Chương I Những vấn đề chung về thị trường lao động - Pdf 63

Chương I Những vấn đề chung về thị trường lao động
I. Khái niệm thị trường lao động
I.1. Một số quan niệm về thị trường lao động
Trước hết có thể hiểu rằng thị trường lao động là một thị trường hàng
hoá. Một số nước quan niệm rằng đây là một thị trường hàng hoá bình thường,
không có gì đặc biệt so với các thị trường khác, song cũng có một số nước khác
lại cho rằng đây là một thị trường hàng hoá đặc biệt, và do vậy đã xuất hiện
những trường phái với những quan điểm khác nhau về sự can thiệp của Nhà
nước vào thị trường này.
Phái Tân cổ điển không đề cập gì đến vai trò của Nhà nước và cho rằng
Nhà nước đứng ngoài cuộc.
Phái duy tiền tệ coi vai trò của Nhà nước trong việc can thiệp vào thị
trường lao động là cần thiết và có hiệu quả.
ở Đức, sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan niệm rằng: thị trường lao
động là thị trường hàng hoá đặc biệt. Vì vậy Nhà nước phải có chính sách riêng
nhằm can thiệp, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Như vậy, thị trường lao
động của Đức mang tính chất xã hội.
Trước đây Việt Nam chưa thừa nhận sức lao động là hàng hoá, thị trường
lao động chưa được chú trọng. Hiện nay quan điểm nhận thức đã thay đổi.
I.2. Khái niệm thị trường lao động.
Thị trường lao động là một khái niệm được hình thành khi có sự xuất hiện
của sản xuất hàng hoá. Sự phát triển của nền sản xuất đã dần dẫn hoàn thiện
khái niệm thị trường. Trong nền sản xuất hàng hoá đã tạo ra nhu cầu trao đổi về
các hàng hoá sản phẩm mà người sản xuất đã sản xuất được với các sản phẩm
khác của các nhà sản xuất khác. Vì vậy, họ tiến hành các hoạt động mua bán
trao đổi được gọi là thị trường. Các nhà kinh tế học cổ điển là người đầu tiên đã
nghiên cứu lôgíc về thị trường và đã đưa ra khái niệm đầu tiên đó là khái niệm
thị trường.
Theo AD. Smith thị trường là không gian trao đổi trong đó người mua và
người bán gặp nhau thoả thuận và trao đổi hàng hoá dịch vụ nào đó, với sự phát
triển từ nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ sang nền kinh tế thị trường.

thể cung cấp. Mà tổng số lao động này phụ thuộc vào quy mô dân số. Nên quy
mô dân số lớn thì tổng số người trong độ tuổi loa động có khả năng lao động
càng lớn, do đó tạo ra một lượng người gia nhập vào thị trường lao động nhiều,
làm tăng cung lao động trên thị trường lao động. Tốc độ gia tăng dân số và cơ
cấu dân số cũng là các nhân tố quan trọng tác động đến cung lao động trên thị
trường lao động. Đây là nhân tố có tác động gián tiếp đến cung lao động mà nó
tác động thông qua quy mô dân số và tác động này diễn ra trong một thời gian
tương đối dài. Tốc độ tăng dân số lớn dẫn đến việc làm tăng quy mô dân số
người lao động có thể cung cấp trong tương lai làm tăng cung lao động. Giá trị
sử dụng sức lao động mang tính chất đặc biệt nên thị trường sức lao động là loại
hàng hóa đặc biệt, nên nó phụ thuộc vào bản thân người sở hữu. Ngoài ra nó
còn chịu sự chi phối, quản lý về mặt pháp lý thể hiện trên nhiều mặt. Chẳng hạn
như cơ cấu độ tuổi và trình độ học vấn. Người tư thường chia dân số trung bình
và nhóm dân số già. Những nước có dân số thuộc vào nhóm dấn số trẻ thì cơ
cấu dân số có nhiều người ở trong độ tuổi lao động làm tăng lượng cung lao
động ở mức độ cao.Theo kết quả điều tra tính đến 1/3/2000, tổng lực lượng lao
động cả nước có 38643089 người, so với kết quả điều tra tại thời điểm 1/7/1996
tăng bình quân hàng năm là 975645 người, với tốc độ tăng 2,7%/năm, trong khi
tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của thời kỳ này là 1,50% năm. Với tốc
độ tăng như trên thì tạo ra một lượng cung rất lớn trên thị trường lao động Việt
Nam hiện taị và tương lai.
II 1.2.Tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động
Tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động được xác định như sau
Lực lượng lao động thực tế
LFPR = x100
Lực lượng lao động tiềm năng
Lực lượng lao động thực tế là bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động có
khả năng lao động hiện đang làm việc trong các ngành của nền kinh tế quốc dân
và những người chưa có việc làm nhưng đang đi tìm việc làm.
Lực lượng lao động tiền năng gồn những người trong độ tuổi lao động có


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status