Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh các trường trung học phổ thông thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn - Pdf 62

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRIỆU TIẾN TRÌNH

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CHO CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN
CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRIỆU TIẾN TRÌNH

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CHO CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN
CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ PHƯƠNG HOA




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
MỤC LỤC .............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 3
5. Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 3
6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4
7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4
8. Cấu trúc nội dung luận văn .................................................................................. 5
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CHO CÁN BỘ ĐOÀN THANH
NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG .............................................................................................. 6
1.1.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 6

1.1.1. Những nghiên cứu về năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh ...................................................................................... 6
1.1.2. Những nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho
cán bộ đoàn.................................................................................................... 9


1.4.1. Năng lực của cán bộ Thành đoàn ................................................................ 37
1.4.2. Sự quan tâm của cấp ủy, Ban Giám hiệu, Đoàn cấp trên trong công tác
đào tạo, bồi dưỡng ....................................................................................... 37
1.4.3. Năng lực xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng của cán bộ Đoàn
trường trung học phổ thông ......................................................................... 38
1.4.4. Năng lực đội ngũ giảng viên và phương pháp bồi dưỡng ........................... 38
1.4.5. Vấn đề về thời gian tham gia bồi dưỡng ..................................................... 39
1.4.6. Cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng và kinh phí hỗ trợ công tác bồi dưỡng ..... 39
Kết luận chương 1 .................................................................................................. 40
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ
CHỨCHOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CHO CÁN BỘ ĐOÀN THANH
NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN ................ 41
2.1.

Giới thiệu về các trường THPT thành phố Bắc Kạn và đoàn TNCS HCM
các trường THPT thành phố Bắc Kạn ......................................................... 41

2.1.1. Đặc điểm giáo dục trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn ..................... 41
2.1.2. Giới thiệu về đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường THPT thành phố Bắc
Kạn .............................................................................................................. 42

iv


2.2.

Tổ chức khảo sát thực trạng ........................................................................ 44



v


2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội
cho cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông ..........66
2.4.4. Thực trạng kiểm tra kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội
cho cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông ..........69
2.5.

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức
hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung
học phổ thông thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn ....................................... 72

2.6.1. Những ưu điểm............................................................................................ 73
2.6.2. Những hạn chế ............................................................................................ 74
2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................................... 75
Kết luận chương 2 .................................................................................................. 75
Chương 3.BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ
CHỨCHOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CHO CÁN BỘ ĐOÀN THANH
NIÊNCỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH CÁC TRƯỜNG THPTTHÀNH
PHỐ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN ................................................................77
3.1.

Nguyên tắc đề xuất biện pháp ..................................................................... 77

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ............................................................. 77
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................................. 77
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ................................................................ 77
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi................................................................. 78


Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ........................... 91

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ................................................................................ 91
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm............................................................................... 91
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm ................................................................................ 91
3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm .......................................................................... 91
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm................................................................................... 91
Kết luận chương 3 .................................................................................................. 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 97
1. Kết luận .............................................................................................................. 97
2. Kiến nghị............................................................................................................ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 100
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL

Cán bộ quản lý

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

ĐTB

Điểm trung bình


Tổng điểm

THPT

Trung học phổ thông

TNCS HCM

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Nhận thức về tầm quan trọng của năng lực tổ chức hoạt động xã hội .... 47

Bảng 2.2.

Tự đánh giá của cán bộ Đoàn về năng lực tổ chức hoạt động xã hội ..... 49

Bảng 2.3.

Mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động
xã hội cho cán bộ Đoàn .................................................................... 53

Bảng 2.4.


Bảng 3.1.

Đánh giá của CBQL và cán bộ Đoàn về mức độ cấp thiếtcủa các
biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hộicho
cán bộ đoàn THPT ............................................................................ 92

Bảng 3.2.

Đánh giá của CBQL và cán bộ Đoàn về tính khả thicủa các biện
phápquản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hộicho cán
bộ đoàn THPT................................................................................... 94

v


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nhận thức về sự cần thiết của bồi dưỡng NLTCHĐXH ................ 51
Biểu đồ 3.1. Đánh giá của CBQL và cán bộ Đoàn về mức độ cấp thiếtcủa các
biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã
hộicho cán bộ đoàn THPT .............................................................. 93
Biểu đồ 3.2. Đánh giá của CBQL và cán bộ Đoàn về tính khả thicủa các biện
phápquản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hộicho cán
bộ đoàn THPT ................................................................................ 95

