Những cơ sở phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam - Pdf 66

Những cơ sở phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng
dầu Hàng không Việt Nam.
1.1 Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả
hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm và phân loại hiệu quả kinh doanh.
* Khái niệm hiệu quả kinh doanh:
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế cơ bản, biểu hiện tập trung của
sự phát triển kinh tế theo kiểu chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các
nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh
doanh. Nó là thước đo quan trọng tới sự phát triển và tăng trưởng kinh tế và
là chỗ dựa cơ bản để đánh giá mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng
thời kỳ.
* Phân loại hiệu quả kinh doanh.
Trong công tác quản lý công nghiệp phạm trù hiệu quả kinh doanh còn
được biểu hiện ở các dạng khác nhau. Mỗi dạng thể hiện những đặc trưng, ý
nghĩa cụ thể của hiệu quả kinh doanh. Việc phân loại hiệu quả kinh doanh theo
những tiêu thức khác nhau có tác dụng thiết thực trong công tác thống kê và
quản lý công nghiệp, nó là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh
mới và các định những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh doanh quốc dân.
Cách phân loại này dựa trên cơ sở phân định phạm vi tính toán hiệu quả
kinh doanh trong nền kinh doanh quốc dân.
Cách phân loại này dựa trên cơ sở phân định phạm vi tính toán hiệu quả
kinh doanh trong nền kinh doanh quốc dân.
Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả kinh doanh thu được từ những
hoạt động của từng đơn vị sản xuất công nghiệp (xí nghiệp HTX, xí nghiệp
liên hợp, liên hiệp xí nghiệp). Biểu hiện chung của hiệu quả cá biệt là doanh
lợi của mỗi doanh nghiệp đạt được.
Hiệu quả kinh doanh quốc dân: là lượng sản phẩm thặng dư mà toàn bộ
xã hội thu được trong một thời kỳ so với toàn bộ nền sản xuất của xã hội.
Các nước xã hội chủ nghĩa không những cần tính toán và đạt được hiệu

hành động đang được xem xét với chi phí yếu tố tương ứng cấu thành chi phí
lao động xã hội. Tuỳ theo các phân loại chi phí mà có hiệu quả của mỗi chi phí
tương ứng.
Phân loại theo yếu tố:
Hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu.
Hiệu quả sử dụng lao động sống.
Phân loại theo từng giai đoạn của quá trình sản xuất.
Hiệu quả khâu dự trữ.
Hiệu quả khâu sản xuất.
Hiệu quả khâu lưu thông.
Hiệu quả tổng hợp: được tạo thành trên cơ sở hiệu quả sử dụng các loại
chi phí thành phần.
Do đó hiệu quả thành phần và hiệu quả tổng hợp có quan hệ mật thiết
với nhau. Hiệu quả tổng hợp đạt được cao chỉ khi mà các yếu tố của quá
trình sản xuất được sử dụng có hiệu quả. Nếu một trong các yếu tố sử dụng
lãng phí sẽ làm giảm hiệu quả tổng hợp và có khi dẫn đến không đạt được
hiệu quả tổng hợp. Vì vậy, bản thân các đơn vị cơ sở phải xác định những
biện pháp đồng bộ để thu được hiệu quả toàn diện.
Cho nên cách phân loại hiệu quả kinh doanh theo hiệu quả từng phần
và hiệu quả tổng hợp có tác dụng to lớn trong thống kê, hạch toán hiệu quả
kinh doanh và từ đó đề ra các biện pháp cụ thể phấn đấu nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
1.1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp:
Hiệu quả kinh tế liên quan đến hai phạm trù: kết quả hoạt động kinh
doanh và chi phí hoạt động kinh doanh.
+ Kết quả hoạt động kinh doanh:
Kết quả hoạt động kinh doanh là thành tích hoạt động sản xuất kinh
doanh mà doanh nghiệp đạt được trong một giai đoạn nhất định. Kết quả có

doanh, là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của
doanh nghiệp. Từ góc độ của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa thu
nhập và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập đó.
Lãi nhuần: được xác định như sau:
Lãi nhuần = Lãi gộp – Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Lãi gộp: được xác định:
Lãi gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn bán hàng.
Các khoản giảm
trừ doanh thu
Các khoản
thuế
Doanh thu bán
h ngà
Doanh thu bán
h ng thuà ần
Thuế suất thuế
doanh thu
Doanh thu
tính thuế
Thuế doanh thu
phải nộp
Doanh thu
tính thuế
Các khoản giảm
trừ doanh thu
Doanh thu
bán h ngà
Các chi phí phát sinh thực
tế ở khâu mua
Giá thanh toán

