NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN - Pdf 63

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
3.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ.
Sau gần 15 năm đổi mới, trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển từ cơ chế
kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường, với nhiều thành
phần kinh tế, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta sẽ chính thức gia nhập
AFTA và tương lai không xa là WTO… nền kinh tế nước ra cần có sự tăng trưởng
và tích luỹ để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, vấn đề cấp bách là
phải có những bước tiến mới trong đổi mới và phát triển doanh nghiệp nói chung
và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Đây là quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp
nhà nước bằng cách phân loại doanh nghiệp để củng cố, sáp nhập, hợp nhất, cổ
phần hóa các hình thức sở hữu, giải thể hoặc phá sản. Việc sắp xếp các doanh
nghiệp Nhà nước theo hướng như vậy sẽ tác động tích cực đến quá trình tích tụ và
tập trung vốn, mở ra con đường thúc đẩy ra đời của tập đoàn kinh tế.
Mặt khác, thực hiện chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện nền kinh tế thị trường là chấp nhận sự cạnh trang gay gắt trên toàn
cầu, đặc biệt là cạnh tranh với các nước trong khu vực, trong khi xuất phát điểm
của nước ta còn thấp và việc giành được chỗ đứng trên thị trường thế giới còn khó
khăn. Vấn đề đặt ra là Việt Nam cần phải có những doanh nghiệp có quy mỗ rất
lớn, với trình độ kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, có đủ sức cạnh tranh trên
thị trường trong nước và thế giới. Đảm nhận vai trò quan trọng đó phải là các tập
đoàn kinh tế của Việt Nam.
Sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị
trường só sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi
chúng ta phải xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, bối cảnh
mới của thế giới và khu vực, học hỏi kinh nghiệm nước ngoài mà tìm ra phương
hướng và giải pháp để hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế của Việt Nam
trên cơ sở thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế. Vì vậy, ngày 7/3/1994, theo Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ số 90, 91/TTg về “Thí điểm thành lập các tập

Số lao động (nghìn
người)
1.037 61% 603 35,7% 434 25,3%
Số lượng vốn từ ngân
sách (tỷ đồng)
76.812 66% 51.208 44% 25.604 22%
Vốn bình quân một Tổng
công ty (tỷ đồng)
- - 3.882 - 280 -
* Nguồn: Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp.
(a) So với các chỉ tiêu tương ứng trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp Nhà
nước đến cuối tháng 2/2001.
Thực tế hoạt động của các Tổng công ty thời gian qua đã mang lại một số kế
quả như:
- Phần lớn, các Tổng công ty đã chủ động xây dựng kế hoạch phát triển
Tổng công ty đến năm 2010, chủ yếu hướng vào phát triển nội lực là chính.
Nhiều Công ty đã xây dựng được chiến lược phát triển kỹ thuật – công nghệ
nhằm tăng năng lực cạnh tranh, hạn chế đầu tư dàn trải.
- Việc thành lập các Tổng công ty tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình tích tụ,
tập trung vốn và thực hiện điều phối các nguồn lực hợp lý, thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, tăng vị thế doanh nghiệp trên trường quốc tế.
- Có sự hỗ trợ về vốn, công nghệ, thị trường trong và ngoài nước, tăng khả
năng đấu thầu cho các doanh nghiệp thành viên.
- Sự hoạt động của các Tổng công ty đã nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh góp phần mở rộng thị phần xuất nhập khẩu.
- Đảm bảo cân đối nền kinh tế: Hầu hết các Tổng công ty đảm nhận vị trí
then chốt trong nền kinh tế quốc dân, đáp ứng yêu cầu cung cấp các sản phẩm chủ
yếu, điều hòa giá cả, phân phối hàng hóa, góp phần ổn định kinh tế –xã hội .
Bên cạnh những thành công mà các Tổng công ty đem lại cho nền kinh tế
trong thời gian qua, chúng vẫn còn tồn tại một số yếu kém như:

