Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam - Pdf 65

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

TRẦN THỊ PHƯƠNG MAI

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TRÊN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KẾ TOÁN

HÀ NỘI - NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

TRẦN THỊ PHƯƠNG MAI

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TRÊN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
Mã số: 9340301

MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ............................................................................ix
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4
1.5. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu .................................................................5
1.6. Đóng góp của đề tài .............................................................................................6
1.7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................7
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT
LƯỢNG THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ............................................8
2.1. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................8
2.1.1. Các nghiên cứu về đo lường chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính ......8
2.1.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo
cáo tài chính ............................................................................................................14
2.1.3. Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................29
2.2. Báo cáo tài chính và chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính ................30
2.2.1. Báo cáo tài chính ..........................................................................................30
2.2.2. Chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính .................................................33
2.3. Các lý thuyết liên quan .....................................................................................38
2.3.1. Lý thuyết dự phòng (Contingency theory) ...................................................38
2.3.2. Lý thuyết đại diện (Agency Theory) ............................................................39
2.3.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) ........................................42
2.4. Mô hình nghiên cứu dự kiến từ cơ sở lý thuyết ..............................................43


iii

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................111


iv
CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ .112
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .....................................................................112
5.1.1. Thảo luận thực trạng chất lượng thông tin Báo cáo tài chính của công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam..................................................112
5.1.2. Thảo luận thực trạng nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên Báo
cáo tài chính công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ...............117
5.2. Các khuyến nghị đề xuất nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên báo cáo
tài chính ...................................................................................................................123
5.2.1. Nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp nhân viên kế toán .................123
5.2.2. Nâng cao tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ ...................................................125
5.2.3. Tăng cường vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế...........................127
5.2.4. Nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập .....................................................128
5.2.5. Tăng cường vai trò điều tiết của Ủy ban chứng khoán Nhà nước ..................130
5.2.6. Hạn chế tác động tiêu cực của Hành vi quản trị lợi nhuận.........................130
KẾT LUẬN ................................................................................................................134
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 136
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................137
PHỤ LỤC ...................................................................................................................148


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt

Tiếng Việt


4

ANOVA

5

BCTC

6

CL

7

CLTT

Chất lượng thông tin

8

CTCP

Công ty cổ phần

9

CTNY

Công ty niêm yết

Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế

The International
Accounting
Standards Committee

13

IFAC

Liên đoàn kế toán quốc tế

International Federation of
Accountants

14

IFRS

Chuẩn mực báo cáo tài chính International Financial
quốc tế
Reporting Standards

15

HĐQT

Hội đồng quản trị

16


KTNB

21

KTV

Kiểm toán viên

22

MLR

Hồi quy tuyến tính nhiều biến

23

NY

24



Tiếng Anh

Kế toán
Kiểm toán nội bộ

Niêm yết
Sơ đồ

Multiple linear regression


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng quan về phương pháp đo lường CLTT trên BCTC .............................10
Bảng 2.2. Thời hạn công bố thông tin BCTC................................................................37
Bảng 2.3. Các giả thuyết nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết ................................................44
Bảng 3.1. Thành phần tham gia thảo luận nhóm ...........................................................49
Bảng 3.2. Các biến quan sát của nhân tố năng lực nhân viên kế toán...........................56
Bảng 3.3. Các biến quan sát nhân tố đạo đức nhân viên kế toán ..................................58
Bảng 3.4: Biến quan sát nhân tố Tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ.................................60
Bảng 3.5. Biến quan sát nhân tố Vận dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế .......61
Bảng 3.6. Biến quan sát nhân tố Hành vi quản trị lợi nhuận .........................................63
Bảng 3.7. Biến quan sát nhân tố Chất lượng kiểm toán độc lập ...................................65
Bảng 3.8. Biến quan sát nhân tố Vai trò điều tiết của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước .......66
Bảng 4.1. Số lượng doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch (Tính đến tháng 10/2018) ..77
Bảng 4.2. Vốn hóa thị trường chứng khoán (Tính đến tháng 10/2018) .......................77
Bảng 4.3. Phân loại sàn chứng khoán, điều kiện và trạng thái ......................................78
Bảng 4.4. Top 20 CTNY giảm lãi sau kiểm toán năm 2018 .........................................80
Bảng 4.5. Tỷ lệ tán thành các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC .....................81
Bảng 4.6. Mẫu nghiên cứu.............................................................................................82
Bảng 4.7. Mục đích sử dụng BCTC ..............................................................................83
Bảng 4.8. Mô tả giá trị các biến quan sát của biến phụ thuộc .......................................84
Kết quả mô tả giá trị các biến quan sát của các biến độc lập được trình bày trong Bảng
4.9 sau đây: ....................................................................................................................86
Bảng 4.9. Mô tả giá trị các biến quan sát của các biến độc lập .....................................86
Bảng 4.10. Kết quả phân tích Cronbach’s alpha đo lường khái niệm CLTT trên BCTC
các CTNY trên TTCKVN .............................................................................................89

