Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo nhân tài - Pdf 68

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo nhân tài
“Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân
phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển, càng thêm nhiều”- Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh
tầm quan trọng trong việc phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài đối với tiến trình xây dựng và phát triển đất nước.
Ngay sau cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, Hồ Chủ tịch đặt vấn đề chống nạn dốt là vấn đề cấp bách số hai (sau vấn đề chống nạn đói) trong sáu
nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước lúc bấy giờ. Vì “nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân
dùng để cai trị chúng ta” và “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, vì bận
đánh giặc và sản xuất, nhiều người chưa quan tâm, chú ý đúng mức đến văn hóa và giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã sửa khẩu hiệu “Thanh toán nạn mù chữ” thành “Thi đua diệt giặc dốt”. Bác Hồ kêu gọi mọi người thi đua học tập
để đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc “Thông thái”.
Bác Hồ đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Người dặn các cháu “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang
hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, đó là nhờ một phần lớn công
học tập của các cháu.” Và: Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của
nhân loại. Người nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng
và rất cần thiết”. Người chỉ rõ: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Muốn
có nhân tài phải “trồng” và dĩ nhiên là rất công phu.
Mục tiêu của nền giáo dục mới, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là đào tạo “những công dân tốt và cán bộ tốt, những người
chủ tương lai tốt của nước nhà”. Muốn cho dân giàu, nước mạnh thì dân trí phải cao, phải đa dạng hóa các loại hình
đào tạo, mở trường vừa học, vừa làm để tạo điều kiện cho người lao động, cán bộ, chiến sĩ được đi học. Khi dân trí
cao sẽ xuất hiện nhiều nhân tài tham gia xây dựng đất nước. Người chỉ cho chúng ta con đường đưa đất nước phồn
vinh đó là con đường phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nền
giáo dục, đào tạo nhân tài chính là Người đặt ra mục tiêu giáo dục toàn diện. Người yêu cầu: “Phải chú trọng đủ các
mặt, đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất”. Theo Hồ Chủ tịch, nội
dung giáo dục phải toàn diện, phải nhằm mục tiêu đào tạo con người lao động mới, phải coi trọng cả tài và đức.
Không những phải giàu về tri thức mà còn phải có đạo đức cách mạng. “Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo
tư tưởng tốt” mà “phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do
cách mạng nước ta đề ra, trong thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật”.
Đối với phương pháp đào tạo nên những người hội đủ tài, đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Học đi đôi với
hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ coi
trọng việc phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài, Người đặc biệt coi trọng chính sách sử dụng nhân tài. Trong bài “Tìm


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status