí tự nhiên
của thể thủy tinh, về phương diện lý thuyết, đây là phương pháp điều chỉnh
quang học tốt nhất, tạo điều kiện để nâng cao thị lực và phục hồi thị giác hai
mắt. Kích thước hình ảnh tạo ra ở võng mạc hầu như không tăng, tỷ lệ phóng
đại chỉ vào khoảng 3-4%, điều đó cho phép sử dụng TTTNT cho những bệnh
nhân đục thể thủy tinh một mắt. Thị trường và thị lực ở vùng ngoại biên gần
như bình thường , .
Đặt TTTNT cho trẻ em có thể thực hiện ngay ở lần phẫu thuật đầu tiên
hoặc ở lần hai tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Những bệnh nhân tuổi
nhỏ quá (< 3 tuổi), mắt đục thể thủy tinh do chấn thương, do bệnh lý, hoặc vì


13

một lý do nào khác không đặt được TTTNT ngay ở thì đầu thì sẽ tiến hành đặt
TTTNT ở thì hai khi đủ các điều kiện cần thiết.
1.4. PHẪU THUẬT ĐẶT THỂ THUY NHÂN TẠO THÌ HAI
1.4.1. Các phương pháp phẫu thuật đặt thể thủy tinh nhân tạo
1.4.1.1. Đặt thể thủy tinh nhân tạo hậu phòng:
* Đặt thể thủy tinh nhân tạo vào trong túi bao:

Chỉ định: Phẫu thuật này được thực hiện ở những mắt đã phẫu thuật lấy
thể thủy tinh không còn bao sau hoặc bao sau rách rộng.
Kỹ thuật: Cắt kết mạc sát rìa, tạo vạt kết mạc, nếu mổ mắt trái vạt kết
mạc ở kinh tuyến 10 giờ và 4 giờ, mắt phải thì ở kinh tuyến 2 giờ và 8 giờ,
đánh dấu vị trí xuyên kim. Rạch một rãnh sâu ½ chiều dầy củng mạc dài 2
mm ở kinh tuyến trên cách rìa 1,5 mm để vùi chỉ treo.
Chuẩn bị kim, dùng kim phá bao số 26, luồn một sợi chỉ 8/0 hoặc 10/0
xuyên qua nòng kim. Vị trí điểm vào và ra của kim cách rìa từ 1,5 - 2mm tùy
theo tuổi của trẻ.
Rút kim ngược lại với đường đưa kim vào nhãn cầu, lúc này trong nhãn
cầu còn lại một sợi chỉ. Dùng móc hoặc dụng cụ xoay TTTNT móc vào sợi
chỉ để kéo nó ra khỏi nhãn cầu. Cắt đôi sợi chỉ, mỗi đầu buộc chặt vào một
càng của TTTNT rồi rút chỉ, để đặt TTTNT tạo hậu phòng, càng của TTTNT
sẽ tựa vào khe thể mi, tiếp theo khâu chỉ cố định TTTNT vào củng mạc.
Bước tiếp theo là cắt dịch kính nếu cần, rửa sạch tiền phòng, khâu lại
giác mạc bằng chỉ 10/10. Vùi chỉ treo vào củng mạc, khâu phục hồi kết mạc.
Tiêm cạnh nhãn cầu và tra thuốc kháng sinh kết hợp cocticoid, băng che mắt,
kết thúc phẫu thuật , , , [13], .


15

1.4.1.2. Đặt thể thủy tinh nhân tạo tiền phòng:
Nếu sau phẫu thuật lấy thể thủy tinh đục ở thì một không còn bao sau
hoặc bao sau rách quá rộng không đỡ được TTTNT, thì trong phẫu thuật đặt
TTTNT thì hai có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
* Phẫu thuật đặt thể thủy tinh nhân tạo tiền phòng:
Được Baron thực hiện lần đầu tiên vào năm 1952, TTTNT đặt vào tiền
phòng do Strampelli chế tạo bằng plastic có quai khép kín với kích thước lớn.
TTTNT được đặt ở trước mống mắt nên thường gây ra nhiều biến chứng ở

một đường rạch nhỏ, tùy thuộc vào chất liệu sản xuất, trên thị trường có các
loại như Silicon, Acrylic và Hydrogel.

Hình 1.9. Thể thủy tinh nhân tạo Acrylic
+ Silicon: có chỉ số khúc xạ 1.41 (thế hệ 1) và 1.47 (thế hệ 2), có đặc
điểm là: độ dẫn truyền ánh sáng cao, có thể gập lại được, kỵ nước, không bị
biến đổi do nhiệt, nhưng có thể có bọt khí hoặc đốm canxi mặt sau TTTNT
sau laze YAG.


