Người thực hành trong đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ - Pdf 57

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM DUY HƢNG

NGƢỜI THỰC HÀNH TRONG ĐỒNG PHẠM
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TRÊN CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ
THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM DUY HƢNG

NGƢỜI THỰC HÀNH TRONG ĐỒNG PHẠM
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TRÊN CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: GS.TS ĐỖ NGỌC QUANG

HÀ NỘI - 2018

1.2.1. Dấu hiệu chủ thể của ngƣời thực hành trong đồng phạm ................... 10
1.2.2. Dấu hiệu hành vi khách quan của ngƣời thực hành trong vụ án
đồng phạm ........................................................................................... 13
1.2.3. Dấu hiệu lỗi của ngƣời thực hành trong đồng phạm........................... 14
1.2.4. Phân loại ngƣời thực hành trong đồng phạm ...................................... 15
1.3. Phân biệt ngƣời thực hành với những ngƣời đồng phạm khác .... 19
1.3.1. Phân biệt ngƣời thực hành với ngƣời tổ chức trong đồng phạm ........ 19
1.3.2. Phân biệt ngƣời thực hành và ngƣời xúi giục trong đồng phạm......... 21
1.3.3. Phân biệt ngƣời thực hành và ngƣời giúp sức trong đồng phạm ........ 22
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 26
1.2.

Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ
NGƢỜI THỰC HÀNH TRONG ĐỒNG PHẠM VÀ THỰC
TIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ...................... 28
Quy định của Luật Hình sự Việt Nam về ngƣời thực hành
trong đồng phạm ............................................................................... 28
2.1.1. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về ngƣời thực hành
trong đồng phạm ................................................................................. 28
2.1.


2.1.2. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về ngƣời thực hành
trong đồng phạm ................................................................................. 31
2.2. Thực tiễn xét xử ngƣời thực hành trong đồng phạm trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2013 đến năm 2017 và những khó
khăn, vƣớng mắc trong áp dụng pháp luật hình sự....................... 35
2.2.1. Tình hình xét xử ngƣời thực hành trong đồng phạm trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ từ năm 2013 đến năm 2017 ........................................... 35
2.2.2. Những khó khăn, vƣớng mắc khi áp dụng pháp luật hình sự xét


Trang

Bảng 2.1

Tổng hợp số liệu xét xử của ngành Tòa án nhân dân
tỉnh Phú Thọ từ năm 2013 đến năm 2017

36

Tổng hợp kết quả đặc điểm nhân thân của bị cáo do
ngành Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ xét xử từ năm
2013 đến năm 2017

37

Tổng hợp kết quả xét xử phúc thẩm vụ án có ngƣời thực
hành có kháng cáo, kháng nghị do ngành Toà án nhân
dân tỉnh Phú Thọ xét xử từ năm 2013 đến năm 2017

38

Bảng 2.2

Bảng 2.3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất nƣớc và sự hội nhập

Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề về dấu hiệu, đặc
điểm, trách nhiệm pháp lý của ngƣời thực hành trong đồng phạm theo quy
định của luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay và một số hạn chế trong
thực tiễn áp dụng Bộ luật Hình sự Việt Nam trong công tác xét xử các vụ án
có ngƣời thực hành trong vụ án đồng phạm thời gian vừa qua là cần thiết, trên cơ
sở đó đƣa ra một số luận cứ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự và
đƣa ra một số giải pháp về mặt thực tiễn nhằm góp phần phòng, chống các tội
phạm có đồng phạm; bảo đảm an ninh trật tự, toàn xã hội, góp phần phục vụ
thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc nói chung. Đây là lý do chính để học
viên quyết định lựa chọn đề tài: "Người thực hành trong đồng phạm theo
luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ" làm luận
văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Dƣới góc độ khoa học pháp lý, có thể nói, đây là vấn đề nhận đƣợc rất
nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu lý luận, luật gia hình
sự và cán bộ trực tiếp thực thi nhiệm vụ. Đến nay, đã có nhiều công trình
nghiên cứu đƣợc công bố thể hiện ở một số luận văn, luận án, sách chuyên
khảo, tham khảo, bình luận và giáo trình đại học nhƣ: GS.TSKH Đào Trí Úc
chủ biên, Mô hình lý luận về Bộ luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993; GS.TSKH Lê Cảm, Những vấn đề cơ bản
trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Sách chuyên khảo sau đại học,
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005; ThS.Trịnh Quốc Toản, "Đồng
phạm", Trong sách: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Tập thể
tác giả do GS.TSKH Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội,

