đánh giá kết quả lâu dài của phẫu thuật điều trị lác trong cơ năng bẩm sinh tại khoa mắt trẻ em bệnh viện mắt trung ương - Pdf 23

1
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
HONG ANH
KếT QUả LÂU DàI CủA PHẫU THUậT
ĐIềU TRị LáC TRONG CƠ NăNG BẩM SINH
LUN VN THC S Y HC
H NI 2012
2
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
HONG ANH
KếT QUả LÂU DàI CủA PHẫU THUậT
ĐIềU TRị LáC TRONG CƠ NăNG BẩM SINH
Chuyờn ngnh : Nhón khoa
Mó s : 60.72.56
LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
TS. Lấ TH KIM XUN
H NI - 2012
3
Chữ viết tắt
BN : Bệnh nhân
DVD : Lác đứng phân ly
IOOA : Quá hoạt chéo bé
LTCNBS : Lác trong cơ năng bẩm sinh
NC : Nghiên cứu
PD : Diop lăng kính
PT : Phẫu thuật
RGNC : Rung giật nhãn cầu
TE : Trẻ em

5
sau 8 năm trên những bệnh nhân có độ lác lớn tới trung bình là 65PD ( Gole
GA và cộng sự - 2011[38]). Cùng với sự phát triển của trình độ chuyên môn,
kỹ thuật và các trang thiết bị giúp cho việc thực hiện phẫu thuật chiếm tỉ lệ
cao và dễ hơn, nên hiện nay nhiều nghiên cứu cho thấy rằng phẫu thuật điều
trị lác trong cơ năng bẩm sinh có vai trò quan trọng trong việc cải thiện thị lực
và phục hồi chức năng thị giác hai mắt cho bệnh nhân: Tỉ lệ không nhược thị
tăng lên trước mổ là 60%, sau mổ là 78% ( Pulur NK (2004) [41]). Thị giác
cũng được phục hồi 30,6% ( Curtis R (2008) [23]), 36,1% có mức phù thị với
bệnh nhân mổ trước 2 tuổi sau 8 năm ( Trikalinos TA ( 2005) [57].
Ở Việt Nam, nghiên cứu PT điều trị LTCNBS ở BN ≤ 5 tuổi của Đặng
Thị Phương năm 2008 [6] cho thấy kết quả điều trị cân bằng trục nhãn cầu là
80%; 24,2% BN có TG2M ở mức đồng thị tại 6 tháng sau phẫu thuật.
Như vậy đã có một số tác giả trong nước và nước ngoài tiến hành nghiên
cứu về kết quả của phẫu thuật điều trị LTCNBS nhưng chưa có NC nào thực
hiện với thời gian dài hơn trong khi đó ở TE giai đoạn phục hồi hệ thống TG
diễn ra muộn hơn [2],[48].
Để góp phần đánh giá thêm hiệu quả của phẫu thuât điều trị lác trong cơ
năng bẩm sinh với thời gian theo dõi hậu phẫu dài hơn, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: "Kết quả lâu dài của phẫu thuật điều trị lác trong cơ
năng bẩm sinh” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả lâu dài của phẫu thuật điều trị lác trong cơ
năng bẩm sinh tại khoa Mắt trẻ em Bệnh viện Mắt Trung ương.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật.
6
Chương 1
TỔNG QUAN
1. LÁC TRONG CƠ NĂNG BÂM SINH (LTCNBS)
1.1. Định nghĩa
LTCNBS Là bệnh lác cơ năng xuất hiện ngay từ khi trẻ mới sinh hoặc

