quá trình chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà Nước, quá trình tiếp nhận phần vốn Nhà Nước tại các doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước và kế hoạch niêm yết cổ phiếu - Pdf 64

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay không có bất cứ quốc gia nào tồn tại phát triển được
mà chỉ dựa trên một nền kinh tế đóng, không giao thương với nước ngoài. Hoạt động
giao thương kinh tế phải là của các doanh nghiệp. Một khi các doanh nghiệp còn hoạt
động theo cơ chế kế hoạch hóa thì không thể cạnh tranh nổi trong môi trường toàn
cầu hóa, nó sẽ làm mất đi vai trò đặc trưng của mình là thước đo của nền kinh tế.
Quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà Nước từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung
cao cấp sang cơ chế thị trường tại Việt Nam đã diễn ra được 20 năm nếu tính mốc
đầu tiên là Nghị định 217 ngày 14/11/1987 quy định bãi bỏ cơ chế hỗ trợ ngân sách
trực tiếp cho các doanh nghiệp. Đây là bước đi khởi điểm cho quá trình chuyển đổi,
thay đổi cách nhìn nhận của Nhà Nước đối với các doanh nghiệp của mình. Tuy
nhiên quá trình này diễn ra rất chậm chạp và đến đầu những năm 90 của thế kỷ 20
hoạt đồng này đã không đạt được yêu cầu như mong muốn. Tình trạng thất thoát làm
ăn kém hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà Nước vẫn tiếp tục diễn ra, điều này buộc
Chính phủ Việt Nam phải quyết tâm hơn nữa trong việc cải cách này. Hàng loạt văn
bản luật đã ra đời để chỉ đạo và hướng dẫn quá trình chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà
Nước thành các công ty TNHH, công ty cổ phần ...
Song song với cách chỉ đạo đó của chính phủ là việc Tổng công ty Đầu tư và
Kinh doanh Vốn Nhà Nước chính thức đi vào hoạt động từ 01/8/2006 và việc Việt
Nam trở thành thành viên của WTO thì việc chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà Nước,
đặc biệt là các doanh nghiệp lớn càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhiệm vụ đặt
ra cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước là phải thay mặt Nhà
Nước tiếp nhận, quản lý và phát triển nguồn vốn tại các doanh nghiệp, đẩy mạnh tiến
trình cổ phần hóa các tổng công ty và các doanh nghiệp Nhà Nước lớn, tiến tới niêm
yết cổ phiếu của các doanh nghiệp này trên thị trường chứng khoán trong và ngoài
nước.
1
Bài viết này tập trung vào quá trình chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà Nước, quá
trình tiếp nhận phần vốn Nhà Nước tại các doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và
Kinh doanh Vốn Nhà Nước và kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng

phần.
- Phân tích và đánh giá quá trình thực hiện việc chuyển đổi đó và kết quả đã đạt
được trong giai đoạn trên.
- Từ sự đánh giá đó rút ra kết luận về tính tích cực trong việc chuyển đổi mô
hình doanh nghiệp và tại sao chính phủ phải đẩy mạnh hơn nữa quá trình cải
cách thông qua cổ phần hóa hàng loạt Tổng công ty và doanh nghiệp giai đoạn
tới.
- Trong quá trình nghiên cứu sự chuyển đổi các doanh nghiệp trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà Nước và
niêm yết trên thị trường chứng khoán.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề chuyển đổi mô hình doanh nghiệp đồng
thời rút ra kết luận qua những bài học từ quá trình tư nhân hoá tại các quốc gia trong
khu vực và vấn đề quản lý vốn tại các doanh nghiệp có nguồn vốn của Nhà Nước
trong tương lai.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khái niệm mô hình kế hoạch hoá, bao cấp được hiểu là doanh nghiệp Nhà
Nước hoạt động theo chỉ tiêu, kế hoạch do Nhà Nước giao (giao kế hoạch sản
xuất, còn sản phẩm do Nhà Nước bao tiêu…) Đồng thời thực hiện hình thức
3
cấp phát vốn chứ không phải hình thức đầu tư. Hiệu quả sản xuất kinh doanh
được đánh giá trên phương diện có hoàn thành được kế hoạch do Nhà Nước
giao hay không chứ không lấy thước đo lợi nhuận để đánh giá.
- Khái niệm cổ phần hoá được hiểu là đa dạng hoá hình thức sở hữu trong một
doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được coi là cổ phần hoá khi doanh nghiệp đó
không còn là 100% vốn Nhà Nước nữa.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận là các công trình nghiên cứu về quá trình phát
triển kinh tế tại Việt Nam, căn cứ dựa trên các báo cáo kinh tế và những luận điểm về