2


2001 (tái bản năm 2003 và 2007); Trần Quang Tiệp, Đồng phạm trong luật

hình sự của ngành Toà án nhân dân nói chung và ngành Tòa án nhân dân tỉnh
Phú Thọ nói riêng.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về những vấn đề pháp lý cơ
bản về ngƣời thực hành trong đồng phạm; phân biệt ngƣời thực hành với các
hình thức đồng phạm khác. Qua nghiên cứu thực tiễn một số khó khăn, vƣớng
mắc trong quá trình áp dụng pháp luật khi xử lý các vụ án hình sự có đồng
phạm (đặc biệt là nhiều ngƣời thực hành tham gia), luận văn đề xuất một số
kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về xử lý các vụ
án có đồng phạm nói chung và xử lý ngƣời thực hành nói riêng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật
về đồng phạm và ngƣời thực hành trong đồng phạm trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ. Thời gian nghiên cứu từ năm 2013 đến năm 2017.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và những chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
đƣợc triển khai nghiên cứu đề tài là: phân tích, tổng hợp và thống kê xã hội
học; phƣơng pháp so sánh, đối chiếu; phân tích thuần túy quy phạm pháp luật;

4



và phát triển qua nhiều thời kỳ. Trong thời kỳ phong kiến, cũng đã có các quy
định sơ khai về đồng phạm và vấn đề đồng phạm đã bƣớc đầu đƣợc đề cập tới
trong "Quốc triều hình luật" năm 1483. Mặc dù Bộ luật chƣa đƣa ra định
nghĩa pháp lý của khái niệm đồng phạm nhƣng đã có những quy định chung
về trách nhiệm hình sự cho những ngƣời tham gia phạm tội, đó là “kẻ đồng
mƣu” hay “ngƣời xúi giục”:
Những kẻ đồng mƣu với nhau đi ăn cƣớp nhƣng khi đi thì lại
không đi, ngƣời đi lấy đƣợc của về chia nhau, mà kẻ đồng mƣu ở
nhà cũng lấy phần, thì xử tội nhƣ là có đi ăn cƣớp (ăn trộm cũng
vậy) nếu không lấy đƣợc phần chia thì xử lƣu đi châu gần. Trƣớc
kia vẫn từng đi ăn cƣớp mà khi ấy không đi, dù không lấy phần
cũng xử tội nhƣ đi ăn cƣớp [60].
Tiếp đến Hoàng Việt hình luật đƣợc ban hành ngày 03/7/1933 (chỉ có
hiệu lực ở miền Trung) đã dành chƣơng IX quy định về đồng phạm. Tuy
nhiên, Bộ luật này vẫn chỉ dừng ở nguyên tắc trừng trị tội phạm:
Khi nào nhiều ngƣời đồng can một tội đại hình hoặc trừng trị
mà xét rõ là đáng tội, quan tòa án phải xét trong những ngƣời ấy
hoặc một ngƣời hoặc nhiều ngƣời là chánh yếu phạm, còn những
ngƣời khác thời là tùng phạm, mà nghĩ xử tội bằng phân nửa tội
ngƣời chánh yếu phạm [39, tr. 11].

6


Từ khi thành lập nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam), Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật
liên quan đến đồng phạm. Phạm vi đồng phạm đƣợc quy định rộng bao gồm
cả hành vi oa trữ (tức là hành vi chứa chấp, tiêu thụ của gian, không phân biệt
có hứa hẹn trƣớc hay không): Ví dụ: Điều 2 Sắc lệnh số 27-SL ngày 28/2/1946
quy định: "Những người tòng phạm hoặc oa trữ những tang vật của tội phạm