Sơ đồ 3.2. Mô hình nghiên cứu từ kết quả nghiên cứu định tính ..................................53
Sơ đồ 3.3. Các bước nghiên cứu định lượng .................................................................54
Sơ đồ 3.4. Các thành phần đo lường CLTT trên BCTC của CTNY trên TTCKVN .....55
Sơ đồ 4.1. Quy mô vốn hóa trên thị trường cổ phiếu ....................................................75
Sơ đồ 4.2. Số lượng tài khoản đầu tư đến tháng 5/2018 ...............................................76
Sơ đồ 4.3. Mô hình nghiên cứu chính thức .................................................................101
Sơ đồ 5.1. Kết quả đo lường CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN .........112
Sơ đồ 5.2. Kết quả đo lường thành phần Thích hợp ....................................................114
Sơ đồ 5.3. Kết quả đo lường thành phần Trình bày trung thực ...................................115
Sơ đồ 5.4. Kết quả đo lường thành phần Dễ hiểu........................................................115
Sơ đồ 5.5. Kết quả đo lường thành phần Khả năng so sánh ........................................116
Sơ đồ 5.6. Kết quả đo lường thành phần Kiểm chứng ................................................116
Sơ đồ 5.7. Kết quả đo lường thành phần Kịp thời .......................................................117
Sơ đồ 5.8. Kết quả đo lường nhân tố Nhân viên kế toán .............................................119
Sơ đồ 5.9. Kết quả đo lường của nhân tố Tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ .................120
Sơ đồ 5.10. Kết quả thống kê nhân tố Chất lượng kiểm toán độc lập .........................122
Biểu đồ 4.1. Tần số phần dư chuẩn hóa Histogram.....................................................103


1

CHƯƠNG 1.
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới với sự
phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam đã đóng góp một vai trò không nhỏ
đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và tạo ra dòng chảy vốn không biên
giới. Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam là một trong những TTCK non trẻ,
chính thức đi vào hoạt động ngày 20/7/2000 cho đến nay với hoạt động của Sở Giao
dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán

