Ứng dụng mô hình PPP trong đầu tư phát triển các bệnh viện công ở thành phố Hồ Chí Minh : Luận văn thạc sĩ - Pdf 66

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN MINH TÙNG

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PPP TRONG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN CÁC BỆNH VIỆN CÔNG Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.31.12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC NHÀ NƯỚC – TƯ NHÂN ( PPP). ................. 4
1.1. Những khái niệm cơ bản.............................................................................................. 4
1.1.1. Khu vực nhà nước .................................................................................................... 4
1.1.2. Khu vực tư nhân ....................................................................................................... 5
1.2. Giới thiệu mô hình Hợp tác nhà nước và tư nhân ....................................................... 5
1.3. Đặc điểm của mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân ..................................................11
1.4. Kinh nghiệm thực hiện PPP tại một số quốc gia trên thế giới ..................................13
1.5. Đặc điểm ngành y tế ..................................................................................................16
1.6. Ứng dụng của mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân trong đầu tư phát
triển y tế ............................................................................................................................17
Chương II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TP.HCM.................20



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đầu tư cho y tế chăm sóc sức khỏe là đầu tư để tạo ra động lực mạnh cho
sự phát triển. Do đó đầu tư y tế luôn là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược
phát triển của mọi quốc gia nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển bền
vững, nhất là đối với các nước đang phát triển, khi mà nguồn vốn ngân sách còn
hạn hẹp nhưng phải tập trung cho nhiều mục tiêu đầu tư phát triển.
Thực tế nhiều năm qua ở các nước cho thấy, sự hạn chế về nguồn vốn đầu
tư và quản lý chưa hiệu quả của Nhà nước đã kìm hãm sự phát triển chất lượng
dịch vụ y tế. Do đó, cải cách phương pháp đầu tư và chất lượng dịch vụ y tế là
một yêu cầu tất yếu với quan điểm: Nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng nhất
trong đảm bảo cung cấp dịch vụ y tế nhưng không nhất thiết phải là người cung
cấp mà có thể chuyển giao cho khu vực tư nhân nhằm phát huy tối ưu tính tích
cực của cơ chế thị trường, đồng thời Nhà nước vẫn giữ vai trò điều tiết nhằm đảm
bảo sự công bằng xã hội và khắc phục những bất cập của thị trường.
Hợp tác Nhà nước và tư nhân (tiếng Anh là Public Private Partnership, gọi
tắt là PPP) là giải pháp hữu hiệu đáp ứng những mục tiêu nêu trên. PPP đang ngày
càng trở nên phổ biến với các hình thức được biết đến nhiều nhất như BOT, BTO,
BOO.
Ở Việt Nam, Chính phủ luôn chủ trương khuyến khích huy động mọi nguồn
lực xã hội tham gia cung cấp dịch vụ y tế, được biết đến với khái niệm “xã hội
hóa”. Những năm gần đây, thuật ngữ PPP bắt đầu được đề cập nhiều ở các Hội
thảo, Hội nghị chuyên đề bàn về các giải pháp tăng cường đầu tư phát triển và
nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Các nhà tài trợ cũng có những khuyến nghị về
việc Việt Nam cần thiết đẩy mạnh PPP như là một trong những giải pháp phù hợp
nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển y tế của TP.HCM. Do đó, PPP là một


3
Để có thể thấy được vấn đề nghiên cứu thay đổi như thế nào qua các năm,
luận văn sử dụng phương pháp so sánh – đối chiếu nhằm xem xét vấn đề trong
mối tương quan, so sánh đối chiếu giữa những thời kỳ khác nhau.
Do bản chất nghiên cứu khoa học bao giờ cũng có tính kế thừa, nên trong
luận văn có vận dụng kết quả nghiên cứu của một số chuyên gia về các vấn đề có
liên quan.
Cuối cùng, một phương pháp không kém phần quan trọng là phương pháp
chuyên gia: tìm hiểu vấn đề thông qua hình thức thu thập ý kiến của những người
có nhiều kinh nghiệm (đặc biệt là các Thầy, Cô, Giảng viên) am tường trên từng
lĩnh vực để từ đó rút ra những kết luận xác thực.
5. Kết cấu của luận văn:
Lời mở đầu.
Chương 1: Tổng quan về hợp tác nhà nước – tư nhân (PPP).
Chương 2: Thực trạng đầu tư y tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Xây dựng mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân trong đầu tư phát
triển y tế TP.HCM.
Kết luận.