gian nhất định chúng ta mới có thể quay lại nhìn nhận, xem xét và đánh giá những
thành công hay hạn chế đã được chúng ta thực hiện.
Đến nay nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhều giai đoạn phát triển khác
nhau, mỗi giai đoạn có một đặc điểm riêng, đều có mặt thành công và những hạn chế
nhất định, có thể chia quá trình đó làm hai giai đoạn sau.
1.1.1. Mặt thành công và những hạn chế của mô hình kế hoạch hoá, tập trung,
bao cấp giai đoạn trước 1986
1.1.1.1. Mặt thành công
- Tập trung được sức mạnh tổng lực, xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc và góp phần quan trọng có tính chất quyết định đối với thắng lợi
30/04/1975 ở miền Nam thống nhất nước nhà.
- Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung phù hợp với bối cảnh lịch sử cũng như
phù hợp với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ
nghĩa lúc bấy giờ. Tranh thủ được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta.
6
- Là một mô hình kinh tế còn mới so với mô hình tại các nước tư sản, đã chứng
minh được những ưu điểm nhất định so với các quốc gia tư bản chủ nghĩa thời
bấy giờ.
1.1.1.2. Những hạn chế
Tuy nhiên mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp đã phát huy được
những ưu điểm trong thời kỳ chiến tranh bao nhiêu thì lại càng bộc lộ những hạn chế
bấy nhiêu sau chiến tranh.
- Không thúc đẩy được sản xuất phát triển, mọi hoạt động của các cơ quan, đơn
vị doanh nghiệp đều được thực hiện theo chỉ tiêu, chính sách tức nói một cách
nôm na (làm theo đơn đặt hàng từ Nhà Nước) không tự chủ trong kinh doanh
dẫn đến thiếu phương hướng, không kích thích được kinh tế phát triển.
- Không có tính chịu trách nhiệm cao trong quản lý kinh tế, người làm kinh tế
nhưng ít phải chịu trách nhiệm về những hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp do mình làm chủ (đứng đầu). Lý do là do cơ chế chính sách: Nhà Nước

tư lâu dài mới hiệu quả, khả năng thu hồi vốn lâu và khả năng sinh lãi thấp thì
thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư như: khuyến khích bằng cách miễn
giảm thuế, tiền thuê đất, thủ tục cấp phép đầu tư nhanh gọn.
1.1.2.2. Những kết quả đạt được trong giai đoạn này
- Từ chỗ các doanh nghiệp Nhà Nước chiếm vị thế độc tôn trên tất cả các ngành
và lĩnh vực thì hiện nay điều này đã thay đổi.
Nhà Nước chỉ giữ lại các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hoặc hoạt động
trong những ngành hoặc lĩnh vực có tính chất chiến lược như: năng lượng, viễn
8
thông, dầu khí, và các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu hay chính sách xã hội như:
Ngân hàng chính sách, bệnh viện, trường học…
Đến nay số lượng các doanh nghiệp Nhà Nước đã giảm một cách đáng kể,
theo số liệu thống kê của Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp của Chính phủ thì
nếu như năm 1990 chúng ta có khoảng 12.300 doanh nghiệp Nhà Nước, đến nay
chúng ta đã tinh giảm bằng cách tiến hành cổ phần hóa, sáp nhập, giải thể và cho phá
sản rất nhiều doanh nghiệp Nhà Nước. Đến hết năm 2005 số lượng doanh nghiệp
Nhà Nước đã giảm đáng kể chỉ còn khoảng 3.200 doanh nghiệp, và đang tiếp tục
giảm dần theo từng năm. Điều này đã làm tăng hiệu quả sử dụng vốn Nhà Nước,
tránh được thất thoát và lãng phí, hiệu quảkinh tế tăng lên rõ rệt. Bước đầu đã từng
bước thực hiện thành công chính sách kinh tế của Nhà Nước là không bù lỗ cho
doanh nghiệp đồng thời các doanh nghiệp thuộc Nhà Nước cần phải có đóng góp
đáng kể đối với nguồn thu ngân sách.
- Từ chỗ đa số các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đến nay hầu hết các doanh
nghiệp được tổ chức sắp xếp lại đã làm ăn có hiệu quả và giảm sự phụ thuộc
vào nguồn ngân sách Nhà Nước.
- Hàng loạt doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kém hiệu quả đã được cho giải thể
hoặc phá sản, thực hiện theo đúng luật doanh nghiệp, các doanh nghiệp cạnh
tranh bình đẳng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, sự cạnh tranh đã giúp
các nhà doanh nghiệp Nhà Nước lớn mạnh cả về quy mô và hiệu quả.
- Nguồn lực Nhà Nước thay vì bù lỗ cho các doanh nghiệp nay có điều kiện hơn

