Xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại trong dạy học chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu - Pdf 69

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THUỶ

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỐI THOẠI
TRONG DẠY HỌC “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA”
CỦA NGUYỄN MINH CHÂU

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học
(Bộ môn Ngữ văn)
:601410
Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN VIẾT CHỮ

HÀ NỘI – 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THUỶ

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỐI THOẠI
TRONG DẠY HỌC “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA”
CỦA NGUYỄN MINH CHÂU

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học

ngoài xa”.............................................................................................................................................. 31
2.1.1. Mục đích khảo nghiệm...................................................................................................... 31
2.1.2. Nội dung khảo nghiệm...................................................................................................... 31
2.1.3. Đối tượng,địa bàn, thời gian khảo sát.......................................................................... 32
2.1.4. Kết quả khảo nghiệm........................................................................................................ 32
2.1.5. Phân tích kết quả khảo nghiệm...................................................................................... 35
2.2. Định hướng xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu........................................................................................................................... 37
2.2.1. Điều kiện để xây dựng câu hỏi đối thoại trong dạy học “Chiếc thuyền ngoài xa”
của Nguyễn Minh Châu............................................................................................................... 37
2.2.2. Hệ thống câu hỏi................................................................................................................ 80
CHƯƠNG 3........................................................................................................................................... 90
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.......................................................................................................... 90
3.1. Mục đích thực nghiệm.............................................................................................................. 90
3.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm.................................................................................................. 90
3.4. Giải pháp................................................................................................................................... 106
3.4.1. Giải pháp xây dựng, tổ chức giờ học.......................................................................... 106
3.4.2. Giải pháp tăng cường khả năng giao tiếp, đối thoại.............................................. 110
3.4.3. Giải pháp hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà................................................. 111
3.4.4. Đề xuất hiệu quả của việc sử dụng hệ thống câu hỏi đối thoại trong phương
pháp thảo luận nhóm khi giảng dạy nhất là với tác phẩm văn xuôi để mọi người cùng
thực hiện........................................................................................................................................ 112
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 114
PHỤ LỤC 1: PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN...................................................................... 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 8
1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

2


phương pháp cũ, nhằm đổi mới dạy học theo hướng dân chủ và nhân văn .
Trong giảng dạy TPVC ở nhà trường phổ thông, vấn đề người học với tư cách
là chủ thể ngày càng được quan tâm - phát huy vai trò chủ thể của HS, đưa
người HS đối diện trực tiếp với những vấn đề nóng bỏng của xã hội. TPVC
không phải là một văn bản duy nhất trong mối quan hệ đơn phương với người
GV. Trong lớp học, một văn bản ít nhất có ba kiểu người đọc với ba điểm nhìn
khác nhau: văn bản của tác giả, văn bản của GV và văn bản của HS. Nhiệm vụ
của giờ văn là làm sao phải tạo ra sự tương tác của ba mối quan hệ vốn có
giữa TP( nhà văn), GV và bản thân HS.
Để có một giờ dạy TPVC phù hợp với cơ chế dạy học mới, đòi hỏi sự
chuẩn bị của cả thầy và trò. Xây dựng một hệ thống câu hỏi đối thoại phù hợp
với phương pháp dạy học và quy trình lên lớp là điều hết sức cần thiết để có
định hướng đúng đắn và hiểu biết sâu sắc về TPVC, kích thích hoạt động tích
cực, sáng tạo của HS, giúp GV thực hiện tốt vai trò cố vấn, điều khiển, dẫn dắt
HS tiếp nhận TPVC. Điều này đòi hỏi người GV đứng lớp hiện nay phải tập
trung trí, lực, tâm huyết. Muốn làm tốt vai trò „„trọng tài khoa học’’, người
GV không những phải giỏi về chuyên môn mà còn phải giỏi về nghiệp vụ sư
phạm, đó chính là kĩ năng dạy học. Trong kĩ năng dạy học, thì kĩ năng đặt câu
hỏi là một trong những kĩ năng quan trọng.
1.3. Giờ dạy tác phẩm văn học sau 1975 nói chung, "Chiếc thuyền ngoài
xa" của Nguyễn Minh Châu nói riêng còn tồn tại những nghịch lý gây
nhiều trăn trở cho các nhà sư phạm.
“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là TPVH Việt Nam giai
đoạn sau 1975. Đây là TP mới được đưa vào chương trình Ngữ văn ở nhà
trường trung học phổ thông. Văn học Việt Nam sau 1975 với những đặc trưng
riêng, khác với văn học giai đoạn trước về quan niệm thi pháp, kết cấu tự sự,
quan điểm về con người, quan điểm thẩm mỹ... Do đó, trong giờ dạy những