4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC NHÀ NƯỚC – TƯ NHÂN ( PPP).
1.1. Những khái niệm cơ bản:
1.1.1. Khu vực nhà nước:
Theo Joseph Eugene Stiglitz [4], một cơ quan hay một đơn vị được xếp vào
khu vực nhà nước có các đặc điểm sau đây:
- Trong một chế độ dân chủ, những người chịu trách nhiệm lãnh đạo các cơ
quan công lập đều trực tiếp hay gián tiếp do công chúng bầu ra hoặc được chỉ
định.

có thể thấy rằng khái niệm khu vực tư nhân là để phân biệt với khu vực nhà nước.
Ở khu vực tư nhân, mọi hoạt động đều do tư nhân quyết định.
Tuy nhiên, Nhà nước có ảnh hưởng đến quyết định của khu vực tư nhân
thông qua hệ thống văn bản pháp luật cũng như các quy tắc, quy chế điều tiết của
Nhà nước với các mức độ và cung cụ khác nhau trong từng thời kỳ.
Phân bổ nguồn lực của khu vực tư nhân hoàn toàn chịu chi phối bởi cơ chế
thị trường, yêu cầu phân bổ nguồn lực phải tối ưu, lấy lợi nhuận làm mục tiêu.
Trong phạm vi một quốc gia, khu vực tư nhân bao gồm tư nhân trong nước
và tư nhân nước ngoài thông qua hình thức đầu tư trực tiếp (FDI: Foreign Direct
Investment).
1.2. Giới thiệu mô hình Hợp tác nhà nước và tư nhân:
Có nhiều cách định nghĩa PPP:
- Darrin Grimsey và Mervin K. Lewis thì đưa ra định nghĩa là “một mối quan
hệ chia sẻ rủi ro dựa trên nguyện vọng của khu vực công với một hoặc nhiều đối
tác thuộc khu vực tư nhân hay thiện nguyện cùng chia sẻ việc cung ứng một đầu
ra và/hoặc dịch vụ công cộng được thỏa thuận công khai.”


6
- Từ điển Bách khoa mở Wikipedia lại mô tả đó là “một dịch vụ của chính
quyền hay thương vụ tư nhân được cấp vốn và vận hành thông qua quan hệ đối tác
giữa chính quyền với một hoặc nhiều công ty thuộc khu vực tư nhân, thể hiện
bằng một hợp đồng giữa hai bên, trong đó bên tư nhân cung ứng dịch vụ công/dự
án và đảm nhiệm rủi ro về tài chính, kỹ thuật và vận hành”.
- Ở nước ta, trong Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức hợp tác nhà nước –
tư nhân vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quyết định 71/2010, PPP
được định nghĩa là “việc Nhà nước và Nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện Dự án
phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng dự án”.
Quy chế nêu rõ “tổng hợp các hình thức tham gia của Nhà nước bao gồm:
Vốn Nhà nước, các ưu đãi đầu tư, các chính sách tài chính có liên quan, được tính


khấu xã hội nhằm vào - Cung cấp dịch vụ công - Cung cấp hàng hóa,
mục tiêu phúc lợi công trực tiếp đến người sử dịch vụ theo nhu cầu thị
cộng.

dụng, thu phí hoàn vốn trường.

- Cung cấp hàng hóa, từ người sử dụng; hoặc - Bỏ vốn đầu tư, quản lý
dịch vụ trực tiếp cho cung cấp dịch vụ công và vận hành tài sản.
người dân.

cho Nhà nước với vai trò - Là chủ sở hữu tài sản.