nếu nhìn nhận một cách khách quan và so sánh với các nước trong khu vực và trên
thế giới, có thể thấy những mặt còn tồn tại và hạn chế của mô hình kinh tế đã qua.
Đặc biệt là chính sách đối với các doanh nghiệp cũng như những hạn chế mà các
doanh nghiệp Nhà Nước đã, đang và sẽ bộc lộ nếu không nhanh chóng có sự thay đổi
có tính chất căn bản. Có thể thấy cùng thời gian nếu so với các doanh nghiệp của các
10
nước cùng khu vực với cơ chế chính sách khác thì các doanh nghiệp của chúng ta đã
tụt lại khá xa. Nếu nhìn nhận hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các
doanh nghiệp Nhà Nước nói riêng thì có rất ít doanh nghiệp nào thực sự mạnh để có
thể cạnh tranh hay đầu tư ra nước ngoài như các nước trong khu vực. Hay nói đúng
hơn chúng ta chưa có những thương hiệu đủ mạnh có thể cạnh tranh hiệu quả với các
công ty nước ngoài.
- Mặc dù đã chuyển đổi mô hình hoạt động từ các doanh nghiệp thuần Nhà
Nước sang mô hình các công ty TNHH Nhà Nước một thành viên, hai thành
viên, công ty cổ phần, liên doanh liên kết… nhưng hệ thống các doanh nghiệp
Nhà Nước chưa thực sự đủ lớn mạnh để đóng góp một cách tích cực vào nền
kinh tế. Cho dù đã được tạo điều kiện nhiều hơn các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh nhưng hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với tiềm năng cũng như
điều kiện mà các doanh nghiệp đang có. So với yêu cầu chung và nhất là các
yêu cầu mới trong quá trình hội nhập thì tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp
còn chậm, hiệu quả sử dụng vốn và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhà
Nước còn thấp. Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện tốt việc bảo toàn và phát
triển vốn, tình trạng ăn vào vốn, mất vốn vẫn tiếp tục diễn ra, phần lớn các
doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, cơ cấu vốn và tài sản còn bất hợp lý, công
tác quản lý Nhà Nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp còn nhiều bất
cập, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.
- Việc tồn tại quá nhiều doanh nghiệp Nhà Nước hoạt động trong tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội làm cho việc quản lý hết sức phức tạp. Xét về mặt tổ
chức kinh tế thì như vậy là không phù hợp trong giai đoạn hiện nay, không tận
dụng được hết nguồn lực trong dân chúng gây thất thoát nguồn lực quốc gia,