, độ lác
nhìn xa và gần là như nhau. Đo độ lác bằng nghiệm pháp che mắt và lăng kính ở
trẻ nhỏ thường khó, nên thường đo bằng phương pháp Krimky và Hirchberg
[48],[61].
1.3.3. Khúc xạ
Thường trẻ bị LTCNBS có khúc xạ như trẻ cùng lứa tuổi, nếu có tật
khúc xa thì thường là viễn thị nhưng ít khi cận thị [48],[61]. Theo nghiên cứu
của một số tác giả về LTCNBS thì hầu hết trẻ có viễn thị nhẹ và trung bình
trong đó khoảng 20% lớn hơn +3D, 12% > 4D còn cận thị chỉ dưới 10% [50].
1.3.4. Xoay nhãn cầu
Trẻ thường bộc lộ hạn chế khả năng đưa mắt ra ngoài, sự giả hạn chế vận
nhãn là thứ phát của tật nhìn cố định chéo. Nếu trẻ có thị lực hai mắt cân bằng
thì trẻ sẽ không cần phẩi đưa mắt kia ra ngoài. Trẻ sử dụng mắt đưa vào để
nhìn về phía đối diện. Trong trường hợp ấy sẽ xuất hiện hạn chế vận nhãn ra
ngoài ở hai bên. Nếu có nhược thị thì chỉ có mắt tốt cố định vào vật nhìn nên
mắt bị nhược thị sẽ xuất hiện yếu cơ đưa ra ngoài [48],[61].
1.3.5. Các rối loạn vận nhãn kết hợp với LTCNBS.
* Lác đứng phân ly (Dissociated Vertical Deviation - DVD):
8
DVD bao gồm sự lác mắt lên trên từ từ của một mắt hoặc luân phiên, khi
xoáy măt ra ngoài cũng có thể thấy măt đưa lên trên hoặc khi xoáy măt vào
trong thì măt đưa xuống dưới. DVD có thể ẩn, chỉ xuất hiện khi mắt bị che, có
thể xuất hiện luân hồi hoặc cố định. Phân biệt với lác đứng ở chỗ là DVD
không có lác xuống dưới ở mắt bên kia khi che mắt [46].
DVD được chia làm 4 độ: I, II, III, IV tương ứng với 1mm, 2mm, 3mm,
4mm cao hơn lên trên, sự khác nhau này giữa hai mắt tính từ vùng rìa ở 6 giờ.
DVD có thể xuất hiện sớm khi trẻ 2 tháng tuổi, nhiều nhất ở tuổi thứ hai, sau
3 tuổi tỷ lệ xuất hiện DVD giảm 10% mỗi năm [34]. Tỷ lệ DVD ở bệnh nhân
LTCNBS cao khoảng 72% sau 10 năm theo dõi [34], [50]. Mayer K [44] gặp
13,5%, Kenn JM [40] gặp 15%. Phẫu thuật thẳng trục nhãn cầu sớm của

nhìn xuống, chênh lệch góc lác giữa tư thế nhìn lên và nhìn xuống lớn hơn
hoặc bằng 10 độ lăng kính.
Nguyên nhân là do sự thiểu năng của hai cơ trực ngoài, thiểu năng cơ
chéo bé hoặc gia tăng cơ trực trên [1],[4],[61].
Lác trong có hội chứng chữ V là góc lác tăng khi nhìn xuống, giảm khi
nhìn lên, chênh lệch góc lác giữa tư thế nhìn lên và nhìn xuống lớn hơn hoặc
bằng 15 độ lăng kính. Nguyên nhân là do sự gia tăng của hai cơ trực, thiểu
năng cơ chéo lớn hoặc gia tăng cơ trực dưới [1],[4],[22], [61].
1.4. Chẩn đoán phân biệt
Trong những năm đầu tiên sau sinh có nhiều bệnh có biểu hiện lâm sàng
giống như lác trong cơ năng bẩm sinh gây khó khăn cho quá trình chẩn đoán
và điều trị bởi vì những bệnh này quá trình xủ lí cũng như phương pháp khác
10
hẳn với lác trong cơ năng bẩm sinh, do vậy việc phân biệt các bệnh đó trên
lâm sàng là rất quan trọng.
1.4.1. Giả lác trong
* Nếp quạt: Là nếp da che phủ, lấp một phần góc trong của mắt làm cho
mắt trông giống như bị lác vào trong [1].
* Khoảng cách giữa hai đồng tử hẹp : Khoảng cách giữa đồng tử của hai
mắt gần nhau hơn bình thường nên làm cho mắt có vẻ giống như lác trong [1].
* Góc Kâpp âm : Hoàng điểm nằm ở phía mũi hơn so với trục đồng tử
nên ánh phản quang sẽ nhìn thấy lệch về phía thái dương, do đó mà mắt có vẻ
lác trong [1].
Phân biệt các hiện tượng trên với lác trong cơ năng bẩm sinh thực sự
bằng phương pháp thăm khám Hischberg, cover- uncover test [1].
Hình 1.1. Giả lác trong
1.4.2. Hội chứng Duane typ I
Đây là môt hội chứng bẩm sinh hay gặp ở trẻ em biểu hiện bệnh thường
ở một mắt, chỉ có khoảng 20% có ở cả hai mắt, mắt phải gặp nhiều hơn mắt
trái [1], [42], [55]

