Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa của chùa đậu - Pdf 56

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGÔ THỊ LY

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA
CHÙA ĐẬU (THƯỜNG TÍN – HÀ NỘI)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGÔ THỊ LY

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA
CHÙA ĐẬU (THƯỜNG TÍN – HÀ NỘI)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
Người hướng dẫn khoa học

ThS. Nguyễn Thị Nhung



DANH MỤC VIẾT TẮT
QG – Quốc gia
ĐCN – Đầu Công nguyên
BTC – Ban tổ chức
UBND – Uỷ ban nhân dân


MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4
6. Bố cục của đề tài ......................................................................................... 5
NỘI DUNG...................................................................................................... 6
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CHÙA VÀ HỆ THỐNG CHÙA THỜ TỨ
PHÁT TẠI VIỆT NAM.................................................................................. 6
1.1. Khái quát chung ...................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm về chùa ................................................................................. 6
1.1.2. Chức năng của chùa Việt Nam............................................................. 6
1.1.3. Khái quát cấu trúc chùa Việt ................................................................ 9
1.1.4. Khái quát kiến trúc chùa Việt ............................................................. 10
1.2. Hệ thống chùa thờ Tứ Pháp tại Việt Nam........................................... 13
1.2.1. Tứ Pháp là gì? ..................................................................................... 13
1.2.2. Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp tại Việt Nam............................................... 15
Chương 2. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA CHÙA ĐẬU THƯỜNG TÍN HÀ NỘI.......................................................................................................... 29
2.1. Khái quát về chùa Đậu.......................................................................... 29
2.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................ 29

cảnh chung của sự nghiệp đổi mới, bên cạch những biến đổi đáng khích lệ về
mặt kinh tế, đời sống tinh thần của nhân dân ta có nhiều khởi sắc và nảy sinh
nhu cầu phục hồi nền văn hóa truyền thống.
Trong những tôn giáo được nhà nước công nhận (gồm: Phật giáo,
Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Đạo Cao Đài , Hòa Hảo, Hồi Giáo...), Phật giáo
là tôn giáo lớn nhất và số lượng tín đồ đông nhất ở Việt Nam, Phật giáo có
một vị trí quan trọng trong cơ cấu tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa Việt Nam
hiện nay nó đang được phục hồi và phát triển. Nhiều ngôi chùa được xây
dựng lại, tu bổ thêm, với những lễ nghi phong phú, đa dạng. Điều đó ảnh
hưởng không hề nhỏ đến đời sống tín ngưỡng , tôn giáo của các cộng đồng
dân cư.
Hà Nội là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của nước ta từ
ngàn đời nay. Đồng thời Hà Nội cũng là trung tâm Phật giáo lớn mang tính
đặc thù Việt Nam từ truyền thống tới hiện đại. Hà Nội đang diễn ra quá trình
đô thị hóa mạnh mẽ để hòa nhịp với nền kinh tế thị trường.
Hà Nội thực sự là một trung tâm du lịch rất lớn, thu hút mỗi năm hàng
triệu khách thăm. Nơi đây đứng đầu cả nước với gần 10% tổng số di tích,
trong đó có 1164 di tích cấp quốc gia và QG đặc biệt. Có thể tìm các tài liệu
chuyên khảo hoặc đi xem tận mắt những di chỉ khảo cổ tập trung dày đặc ở
ven sông Hồng, sông Đáy và sông Đuống để thấy rõ hơn vị thế đã có từ xưa.
Cạnh con sông Nhuệ hiền hòa, có một con đường gập ghềnh đất đá đưa
vào sâu trong làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín. Nằm biệt
lập ở một góc làng, giữa mênh mông ruộng nước, cánh đồng bao bọc là Chùa

1


Đậu, ngôi chùa nổi tiếng vì kiến trúc nơi đây mang những nét đặc trưng của
nền nghệ thuật dân gian hưng thịnh từ thế kỷ XVII và kiến trúc mang hơi
hứng gợi nhớ đến các Vương triều (thời Lý – Trần – Lê – Nguyễn). Nơi đây