12
Trụ sở công ty tại Hà Nội có các Công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại
diện tại một số khu vực trong và ngoài nước.
Tổng Công ty có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, tổ chức hạch
toán, kế toán tập trung, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà Nước
và các Ngân hàng thương mại trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
1.3.1. Vốn của Tổng công ty
Tổng công ty được Nhà Nước cấp vốn ban đầu để thành lập và hoạt động vốn
điều lệ tại thời điểm thành lập của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà
Nước là 5.000 tỷ đồng và được bổ sung dần trong quá trình hoạt động.
Khi có sự tăng, giảm vốn điều lệ Tổng công ty phải điều chỉnh vốn điều lệ
trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và công bố theo quy định của pháp luật.
1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành gồm HĐQT, BKS, TGĐ, các phó
TGĐ, kế toán trưởng và các bộ phận chức năng giúp việc tại Tổng công ty, các công
ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện tại khu vực và quốc tế.
Bộ Tài chính thực hiện quản lý Nhà Nước về tài chính đối với Tổng công ty
theo thẩm quyền, thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu với Tổng công
ty theo phân cấp của Thủ tuớng Chính phủ.
Như vậy, có thể nói xét về mô hình thì Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh
Vốn Nhà Nước không khác các doanh nghiệp Nhà Nước khác về tổ chức và hoạt
động nhưng điều khác biệt căn bản so với các doanh nghiệp còn lại đó là thay mặt
Nhà Nước tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà Nước tại các
doanh nghiệp.
Thay vì chỉ hoạt động trong một hoặc một số ngành lĩnh vực nhất định thì nó
hoạt động đa ngành, đa nghề vì sự đặc thù của các doanh nghiệp hoạt động trên mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội.
13
Tính đại diện tại các doanh nghiệp có vai trò quyết định đến với hoạt động tại
các doanh nghiệp vì hiện tại gần như tất cả các doanh nghiệp của Nhà Nước đặc biệt

Nhiệm vụ của Khazanah
- Kế thừa các dự án, sắp xếp, tái cơ cấu lại danh mục, nâng cao hiệu quả.
- Thay đổi các công ty liên kết, nâng cao giá trị vốn, giá trị chiến lược.
- Đầu tư mới vào các ngành chiến lược mới hoặc đầu tư ra nước ngoài.
- Quản lý nguồn lực con người. Mục đích là nâng cao sự phát triển nguồn lực
con người cho quốc gia.
Sơ đồ tổ chức của Khazanah
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy hoạt động của Khazanah
Managing Director
Investments
Knowledge
Management
Finance &
ICT
Managing Director's
Office
Special
Project
Legal&
Support
Human
Capital
Management
15
Nguồn: Tài liệu Hội thảo "Đầu tư vốn Nhà Nước-Kinh nghiệm của Tập đoàn
Khazanah (Malaysia)", tháng 10/2006
Các dự án đầu tư quốc tế của Khazanah
Các dự án quốc tế mà Khazanah đã thực hiện được thể hiện ở bảng 1.1 dưới
đây.
Bảng 1.1. Các dự án đầu tư quốc tế của Khazanah

APOLLO
Hospitals
Enterprise
Ltd India
Công ty tư nhân y
tế lớn nhất India với
mạng lưới 36 bệnh
viện 180 đại lý bán
thuốc 50 Trạm xá 7
trường dạy nghề
cho y tá.
Chiếm 10,9% cổ
phần (là công ty lớn
thứ 2 của India) Trị
giá 44,23 triệu USD
năm 2005
Tham gia vào y tế
một ngành nhiều
tiềm năng trong khu
vực nói chung và
India nói riêng.
SHUAIBAH
giai đoạn 3
IWPP Saudi
Arabia
Công suất 900 MW
và 880.000 mét
khối năng lượng và
dây chuyền khử
muối, IWPP là số 1