đó xuất hiện lác trong với góc lác nhỏ không ổn định và có viễn thị trên 3D,
khi điều chỉnh đủ số kính thì độ lác giảm hoặc hết [1], [42], [55].
1.4.7. Lác trong cảm thụ
Là dang lác thứ phát sảy ra trong trường hợp một mắt bị mù trước hai
tuổi do đó gây lác vào trong. Khi khám cần hỏi kỹ tiền sử bệnh mắt và khám
toàn diện tìm nguyên nhân gây bênh tránh sai sót [55].
2. ĐIỀU TRỊ LÁC TRONG CƠ NĂNG BẨM SINH
12
Điều trị lác trong cơ năng bẩm sinh là làm cho trục nhãn cầu trở về
ttrạng thái cân bằng giữa hai mắt hoặc gần tới trạng thái đó ( ± 5
o
) từ đó tiến
tới nâng cao thị lực và phục hồi thị giác hai mắt để duy trì trạng thái nhìn
thẳng [42], [55]. Điều trị bao gồm các phương pháp:
2.1. Điều chỉnh tật khúc xạ
Đa số bệnh nhân lác trong cơ năng bẩm sinh có viễn thị nên cần phải
chỉnh kính cho bệnh nhân nếu độ viễn thị ≥ + 2D để có được mức thị lực tốt
nhất [42].
2.2. Điều trị nhược thị
Đây là môt khâu rất quan trọng cho việc điều trị lác trong cơ năng bẩm
sinh nên điều trị sớm để nâng cao thị lực tạo điều kiên thuận lợi cho phục hồi
thị giác hai mắt. Có một số phương pháp để điều trị như:
* Phương pháp bịt mắt:
Thời gian bịt mắt và mắt được bịt phụ thuộc vào tình trạng mắt nhược
thị, phương pháp này thực hiện ở trẻ lớn thường khó do trẻ không phối hợp,
mất nhiều thời gian, và ít đem lại kết quả phục hồi thị lực hơn đối với trẻ nhỏ.
* Phương pháp gia phạt:
Bao gồm gia phật xa, gia phạt gần hoặc gia phạt toàn bộ. Thường dùng
dung dịch tra mắt Atropin đơn thuần để điều trị, khi điều trị bệnh nhân được
theo dõi định kỳ để đánh giá tiến triển của nhược thị [1], [55].

trong cơ năng bẩm sinh nên thường phẫu thuật muộn với mục đích giải quyết
vấn đề thẩm mỹ [44], [42], [55]. Ngược lại các tác giả Costenbader (1961),
Taylo (1963), Ing (1981) theo quan điểm của Shavase nghiên cứu thấy phẫu
thuật lác trong cơ năng bẩm sinh trước hai tuổi có thể mang lại thị giác hai
14
mắt ở nhiều mức độ [42], nên từ đó nhiều tác giả đã ủng hộ chọn thời điểm
phẫu thuật sớm hơn : Helveston (1999) [32], Birch (2006) [16].
Kết quả nghiên cứu của Ing (1981) [37] cho thấy mắt lác được phẫu
thuật trong vòng 2 tuổi thì có tới 80% đạt được hợp thị chu biên, còn nhóm
phẫu thuật sau 2 tuổi thì chỉ có 20% có được mức độ thị giác hai mắt này.
Chính vì vậy ngày nay nhiều tác giả đã thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân
sớm hơn vì cho rằng nên phẫu thuật càng sớm càng tốt khi bệnh nhân chưa có
nhược thị, chưa có tổn thương thị giác hai mắt, tổn hại thứ phát ở tổ chức cơ
chưa xảy ra hoặc còn ít, thì phẫu thuật có thể mang lại kết quả tốt hơn [55].
3.2. Phương pháp phẫu thuật
Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật tùy theo từng trường hợp cụ thể
và khả năng, trình độ cũng như sở thích của phẫu thuật viên mà có các
phương pháp khác nhau. Đối với LTCNBS cũng có thể sử dụng nhiều phương
pháp phẫu thuật như:
3.1.2. phẫu thuật làm yếu cơ
- Phương pháp lùi cơ: Đưa chỗ bám của cơ lùi về phía sau. phẫu thuật
này có thể áp dụng với tất cả các cơ ngoại nhãn trừ cơ chéo lớn [1].
- Phẫu thuật cố định hai mép cơ ra sau xích đạo (phẫu thuật Faden):
Khâu cố định thân cơ vào củng mạc phía sau xích đạo, thường phối hợp với
lùi cơ, được chỉ định cho góc lác không ổn định, lác ngang có định thị ngoại
tâm hay nhược thị nặng [1].
- Phẫu thuật cắt buông cơ: Cắt đứt cơ mà không cần khâu lại thường
dùng cho cơ chéo bé[1].
- Phẫu thuật lùi cơ có vòng quai: Cơ lùi được treo vào củng mạc bằng một
vòng quai bằng chỉ ở ngay vị trí cơ bám cũ chứ không khâu lùi ra phía sau.