Nói về chùa Đậu thì có rất nhiều các bài báo hay những cuốn sách nói về
chùa Đậu.
+ Nguyễn Văn Công, Huyền bí tượng táng chùa Đậu. Đây là bài được
viết trên báo saigondautu.com. Bài báo nói về một hình thức mai táng hiếm
gặp trên thế giới. ở nước ta hình thức mai táng này xuất hiện lần đâu tiên vào
thế kỉ XVII, khi hai thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường được đệ tử
giữ nguyên thân xác khi qua đời tại chùa Đậu( thôn Gia Phúc, xã Nguyễn
Trãi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội)
+ Trần Mai, Thăm chùa Đậu chốn linh thiêng , cổ kính. Được viết trên
báo Hà Nội- Thủ Đô Của Chúng Ta (hanoi.qdnd.vn) được viết ngày
07/04/2017. Chùa Đậu nới thờ bà Đậu hay bà Pháp Vũ, một trong bốn nữa
thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Chùa được khởi dựng từ thế kỉ III
và sang cất khang trang vào thời Lý. Chùa Đậu được trung tu theo hệ thống tứ
pháp của nhà Phật vào thời Lê (thế kỉ XVII - XVIII). Năm 1994 chùa được
xếp hạng di tích lịch sử và nghệ thuật loại A. Chùa Đậu được Trung tâm Sách
kỉ luật Việt Nam là ngôi chùa có tượng nhục thân đầu tiên tại Việt Nam và
xác nhận kỉ lục có Quyển sách ghi lịch sử chùa bằng đồng xưa nhất Việt Nam.
+ Nguyễn Ngọc Tín, Chùa Đậu- một di sản văn hóa giá trị của dân tộc,
viết trên BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA (baotanglichsu.vn). Viết về kiến
trúc của chùa và nơi đây còn giữ lại hai xá lợi của hai vị thiền Sư Vũ Khắc
Minh và Vũ Khắc Trường.
+ Võ Văn Tường, Chùa Đậu – Thành Đạo Tự nơi thờ nhục thân hai
Thiền sư Đạo Chân và Đạo Tâm. Được viết trên báo Giác Ngộ online. Viết về
Xá lị đầu tiên tại Việt Nam, và cuốn sách đồng xưa nhất Việt Nam.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
+ Khẳng định giá trị văn hóa và giá trị lịch sử Chùa Đậu, chùa là một
trong những ngôi chùa thờ Tứ Pháp (Vân, Vũ, Lôi, Điện tức là Mây, Mưa,



NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CHÙA VÀ HỆ THỐNG CHÙA THỜ TỨ
PHÁT TẠI VIỆT NAM
1.1. Khái quát chung
1.1.1. Khái niệm về chùa
Trong văn hóa đời sống của người Việt Nam có rất nhiều nơi thờ cúng
khác nhau như đình, đền, chùa, miếu, phủ, quán, am… Nhưng không phải ai
cũng hiểu được ý nghĩa của những địa điểm thờ cúng đó.
“Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi tập trung sinh
hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni. Mọi người kể
cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng
kinh hay thực hành các nghi lễ Phật giáo.
Ở một số nơi, chùa cũng là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư.”
Trích báo Hành Trình Tâm Linh ()
1.1.2. Chức năng của chùa Việt Nam
Ngôi chùa từ lâu đã hiện hữu và gắn bó thiết thân trong mỗi chúng ta.
Khắp nơi nơi trên cả nước, ở đâu cũng có chùa, lớn có, nhỏ có, kim có, cổ có,
tất cả đã trở thành một .
Về tác dụng của ngôi chùa, trước hết phải nói ngôi chùa mang chức năng
là một cơ sở giáo dục. Nói chung, dù chùa nhỏ hay lớn, đơn sơ hay hoành
tráng, đều có chung một mục đích là mang tính tác dụng giáo dục. Thử nhìn
lại, những giai đoạn hưng vong, thịnh suy của dân tộc và Phật giáo, lịch sử đã
chứng minh, bất luận thời nào, ngôi chùa cũng đóng một vai trò quan trọng
trong việc điều hướng giáo dục quần chúng nhân dân. Có thể nói chùa là cái
nôi là cái lò rèn luyện chuyên đào tạo cho mọi người hướng thiện tu hành.
Có những ngôi chùa trở thành như một ngôi trường làng, đề ra chương
trình giáo dục thực tiễn nhằm xây dựng đạo đức nhân bản cho con người.
Mục đích là nhằm đào tạo con người có được đời sống tâm linh phong phú và