đưa ra đánh giá đúng đắn về tính hữu ích của thông tin trên BCTC. Theo quan điểm
của FASB, IASB đặc tính chất lượng là những thuộc tính phản ánh tính hữu ích của
thông tin trên BCTC. Đối với Việt Nam trong điều kiện là một nước đang phát triển về
kinh tế, hội nhập về vốn và chuẩn mực KT thì nghiên cứu, chỉnh sửa và phát triển
thang đo CLTT trên BCTC theo hướng đánh giá toàn diện các thông tin trên BCTC là
rất cần thiết.
Xét trên góc độ thực tiễn, mỗi sự thay đổi về tình hình kinh doanh và tài
chính của CTNY ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động của các công ty, các nhà đầu
tư mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ TTCK cũng như nền kinh tế. Đặc biệt là các thông
tin trên BCTC của các CTNY vì đây là một nguồn thông tin quan trọng cung cấp
cho các nhà quản lý điều hành doanh nghiệp mà còn cung cấp thông tin hữu ích cho
các đối tượng quan tâm tới tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp từ đó đưa ra các
quyết định phù hợp, nó ảnh hưởng trực tiếp tới CL, hiệu quả của người sử dụng
thông tin cũng như hiệu quả hoạt động của TTCK. Tuy vậy, trong thời gian vừa
qua, CLTT trên BCTC của các CTNY lại xảy ra rất nhiều hiện tượng gian lận gây
ra những hậu quả nghiêm trọng và thiệt hại lớn cho các công ty và các nhà đầu tư.
Trên thế giới, đó là sự gian lận trong BCTC của tập đoàn Năng lượng hàng đầu thế
giới Enron, công ty Worldcom, Tyco, Xerox, Olympus là tập đoàn chuyên sản xuất
camera và vật tư y tế của Nhật, gần đây nhất là những gian lận trong BCTC của
Toshiba là tập đoàn sản xuất thiết bị điện tử gia dụng và kỹ thuật công trình hàng
đầu của Nhật đã “phù phép” để biến lỗ thành lãi khai khống đẩy số tiền khai khống
lên tới 1,2 tỷ USD đây là vụ bê bối kế toán lớn nhất của doanh nghiệp Nhật Bản
cho đến nay. Qua đó, cho thấy CLTT trên BCTC của các CTNY kể cả những DN
có thương hiệu hàng đầu thế giới còn thiếu tin cậy, kể cả những BCTC đã được
kiểm toán bởi các công ty kiểm toán có uy tín điều đó làm giảm sút đáng kể niềm
tin của các nhà đầu tư vào CLTT trên BCTC.
Ở Việt Nam, có nhiều CTNY trên TTCK Việt Nam công bố BCTC với các chỉ
tiêu tài chính rất khả quan song thực tế lại không có khả năng thanh toán, chỉ tiêu lợi
nhuận âm như CTCP Bông Bạch Tuyết (mã chứng khoán BBT), CTCP Xuất nhập
khẩu và Xây dựng, CTCP Đại lý Liên hiệp Vận chuyển là những minh chứng... sự

Để đạt được mục tiêu tổng quát đó, luận án đi nghiên cứu các mục tiêu cụ thể
như sau:
Mục tiêu 1: Xây dựng thang đo CLTT trên BCTC của các CTNY trên
TTCKVN.
Mục tiêu 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các
CTNY trên TTCK Việt Nam.
Mục tiêu 3: Xác định mức độ ảnh hưởng, chiều ảnh hưởng các nhân tố đến
CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.
Mục tiêu 4: Nghiên cứu sự đánh giá của người lập BCTC và người sử dụng
BCTC về CLTT trên BCTC và nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các
CTNY trên TTCKVN.


4
Mục tiêu 5: Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao CLTT trên BCTC của
các CTNY trên TTCKVN.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án, một số câu hỏi nghiên cứu được
đặt ra như sau:
Câu hỏi 1: CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN được đo lường như
thế nào?
Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các
CTNY trên TTCK Việt Nam? Mức độ ảnh hưởng và chiều tác động của các nhân tố
này đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN như thế nào?
Câu hỏi 3: Nhân tố nào là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến CLTT trên BCTC
của các CTNY trên TTCKVN?
Câu hỏi 4: Có sự đánh giá khác nhau không giữa người lập BCTC và người sử
dụng BCTC về CLTT trên BCTC và nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các
CTNY trên TTCKVN?