- Là chủ sở hữu tài sản.

người mua, nhận thanh - Thu hồi vốn đầu tư và

- Chịu trách nhiệm cấp toán từ Nhà nước.

lợi nhuận từ người mua.

vốn đầu tư, quản lý và - Có thể là chủ sở hữu tài
vận hành tài sản.

sản hoặc không.

- Thu phí hoặc không thu
phí từ người sử dụng.
Mô hình hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP) khá mới đối với Việt Nam,
nhưng đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng từ hơn 50 năm nay và đã được

Theo mô hình Hợp tác nhà nước và tư nhân:
- Nhà nước căn cứ vào các quy hoạch, kế hoạch, chương trình đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng để lập danh mục dự án phát triển kết cấu hạ tầng cần đầu tư,
loại hình dịch vụ công cần cung cấp.
- Nhà nước xác định quy mô, công suất, địa điểm, diện tích xây dựng, các
hạng mục công trình, nhu cầu sử dụng đất.
- Nhà nước phân tích, lựa chọn về công nghệ, kỹ thuật, các điều kiện cung
cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, phương án


9
giải phóng mặt bằng, tái định cư, đánh giá ảnh hưởng của dự án đối với môi
trường sinh thái và môi trường xã hội.
- Nhà nước dự kiến tổng mức đầu tư dự án, tiến độ xây dựng công trình (khởi
công, hoàn thành, nghiệm thu và đưa công trình vào khai thác kinh doanh), thời
gian khai thác công trình, phương thức tổ chức quản lý và kinh doanh của nhà đầu
tư; dự kiến Phần tham gia của nhà nước trong dự án và đề xuất Cơ chế đặc thù của
dự án.
- Nhà nước xác định các điều kiện, phương thức chuyển giao và tiếp nhận
công trình; xác định mức phí người sử dụng đối với hàng hóa, dịch vụ công, và dự
kiến thu từ việc kinh doanh khai thác công trình.
- Nhà nước phân tích hiệu quả tổng thể của dự án bao gồm sự cần thiết của
dự án, những lợi thế và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc thực hiện dự án đầu tư
theo hình thức đối tác công – tư so với hình thức đầu tư toàn phần bằng vốn nhà
nước.
- Bên tư nhân được khuyến khích đầu tư cung cấp dịch vụ công và được
thanh toán theo chất lượng dịch vụ.
- Bên tư nhân thiết kế, xây dựng, lắp đặt thiết bị, đảm nhiệm công tác quản
lý, vận hành, bảo dưỡng công trình trong suốt thời gian cho thuê, cung cấp dịch
vụ hình thành từ công trình và chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng

11
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu của luận văn
Mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân
trong đầu tư phát triển các bệnh viện

Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu các
hình thức hợp tác
nhà nước – tư nhân

Thực trạng hợp tác nhà
nước – tư nhân trên thế
giới và ở Việt Nam

Phân tích thực trạng đầu tư bệnh viện dẫn đến
xây dựng mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân

Đề xuất hai hình thức hợp tác
nhà nước – tư nhân cho đầu
tư bệnh viện: BTL và BLT

Một vài kiến nghị thúc
đẩy hình thức hợp tác
nhà nước – tư nhân

Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch, chương trình đầu tư phát triển các cơ sở y
tế của thành phố và thực trạng quá tải cộng với thời gian dài sử dụng cơ sở vật
chất tại các các cơ sở y tế đã xuống cấp trầm trọng không đáp ứng kịp với nhu cầu
khám chữa bệnh của người dân ngày càng cao, nhà đầu tư tư nhân đề xuất đầu tư

việc xác định các mục tiêu cần đạt được.
- Trong mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân có sự phân chia rủi ro giữa đối
tác nhà nước và đối tác tư nhân.
- Mô hình PPP được áp dụng rất đa dạng ở nhiều lĩnh vực như: đường bộ,
cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ; đường sắt, cầu đường sắt, hầm