“Chùa là một biểu tượng thiêng liêng thấm sâu vào lòng dân tộc Việt từ ngàn
xưa. Như nước thắm sâu vào lòng đất. Dù đã trải qua mấy ngàn năm thăng
trầm, thịnh suy, vinh nhục, vật đổi sao dời, qua phân ly tán, nhưng hình ảnh
của ngôi chùa vẫn mãi mãi hiên ngang hiện hữu tồn tại trong lòng người dân
Việt”.
Đúng như lời thơ của Vũ Hoàng Chương đã viết:
“Dân tộc ta không thể nào thua
Ðạo Phật ta đời đời sáng lạn
Dầu trải mấy qua phân ly tán
Nhưng vẫn còn núi còn sông
Còn chót vót mãi ngôi chùa”.
Ðây cũng còn là nơi để chúng ta tôn thờ hướng lòng tri ân và báo ân đối
với các bậc tiền nhân, những vị đã có công lao dựng nước và giữ nước, gần
nhất là các đấng sinh thành đã dày công khó nhọc giáo dưỡng chúng ta nên
người.
Về giá trị đạo đức, “ngôi chùa còn có tác dụng trực tiếp hướng dẫn con
người hướng thiện. Nền luân lý đạo đức của Phật giáo dạy người Phật tử phải
ăn ở hiền lành”. Năm giới cấm của người Phật tử tại gia, đó là 5 nguyên lý
đạo đức căn bản mà người Phật tử phải giữ gìn cẩn thận. Ðồng thời phải ý
thức và áp dụng lý nhân quả vào đời sống. Có thế thì người Phật tử mới tránh
được những điều tội lỗi. Ðó là hướng tiến thăng hoa đạo đức của người Phật
tử trong việc tu thân tề gia và đem lại nhiều lợi ích cho nhân quần xã hội. Thử
hỏi được thế do đâu? Nếu không có ngôi chùa, thì làm sao người Phật tử có
thể quy tụ công phu thực tập tu học thành công như thế.
Như vậy, ngôi chùa ngoài hình thức ngoại diện như lối kiến trúc thẩm
mỹ mang tính chất nghệ thuật tuyệt hảo biểu trưng đầy đường nét hoa văn dân
tộc tính ra, nó còn có nhiều chức năng nhằm nuôi dưỡng đời sống tâm linh và
đóng góp xây dựng nếp sống đạo đức hiền hòa cao đẹp cho con người theo


trình kiến trúc khác ở giữa. Về mặt bằng, bố cục chùa phía trong có dạng chữ
Công, phía ngoài có khung bao như chữ Khẩu hoặc chữ Quốc.
1.1.4. Khái quát kiến trúc chùa Việt
Trong khuôn viên chùa, người ta xây dựng các hạng mục công trình
theo hai cách. Một là cấu trúc theo mô hình chữ “quốc”, hai là cấu trúc theo
mô hình chuôi vồ và phân chia thành năm khu vực kiến trúc trung tâm, tiền,
hậu, tả, hữu. Tại khu vực trung tâm, công trình kiến trúc được ưu tiên là tòa
tiền đường, thiêu hương, tòa tam bảo, hai tòa hành lang và nhà tổ. Hai tòa
hành lang được dựng vuông góc với tòa tiền đường và nối từ hai đầu nhà tiền
đường và hai đầu nhà tổ, tạo thành khố kiến trúc khép kín.