1.5. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp
nghiên cứu định lượng nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu định tính:
Sau khi tiến hành tổng quan luận án sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu và thảo
luận nhóm lấy ý kiến của các chuyên gia để xác định các tiêu chí phù hợp để đánh
giá, đo lường CLTT trên BCTC và các nhân tố ảnh hưởng tới CLTT trên BCTC của
các CTNY trên TTCKVN. Sau đó tác giả tiến hành xây dựng, điều chỉnh bảng hỏi để
phục vụ quá trình khảo sát thu thập thông tin phục vụ cho việc thực hiện phương pháp
nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Trong nghiên cứu này phương pháp
định lượng được thực hiện thông qua hai giai đoạn:
Giai đoạn khảo sát sơ bộ: Trên cơ sở kết quả của nghiên cứu định tính ban đầu
giúp tác giả xây dựng được các thang đo đo lường CLTT trên BCTC, các nhân tố ảnh
hưởng đến CLTT trên BCTC và thang đo các nhân tố này. Tác giả tiến hành xây dựng
bảng hỏi, phát phiếu điều tra sơ bộ, sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để kiểm tra độ tin
cậy của các thang đo, kiểm định sơ bộ sự phù hợp của mô hình nghiên cứu nhằm loại
bỏ bớt những tiêu chí không có ý nghĩa thống kê. Dựa vào kết quả nghiên cứu sơ bộ
tác giả tiến hành giai đoạn khảo sát diện rộng.
Giai đoạn khảo sát diện rộng:
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu sơ bộ tác giả tiến hành điều chỉnh lại thang đo
lường CLTT trên BCTC, mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên
BCTC và sau đó tiến hành khảo sát trên diện rộng. Dữ liệu khảo sát trên giai đoạn
này tác giả sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để kiểm tra độ tin cậy thang đo thông qua
hệ số Cronbach’s Alpha, thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm tra sự


6
tương quan và phân tích hồi quy chỉ ra sự tác động của các nhân tố đến biến phụ
thuộc CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

tố mới của nghiên cứu này đó là Vận dụng chuẩn mực BCTC quốc tế được đo lường
qua năm biến quan sát, Vai trò điều tiết của Ủy ban chứng khoán Nhà nước


7
(UBCKNN) đo lường thông qua ba biến quan sát. Nhân tố nhân viên kế toán có các
biến quan sát là về đạo đức kế toán (DD1, DD2, DD3, DD4, DD5) và NL2 được phát
hiện trong nghiên cứu này.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự đánh giá khác nhau của người lập
BCTC (CTNY) và người sử dụng BCTC về CLTT trên BCTC và các nhân tố ảnh hưởng
đến CLTT trên BCTC, song có hai nhân tố đó là Chất lượng kiểm toán độc lập và Vận
dụng chuẩn mực BCTC quốc tế chưa thể hiện sự khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê.
Thứ tư, trên cơ sở kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu, luận án
đã đề xuất được một số khuyến nghị đối với sáu nhân tố độc lập để nâng cao CLTT
trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

1.7. Kết cấu của đề tài
Luận án bao gồm năm chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về chất lượng thông tin trên
báo cáo tài chính.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị.
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


8


khi đó được cho rằng thông tin cung cấp là phù hợp lý và đáng tin cậy (Nichols và
Wahlen, 2004). Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là dựa vào giá của chứng