13
đường sắt; giao thông đô thị (đường xá, trạm xe buýt, nơi đỗ xe, phát triển khu
thương mại, tăng cường tài chính và công trái thị chính); cảng hàng không, cảng
biển, cảng sông; hệ thống cung cấp nước sạch; nhà máy điện; y tế (xây dựng mới
hoặc đầu tư nâng cấp bệnh viện); môi trường (nhà máy xử lý chất thải); các dự án
phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công khác theo quyết định của Thủ
tướng Chính phủ.
Ưu điểm của mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân:
Sử dụng được những kỹ năng, công nghệ hiện đại và tính hiệu quả của khu
vực tư nhân. Buộc khu vực công ngay từ đầu phải chú trọng đầu ra và lợi ích
(thay vì các yếu tố đầu vào). Đưa vốn tư nhân vào và giúp giảm nhẹ gánh nặng về
tài chính cho dự án. Rủi ro được chia sẻ giữa những đối tác khác nhau. Chắc chắn
về ngân sách. Những nhà cung cấp tư nhân có trách nhiệm hơn trong việc cung
cấp dịch vụ trong môi trường khuyến khích thích hợp. Trong mô hình sang kiến
tài chính tư nhân, khu vực công chỉ thanh toán khi dịch vụ đã được cung cấp.
Nhược điểm của mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân:
Mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân ngụ ý việc khu vực công mất quyền
kiểm soát quản lý và vì vậy khó có thể chấp nhận trên góc độ chính trị. Liệu khu
vực công có đủ năng lực và kỹ năng để áp dụng phương pháp PPP và thiết lập môi
trường pháp lý để khuyến khích thích đáng không? Liệu khu vực tư nhân có đủ
năng lực chuyên môn để đảm bảo thực hiện PPP không? Không thể chuyển giao
rủi ro tuyệt đối. Việc mua sắm có thể tốn nhiều thời gian và chi phí. Các cấu trúc
dài hạn tương đối không linh hoạt.

mẫu mà Việt Nam có thể tham khảo. Năm 2002, chính quyền Thượng Hải đã ký
kết với Tập đoàn VE của Pháp hợp đồng quản lý dịch vụ cung cấp nước sạch
trong thời hạn 50 năm. Từ đó, hình thành một doanh nghiệp liên doanh Pháp –
Trung Quốc với tỷ lệ vốn góp 50/50. Theo đó, VE cung cấp toàn bộ dịch vụ sản
xuất, phân phối nước sạch, quản lý và chăm sóc khách hàng, thiết kế và đầu tư…


15
Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa ở Nam Phi: Sở Y tế và công ty tư nhân
ký hợp đồng xây dựng, cung cấp thiết bị y tế, đảm nhận các dịch vụ phục vụ công
việc khám chữa bệnh như bảo vệ, dinh dưỡng, vệ sinh, khử trùng bệnh viện… Các
dịch vụ chính về khám chữa bệnh vẫn do bệnh viện đảm nhận. Tiêu chí tài chính
đấu thầu là tổng mức thanh toán dịch vụ hàng năm của nhà nước cho công ty tư
nhân tùy theo mức độ sử dụng giường bệnh. Bệnh viện thu viện phí của bệnh
nhân theo chế độ quy định rồi nộp cho ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước
thanh toán cho công ty nhận thầu tiền dịch vụ mà bệnh viện đã sử dụng. Sở Y tế
có trách nhiệm giám sát chất lượng dịch vụ nêu trong hợp đồng. Đây là dự án
được đánh giá là rất thành công: bệnh viện đã sử dụng các thiết bị tiên tiến (tuy
chưa phải là hiện đại nhất, kể cả trực thăng cấp cứu) trong việc quản lý điều hành
hoạt động khám chữa bệnh, trong khi đó người dân vẫn chi trả như tại các bệnh
viện công khác.
Cũng theo mô hình hợp tác nhà nước và tư nhân, thủ đô Seoul (Hàn Quốc)
đã xây dựng tuyến xe điện ngầm số 9. Hiện nay, mỗi ngày phục vụ khoảng
256.000 lượt khách, dự báo đến năm 2013 tuyến xe này sẽ thu hút 760.000 lượt
khách/ngày. Gần 1.000 người Hàn Quốc đã được đào tạo để vận hành, khai thác
và làm dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Theo Bộ Y tế Canada, trong 5 năm qua, chỉ riêng 3 bang British Columbia,
Ontario và Quebec đã hoàn tất các dự án đầu tư PPP vào hạ tầng y tế có vốn 10 tỉ
đô la Canada. Mới nhất là dự án đầu tư PPP vào Khu liên hợp Dịch vụ Y tế
Niagara ở thành phố Toronto với số vốn hơn 750 triệu đô la Canada theo hình