« chiếc thuyền ngoài xa » của Nguyễn Minh Châu’’ là đưa ra một định
hướng nhằm nâng cao chất lượng của bài dạy với mục đích khai thác sâu giá
trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của TP: tình huống truyện độc đáo, mang ý
nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống; điểm nhìn nghệ thuật sắc sảo, đa
4


chiều lời văn giản dị mà sâu sắc dư ba cũng như cảm nhận được những chiêm
nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật.
2.2. Với đề tài này người nghiên cứu cũng muốn một lần nữa khẳng định vai
trò thiết thực của câu hỏi đối thoại đối với quá trình dạy học TPVC ở trường
THPT nói chung, dạy học truyện trữ tình thế sự sau 1975 nói riêng. Bước đầu
đưa ra một vài tiêu chí cơ bản, cách thức và các thủ pháp xây dựng hệ thống
câu hỏi đối thoại cho một bài học cụ thể và ý nghĩa phương pháp thực sự trong
quá trình xây dựng và thực thi giờ dạy bằng các câu hỏi đối thoại.
2.3. Thiết kế một giáo án thể nghiệm, xây dựng bằng được hệ thống câu hỏi
đối thoại trong dạy học « chiếc thuyền ngoài xa » của Nguyễn Minh Châu’
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, chúng tôi làm một số nhiệm vụ sau:
3.1. Tìm hiểu và phát hiện những hạn chế trong vấn đề sử dụng câu hỏi, tổ
chức giờ học của GV Ngữ Văn hiện nay. Từ đó tìm ra được một hệ thống câu
hỏi phù hợp với việc phát huy chủ thể trong dạy học.
3.2. Xác định khái niệm câu hỏi đối thoại và xây dựng hệ thống câu hỏi đối
thoại trong dạy học truyện ngắn nói chung và truyện ngắn chiếc thuyền ngoài
xa của Nguyễn Minh Châu nói riêng.
3.3. Vận dụng câu hỏi đối thoại với những hình thức tổ chức thích hợp trong
dạy học « chiếc thuyền ngoài xa » của Nguyễn Minh Châu .
3.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để khẳng định sự thành công của đề tài.
4. Đối tƣợng nghiên cứu phạm
*


Nếu xây dựng được một hệ thống câu hỏi với tinh thần đối thoại trong dạy
học TPVC và kèm theo được những hình thức tổ chức đối thoại thích hợp thì
việc dạy học những TP trữ tình thế sự của Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn
sau 1975 sẽ đạt hiệu quả tốt.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình làm luận văn này, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có các phương pháp tiêu biểu:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phát triển tổng hợp, nghiên cứu các tài liệu, các vấn đề lí luận có liên quan
đến đối thoại và câu hỏi đối thoại.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra khảo sát, phân tích, thống kê các số liệu.Thu thập
thông tin, khảo sát thực trạng và khảo sát tính chất thực thi của giải pháp.
-

Phương pháp trao đổi trực tiếp, phỏng vấn.

-

Phương pháp thực nghiệm tự nhiên 2 tiết của giáo viên.

7.3. Phương pháp sử lí số liệu bằng thống kê toán học.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề câu hỏi và câu hỏi đối
thoại trong dạy học Ngữ Văn ở trường trung học phổ thông
Chương 2: Thực trạng câu hỏi và câu hỏi đối thoại trong dạy học “Chiếc
thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu ở trường trung học phổ thông.

giải đáp hoặc trả lời về vấn đề nào đó. Vậy có thể hiểu, câu hỏi là sản phẩm
của hoạt động nhận thức thông qua quá trình giao tiếp. Con người muốn biết
một sự vật, hiện tượng nào đó dứt khoát chỉ biết khi người đó đặt được những
câu hỏi: đó là cái gì? như thế nào? vì sao?..nghĩa là khi đó người ta chủ động
tìm đối tượng để hỏi ( giao tiếp) .