9
khoán, trong khi giá của chứng khoán có thời điểm không đại diện chính xác cho giá
thị trường của công ty. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng bỏ qua các chỉ tiêu quan
trọng khác được trình bày trên thuyết minh BCTC.
Thứ ba, phương pháp sử dụng một yếu tố cụ thể của BCTC. Phương pháp
này không sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu đại diện cho CLTT trên BCTC
mà tập trung vào một hay một số yếu tố cụ thể trên BCTC. Trong nghiên cứu của
Gearemynck và Willekens (2003) xem xét mối quan hệ giữa báo cáo kiểm toán và
thông tin hữu ích trên BCTC để ra quyết định, Beretta và Bozzolan (2004) tập
trung vào chất lượng KSNB và thông tin công bố rủi ro, Cohen và cộng sự (2004)
nhấn mạnh mối quan hệ giữa cơ chế quản trị DN và CLTT trên BCTC, số lần
BCTC phải trình bày lại hay tổn thất giá trị thị trường do BCTC phải trình bày lại
trong nghiên cứu của Hirschey và cộng sự (2012). Hướng nghiên cứu này tập
trung vào một nội dung cụ thể trên các BCTC nên không cung cấp một cách toàn
diện về CLTT trên BCTC.
Thứ tư, phương pháp đánh giá CLTT trên BCTC dựa trên các thuộc tính về
CLTT được quy định bởi các tổ chức nghề nghiệp hoặc của Nhà nước về KT. Phương
pháp này có thể đánh giá chất lượng CLTT trên BCTC một cách trực tiếp, cũng như đo
lường và đánh giá ở nhiều khía cạnh khác nhau của thông tin trên BCTC đồng tăng
tính hữu ích của thông tin trên BCTC để người sử dụng ra quyết định. Đại diện tiêu
biểu cho hướng nghiên cứu này là Jonas và cộng sự (2000), Beest và cộng sự (2009),
Beest và cộng sự (2013), Nguyễn Tố Tâm (2014), Phạm Quốc Thuần (2016), Nguyễn
Phương Hồng và Dương Khánh Linh (2014), Nguyễn Trọng Nguyên (2016). Song
phương pháp này đo lường và đánh giá gặp nhiều khó khăn do dữ liệu thường phải thu
thập một cách trực tiếp.
Như vậy, các phương pháp đánh giá đo lường CLTT trên BCTC khá đa dạng,


Đánh giá qua

Xem xét mối quan hệ Xem xét các

Xem xét mức

pháp

mức độ điều
chỉnh lợi nhuận
của nhà quản lý
(người đại diện).

giữa lợi nhuận và
phản ứng của thị
trường chứng khoán
để đo lường CLTT

yếu tố cụ thể
trong BCTC
theo chiều sâu
bằng cách tiến

độ hữu ích của
quyết định
BCTC thông
qua các đặc

trên BCTC.

Đo lường
trực tiếp CL

Đo lường trực
tiếp CL BCTC.

BCTC.
Hạn chế

Tập trung vào Tập trung vào chất Chỉ tập trung Nhìn chung là
chất lượng lợi lượng lợi nhuận.
vào các yếu khó khăn trong
nhuận.
Đo lường
CLTT tố được chọn. đo lường.
Đo lường
CLTT BCTC
gián tiếp.

BCTC gián tiếp.

Khó khăn
Không cung cấp cái đo lường.
nhìn sâu sắc về sự
Khó ước tính đánh đổi giữa tính

giá trị dồn tích thích hợp và độ tin cậy.
một cách tùy ý.
Tác giả


nhuận

Phương pháp đánh
Một yếu tố cụ
giá mối quan hệ giữa
thể trên
lợi nhuận và phản
BCTC
ứng của thị trường

Đặc điểm
định tính

cộng sự (1995);
Radzi và các

Cohen và
cộng sự

và cộng sự
(2007); Barth

cộng sự (2011),
Nguyễn Hà
Linh (2017).

(2004),
Roudaki
2011,
Hirschey và

CLTT trên BCTC dựa theo tiêu chuẩn của FASB và IASB (2008).