số yếu tố cho phép thành lập và phát triển các TĐKT lớn như:
- Trình độ tích tụ, tập trung và liên kết kinh tế ở một số ngành đã đạt mức
nhất định. Những ngành này đều giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, đảm bảo
những yêu cầu cần thiết cho thị trường và có triển vọng phát triển. Chính sự ra đời
của các TĐKT lớn sẽ thúc đẩy hơn nữa trình độ tích tụ, tập trung hoá sản xuất.
Tại thời điểm năm 2001, vốn nhà nước tại các Tổng công ty 91 là 116.138 tỷ
đồng (gấp 2 lần so với năm 1996), chiếm 66,8% vốn nhà nước tại các DNNN; tổng
giá trị tài sản đạt 164.076 tỷ đồng, chiếm 31,7% tổng giá trị tài sản của khu vực
DNNN. Ngoài vốn Nhà nước, vốn tư bổ sung thêm của 17 Tổng công ty 91 là
18.038 tỷ đồng, chiếm 22,5% tỏng số vốn. Một số Tổng công ty đã chiếm tỷ trọng
khá lớn trong một số ngành, như Tổng công ty Điện lực chiếm 37,46% tổng giá trị
vốn của ngành điện lực và gas; Tổng công ty Cao su chiếm 35,41% tổng giá trị vốn
của ngành cao su và nhựa; Tổng công ty Than chiếm 37,76% tổng giá trị vốn của
ngành than; Tổng công ty Dầu khí chiếm 35,97 tổng giá trị vốn của ngành dầu khí;
Tổng công ty Thuốc lá chiếm 27,9% tổng giá trị vốn của ngành thuốc lá…
Về sản xuất kinh doanh, Tổng công ty 91 nói chung chiếm khoảng 42% tổng
doanh thu của khu vực DNNN; 90% lợi nhuận; 80% nộp ngân sách… Bằng
nhiều biện pháp, quy mô tổ chức của Tổng công ty 91 ngày càng được mở rộng.
Đến nay, bình quân mỗi Tổng công ty 91 có 34 đơn vị thành viên (theo quy định
phải có tối thiểu 7 đơn vị), trong đó một số Tổng công ty 91 có số lượng thành
viên rất lớn như Bưu chính viễn thông có 96 đơn vị thành viên với đa dạng các
hình thức sở hữu gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các đơn vị hạch toán độc
lập, công ty cổ phần; Tổng công ty Điện lực có 53 đơn vị gồm 20 đơn vị hạch
toán phụ thuộc, 14 đơn vị hạch toán độc lập, 6 đơn vị sự nghiệp và 13 ban quản
lý dự án. Tại một số Tổng công ty, quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp thành
viên đã và đang được thực hiện. Đây là một điều kiện tiềm năng để phát triển
thành lập TĐKT với số lượng lớn đông đảo doanh nghiệp thành viên.
Thị phần nội địa của các Tổng công ty 91 nhìn chung chiếm tỷ trọng lớn và
đang có xu hướng nâng cao nhờ lợi thế quy mô, năng lực bản thân cũng như sự
hỗ trợ của nhà nước. Tổng công ty Điện lực cung cấp cho nền kinh tế quốc dân

phát triển của chúng không chỉ góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá
của đất nước mà còn tạo tiền đề tạo ra các yếu tố để liên kết các doanh nghiệp
nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam, nâng cao kim ngạch
xuất khẩu của đất nước; là trung tâm tạo công ăn việc làm, thu hút hơn 210.000 lao
động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp và hàng chục nghìn lao động trong
các công đoạn phụ trợ cho sản xuất chính; góp phần đào tạo, nâng cao tay nghề cho
lực lượng lao động xã hội, tạo ra một hệ thống cơ sở hạ tầng mới…
- Về môi trường kinh doanh: chúng ta đã có hệ thống pháp luật và các văn
bản pháp quy tương đối chặt chẽ, cụ thể và ngày càng được hoàn thiện cho phù
hợp với nền kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế.
Trên cơ sở những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi như vây, nghị
quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khóa IX đã chỉ rõ: “Hình thành một số tập
đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các Tổng công ty Nhà nước, có sự tham gia của các
thành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành trong đó có ngành kinh doanh chính,
chuyên môn hóa cao và giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc doanh, có
quy mô rất lớn về vốn, hoạt động cả trong và ngoài nước, có trình độ công nghệ cao
và quản lý hiện đại, có sự gắn kết trực tiếp, chặt chẽ giữa khoa học công nghệ, đào
tạo nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh”.
Để các TĐKT phát triển bền vững, đạt được những mục tiêu đề ra, chúng ta
cần phải khắc phục được những khuyết điểm đã mắc phải khi xây dựng các Tổng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status