được phân thành hai loại:
Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không có sự biến động tăng
hay giảm theo sự biến động tăng hoặc giảm của khối lượng sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ, lao vụ. Chi phí cố định gồm có: Chi phí khấu hao tài sản cố định,
chi phí quản lý chung, chi phí về thuế vốn, thuế trước bạ, thuế môn bài, các
loại phí bảo hiểm tàI sản, tiền thuê tài sản.
Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí kinh doanh có sự biến động
tăng hoặc giảm tương ứng với sự biến động tăng hoặc giảm của khối lượng
sản phẩm, hàng hoá, lao vụ. Chi phí này luôn biến đổi ở các kỳ kinh doanh
với nhau. Chi phí biến đổi gồm có: chi phí tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu để
sản xuất sản phẩm, chi phí về tiền lương cho bộ phận sản xuất, bộ phận bán
hàng và bộ phận quản lý chung theo khối lượng kinh doanh, chi phí thuế
doanh thu, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
* Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp:
Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá
trình sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Hiệu quả tổng hợp được xác
định thông qua việc tính toán, so sánh giữa các chỉ tiêu kết quả kinh doanh và
chi phí sản xuất.
- Lợi nhuận:
Lợi nhuận là phần chênh lệch dương giữa tổng thu nhập và tổng chi phíc
của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Lợi nhuận được xác định như
sau:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Lợi nhuận là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Nhà quản trị quan tâm tới chỉ tiêu này vì lợi nhuận là đIều kiện tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Càng tạo ra nhiều lợi nhuận, doanh nghiệp
càng phát triển vững mạnh, đời sống người lao động càng được nâng cao.
- Tỷ lệ lãi gộp:
Tỷ lệ lãi gộp là chỉ tiêu dùng để phản ánh ảnh hưởng của giá bán hàng
hoá tới hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.

là tiền đề, là phương tiện cho quá trình hoạt động kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng vốn là một phần chính yếu trong hiệu quả kinh tế của
doanh nghiệp, nó phản mặt hoạt động kinh doanh trên góc độ vốn. Đối với
hoạt động kinh doanh thương mại thì vốn vận động hầu hết các quá trình
nghiệp vụ. Vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động, ta lần
lượt tính từng chỉ tiêu.
- Chỉ tiêu doanh lợi trên vốn sản xuất:
Lợi nhuận
Doanh lợi vốn =
Tổng vốn sử dụng
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của toàn bộ vốn kinh doanh, cho
biết một đồng vốn bỏ vào kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Doanh lợi vốn càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về
tàI sản cố định, mà đặc đIểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong
nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết
thời gian sử dụng. Quan niệm về tính hiệu quả của việc sử dụng vốn cố định phải
được hiểu trên hai khía cạnh.
Với số vốn hiện có, có thể sản xuất thêm một số lượng sản phẩm với chất
lượng tốt, giá thành hạ để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng
doanh số tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phảI lớn hơn tốc
độ tăng vốn.
Lợi nhuận
Sức sinh lợi của vốn cố định =
Vốn cố định
Hiệu quả sử dụng vốn cố định phản ánh cứ một đồng vốn cố định tham
gia sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
cố định được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng và hiệu

Chỉ tiêu hiện vật:
Số lượng sản phẩm Số sản phẩm sản xuất trong kỳ
bình quân một nhân viên Số nhân viên bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu giá trị:
Doanh thu bình quân Doanh thu bán hàng trong kỳ
một nhân viên trong kỳ Số nhân viên bình quân trong kỳ
- Lợi nhuận bình quân một nhân viên:
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Lợi nhuận bình quân Lợi nhuận của doanh nghiệp
một nhân viên Số nhân viên bình quân của DN
Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động sử dụng trong doanh nghiệp tạo ra
được bao nhiêu lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định.
Chỉ tiêu năng suất lao động và lợi nhuận bình quân một nhân viên càng
cao thì hiệu quả sử dụng lao động càng tốt. Việc phân tích, đánh giá hai chỉ
tiêu này giúp doanh nghiệp có thể khống chế số lượng lao động ở mức hợp lý,
vừa đảm bảo sử dụng tốt về số lượng thời gian và chất lượng lao động, vừa
góp phần vào việc tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho doanh nghiệp.
Đội ngũ lao động giữ vai trò quan trọng trong việc kinh doanh có hiệu
quả của doanh nghiệp. Chất lượng sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất
nhiều vào ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác của mọi thành viên trong
doanh nghiệp. Để phát huy được mọi tiềm năng trong lao động, sử dụng
lao động có hiệu quả đòi hỏi phảI quản lý lao động một cách khoa học, sử
dụng đúng người, đúng việc, đúng năng lực trình độ.
Như vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng
của bất kỳ công ty , doanh nghiệp nào trong cơ chế thị trường. Vấn đề đặt
ra là phảI phân biệt giữa kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh, từ đó
có hướng nghiên cứu phù hợp. Để đưa ra được những biện pháp thích hợp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi công ty, doanh nghiệp đòi hỏi
phảI có sự nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ, chính xác thực trạng kinh doanh ở
công ty, doanh nghiệp đó.

hoạch
- Dạng kết cấu:
Phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng thể.
Tỷ trọng của từng Trị số của bộ phận
bộ phận chiếm = x 100%
trong tổng thể Trị số của tổng thể
+ Phương pháp thay thế liên hoàn.
Khi nghiên cứu, sử dụng phương pháp này ta phải xắp xếp các nhân tố
ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố
chất lượng. Trong đó nhân tố số lượng thường dùng để chit quy mô của chỉ
tiêu như số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng công nhân, số lượng máy móc
thiết bị... còn nhân tố chất lượng thường dùng để phản ánh hiệu quả của chỉ
tiêu như giá thành, lợi nhuận, tiền lương, năng suất lao động bình quân... cụ
thể nếu nghiên cứu nhân tố số lượng, ta sẽ giả định nhân tố chất lượng không

Trích đoạn Thị trường. Môi trường kinh doanh:
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status