Sau khi nƣớc nhà thống nhất năm 1975, Nhà nƣớc ta đã chú trọng hoàn
thiện hoạt động của bộ máy chính quyền mới trên mọi lĩnh vực, do đó, công tác
lập pháp và hành pháp cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ và phát triển hơn, đặc biệt là
kỹ thuật lập pháp. Trong giai đoạn này, nhiều sách báo, công trình nghiên cứu
khoa học pháp lý có liên quan đến đồng phạm và ngƣời thực hành trong đồng
phạm đã xuất hiện với nhiều góc nhìn, khía cạnh nghiên cứu khác nhau làm cơ
sở để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến đồng phạm và ngƣời thực hành trong đồng phạm [16, tr.31].
Mặc dù vậy, các văn bản pháp luật thời kỳ này chƣa đƣa ra một khái
niệm pháp lý cũng nhƣ các dấu hiệu đặc trƣng của ngƣời thực hành trong
đồng phạm mà mới chỉ đƣa ra tên gọi của loại đồng phạm này. Chỉ đến Bộ
luật Hình sự đầu tiên năm 1985 của nhà nƣớc ta mới ghi nhận chính thức khái
niệm ngƣời thực hành trong đồng phạm "...Người thực hành là người trực tiếp
thực hiện tội phạm" [26].
Trong cuốn Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần
chung) của GS.TS Lê Cảm, Sách chuyên khảo sau đại học, Nhà xuất bản Đại
học quốc gia Hà Nội, 2005, có khái niệm về ngƣời thực hành nhƣ sau:
"…Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm hay trực tiếp tham
gia vào việc thực hiện tội phạm cùng với những người khác hoặc thực hiện tội
phạm bằng thủ đoạn sử dụng những người mà theo các quy định của Bộ luật
này không phải chịu trách nhiệm hình sự" [5].
Có thể nói, đây là khái niệm có thể sẽ khắc phục đƣợc những hạn chế
của ngƣời thực hành quy định tại Bộ luật Hình sự.

9


Từ những phân tích nêu trên, tác giả đƣa đến khái niệm chung nhất về
ngƣời thực hành nhƣ sau: Người thực hành là người trực tiếp thực hiện, tham
gia vào việc thực hiện tội phạm hoặc thực hiện tội phạm bằng thủ đoạn sử

đó ngƣời từ đủ 14 tuổi đến chƣa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự
đối với tội phạm đã đƣợc quy định (đƣợc liệt kê tại Khoản 2 Điều 12), các tội
đó này phải thuộc loại tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do cố
ý. Nguyên tắc xác định tuổi tròn tính đến ngày, giờ.
Hai là, ngƣời thực hành phải là ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự,
thể hiện thông qua lý trí nhận thức đƣợc hành vi của mình là nguy hiểm cho
xã hội, khả năng điều khiển đƣợc hành vi đó và không mắc bệnh tâm thần
hoặc các bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi. Điều 13 Bộ luật
Hình sự năm 1999 và Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tình
trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: Ngƣời thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất
khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không
phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đối với các tội đòi hỏi chủ thể đặc biệt chỉ cần ngƣời thực hành thỏa
mãn các đặc điểm về chủ thể đặc biệt, còn những ngƣời đồng phạm khác
không nhất thiết phải thỏa mãn các đặc điểm của chủ thể đặc biệt.
Đối với ngƣời thực hành thì việc xác định giai đoạn phạm tội của họ
giống với chủ thể của tội phạm đơn lẻ. Còn các giai đoạn thực hiện tội phạm
của ngƣời đồng phạm khác phụ thuộc vào giai đoạn thực hiện tội phạm của
ngƣời thực hành. Nghĩa là, ngƣời thực hành thực hiện ở giai đoạn nào thì
những ngƣời đồng phạm khác phải chịu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn đó.
Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của ngƣời thực hành
khác với ngƣời xúi giục, ngƣời giúp sức, chủ mƣu, cầm đầu và ngƣời chỉ huy.
Việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của ngƣời thực hành giống nhƣ
trƣờng hợp phạm tội đơn lẻ, đƣợc quy định tại Điều 19 Bộ luật Hình sự năm

11


1999 và Điều 16 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo quy định này thì ngƣời