bên (mm)
3.0 3.5 4.0 4.5 5.0 5.5 6.0
Rút trực ngoài 2
bên (mm)
4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0 9.0
Bảng 1.2. Định lượng với lác qui tụ(mổ một mắt)
Độ lác (PD) 15 20 25 30 35 40 45
Lùi trực
trong(mm)
3.0 3.5 4.0 4.5 5.0 5.5 6.0
Rút trực
ngoài(mm)
40 50 60 70 80 90 90
Hiện nay nhiều phẫu thuật viên thực hiện lùi cơ trực trong với biên độ
lớn 6-6,5mm với trẻ dưới 5 tháng tuổi [61], 7-8mm với trẻ lớn hơn [47],[48].
Tại Việt Nam phương pháp định lượng của Hà Huy Tiến vẫn đang được
áp dụng [1]: Lùi cơ trực trong 1mm khử được 1,5 độ lác, rút cơ trực trong
1mm khử được 2 độ lác, Lùi cơ trực ngoài 1mm khử 1 độ lác, rút cơ trực
ngoài 1mm khử được được 1,5 độ lác. Phối hợp lùi và rút cơ trong cùng một lần
hiệu quả tăng 20%. Ngoài ra các phẫu thuật viên còn áp dụng linh hoạt bảng
định lượng của các tác giả nước ngoài đã mang lại kết quả rất khả quan.
3.3. Kết quả lâu dài của phẫu thuật điều trị lác trong cơ năng bẩm sinh
3.3.1. Kết quả về cân bằng trục nhãn cầu sau phẫu thuật
Theo tác giả Klaingguti G và cộng sự (2007) đánh giá trên 84 bệnh nhân và
theo dõi trong 5 năm cho thấy tại thời điểm nghiên cứu cân bằng trục nhãn cầu ở
mức từ 0
o
- 5
o
đạt 67%, 23% đạt từ > 5

dõi tới 1 năm thấy tỉ lệ không nhược thị tăng lên từ 60% trước mổ tới 78%
sau mổ tại thời điểm 1 năm [ 41]. Kết quả về vận động và cảm thụ không có
sự khác nhau nếu việc điều trị nhược thị được trì hoãn cho tới lúc phẫu thuật
sớm, thực tế một số bệnh nhân nhược thị tự hết sau phẫu thuật mà không sử
dụng biện pháp điều trị nhược thị nào Lam GC [43]. Theo tác giả Keenal MJ
nghiên cứu trên 40 trẻ được phẫu thuật có 26 trường hợp được điều trị nhược
thị trước mổ cho tới lúc phẫu thuật vẫn còn 9 bệnh nhân nhược thị. Sau khi
18
được phẫu thuật tại thời điểm theo dõi trong 9 bệnh nhân nhược thị trước mổ
tỉ lệ không nhược thị sau mổ là 66,6%, tác giả cho rằng giảm thị lực vẫn còn
tồn tại tại thời điểm sau phẫu thuật có liên quan đến lệch khúc xạ và làm cho
nhược thị tái phát. Các tác giả đều cho rằng sau khi được điều trị phẫu thuật
tình trạng nhược thị được cải thiện rõ rệt, không nhược thị tăng, tuy nhiên đối
với những trường hợp có nhược thị trước và sau phẫu thuật kể cả những
trường hợp chưa được điều trị nhược thị trước phẫu thuật thì sau phẫu thuật
vẫn cần phải tiếp tục điều trị phục hồi thị lực tích cực mới có thể phục hồi thị
lực sau phẫu thuật một cách tốt nhất.
3.3.3. Kết quả về phục hồi thị giác hai mắt
Tác giả Birch EE (2006) tiến hành nghiên cứu trên 50 bệnh nhân đã phẫu
thuật lác trong cơ năng bẩm sinh và được theo dõi đánh giá kết quả tai các
thời điểm sau mổ 4 năm và 17 năm thấy rằng thị giác hai mắt ở mức đồng thị
đạt được tới 78%, tác giả cũng cho rằng phẫu thuật sơm sẽ đạt được thị giác
hai mắt cao hơn. các năm về trước cũng đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy
kết quả về thị giác hai mắt đạt được sau phẫu thuật lác trong cơ năng bẩm
sinh là khá tốt, như nghiên cứu của Ing (1981) cho thấy theo dõi sau phẫu
thuât được 7 năm có 80% bệnh nhân có phù thị chu biên ở nhóm bệnh nhân
trước hai tuổi, 20% có phù thị chu biên ở nhóm bệnh nhân trên hai tuổi.
Theo Simonz HJ (2005) [54] theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật thấy
13,5% bệnh nhân có phù thị (test Tismus) khi trẻ được sáu tuổi với nhóm
được phẫu thuật trước hai tuổi, còn nhóm phẫu thuật sau hai tuổi chỉ đạt 3,9%

