CHƯƠNG TRÌNH 134 – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG - Pdf 68

CHƯƠNG TRÌNH 134 – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134
Trong thời kỳ đổi mới, kinh tế xã hội vùng dân tộc và miền núi có bước phát triển
rõ rệt, kinh tế tăng trưởng khá, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế
hoạch đặt ra. Tốc độ tăng trưởng GDP của các tỉnh miền núi, vùng dân tộc đạt từ 8%
đến 10%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp và tăng tỉ trọng sản xuất công
nghiệp và dịch vụ.Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đang phát triển mạnh theo hướng sản xuất
hàng hóa; đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình, sản xuất giỏi, kinh tế trang
trại, chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả, cây công nghiệp với quy mô
ngày càng lớn…Thông qua các chương trình, dự án, đặc biệt là chương trình xóa đói
giảm nghèo và sự cố gắng vươn lên của chính mình nên đời sống của đại đa số đồng
bào các dân tộc từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên, với điểm xuất phát thấp và tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng dân tộc
và miền núi còn chậm, quy mô nên kinh tế nhỏ, thị trường tiêu thụ khó khăn, cơ cấu
kinh tế chuyển dịch chậm, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn; cơ
cấu cây trồng vật nuôi vẫn chưa hợp lý, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu thì khó có thể thu
hẹp khoảng cách với các tỉnh có kinh tế phát triển. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho
phát triển sản xuất và dân sinh nhìn chung vẫn còn thấp kèm và lạc hâu. Tính đến cuối
năm 2005, vùng dân tộc, miền núi cả nước còn 72 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm
xã 2 mùa; trong số các xã đặc biệt khó khăn còn 356 xã chưa có điện lưới quốc gia…Tỷ
lệ đói nghèo vùng dân tộc, miền núi còn cao; đa số các hộ đồng bào dân tộc ở vùng sâu,
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn là hộ nghèo do thiếu đất sản xuất, đời sống khó khăn,
nhà ở tạm bợ, dột nát, không đủ nước sinh hoạt như ở Đắc Lắc tỷ lệ đói nghèo trong
vùng đồng bào dân tộc là 50,27%, Quảng Nam trên 58%; Sơn La 35%, Sóc Trăng
34,69%...
Nhìn chung, hệ thống chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc và miền núi
đã được ban hành tương đối đầy đủ và toàn diện trong mọi lĩnh vực đời sống chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội, không ngừng chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh
thần của đồng bào các dân tộc.

lợp…) mới chỉ trong phạm vi cứu trợ tình thế, nhất thời chưa giúp đồng bào dân tộc
thiểu số thoát nghèo vươn lên thậm chí còn làm cho đồng bào có tư tưởng ỷ lại trông
chờ nhà nước không phấn đấu, mãi mãi nghèo đói. Trong quyết định của Thủ tướng
Chính phủ vể phát triển các vùng đã đề cập đến khai hoang đất sản xuất, đất ở, nước
sinh hoạt cho hộ gia đình, sử dụng vốn vào các mục đầu tư khác. Trong thời gian qua,
chương trình 135 mới dành 0,5% cho hạng mục khai hoang, 5,8% cho nước sinh hoạt
trong tổng số trên 7000 tỷ đồng. Hỗ trợ nhà ở mới chỉ dừng ở mức hỗ trợ tấm lợp, trừ
khu vực Tây Nguyên thực hiện Quyết định 168 (quyết định của Thủ tướng Chính phủ
về Định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 và những giải pháp cơ bản phát
triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên) thì chưa có chính sách cụ thể nào về giải quyết
đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số. Một số vùng lân cận có điều kiện tương tự như các
tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc chưa được hưởng các chính sách về đất
sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt như các địa phương ở địa bàn các Quyết định 168,
Quyết định 186 ( quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Phát triển kinh tế - xã hội ở
sáu tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Hà Giang,
Sơn La, Lai Châu) thời kỳ 2001 – 2005)
Từ thực tế đó, phải có một chính sách phát triển bền vững phát triển kinh tế và ổn
định đời sống đến hộ đồng bào các dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước mà nội dung
cụ thể trong giai đoạn trước mắt là giải quyết đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh
hoạt cho hộ đồng bào các dân tộc thiểu số. Theo đề nghị của Ủy ban Dân tộc , các Bộ,
ngành liên quan, ngày 20/7/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
134/2004/QĐ – TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh
hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH 134
1.2.1. Mục đích của Chương trình 134
Chương trình 134 thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và
nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn nhằm mục đích
cùng với việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ hộ
đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để có điều kiện phát triển sản xuất cải thiện đời sống, sớm
thoát nghèo. Không như các chương trình kinh tế - xã hội khác, Chương trình 134 có đối