1.2.2. Dấu hiệu hành vi khách quan của người thực hành trong vụ
án đồng phạm
Hành vi khách quan của tội phạm nói chung và của ngƣời thực hành
trong vụ án đồng phạm nói riêng là yếu tố quan trọng nhất để xác định có hay
không tội phạm xảy ra, nếu không có hành vi khách quan thì các yếu tố khác
nhƣ về chủ thể, lỗi, động cơ, mục đích không có ý nghĩa gì. Vì vậy, hành vi
khách quan của ngƣời thực hành cũng phải thỏa mãn các dấu hiệu của hành vi
khách quan theo từng điều luật cụ thể đƣợc quy định tại phần các tội phạm cụ
thể trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, tức là hành vi đó phải đảm bảo các yếu
tố nhƣ tính trái pháp luật hình sự, tính nguy hiểm cho xã hội. Hành vi đó phải
biểu hiện ra bên ngoài của chủ thể dƣới hình thức hành động hoặc không hành
động. Trong đó, tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng
nhất, quyết định các dấu hiệu khác, điều này đƣợc thể hiện qua các quy định
của pháp luật hình sự. Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999 và cũng là Điều 8 Bộ
luật Hình sự năm 2015 khẳng định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội...” và “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy
hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng
biện pháp khác” [30]. Bên cạnh đó, tính nguy hiểm phải đƣợc thể hiện thông
qua hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Hành vi khách quan của ngƣời thực hành chính là hành vi nguy hiểm
cho xã hội và phải thỏa mãn tất cả dấu hiệu của hành vi khách quan đƣợc quy
định tại một điều luật cụ thể. Khi đó, vụ án đồng phạm trƣớc hết phải đƣợc
khởi tố theo điều luật mà hành vi khách quan của ngƣời thực hành phạm phải
hay nói cách khác, hành vi khách quan của ngƣời thực hành chính là hành vi
đƣợc mô tả trong cấu thành cơ bản của tội phạm đó.
Hành vi khách quan của ngƣời thực hành phải là nguyên nhân trực tiếp
và có mối quan hệ nhân quả với hậu của xảy ra trên thực tế. Tuy nhiên, hành

13


14


Với những tội mà dấu hiệu động cơ và mục đích là dấu hiệu bắt buộc
trong cấu thành tội phạm cơ bản thì ngƣời thực hành và những ngƣời đồng
phạm phải thỏa mãn dấu hiệu đó, nếu không sẽ không có đồng phạm.
Bên cạnh đó, lỗi của ngƣời thực hành cũng có thể là lỗi cố ý gián tiếp
(không tự mình thực hiện tội phạm). Tác giả sẽ phân tích cụ thể ở tiết 1.2.4
sau đây.
1.2.4. Phân loại người thực hành trong đồng phạm
Trong các sách, báo hiện nay, khái niệm ngƣời thực hành trong đồng
phạm đã đƣợc giải thích tƣơng đối cụ thể. Theo đó, ngƣời thực hành đƣợc
hiểu là ngƣời tự mình thực hiện hành vi đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm
hoặc là ngƣời thực hiện hành vi đó qua hành vi ngƣời khác mà ngƣời này
không phải chịu trách nhiệm hình sự vì những lý do khác nhau. Ngƣời thực
hiện tội phạm có thể là ngƣời thực hành (trong đồng phạm) hoặc chỉ là ngƣời
thực hiện tội phạm đơn lẻ (trong trƣờng hợp không có đồng phạm). Hành vi
của ngƣời thực hành trong đồng phạm có thể là hành vi thực hiện toàn bộ
hoặc thực hiện một phần hành vi đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm của
loại tội có dấu hiệu chủ quan là lỗi cố ý. Nhƣng tổng thể hành vi của những
ngƣời thực hành thoả mãn đầy đủ dấu hiệu của cấu thành tội phạm thì tội
phạm đƣợc thực hiện vẫn đƣợc coi là hoàn thành. Có thể coi hành vi của
ngƣời thực hành là dạng đặc biệt của hành vi phạm tội nói chung và phải thỏa
mãn dấu hiệu của đồng phạm nói riêng.
Về phƣơng thức thực hiện hành vi đƣợc mô tả trong cấu thành tội
phạm, có thể phân biệt hai dạng ngƣời thực hiện tội phạm: Ngƣời tự mình
thực hiện tội phạm và ngƣời không tự mình thực hiện tội phạm.
Người tự mình thực hiện tội phạm là trƣờng hợp tự mình thực hiện hành
vi khách quan đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm. Trƣờng hợp này ngƣời
thực hành có thể sử dụng hoặc không sử dụng công cụ, phƣơng tiện phạm tội.

Bộ luật Hình sự năm 1999.