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn luôn quan tâm đặc biệt đến



tạo sự lan toảđến các Đoàn viên, kích thích các Đoàn viên tích cực tham gia hoạt
động xã hội, giúp HS cũng sẽ được rèn luyện kỹ năng sống,biết cách xử lý tình
huống phát sinh trong những hoàn cảnh thực tế của những người đi trước sẽ giúp
bạn thêm tự tin và không còn bỡ ngỡ khi gặp phải các sự cố bất ngờ trong cuộc
sống [1].
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc. PhíaĐông
giáp Lạng Sơn. Phía Tây giáp Tuyên Quang.Phía Nam giáp TháiNguyên. Phía Bắc
giáp Cao Bằng, gồm 7 dân tộc anh em (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và Sán
Chay). Thành phố Bắc Kạn có 05 trường THPT là: THPT Chuyên Bắc Kạn, PTDT
Nội trú Bắc Kạn, trường THPT Bắc Kạn, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo
dục thường xuyên Bắc Kạn và trường THPT Dân lập Hùng Vương Bắc Kạn. Hàng
năm Ban Thường vụ Thành đoàn Bắc Kạn luôn triển khai các hoạt động xã hội như:
Công tác tuyên truyền giáo dục, Các phong trào hành động cách mạng,các hoạt động
xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc…Các hoạt động
này được lan tỏa đến tất cả các chi đoàn trực thuộc và cũng đã tạo nên những hiệu
ứng tốt đẹp đối với xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, năng
lực tổ chức hoạt động xã hội của các cán bộ Đoàn trong các trường THPT còn bộc
lộ nhiều hạn chế như: công tác nắm tình hình tư tưởng của Đoàn viên thanh niên
(ĐVTN) chưa sâu sát; Ban Chấp hành chi đoàn trong các trường THPT chưa phát
huy hết vai trò, vị trí công tác; hoạt động của tổ chức Đoàn chưa thực sự phong phú,
hấp dẫn, cuốn hút SV, chưa đáp ứng được những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng
của Đoàn viên cũng như yêu cầu trong tình hình mới. Quản lý bồi dưỡng năng lực
tổ chức hoạt động xã hộitrở thành một yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay,
đòi hỏi tổ chức Đoàn cần không ngừng đổi mới cả về nội dung và hình thức hoạt
động.
Trước tình hình đó, thấy được những lợi ích của hoạt động Đoàn thanh niên mang
lại đối với yêu cầu phát triển toàn diện cho HS, tôi quyết định chọn vấn đề: “Quản lý
bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Thành đoàn, Tỉnh đoàn quan tâm song còn tồn tại những hạn chế nhất định do nhiều
nguyên nhânkhác nhau, trong đó có nguyên nhân căn bản từ sự thiếu đồng bộ của các
biện pháp quản lý.Nếu có được một hệ thống các biện pháp quản lý thống nhất và đồng
bộ thìsẽ nâng cao được chất lượng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động xã hội của
cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn,
từ đó năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn các trường trung học phổ
thông thành phố Bắc Kạn sẽ được phát triển.

3


6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Đề xuất đi sâu phân tích và nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức
hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường trung học phổ
thông thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, từ đó đề xuất, khảo nghiệm tính cấp thiết
cũng như tính khả thi của các biện pháp đó.
6.2. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu 134 cán bộ Đoàn gồm Bí thư, PhóBí thư Chi
đoàn; 20 cán bộ quản lý(gồm Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Bí thư, Phó Bí thư
Thành đoàn, Ban Giám hiệu)và 225 đoàn viên thuộc 05 trường THPT thành phố
Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn:THPT Chuyên Bắc Kạn, THPT Bắc Kạn, PTDT Nội trú Bắc
Kạn, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Bắc Kạn và THPT
Dân lập Hùng Vương Bắc Kạn.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích lý thuyết về quản lý, quản lý bồi dưỡng năng lực tổ
chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn.
- Phương pháp tổng hợp lý thuyết: từ các phân tích lý thuyết về quản lý giáo
dục, quản lý nhà trường và quản lý HS, năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán

cho cán bộ Đoàn các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
Chương 3: Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lựctổ chức hoạt động xã hôi
cho cán bộ Đoàn các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CHOCÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN
HỒ CHÍ MINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về năng lực tổ chức hoạt động xã hội của cán bộ Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh
Tuổi thanh niên là biểu tượng của sự trẻ trung, mạnh mẽ, của hoạt động, hy
vọng và ước mơ.Với tư cách là một tầng lớp xã hội, một thế hệ, một lực lượng, nhìn
vào thanh niên với những tiêu chí chủ yếu của nó như: thể lực, học vấn, văn hoá, lối
sống, lý tưởng, hành vi và hoạt động... người ta có thể xác định và đánh giá xã hội
đó trong hiện tại và tương lai. Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại,
vấn đề thanh niên đã được tất cả các quốc gia, dân tộc coi là vấn đề có tầm quan
trọng đặc biệt.
Bàn về sức mạnh và vai trò của đoàn viên, thanh niên, chủ tịch Hồ Chí Minh
từng khẳng định: "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên". "Đoàn viên" và
"thanh niên" là những con người có sức trẻ, nhiệt huyết, đam mê và có tầm ảnh
hưởng quan trọng đối với sự phát triển trong tương lai của dân tộc. Đây cũng là thế
hệ mang trong mình những sức sống cùng khả năng tiếp thu, nhạy bén với sự phát
triển của xã hội. Qua sự đánh giá về phẩm chất, năng lực "hăng hái xung phong,
không ngại khó khăn, có chí tiến thủ..." của đoàn viên, thanh niên, câu nói đã thể
hiện niềm hi vọng, niềm tin của Bác đối với họ, đồng thời cũng là lời nhắc nhở thế
hệ trẻ cần nỗ lực, cố gắng để phát huy vai trò của mình trong công cuộc xây dựng