ngành dịch vụ, phục vụ các nhu cầu y tế xã hội. Nói cách khác, ngành y tế có
đóng góp vào GDP của đất nước. Đầu tư cho ngành y tế không phải là tiêu chí mà
là đầu tư cơ bản, đầu tư cho phát triển. Ngành y tế là một ngành dịch vụ nhưng
khác với các ngành kinh doanh dịch vụ khác bởi hoạt động cung cấp dịch vụ của


17
ngành y tế không đặt mục tiêu lợi nhuận làm mục tiêu quan trọng nhất. Do đó
ngành y tế có các đặc điểm sau:
- Ngành y tế chủ yếu phục vụ an sinh xã hội: cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe cho người lao động và các thành viên gia đình họ, nhằm bảo đảm cho họ tái
tạo được sức lao động, duy trì và phát triển nền sản xuất xã hội, đồng thời phát
triển mọi mặt cuộc sống của con người, kể cả phát triển bản thân con người.
- Chi phí đầu tư ngành y tế cao, trong khi mức thu bị hạn chế, ràng buộc bởi
các quy định của nhà nước (giá thu viện phí còn bất cập, chưa được sửa đổi phù
hợp, gây khó khăn trong việc thực hiện tự cân đối thu chi. Quy định sử dụng 35%
nguồn thu viện phí để tăng lương khiến các đơn vị y tế không còn kinh phí để hoạt
động), thu hồi vốn chậm.
- Ngành y tế là ngành kinh doanh dịch vụ có tính rủi ro thấp hơn rất nhiều so
với các ngành kinh doanh dịch vụ khác. Vì ngành y tế cung cấp dịch vụ thiết yếu
của cuộc sống.
- Đối tượng phục của ngành y tế vụ rất đa dạng: người lao động, các đối
tượng chính sách xã hội, người cao tuổi, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số
và trẻ em dưới 6 tuổi…
- Nguồn lực đầu tư cho ngành y tế thì hạn chế: chủ yếu là do ngân sách nhà
nước đầu tư cho y tế, nguồn viện trợ quốc tế, viện phí, bảo hiểm y tế và một số
nguồn thu khác.
1.6. Ứng dụng của mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân trong đầu tư phát
triển y tế:
Ứng dụng mô hình hợp tác công – tư có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với

Trong toàn bộ chương 1 trên đây, tác giả đã trình bày một cách tổng quát về
mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân. Có thể kết luận rằng mô hình hợp tác nhà
nước – tư nhân là một giải pháp tích cực để đầu tư và phát triển các bệnh viện


19
công ở TP.HCM. Tuy nhiên, nếu mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân không được
áp dụng một cách phù hợp thì sẽ trở thành gánh nặng cho ngân sách.
Ở Việt Nam, mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân chỉ mới đang ở giai đoạn
khởi đầu. Do đó cần thiết phải có những bước tìm kiếm, thử nghiệm các mô hình
phù hợp thông qua kinh nghiệm thực tiễn trong nước và thế giới.