17

+ Acrylic: có độ khúc xạ 1.55, bờ mỏng, dễ gấp, mở chậm, dễ cầm cả
khi ướt, nhưng có thể tạo chấm hoặc bọt nước.
+ Hydrogel: có độ khúc xạ 1.47, cần ngâm trong nước, gấp mở nhanh
hơn Acrylic, chịu được laze YAG, hạn chế lắng đọng tế bào viêm trên bề mặt,
tương hợp sinh học tốt, tránh dính và xơ trên bề mặt.
- Loại TTTNT chuyên dùng có lỗ trên càng của TTTNT, loại này nhằm
mục đích nâng cao hiệu quả cho phẫu thuật đặt TTTNT cố định vào củng
mạc, có đặc điểm chung là kích thước phần quang học từ 6,5mm - 7mm,
hình dáng có hai mặt lồi, càng có hình dáng chữ J hoặc chữ C .

Hình 1.10. Loại thể thủy tinh nhân tạo dùng để cố định củng mạc
* Về kích cỡ TTTNT ở trẻ em
Vấn đề kích cỡ của TTTNT sử dụng ở trẻ em cũng được nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu ,. Trung bình đường kính của túi bao TTTNT ở trẻ em
như sau: sơ sinh là 7mm, 2 tuổi là 9mm, 5 tuổi là 10mm, 16 tuổi là 10,5 mm.
Do vậy trẻ dưới 2 tuổi chỉ nên đặt TTTNT có đường kính của phần quai là
10mm và phần quang học có đường kính từ 5,5 - 7 mm. Sau 2 tuổi có thể sử
dụng loại có đường kính của phần quai từ 12 - 12,5mm, giống như của người

- Trục nhãn cầu < 20mm: dùng công thức Haigis, Holladay 2
Có 3 quan điểm về công suất TTTNT ở trẻ em:
- Đặt đúng số, sau đó chỉnh kính khi trẻ lớn lên.
- Thay lại TTTNT khi trẻ lớn lên, với số nhỏ hơn. Quan điểm này gặp
khó khăn, vì thay lại TTTNT ở trẻ em là điều rất khó thực hiện.


19

- Đặt số như ở người lớn và công suất TTTNT tính trung bình là + 19D
đến + 20D.
Có 3 cách lựa chọn để giảm công suất TTTNT ở trẻ em
- Giảm công suất TTTNT theo tuổi phẫu thuật của trẻ theo tác giả
Vasavada R.A và Dahan Elie .
Bảng 1.1. Giảm công suất thể TTTNT theo tuổi phẫu thuật của trẻ theo tác
giả Vasavada R.A và Dahan Elie.
Trước lúc mổ


- Chọn công suất TTTNT với độ viễn thị tồn dư theo Buckley, Awner,
Enyedi và Flitecroft :
Bảng 1.3. Chọn công suất TTTNT với độ viễn thị tồn dư theo Buckley
và Awner, Enyedi và Flitecroft:
Tuổi

Tác giả/số diopter thiểu chỉnh


20

Buckley và Awner
Enyedi
Flitecroft


TTTNT cố định củng mạc thường gây nhiều tổn thương hơn nên kết quả giải
phẫu sau mổ thường kém hơn.
1.4.4. Biến chứng sau phẫu thuật đặt thể thủy tinh thì
hai ở trẻ em
1.4.3.1. Các biến chứng sớm sau phẫu thuật
- Hở mép mổ, có thể phòi kẹt mống mắt.
- Tổn thương giác mạc: phù giác mạc, viêm khía nội mô.
- Phản ứng màng bồ đào: thường xuất hiện sau mổ, có thể có xuất tiết
bịt kín diện đồng tử và làm biến dạng đồng tử.
- Lệch TTTNT, sắc tố bám vào mặt trước và mặt sau TTTNT , .
1.4.3.2. Các biến chứng muộn sau phẫu thuật
- Tổn hại giác mạc: thoái hóa, loạn dưỡng, sẹo giác mạc.
- Thoái hóa mống mắt: xảy ra ở những chỗ nhu mô của mống mắt bị
tổn thương trong quá trình phẫu thuật đặt TTTNT, hoặc ở vùng thấu kính
chờm lên mống mắt.
- Dính bờ đồng tử, lệch đồng tử.
- Đục bao sau tái phát:
- Lệch TTTNT: trung tâm quang học của TTTNT lệch đi, qua diện
đồng tử có thể nhìn thấy xích đạo của TTTNT.
- Sắc tố bám trên mặt TTTNT: đây là hậu quả của các quá trình viêm.
- Glôcôm: xuất hiện dưới dạng glôcôm góc đóng, nguyên nhân do dính
sau và dính góc thứ phát.
- Bong võng mạc và viêm nội nhãn: các biến chứng này hiếm gặp
hơn , .
1.4.5. Một số yếu tố liên quan đến kết quả của phẫu
thuật đặt thể thủy tinh nhân tạo thì hai ở trẻ em