tuổi. Do đó, Đảng và nhà nước cũng cần phải mạnh dạn giao nhiệm vụ cho những
người trẻ đảm trách những vị trí cao [23].
Nhóm tác giả Balasubramaniam A. Tarumarajia, Fatimah Omar, Fatimah
Wati Halim, Sarah Waheetda Muhammad Hafidz trong nghiên cứu của mình đã xác
định rằng tổ chức thanh niên hình thành một mối quan hệ đáng kể với hiệu quả hoạt
động của thanh niên. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít các nghiên cứu được thực hiện,
theo quan điểm về vai trò của người điều hành giữa cả hai cấu trúc. Nghiên cứu này
nhằm xác định kết quả kiểm duyệt của các tổ chức thanh niên đối với hiệu quả liên
minh của họ. Các phát hiện chỉ ra rằng hiệu quả của thanh niên bị ảnh hưởng đáng
kể bởi tổ chức thanh niên [33].
Tác giả Hà Mỹ Hạnh khi nghiên cứu về hoạt động xã hội cho rằng: Hoạt động
xã hội được xuất hiện cũng với xã hội loài người, có con người là có hoạt động xã
hội. Theo đó, kỹ năng hoạt động xã hội cũng được thế giới quan tâm từ rất sớm

7


trong lịch sử. Đến đầu thế kỷ XX để giải quyết những vấn đề của xã hội trong quá
trình công nghiệp hóa của các nước phương Tây thì kỹ năng hoạt động xã hội mới
được quan tâm thực sự và trở nên cần thiết trong xã hội của nhiều nước trên thế
giới. Chính phủ nhiều nước đã coi trọng việc đào tạo kỹ năng hoạt động xã hội nhằm
thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong các mối quan hệ con người, tăng
quyền lực và giải phóng người dân, giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái,
dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, các kỹ
năng hoạt động xã hội làm tăng sự tương tác giữa con người và môi trường của họ,
bảo đảm nhân quyền, sự phát triển và công bằng xã hội.
Tuy nhiên kỹ năng hoạt động xã hội được các nước trên thế giới phát triển theo
hướng chuyên ngành gắn với từng lĩnh vực hoạt động xã hội. Tổ chức lao động các
tổ chức hoạt động xã hội như: Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) đã đưa việc đào tạo
kỹ năng hoạt động xã hội vào nội dung của bảo đảm xã hội, tập trung vào đào tạo

cán bộ đoàn
Ở Việt Nam, xác định được vai trò quan trọng về phát triển năng lực tổ chức
hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn trước đòi hỏi của xã hội, tại Đại hội đại biểu
Đoàn toàn quốc lần thứ IX, tổ chức Đoàn đã đưa vào chương trình hành động của
mình trong phong trào “4 đồng hành cùng thanh niên lập thân lập nghiệp” trong đó
có một nội dung quan trọng đó là: “Đồng hành với thanh niên trong việc nâng cao
kỹ năng xã hội, giúp thanh niên hình thành kỹ năng cần thiết trong làm việc, giao
tiếp và hoạt động xã hội” [31]. Đây là hướng đi đúng đắn sát thực với nhu cầu của
thanh niên và của xã hội và sẽ đem lại hiệu quả cao trong giáo dục thanh niên và uy
tín của Đoàn, nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức
hoạt động xã hội trong việc phát triển năng lực cho cán bộ Đoàn.
Mặc dù hiện nay, hệ thống các năng lực cho cán bộ Đoàn đã được đề cập đến
nhiều trong các tài liệu (sách, báo, báo cáo, nghị quyết... của Đoàn, Hội), đã khẳng
định vai trò, tầm quan trọng và nêu ra nhiều loại, nhóm năng lực của hệ thống năng
lực công tác thanh niên như: Năng lực tổ chức hoạt động thanh thiếu niên của Phạm
Đình Nghiệp (NXB Thanh niên, 2003); Kỹ năng nghiệp vụ công tác văn phòng của
Đoàn thanh niên của Ban tổ chức Trung ương Đoàn (NXB Thanh niên, năm 2006);
Kỹ năng công tác của cán bộ Hội LHTN Việt Nam của Hội đồng huấn luyện Trung
ương Hội (NXB Thanh niên, năm 2006); Kỹ năng thiết kế các mô hình hoạt động
Thanh thiếu niên của Trần Hoàng Trung (NXB Văn hóa Thông tin, năm 2007); Kỹ
năng và Phương pháp công tác thanh niên của Dương Tự Đam (NXB Thanh niên,
năm 2009)[8]; Kỹ năng tổ chức các hoạt động công tác thanh thiếu niên của Phạm