20
Chương II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TP.HCM
2.1. Giới thiệu chung về ngành y tế Việt Nam:
Ngay từ buổi sơ khai, để tồn tại con người đã phải tạo cho mình một nơi trú
ẩn tránh những tác hại do thiên nhiên gây ra, ngăn ngừa thú dữ. Đầu tiên là những
hang động, đến những lều lán, những ngôi nhà và đến những lâu đài nguy nga
lộng lẫy, với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngày càng được nâng cao, giảm thiểu tác
hại do thiên nhiên gây ra. Cở sở hạ tầng của bệnh viện trước hết cũng là một công
trình kiến trúc có những đặc thù để khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng
đồng. Xã hội càng phát triển, yêu cầu đối với “ngôi nhà bệnh viện”, nhà thương
càng cao. Mặt bằng, không gian kiến trúc, kỹ thuật hạ tầng trang thiết bị y tế phải
phù hợp với yêu cầu của việc lắp đặt và sử dụng trang thiết bị của bệnh viện.
Cơ sở hạ tầng là tài sản cố định có vốn đầu tư lớn. Hàng năm, kinh phí của
Nhà nước đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng cải tạo mở rộng cơ sở hạ tầng
các cơ sở y tế. Tuy nhiên do cơ sở vật chất của nhiều bệnh viện thành phố hiện
nay đang trong tình trạng quá cũ kỹ, hư hỏng trầm trọng, cộng với việc sử dụng
hàng ngày của cán bộ y tế và bệnh nhân, cho nên đòi hỏi việc duy tu, bảo trì, tôn

đều có trạm y tế, khoảng 65% trạm có bác sĩ. Nhờ vậy, nhiều thành tựu y tế quan
trọng đã đạt được: thanh toán được bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm
2000 và bệnh phong vào năm 2005; hạn chế được tốc độ gia tăng của HIV/AIDS;
giảm tỷ lệ chết của trẻ em dưới 5 tuổi từ 55%O năm 1995 xuống còn 32,8%O năm
2003; giảm tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi từ 42%O xuống 18%O; năm 2003, Việt
Nam đã khống chế thành công dịch bệnh SARS; tuổi thọ trung bình của người
Việt Nam từ 67,8 tuổi đã nâng lên 71,5 tuổi vào năm 2005. Tỷ lệ chi thường
xuyên cho y tế 4,5% ngân sách; tỷ lệ hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn
phí là 29,28% và hộ nghèo được miễn giảm viện phí là 57,88%. Nhiều cơ sở y tế
trong đó có cả hệ dự phòng và khám chữa bệnh được đầu tư, nâng cấp, một số cơ
sở khám chữa bệnh đã ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao, tiên tiến như ghép gan,
thận, tủy, thụ tinh trong ống nghiệm, phẫu thuật tim mạch, sọ não, tiêu hóa…Chế


22
độ khám chữa bệnh cho người nghèo, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6
tuổi đang được triển khai thực hiện.
Đối với ngành dược và hệ thống y dược cổ truyền, Nhà nước Việt Nam đã
có nhiều cố gắng trong việc cung ứng đầy đủ các loại thuốc có chất lượng cho
người dân. Hiện nay Việt Nam có 18 doanh nghiệp dược Trung ương, 132 doanh
nghiệp dược địa phương, 22 dự án liên doanh sản xuất thuốc. Các cơ sở cung ứng
thuốc thiết yếu đã có mặt tại các xã, phường, kể cả vùng sâu, vùng xa, với khoảng
10.317 quầy đại lý thuốc và 9.087 tủ thuốc của trạm y tế.
Công tác nghiên cứu kế thừa và phát huy các bài thuốc, phương pháp chữa
bệnh bằng y học cổ truyền tiếp tục được đẩy mạnh. Các nguồn dược liệu địa
phương được sử dụng rộng rãi để chữa trị một số bệnh thông thường và bệnh mãn
tính. Hiện nay có 450 cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền với 2.000 chế phẩm
đông nam dược. Hàng năm có khoảng 30% bệnh nhân được khám và điều trị bằng
y học cổ truyền.
Theo đánh giá chung của Tổ chức Y tế thế giới về thành tựu y tế của Việt


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status