China
Mobil One
Limited
Singapore
Công ty viễn thông
chiếm 30% thị phần
tại Singapore
Thông qua JV với
TM International đã
chiếm 29,85% cổ
phần (cổ đông lớn
nhất) với trị giá
225,3 triệu
USD/2005
Hợp tác đầu tư với
các công ty thành
viên trong nỗ lực khu
vực hóa các công ty
Malaysia
Nguồn: Tài liệu Hội thảo ‘Đầu tư vốn Nhà Nước-Kinh nghiệm của Tập đoàn
Khazanah (Malaysia)’, tháng 10/2006
Các công ty đầu tư chính củ a Khazanah
UEM GROUP United Engineers (M) Group
Lĩnh vực hoạt động: Phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ giá trị gia tăng
trong 7 ngành công nghiệp chủ chốt của địa phương và quốc tế.
Các đơn vị chính: Expressways, Engineering and Contruction, chăm sóc sức
khỏe, dịch vụ môi trường, bất động sản, sản xuất và ICT. Có hơn 40 Công ty bao
gồm 10 Công ty đã niêm yết.
Tổng giá trị đầu tư vào UEM Group của các cổ đông là hơn 6 tỷ Ringgit (Số
liệu tính đến 30/11/2005)

đầu tư hợp tác với các công ty viễn thông hàng đầu tại Indonexia, ấn Độ, Srilanka,
Singapore, Campuchia và Bangladesh
PROTON: Proton Holdings Berhad
18
Dẫn đầu Malaysia về sản xuất xe hơi với thị phần thống trị. Thành lập năm
1983 để sản xuất ô tô và các loại linh kiện phụ tùng liên quan đến nền công nghiệp xe
hơi, chiếm 70% thị phần xe hơi tại Malaysia.
CIMB Group: Bumiputra - Commerce Holdings Berhad
Là lá cờ đầu trong ngành tài chính Malaysia, đầu tư với nhiều dự án đa dạng.
Lợi nhuận rất lớn thu được từ việc đầu tư vào các ngân hàng thương mại, ngân hàng
thương nghiệp, môi giới chứng khoán, ngân hàng nước ngoài, cho thuê tài chính,
công ty quản lý quỹ, Công ty đầu tư bảo hiểm nhân thọ.
Tự xây dựng mình trở thành một Công ty đầu tư hàng đầu tại khu vực Đông
Nam á, đã có sự hiện diện tại Inđonexia thông qua (PT Bank Niang) và tại Singapore
qua (CIMB GK)
MALAYSIA AIRPORTS: Malaysia airports Holdings Berhad
Điều hành và quản lý 39 sân bay trong nước trong đó có sân bay quốc tế KL
một trong những sân bay hiện đại nhất thế giới. Là công ty quản lý sân bay đầu tiên
niêm yết trên sàn chứng khoán tại Châu á.
1.4.1.2. Những bài học kinh nghiệm tư nhân hoá ở Malaysia đối với Việt Nam
Chính sách về tư nhân hoá ở Malaysia được chính phủ công bố vào năm 1983.
Mục tiêu là:
- Giảm bớt gánh nặng tài chính và quản trị cho chính phủ.
- Cải thiện hiệu quả và năng suất.
- Tạo điều kiện để phát triển kinh tế.
- Giảm quy mô và số lượng hoạt động trong khu vực công của nền kinh tế.
- Giúp đạt mục tiêu mà chính sách phát triển quốc gia đã đề ra.
Năm 1991 chính phủ công bố một kế hoạch tư nhân hóa tổng thể trong đó bao
gồm các yếu tố thiết yếu sau:
19

1985-2002.
Bảng 1.2. Một số dự án đã được tư nhân hoá theo kế hoạch tổng thể từ
1985-2002
Tên công ty Ngành/lĩnh vực Năm tiến hành tư
nhân hóa
Malaysia Airlines System Hàng không 1985
Malaysia International Shipping
Corporation
Hàng Hải 1986
Projeck Lebuhraya Selâtn (Plus) Vận hành đường cao
tốc
1988
Syarikat Telecom Malaysia Berhad Viễn thông 1990
Perusahaan Otomobil Nasional
(Proton)
Sản xuất tự động 1992
Tenaga Nasional Berhad Công ty điện lực 1992
Kelang Container Terminal (KCT) Vận tải và cảng biển 1992
Pos Malaysia Berhad Dịch vụ bưu chính 2001/2002
Nguồn: Tài liệu Hội thảo ‘Đầu tư vốn Nhà Nước-Kinh nghiệm của Tập đoàn
Khazanah (Malaysia)’, tháng 10/2006
Vai trò của Chính phủ đối với nền kinh tế Malaysia
- Đa dạng và cân bằng trong cách tiếp cận để tránh ảnh hưởng đầu tư trong khu
vực tư nhân cũng như tránh áp đặt quá nhiều luật lệ lên các công ty tư nhân.
- Đa dạng hoá và cân bằng trong việc phân chia các nguồn tài nguyên cho các
khu vực kinh tế, tư nhân, Nhà Nước và các công ty liên kết một cách hợp lý để
tạo hiệu quả cao nhất.
21
- Những vấn đề như: thất bại của thị trường, cân bằng ở mức thấp và những lợi
ích tập thể sẽ chứng minh sự cần thiết có mặt và can thiệp của Nhà Nước vào