9


Đình Nghiệp và Lê Văn Cầu (NXB Thanh niên, năm 2010)[24].… Nhưng thực tế,
các tài liệu trên chưa nhiên cứu sâu, cụ thể về vấn đề về quản lý hoạt động bồi dưỡng
kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục thanh niên cho đội ngũ cán bộ đoàn trường
học.



ngũ cán bộ Đoàn. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về bồi dưỡng
năng lực tổ chức hoạt động xã hội cho cán bộ Đoàn nói chung, cán bộ Đoàn khối
các trường THPT nói riêng, đặc biệt là cán bộ Đoàn thuộc một tỉnh miền núi khu
vực Đông Bắc Việt Nam. Do đó, có thể khẳng định nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng
năng lực tổ chức hoạt động cho cán bộĐoàn các trường THPT thành phố Bắc Kạn,
tỉnh Bắc Kạn là một vấn đề mới cả về lí luận và thực tiễn.
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.1. Quản lý
Theo cách tiếp cận hệ thống, thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến
khách thể quản lý (hay đối tượng quản lý) nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động của
con người trong quá trình sản xuất để đạt được mục đích đã định.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý là tác động có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (Khách thể quản lý)
nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [26].
Còn theo tác giả Trần Kiểm: "Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người sao
cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành thành tựu của xã hội” [16, tr.10].
Tóm lại, có nhiều định nghĩa khác nhau song có thể hiểu: Quản lý là sự tác
động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ
chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được mục tiêu đã đề ra.
Quản lý phải thực hiện nhiều chức năng khác nhau, trong các chức năng có
tính độc lập tương đối, nhưng chúng liên kết hữu cơ trong một hệ thống nhất quán.
Chức năng quản lý có chức năng cơ bản, có chức năng cụ thể với nhiều cách tiếp
cận khác nhau. Về cơ bản các tác giả đều thống nhất 4 chức năng cơ bản của Quản
lý: Kế hoạch; Tổ chức; Chỉ đạo; Kiểm tra;
Chức năng Kế hoạch: Bản chất của khái niệm kế hoạch là quá trình xác định
mục tiêu, mục đích của tổ chức và con đường, biện pháp, cách thức, điều kiện cơ sở
vật chất để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Trong tất cả các chức năng quản lý,
chức năng kế hoạch là chức năng đầu tiên, chức năng cơ bản để hoàn thành các chức

trường. Như vậy, theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là một bộ phận của quá trình giáo dục
và đào tạo, là khâu tiếp nối giáo dục và đào tạo con người khi họ đã có những tri
thức, năng lực chuyên môn và phẩm chất nhân cách nhất định được hình thành trong
quá trình đào tạo ở nhà trường.
Như vậy, có thể hiểu bồi dưỡng là quá trình bổ sung sự thiếu hụt về tri thức,
năng lực chuyên môn, cập nhật những cái mới để hoàn thiện hệ thống tri thức, năng
lực chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Chủ thể của quá trình bồi dưỡng được đào tạo để có một trình độ chuyên
môn hoặc kinh nghiệm nhất định.

12


- Thực chất của quá trình bồi dưỡng là để bổ sung, cập nhật kiến thức và kỹ
năng còn thiếu hoặc lạc hậu nhằm nâng cao trình độ, phát triển thêm năng lực trong
lĩnh vực hoạt động chuyên môn.
- Mục đích bồi dưỡng là nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn để
người lao động có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
chuyên môn đã có sẵn, giúp cho công việc đang làm đạt được hiệu quả tốt hơn.
Do đó, bồi dưỡng là bổ sung thêm kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ cho người
làm việc. Đó là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc
nghề nghiệp hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề trong quá
trình làm việc trên nền tảng tri thức đã được đào tạo.
1.2.3. Hoạt động xã hội và năng lực tổ chức hoạt động xã hội
* Hoạt động xã hội
Hoạt động xã hội là toàn bộ những hành động của các tổ chức, cá nhân thuộc
mọi tầng lớp xã hội nhằm đem lại quyền và lợi ích hợp pháp cho xã hội nói chung,
con người nói riêng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội, đem lại cho
con người cuộc sống ngày càng hạnh phúc, tươi đẹp hơn.
Các hoạt động xã hội là những hoạt động được thực hiện bởi 1 người hay 1


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status