Thông thường, tòa tiền đường của những ngôi chùa thuộc Phật giáo Bắc
tông của các làng hầu hết là hướng Tây hoặc Tây – Nam, Tây – Bắc núi.
Người ta chỉ chọn hướng khác khi không chọn được ba hướng trên. Ngôi chùa
cũng có chiều cao vừa phải, không cao quá.
Tại kiến trúc trước (mặt tiền) có tam quan và gác chuông.
Tam quan: đơn giản chỉ là có cái cổng có ba cửa để vào chùa. Trước đây
và cả hiện nay có người nhận nhầm tam quan là tam quán và giải thích đó là
biểu tượng ba phép quán của Phật giáo là Không quán, Giả quán và Trung
quán. Thực ra tam quan chỉ là tam quan, tức là cái cổng có ba cửa. Trong sách
Quan Âm thị Kính, sư thầy khuyên tiểu Kính tâm khi tiểu bị bắt vạ, có câu:
“Dù oan hay con không oan
Thì con hãy ở tam quan mái ngoài”.
Cũng có chùa, tầng trên của tam quan được dùng làm gác chuông.
Gác chuông thông thường được làm hai tầng. Tầng trên dùng để treo
chuông, tầng dưới được cổng vào chùa ( nêu tam quan đồng thời là gác
chuông). Nhưng thông thường , tam quan và gác chuông là hai đơn nguyên
xây dựng khác nhau, và như vậy, tầng dưới của gác chuông, người ta bày
tượng tứ trấn với hình dáng đâù đội mũ trụ, người mặc võ phục, tay cầm võ

sinh động. Các bức hoành phi, câu đối, cuốn thư đó, một mặt, giới thiệu cho
người đến thăm chùa biết nơi thờ đó gọi là gì, vị được thờ đó là ai, hành trạng
của vị đó như thế nào, mặt khác cũng tạo không gian thờ tự thêm phong phú
về phương diện văn hóa.
Vật liệu được dùng để xây dựng chùa, ở buổi ban đầu là tranh tre, trình
tường đất, sau mới dùng đá ong (nơi có núi). Sau này mới có khung gỗ, xây
tường gạch, lợp ngói.
Khác với nhiều ngôi chùa ở Trung Quốc, các ngôi chùa cổ ở Miền Bắc
Việt Nam không có các tòa: điện Văn Phù, điện Phổ Hiền, điện Già lam và
cũng không có lầu trống (đối diện với lầu chuông), quy mô xây dựng các tòa


nhà cũng nhỏ hơn nhiều, khuôn viên chùa cũng không mở rộng như nhiều
chùa ở Trung Quốc (trừ một số ngôi chùa mới được xây dựng gần đây)
1.2. Hệ thống chùa thờ Tứ Pháp tại Việt Nam
1.2.1. Tứ Pháp là gì?
Theo Bách khoa toàn thư mở ( ) “Tứ pháp là một
danh từ để chỉ các Phật, Bồ Tát được dân gian coi như các nữ thần trong tín
ngưỡng Việt Nam gồm: Mây – Mưa – Sấm – Chớp, đại diện cho các hiện
tượng tự nhiên có vai trò quan trọng trong xã hội nông nghiệp. Sau này
khi Phật giáo vào Việt Nam thì xuất hiện tín ngưỡng Tứ pháp với truyền
thuyết về Phật Mẫu Man Nương”. Tuy cai quản các vấn đề tự nhiên như
Vân - Vũ - Lôi - Điện (mây, mưa, sấm, chớp) nhưng khái niệm Tứ Pháp khác
với các Thần trong tín ngưỡng dân gian ở chỗ: nếu chư thần là cái gì đó thuộc
vê tự nhiên có quyền năng ban phúc giáng họa thì Tứ Pháp là do Phật, Bồ Tát
vì tâm đại bi hóa hiện ra để thỏa mãn các mong cầu của chúng sinh, tức Tứ
Pháp cũng là giả danh mà bản thể căn bản là Từ Bi, Trí tuệ. Như vậy Tứ
Pháp là sự "Phương Tiện" biến hóa các Bồ Tát ra các Vị cai quản các hiện
tượng tự nhiên để cho nhân dân cầu mưa, cầu mát chứ không phải các thần tự
nhiên thâm nhập vào Phật giáo, tuy là có điểm chung nhưng ý nghĩa lại khác