22

23

1.5. TÌNH HÌNH PHẪU THUẬT ĐẶT THỂ THỦY TINH NHÂN TẠO
THÌ HAI Ở TRẺ EM.
1.5.1. Trên thế giới:
Từ năm 1998, Awad A.H. và cs đã nghiên cứu phẫu thuật đặt TTTNT thì
hai hậu phòng vào rãnh thể mi trên 61 mắt ở 57 trẻ em, thời gian theo dõi từ 6 48 tháng, kết quả thị lực có 42% số mắt đạt thị lực ≥20/40, 78% số mắt đạt thị
lực >20/80, các biến chứng sau phẫu thuật là: đục bao sau có 10 mắt, trong đó
8 mắt được điều trị bằng Laser YAG. Đặc biệt là qua siêu âm không phát hiện
có biến đổi gì ở rãnh thể mi cũng như tổn thương củng mạc so với mắt lành .
Năm 1999, Wislon M.E.và cs đã nghiên cứu kết quả đặt TTTNT thì hai
vào túi bao trên 8 bệnh nhân đã mổ lấy thể thủy tinh kết hợp với cắt bao sau
và cắt dịch kính trước, ở độ tuổi từ 11 tháng - 14 tuổi, kết quả có 7/8 bệnh
nhân đạt kết quả thị lực cao hơn trước phẫu thuật .
Năm 2001, K. Davit Epley và cs, đã công bố kết quả phẫu thuật đặt
TTTNT thì hai của 150 mắt, trong đó có 28 mắt không còn bao sau, 18 mắt
phẫu thuật cố định TTTNT vào củng mạc, 10 mắt được đặt TTTNT tiền
phòng. So sánh kết quả lâu dài của hai nhóm bệnh nhân trên cho thấy: nhóm
bệnh nhân được cố định TTTNT vào củng mạc có hiệu quả an toàn hơn so với
nhóm đặt TTTNT tiền phòng. Ở nhóm đặt TTTNT tiền phòng có tới 10% biến
chứng nặng gây lệch đồng tử, di lệch TTTNT, có nhiều sắc tố mặt trước và
phải lấy TTTNT ra .
Năm 2003, Dadeya, Kamlesh và Kumari Sodhi, đã nghiên cứu kết quả
đặt TTTNT thì hai giữa 2 phương pháp đặt rãnh thể mi và treo cố định vào
củng mạc. Nghiên cứu được thực hiện trên 60 bệnh nhân, chia thành 2 nhóm,
mỗi nhóm 30 bệnh nhân (30 mắt), thời gian theo dõi tối đa là 3 năm. Kết quả
thị lực được chỉnh kính tốt nhất ở mức ≥6/18 (20/60): nhóm đặt rãnh thể mi


24

Thời gian theo dõi trung bình là 57,6 ± 33,6 tháng. Về phương pháp đặt
TTTNT: đặt trong túi bao (69,4%), rãnh thể mi (28,6%) và cố định củng mạc
(2,0%). Kết quả thị lực tốt ≥20/40 chỉ đạt 5,4%. Biến chứng tăng nhãn áp là
16,2% và lệch TTTNT là 2,7% .
1.5.2. Tại Việt Nam:
Trước năm 1990, điều trị đục thể thủy tinh ở trẻ em chủ yếu là phẫu
thuật rửa hút thể thủy tinh, phương pháp này chỉ áp dụng được đối với hình
thái thể thủy tinh đục mềm. Với đục thể thủy tinh một mắt, phẫu thuật chỉ
nhằm giải quyết vấn đề thẩm mỹ, vì không đeo kính được. Còn đục hai mắt thì
sau mổ thị lực cũng không cao vì sau mổ đeo kính không thường xuyên hoặc
phẫu thuật muộn mắt đã bị nhược thị.
Năm 2001, Lê Thị Đông Phương, đã nghiên cứu đặt TTTNT trên mắt
đục thể thủy tinh do chấn thương, trong đó có 72 mắt được đặt TTTNT thì
hai. Kết quả thị lực sau phẫu thuật 6 tháng đạt từ 0.2 trở lên là 88,9 .
Cũng trong năm 2001, với nghiên cứu kết quả phẫu thuật đặt TTTNT ở
trẻ em của Lê Thị Kim Xuân thì kết quả thị lực tốt sau theo dõi trên 6 tháng là
30,4% .
Bùi Đức Nam (2005) đã nghiên cứu 57 mắt phẫu thuật đặt TTTNT thì
hai ở trẻ em tại Bệnh viện Mắt Trung ương, tuổi trung bình là 6,95 ± 3,42(3
-15 tuổi), trong đó 38 mắt đặt TTTNT hậu phòng và 19 mắt treo cố định vào
củng mạc. Kết quả thị lực sau 3 tháng từ 0,5 trở lên đạt 23,5%, sau 6 tháng đạt
24,4%, kết quả thị lực giữa hai nhóm đặt TTTNT hậu phòng và treo cố định
vào củng mạc không có sự khác biệt do số lượng bệnh nhân nghiên cứu còn ít
và thời gian theo sau phẫu thuật ngắn .



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status