thiểu số nghèo;
b) Bảo đảm công khai, công bằng đến từng hộ, buôn, làng trên cơ sở pháp luật và chính
sách của Nhà nước;
c) Phù hợp với phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, vùng, miền, bảo tồn bản sắc văn hóa
của từng dân tộc; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của từng địa phương;
d) Các hộ được hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nhà ở, nước sinh hoạt phải trực tiếp quản lý và
sử dụng để phát triển sản xuất cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo. Trường
hợp đặc biệt, khi hộ được hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở có nhu cầu di chuyển đến nơi
khác thì phải ưu tiên chuyển nhượng quyền sử dụng đất sản xuất và đất ở cho chính quyền
địa phương để giao lại cho hộ đồng bào dân tộc nghèo khác.
Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không theo quy định của Chương trình
134, Nhà nước sẽ thu hồi không bồi hoàn để giao cho hộ đồng bào dân tộc chưa có đất
hoặc thiếu đất.
1.2.4. Các chính sách thực hiện Chương trình :
a) Đối với đất sản xuất:
Các hộ gia đình được hỗ trợ là hộ gia đình chưa có đất sản xuất hoặc đã có đất sản
xuất nhưng chưa đủ mức quy định (dưới 0,15 ha đất ruộng lúa nước 2 vụ hoặc dưới 0,25
ha đất ruộng lúa 1 vụ hoặc dưới 0,5 ha ruộng nương, rẫy) hoặc mức quy định cao hơn ở
các địa phương mà thủ tướng Chính phủ đã có văn bản quy định trước đây.
Mức giao đất sản xuất tối thiểu một hộ là 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất
ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ. Căn cứ quỹ đất cụ thể của
từng địa phương, khả năng lao động và số nhân khẩu của từng hộ và khả năng của ngân
sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét quyết định giao đất sản xuất
cho hộ đồng bào với mức cao hơn.
b) Đối với đất ở:
Với các hộ gia đình chưa có đất ở, mức giao diện tích đất ở tối thiểu 200 m
2
cho
mỗi hộ đồng bào sống ở nông thôn. Căn cứ quỹ đất ở và khả năng ngân sách của địa

bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên đã vay để mua nhà trả chậm theo quyết định
số105/2002/QD-TTg này 02/08/2002 về chính sách cho các hộ dân vùng ngập lũ mua
nhà trả chậm nền nhà và nhà ở trong các cụm, tuyến dân cư ở các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long và Quyết định số 154/2002/QD-TTg ngày 12/11/2002 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và hộ dân thuộc diện
chính sách ở Tây Nguyên mua nhà trả chậm vẫn được hỗ trợ theo quy định tại Quyết
định 134.
d) Đối với hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt:
Các hộ nằm trong khu vực đã có hệ thống cấp nước sinh hoạt nhưng nguồn nước
không ổn định, không có khả năng xây dựng các bể chứa nước dự phòng hoặc nằm trong
khu vực không có nguồn nước tự chảy phải khai thác nguồn nước ngầm, nước mưa nhưng
không có khả năng làm bể chứa, đào giếng. Các hộ này sẽ được ngân sách trung ương hỗ
trợ 0,5 tấn xi măng/ hộ (xi măng đảm bảo mác tối thiểu 300kg/cm
2
)tại thôn, bản để xây
dựng bể chứa nước mưa hoặc hỗ trợ 300.000 đồng/hộ để đào giếng hoặc tạo nguồn nước
sinh hoạt. Đối với các hộ không tự làm được bể chứa hoặc lu chứa nước, căn cứ khả năng
nguồn vốn, địa phương tổ chức cấp lu, téc chứa nước bằng nhựa, thép hoặc bằng xi măng
cấp cho đồng bào tại thôn, bản.
Đối với công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: ngân sách trung ương hỗ trợ 100%
cho các thôn, bản có từ 50% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số trở lên; hỗ trợ 50% đối với
các thôn, bản có từ 20% đến dưới 50% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Các địa phương
khi xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho đồng bào phải bảo đảm tính
bền vững và hiệu quả. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức chỉ đạo thực hiện đối với xây dựng
công trình hạ tầng của Chương trình 135, vốn hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 134 và
lồng ghép với các chương trình mục tiêu khác.
1.2.5. Quỹ đất để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chưa có hoặc
chưa đủ đất sản xuất, đất ở, bao gồm:
- Đất công Nhà nước thu hồi theo quy hoạch. Đất điều chỉnh giao khoán trong các nông
trường, lâm trường;

Các địa phương sẽ chủ động bố trí kinh phí để thực hiện việc đo đạc, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho các hộ đồng bào được hưởng hỗ trợ.
1.3.1.2. Lập đề án và kế hoạch vốn
Để có thể xác định được các hộ đồng bào là đối tượng thuộc diện hỗ trợ của
Chương trình 134, đồng thời xác định nhu cầu vốn và các nguồn lực hỗ trợ, các địa phương
sẽ công bố công khai các tiêu chuẩn và tiến hành bình xét công khai, dân chủ, thông qua
các tổ chức đoàn thể và dưới sự giám sát của toàn thể nhân dân. Việc bình xét được tiến
hành tuần tự từ cấp thôn, bản, được ủy ban nhân dân xã xem xét, trình ủy ban nhân dân
huyện kiểm tra, tổng hợp trình ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Dựa trên số hộ dân tộc thiểu số nghèo thuộc đối tượng hỗ trợ đã được bình xét, số
thôn bản thuộc đối tượng được hỗ trợ và dự án đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt
tập trung đã được cấp có thẩm quyền quyết định, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự toán kinh phí thực hiện ở địa phương và


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status