Tướng – Trí Quả cũng nêu biểu các giai đoạn tu tập Phật giáo chứ không phải
tín ngưỡng thần linh.
Các tượng Tứ Pháp rất đặc biệt, tuy các tượng còn tồn tại đa số là tạc lại
vào thế kỷ XVII - XVIII, được gọi là các "bà" nhưng tượng không hề ảnh
hưởng của tín ngưỡng Mẫu bản địa vốn phát triển giai đoạn này mà vẫn giữ
được những nét cổ kính như khuôn mặt của phụ nữ Ấn độ, dáng cao to (Pháp
vân) và điểm chung là đầu tượng là đầu "bụt ốc'' tức tóc xoăn bện lại như các
pho tượng Phật. Đây là hình ảnh khác xa với tên gọi các "bà" hay hình ảnh
mẫu, nữ thần đương thời. Tượng Tứ Pháp lại không bao giờ tạc bầu ngực của
phụ nữ thay vào đó cơ thể mang đậm phong các Nam giới, có lẽ cách gọi các
"bà" và tượng tạc thân nam là dạng kết hợp Từ Bi – Trí

Tuệ của nhà Phật

(trong Phật giáo người nam biểu thị cho phương tiện, từ bi, người nữ biểu
hiện cho trí tuệ, các Phật, bồ tát là các vị viên mãn hay tích lũy hai phẩm tính
này). Mặc dầu phần đầu các pho tượng Tứ Pháp được tạc giống như chư Phật
nhưng các tượng này thường là tượng sơn son chứ không thếp vàng như
tượng Phật.
Trong bốn vị Tứ Pháp thì Pháp Vân, Pháp Vũ là hai vị được thờ cúng
rộng rãi nhất. Thông thường Pháp Vân được coi là vị đại diện cho cả Tứ
Pháp.Ở bất cứ tôn giáo nào, ngoài những ý tưởng xây nên học thuyết, bên
cạnh đó là cả một hệ thống kiến trúc minh họa cho ý tưởng trên, các công
trình kiến trúc hoàn thành dựa trên nhận thức, thói quen, sở thích xây dựng


của mỗi dân tộc, cho nên khó mà nói rằng các công trình kiến trúc bằng đá đã
hơn các dạng kiến trúc được dựng từ các chất liệu khác.
1.2.2. Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp tại Việt Nam
1.2.2.1. Khái niệm tín ngưỡng là gì?

đều sản sinh và tồn tại trong một môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa
mà con người đang sống, theo cách suy nghĩ và cảm nhận của nền văn hóa
đang chi phối họ”.
Thứ tư “tín ngưỡng không tồn tại một cách đơn lẻ mà còn tồn tại với
nhiều hình thức văn hóa khác nhau để thể hiện niềm tin của con người
bằng các hành vi cụ thể”. Nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh thì có
cách nhìn cụ thể hơn: “Bản thân các tôn giáo tín ngưỡng đã là một hình
thức văn hoá đặc thù, đấy là chưa kể, trong quá trình hình thành và phát
triển, mỗi tôn giáo tín ngưỡng bao giờ cũng sản sinh, tích hợp trong nó
những hiện tượng, những sinh hoạt văn hoá nghệ thuật”. Thực chất, tín
ngưỡng thực ra còn là môi trường sản sinh và bảo tồn nhiều sinh hoạt văn
hoá dân gian. Con người muốn chuyển đạt nguyện vọng của mình lên thần
linh thì phải cần có các công cụ, phương tiện như: Múa hát, tượng thờ,
nghi lễ, phẩm vật, nơi thờ cúng… Đặc biệt, một ví dụ hết sức xác thực,
điển hình mà Ngô Đức Thịnh đã đưa ra là: “ Từ nhân lõi tôn giáo tín
ngưỡng này, đạo Mẫu đã sản sinh và tích hợp nhiều yếu tố, giá trị văn
hoá: Văn học đạo Mẫu, diễn xướng đạo Mẫu (âm nhạc, múa, hát chầu
văn, sân khấu), kiến trúc và nghệ thuật trang trí, lễ hội và sinh hoạt cộng
đồng gắn với đạo Mẫu”.
Thứ năm, bên cạnh sự giống nhau, đó là “niềm tin vào cái thiêng của
con người, tín ngưỡng và tôn giáo còn có sự khác biệt ở các yếu tố thuộc
về tôn giáo như: Giáo chủ, giáo lý, giáo điều và giáo hội mà tín ngưỡng
không có. Ngoài ra, ở nước ta, tín ngưỡng và tôn giáo còn có sự giao thoa