nghiên cứu của nước ngoài là rất khả quan, góp phần tránh được nguy cơ mất
20
thị lực, mất khả năng phục hồi thị giác hai mắt dẫn tới mù lòa và ảnh hưởng
tới thẩm mĩ của trẻ. Tuy nhiên kết quả đạt được cũng vẫn còn liên quan đến
rất nhiều yếu tố do tính chất bệnh, do tuổi bệnh nhân , nên tỉ lệ phải phẫu
thuật bổ xung vẫn còn cao.
Tuổi và kết quả phẫu thuật: đây là một yếu tố đã được nhiều tác giả chú
ý đối với phẫu thuật lác trong cơ năng bẩm sinh, vì theo đặc điểm sinh lí của
quá trình phát triển thị lực và thị giác hai mắt của bệnh nhân diễn ra trong thời
kỳ bệnh tiến triển của bệnh: 3 đến 4 tháng đầu tiên thị lực phát triển nhanh
chóng [45],[53] và thị giác hai mắt được hình thành và phát triển vào khoảng
tháng thứ 2 và 3 sau đó tiếp tục hoàn thiện đầy đủ cho tới lúc 5 đến 6 tuổi, còn
giai đoạn phục hồi thị giác hai mắt thì diễn ra muộn hơn (đến 9 tuổi) [49], [2],
[7]. Theo tác giả Trikalinos TA (2005) [57] phẫu thuật cho 3 nhóm trẻ ở các
lứa tuổi ≤ 6 tháng, 7 đến 24 tháng, 25 đến 48 tháng thấy bệnh nhân đạt được
thị giác hai mắt với mức phù thị sau phẫu thuật lần lượt là 36,1%,17,2%,
5,1% sau 8 năm. Tác giả Klaiguti G (2007) [42] tiến hành nghiên cứu trên 82
bệnh nhân được phẫu thuật trước 2 tuổi theo dõi sau 5 năm cho thấy cân bằng
trục NC ở mức tốt là 67%, thị lực tăng sau mổ tới 62%, đồng thời thị giác hai
mắt đat được 53%. Không có nhược thị nặng, tuy nhiên có 10% có mức cân
bằng trục nhãn cầu ở mức kém và tỉ lệ phải phẫu thuật bổ xung là 9,7%.
Ngoài ra theo tác giả Murray ADN (2007) theo dõi trên 2 nhóm bệnh
nhân được phẫu thuật trước và sau 24 tháng tuổi đều không được điều trị
nhược thị trước và sau mổ khi bệnh nhân được 8 tuổi thấy rằng mức độ thị
giác hai mắt của nhom mổ sau 2 tuổi kém hơn.
Độ lác và kết quả phẫu thuật: Nhiều tác giả nghiên cứu cho thấy rằng
với lác trong cơ năng bẩm sinh nếu chẩn đoán chính xác độ lác và phẫu thuật
tốt thì sẽ đem lại kết quả thành công cao cho dù có độ lác khác nhau. Tác giả
21
Birch EE (2006) [16] nghiên cứu trên 50 bệnh nhân có độ lác trung bình là