16


Bên cạnh những ngƣời trực tiếp thực hiện tội phạm, khoa học luật hình
sự còn thừa nhận một loại ngƣời thực hành khác đó là ngƣời thực hiện hành
vi phạm tội thông qua hành vi của một ngƣời khác không có đủ năng lực trách
nhiệm hình sự hoặc không thuộc trƣờng hợp phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đó là ngƣời không tự mình thực hiện tội phạm.
Người không tự mình thực hiện tội phạm là ngƣời đã quyết định thực
hiện một tội phạm cụ thể, nhƣng lại không muốn tự mình thực hiện. Họ đã tác
động đến ngƣời khác bằng nhiều cách khác nhau nhƣ lừa dối, đe doạ, mua
chuộc… để ngƣời đó thực hiện tội phạm cho mình. Về hình thức bên ngoài,
ngƣời bị tác động tuy đã thực hiện hành vi khách quan đƣợc mô tả trong cấu
thành tội phạm, gây ra hậu quả của tội phạm, nhƣng thực chất ngƣời đó không
trực tiếp thực hiện tội phạm đã sử dụng họ nhƣ một công cụ để thực hiện tội
phạm. Ngƣời trực tiếp thực hiện hành vi không có lỗi và không phải chịu
trách nhiệm về hành vi họ đã thực hiện. Ngƣời đã sử dụng họ nhƣ một công
cụ, không trực tiếp thực hiện tội phạm nhƣng phải chịu trách nhiệm về tội
phạm mà họ đã gây ra [16, tr.36].
Thực tế thƣờng có 04 trƣờng hợp thực hiện hành vi phạm tội thông qua
ngƣời khác là: Thứ nhất, sử dụng ngƣời không có năng lực nhận thức hoặc
điều khiển hành vi hay ngƣời chƣa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Thứ hai,
lợi dụng sai lầm của ngƣời khác về những tình tiết khách quan của tội phạm
hoặc ngƣời đó không có lỗi để gây ra hậu quả của tội phạm. Thứ ba, sử dụng
ngƣời khác gây thiệt hại bằng việc cƣỡng bức, uy hiếp … làm ngƣời bị cƣỡng
bức hành động trong trạng thái có lý trí. Thứ tƣ, sử dụng ngƣời dƣới quyền để
thực hiện mệnh lệnh không hợp pháp của mình [16, tr.36].
Trƣờng hợp không tự mình thực hiện tội phạm ít xảy ra trên thực tế,

có thêm những dấu hiệu đặc thù, riêng biệt ngoài hai dấu hiệu chung, phổ biến
mà chủ thể của bất kỳ tội phạm nào cũng phải có thì đƣợc gọi là "tội phạm có
chủ thể đặc biệt". Đối với những tội phạm mà luật quy định chủ thể của tội

18


phạm phải là "chủ thể đặc biệt" thì ngƣời thực hành một mình hay tất cả những
đồng thực hành tội phạm phải có đầy đủ các dấu hiệu thể hiện của "chủ thể đặc
biệt" mà cấu thành tội phạm đó đòi hỏi [16, tr. 38].
1.3. Phân biệt ngƣời thực hành với những ngƣời đồng phạm khác
Tính chất và mức độ tham gia thực hiện tội phạm của mỗi ngƣời trong
những vụ đồng phạm không giống nhau, do đó, sự phân định rõ các loại
ngƣời đồng phạm sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá một cách khách quan về
hành vi phạm tội của từng ngƣời, xác định chính xác tính chất, mức độ nguy
hiểm, tạo cơ sở cho việc cá thể hoá hình phạt.
Ngƣời thực hành với vai trò là ngƣời trực tiếp thực hiện tội phạm,
ngƣời giữ vai trò quan trọng trong bốn loại ngƣời đồng phạm. Theo đó, trực
tiếp thực hiện tội phạm là ngƣời phạm tội trực tiếp có hành vi thuộc mặt
khách quan của cấu thành tội phạm nhƣ: trực tiếp nhận tiền hối lộ, trực tiếp
giết ngƣời... Các dạng ngƣời thực hành đã đƣợc tìm hiểu tại phần khái niệm
về ngƣời thực hành nêu trên [16, tr.40].
Nhƣ vậy, hành vi của ngƣời thực hành đƣợc biểu hiện trong thực tế là
rất đa dạng, phong phú. Hành vi của họ luôn đƣợc coi là có vai trò quyết định
việc thực hiện tội phạm hay không, vì họ là ngƣời trực tiếp thực hiện tội
phạm. Cho dù quy mô của tội phạm lớn hay nhỏ, giản đơn hay phức tạp
(phạm tội có tổ chức) thì phải có ngƣời thực hành và họ đóng vai trò trung
tâm trong quá trình thực hiện phạm tội. Chúng ta có thể dựa vào hành vi trực
tiếp gây ra tội phạm của họ để xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm, xác
định trách nhiệm hình sự của các loại ngƣời trong đồng phạm [16, tr.40].


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status