lẫn nhau, do đặc tính dung hòa - một đặc điểm truyền thống của văn hóa
dân tộc”. Chính vì thế, không thể không quan tâm tìm hiểu đến sự hiện
diện của các yếu tố tôn giáo trong sinh hoạt tín ngưỡng và ngược lại. Ở
góc độ khác, trong thực tiễn, các tín ngưỡng dân gian và tôn giáo lại có sự
lồng ghép với nhau trên một số nguyên lý, từ đó, thống nhất về mặt lịch sử

hiện tượng này được làm bởi “phép của một vị thần nào đó”: Phép làm ra mây
do thần Mây Pháp Vân đảm trách, phép làm ra Mưa do Pháp Vũ đảm nhiệm,
phép làm Chớp do Pháp Điện phụ trách, phép làm ra Sấm do Pháp Lôi đảm
trách. Chắc chắn là trước khi Phật giáo du nhập vào nước ta, người nông dân
Việt có sẵn các thần mây, mưa, sấm, gió mang tính bản địa của mình, bởi
trong thế giới quan của những cư dân trồng lúa nước không thể vắng bóng
những lực lượng siêu nhiên có khả năng tác động đến sự thành bại của một vụ
gieo trồng, nhất là điều kiện canh tác của người Việt khi ấy còn phụ thuộc rất
nhiều vào thiên nhiên. Trong một một chu kì phát triển thì nước và ánh sáng
rất cần cho sự phát triển của cây lúa theo từng giai đoạn. Vậy việc lựa chọn
đúng thời điểm để gieo trồng là điều kiện cần thiết cho từng giai đoạn phát
triển của cây lúa và ứng biến linh hoạt với từng loại thời tiết nhất định, chính
vì vậy là lượng nước cũng như ánh sáng tự nhiên sẽ cung cấp cho cây lúa
rong những giai đoạn nhất định. Nhưng trên thực tế thì chọn đúng thời điểm
gieo trồng cũng chưa đủ, bởi những nét khí hậu của vùng châu thổ sông Hồng
là nhiệt đới ẩm gió mùa đây là khí hậu thích hợp cho việc trồng lúa nước thì
thời tiết ở đây lại luôn biến đổi theo cái nền cơ bản đó, không phải năm nào
thời tiết cũng chiều lòng người (mưa thuận gió hòa) mà còn mưa nắng thất
thường tùy vào lượng mưa và thời điểm mưa nữa, đến lúc cây lúa cần nước
thì thời tiết lại khô hạn, còn những lúc cây lúa chuẩn bị được gặt thì mưa
trắng đồng... Nên lúc này đòi hỏi con người với thiên nhiên không chỉ dừng ở
mức đủ nước và ánh sáng nữa mà còn nâng lên đến mức lượng nước và ánh
sáng phải thích hợp với vụ gieo trồng (tức là mưa nắng phải thì) bởi trong chu



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status