12
Braam và Beest (2013) đã thực hiện một nghiên cứu đo lường CLTT trên
BCTC của các CTNY Anh và Hoa Kỳ để đo lường các đặc điểm CLTT trên BCTC
dựa trên quan điểm của FASB và IASB (2010), số liệu được sử dụng trong nghiên cứu
này là báo cáo thường niên của các DN NY trên hai trị trường Anh và Hoa Kỳ năm
2010, trong nghiên cứu này đo lường CLTT trên BCTC thông qua 33 chỉ báo đều sử
dụng thang đo likert 5 điểm, ngoại trừ Tính kịp thời. Tổng quan về thang đo CLTT
trên BCTC được tác giả trình bày trong Phụ lục 3.
Với sự xu thế toàn cầu hóa và thế giới phẳng không chỉ trong lĩnh vực thương
mại, mà hội nhập tri thức cũng tất yếu, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam về đo
lường CLTT trên BCTC kế thừa và phát triển những công trình nghiên cứu trên thế
giới. Các nghiên cứu này được các tác giả kế thừa và điều chỉnh các chỉ tiêu đo lường
phù hợp với Việt Nam cơ bản dựa trên bốn hướng nghiên cứu ở trên. Trong nghiên
cứu của Nguyễn Tố Tâm (2014) với đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm tăng
cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam” đo lường CLTT kế toán tài chính qua sáu đặc điểm đó là sự
Phù hợp, Trình bày trung thực, Xác nhận, Dễ hiểu, So sánh được và Đúng kỳ theo
VAS dựa theo nghiên cứu của Beest và cộng sự (2009). Tác giả sử dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng và kết quả cho thấy CLTT KT của các DN niêm yết đảm
bảo. Hay nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hồng và Dương Thị Khánh Linh
(2014) nghiên cứu đo lường CLTT trên BCTC trong các DN tại Việt Nam trên cơ sở
khảo sát 137 mẫu nghiên cứu là các KT viên, kiểm toán viên và nhà đầu tư dựa trên
các đặc điểm về CLTT trên BCTC do IASB và FASB ban hành. Thang đo CLTT trên
BCTC của nghiên cứu là thang đo bậc hai, bao gồm sáu thành phần: Thích hợp;
Trình bày trung thực; Có khả năng so sánh; Có thể kiểm chứng; Kịp thời; Có thể hiểu
được. Trong đó, thuộc tính Có khả năng so sánh và Có thể hiểu được có giá trị trung
bình cao nhất, các thuộc tính còn lại được đánh giá ở mức độ trung bình.

nghiên cứu xây dựng thang đo CLTT BCTC dựa trên cơ sở tham chiếu các thuộc tính
CLTT được ban hành bởi FASB và IASB (2010) và kết hợp với ý kiến của các đối
tượng tham gia thảo luận từ nghiên cứu tình huống và tham khảo thang đo Beest và
cộng sự (2009) đo lường thực trạng về CLTT trên BCTC tại các DN Việt Nam: Số liệu
phân tích cho thấy thực trạng CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam theo kết quả
khảo sát trên số lượng mẫu thu thập đạt yêu cầu sử dụng là 269 tại các công ty có trụ
sở chính chủ yếu tại TP.HCM kết quả CLTT trên BCTC được đánh giá với số điểm
bình quân là 3,76/5 điểm. Nghiên cứu của tác giả đo lường CLTT trên BCTC các DN
NY và DN chưa NY.
Qua các công trình nghiên cứu trên cho thấy sự phát triển quá trình nghiên
cứu về xây dựng thang đo CLTT trên BCTC theo thời gian. Đối với Việt Nam hiện
nay theo lộ trình do Bộ Tài chính ban hành từng bước áp dụng chuẩn mực BCTC
quốc tế IFRS thì việc nghiên cứu hoàn thiện thang đo CLTT trên BCTC theo thuộc
tính chất lượng vẫn rất cần thiết. Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa phương pháp đo
lường CLTT trên BCTC của Phạm Quốc Thuần (2016), chỉnh sửa thang đo trong
công trình nghiên cứu của Beest và cộng sự (2013) từ các chỉ báo đo lường CLTT
trên BCTC trên báo cáo thường niên thông qua nghiên cứu định tính xác định những


14
chỉ báo phù hợp để đo lường CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN theo
phương pháp khảo sát đối với hai đối tượng người lập báo cáo (CTNY) và người sử
dụng BCTC dựa trên đặc điểm đính tính do IASB ban hành (2018). Cách nghiên cứu
này đã được rất nhiều tác giả và các công trình nghiên cứu đo lường CLTT trên
BCTC tiếp cận.

2.1.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin
trên báo cáo tài chính
Các công trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng CLTT trên BCTC được kế
thừa các nghiên cứu trong lĩnh vực thông tin quản lý.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status