IOOA gặp là 30% và làm cho tỉ lệ phải phẫu thuật lần tiếp theo tăng . Theo
22
Keskinbora KH (2004) [41] nghiên cứu trên 214 bệnh nhân lác trong cơ năng
bẩm sinh đã phẫu thuật theo dõi từ 36 tháng đến 96 tháng cho thấy tỉ lệ phẫu
thuật lại lần tiếp theo do DVD là 18%, và IOOA cũng là 18% . Tác giả
Helveston MD (1999) nghiên cứu trên bệnh nhân mổ trước 2 tuổi cho rằng
DVD có ở hầu hết các trẻ em được phẫu thuật và sự tiến triển của nó không
liên quan đến thời điểm phẫu thuật trước 24 tháng tuổi. Các tác giả cho rằng
các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật lác trong cơ năng bẩm sinh bao
gồm : Tuổi phẫu thuật, tình trạng nhược thị, lác đứng phân ly, quá hoạt chéo
bé, rung giật nhãn cầu ẩn, và các phương pháp phẫu thuật áp dụng
3.5.Tình hình phẫu thuật LTCNBS tại Việt Nam
Ngay sau khi thành lập Viện Mắt Trung Ương (1957) vào những năm đầu
tiên tại khoa mắt trẻ em đã tiến hành phẫu thuật lác cho cả người lớn và trẻ
em, cũng từ đó đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các lĩnh vực khác nhau của
bệnh lác như: Hà Huy Tiến (1975) [12] nghiên cứu về định lượng trong phẫu
thuật lác cơ năng trong đó có LTCNBS và bảng định lượng này vẫn được hầu
hết các phẫu thuật viên áp dụng rộng rãi.
Năm 2002 Luân Thị Loan – Hà Huy Tiến “ Nghiên cứu các hình thái lâm
sàng lác cơ năng quy tụ và kết quả xử lý phẫu thuật” trong đó có 49 bệnh
nhân LTCNBS được phẫu thuật trên 3 tuổi, nhóm từ 3-5 tuổi chỉ chiếm
22,44%, tỷ lệ mất TG2M là 59% [4].
Năm 2008 nhóm nghiên cứu của Đặng Thị Phương “ Đánh giá kết quả
phẫu thuật điều trị lác trong cơ năng bẩm sinh”cho thấy kết quả thẳng trục
nhãn cầu sau phẫu thuật 6 tháng chiếm 80%, tỷ lệ không nhược thị tăng, thị
giác hai mắt được phục hồi dần: Trước phẫu thuật 100% bệnh nhân thử thị lực
được không có TG2M, sau phẫu thuật 6 tháng 24,2% bệnh nhân có TG2M ở
mức đồng thị.
23
Trong những năm gần đây tại khoa Mắt Trẻ Em Bệnh viện Mắt Trung

-Hộp thử kính
-Bộ lăng kính
-Máy soi đáy mắt
-Máy soi bóng đồng tử, thước Parent, máy đo khúc xạ tự động.
-Máy Synoptophore
- Bảng Titmus (đánh giá mức độ phù thị)
-Máy sinh hiển vi khám bệnh.
-Một số thuốc giãn đồng tử liệt điều tiết: Atropin 0,5%, Cyclogyl 1%.
* Phương tiện theo dõi.
- Hồ sơ bệnh án lưu.
- Bệnh án nghiên cứu.
- Các tài liệu tham khảo khi nghiên cứu.
2.2.4. Tiến hành nghiên cứu.
- Chúng tôi tập hợp toàn bộ hồ sơ của những bệnh nhân trong đối tượng
nghiên cứu, thu thập thông tin trong hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân
thuộc tiêu chuẩn lựa chọn.
- Gửi thư mời bệnh nhân đến khám lại.
- Tiến hành khám đánh giá bệnh nhân theo các tiêu chuẩn nghiên cứu.
- Điền các thông tin cần đánh giá vào phiếu nghiên cứu.
* Đánh giá tình hình bệnh nhân
+ Dựa vào thông tin lấy từ hồ sơ lưu bao gồm:
- Phần hành chính: tuổi, giới, địa chỉ của bệnh nhân và người nhà
- Tình trạng bệnh nhân:

Trích đoạn BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ LÂU DÀI SAU PHẪU THUẬT Kờ́t quả vờ̀ thị giỏc hai mắt sau phẫu thuật Nhận xột kờ́t quả phõ̃u thuọ̃t liờn quan đờ́n cỏc Phương phỏp phẫu Mối liờn quan giữa độ tuổi được phẫu thuật và kết quả phẫu thuật
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status