06 Công nghiệp xe hơi 2,5
07 Tài sản 1,4
08 Y tế 0,3
09 Công nghệ 0,2
10 Khác 1,1
Nguồn: Tài liệu Hội thảo ‘Đầu tư vốn Nhà Nước-Kinh nghiệm của Tập đoàn
Khazanah (Malaysia)’, tháng 10/2006
Bảng 1.4 Danh mục theo vùng, lãnh thổ
STT Lãnh thổ Tỷ lệ %
01 Malaysia 94,0
02 Indonesia 4,0
03 Khác 2,0
Nguồn: Tài liệu Hội thảo ‘Đầu tư vốn Nhà Nước-Kinh nghiệm của Tập đoàn
Khazanah (Malaysia)’, tháng 10/2006
23
Những thành quả đã đạt được của Khazanah
- Những dự án đầu tư mới ra nước ngoài của Khazanah.
Khazanah đã có 12 dự án đầu tư do trong 2 năm 2004-2005 danh mục đầu tư
đạt 315 triệu Ringgit. Dự án Shuaibah 3 IWPP trị giá 2.5 tỷ USD và là dự án tư nhân
hoá đầu tiên của chính phủ Saudi Arabia.
- Huy động vốn:
Trái phiếu chuyển đổi Plus trị giá 414 triệu USD phát hành vào tháng 12/2004.
Islanue MTN and CP trị giá 3.2 tỷ Ringgit đây là đợt phát hành lớn nhất của Sukuk
Musyarakah tháng 3/2006.
- Đầu tư trong nước:
Tăng cường sự có mặt trong ngành ngân hàng, để đẩy mạnh cổ phần hoá trong
BCHB, CIMB.
Tăng cường đầu tư mở rộng vùng kinh tế Johor.
Đẩy mạnh đầu tư phát triển nông nghiệp trong tài khoá 2006.
Thêm các dự án mới có sốvốn lớn được thực hiện bởi các công ty đầu tư như

Ngày 09/03/2006 Trung Quốc thông báo thành lập công ty đầu tư theo mô
hình của tập đoàn Temasek Holding để sử dụng hiệu quả hơn nguồn dự trữ ngoại tệ
hơn 1000 tỷ USD của nước này. Đây có thể coi là một thay đổi lớn trong cách tổ
chức, quản lý nguồn lực quốc gia của Trung Quốc. Với nguồn dự trữ ngoại tệ lớn
nhất thế giới, các công ty và doanh nghiệp trên thế giới phải e ngại với sự thay đổi
này. Đến nay Trung Quốc mới chỉ sử dụng chủ yếu số tiền dự trữ để mua trái phiếu ở
thị trường Mỹ. Dự kiến công ty này sẽ quản lý một quỹ vào khoảng 200 tỷ USD
trong khi khoản tiền còn lại sẽ dùng để duy trì sự ổn định của nền kinh tế Trung
25

Trích đoạn Kinh nghiệm của Singapore đối với Việt Nam Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình quản lý kinh tế tại các quốc gia nói trên đối với Việt Nam Mục tiêu của chính phủ trong việc thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước (SCIC) Nhiệm vụ của SCIC trong việc quản lý nguồn vốn Nhà Nước tại doanh nghiệp Tiến trình tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà Nước
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status