1.1.1.3. Trong dạy học Ngữ Văn
Câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ để diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi,
một mệnh lệnh mà người học, người dạy cần phải giải quyết. Câu hỏi để tích
7


cực hóa hoạt động của HS trong quá trình dạy học là câu hỏi phải nhằm vào
mục đích phát triển tư duy, phát huy khả năng tích cực, chủ động trong học tập
của HS.
Tìm hiểu TPVC qua hệ thống câu hỏi, trong cuốn “Phương pháp dạy học
TPVC trong nhà trường”, tác giả Nguyễn Viết Chữ trước khi đề xuất một số
biện pháp rèn luyện việc đặt câu hỏi đối với TPVC trong dạy học văn từng
viết: “ ở nước ta, vấn đề dạy học văn từ lâu đã được bàn đến với nhiều góc độ.
Nhưng một lý thuyết về câu hỏi với tính chất “ bài bản” thì chưa có. Vì chưa
có một lí thuyết như vậy, nên sự tùy tiện đặt câu hỏi trong SGK, sách hướng
dẫn, cũng như trong giờ dạy văn đến nay chưa thể khắc phục được” [5 ; 31].
Rèn luyện việc đặt câu hỏi cho TPVC trong dạy học văn của thầy và trò xuất
phát từ những thành tựu khoa học, những phương pháp và kinh nghiệm truyền
thống:
- Nắm vững lí thuyết câu hỏi cảm thụ, nắm vững được những yêu cầu có tính
nguyên tắc: Từ quan niệm mới mẻ về môn Văn và việc dạy học bộ môn Ngữ
Văn trong nhà trường. Văn học là ngành nghệ thuật “trò diễn bằng ngôn từ”
thể hiện đời sống tinh thần qua hình tượng, mà đối với hình tượng nghệ thuật
phi hình thể nên cái gọi là chân lí nghệ thuật không xác định, nó là kết quả của

tâm hồn người đọc; Dạy học phát triển là hệ quả của một thời đại công nghiệp,
buộc giáo dục phải có một cách nhìn phù hợp và điều chỉnh lại những phương
pháp hiện đã trở thành bảo thủ ( nếu thời Comenxki là đi từ cụ thể đến khái
quát thì ngày nay phải đi từ khái quát đến cụ thể. Trên thực tế, không có một
sự quy nạp nào cho ta những kết luận hoàn toàn đúng). Việc hình thành nhân
cách con người được đặt ra trong tương tác của bốn yếu tố: di truyền, mô i
trường, giáo dục và tự thân vận động. Những thành tựu của tâm lí học hiện đại
đã cho ta những kết luận quan trọng về hứng thú các lứa tuổi với các loại hình
nghệ thuật và đặc biệt là sự kích thích hứng thú của cá nhân. Sự kích thích
(stimulation) trong hoạt động cá nhân khi phản ứng với nghệ thuật tạo ra sự
lây lan cảm xúc và hứng thú. Vậy, kích thích như thế nào để hứng thú vận
động và phát triển trong quá trình dạy học sáng tạo; Mĩ thuật, sư phạm học,
Giáo dục học hiện đại đã chỉ ra rằng trong dạy học văn hay một môn nghệ
thuật khác thì giáo dục phải là cái gì tinh tế, tế nhị để chuyển nó thành hứng
9


thú mà đối tượng tiếp nhận “tự được giáo dục”. Vì vậy về phương diện lí luận,
trong công việc dạy văn cần có một lí thuyết câu hỏi xuất phát từ đặc trưng bộ
môn, từ lí luận hiện đại .
Trong dạy học văn, vấn đề câu hỏi được nhiều người nói đến: Giáo trình
“Phương pháp dạy học văn” do giáo sư Phan Trọng Luận chủ biên…đề cập
bàn tới câu hỏi trong dạy học Văn mang ý nghĩa phương pháp. Tác giả Phan
Trọng Luận trong các công trình nghiên cứu của mình đã phân loại câu hỏi tái
hiện và câu hỏi sáng tạo, nhấn mạnh đặc điểm của câu hỏi sáng tạo, câu hỏi
nêu vấn đề trong dạy học TPVC. Tuy nhiên tác giả chưa đưa ra cơ sở lí luận
đầy đủ về lí thuyết câu hỏi và những tiêu chí xây dựng câu hỏi cụ thể. Có rất
nhiều công trình nghiên cứu đi sâu vào vấn đề câu hỏi trên nhiều bình diện và
cụ thể hóa. “Câu hỏi trong giảng văn” của Trương Dĩnh đã đưa ra một số vấn
đề lí luận làm cơ sở xác định cấu trúc câu hỏi, phân loại câu hỏi nhưng tập

thuật văn chương và khoa học nghệ thuật sư phạm được thể hiện một cách
nhuần nhị. Câu hỏi đối thoại để tích cực hóa hoạt động của HS. Câu hỏi phải
nhằm vào mục đích phát triển tư duy, phát huy khả năng tích cực, chủ động
trong học tập của HS. Vì vậy, yêu cầu của câu hỏi đối thoại không phải chỉ là
liệt kê nội dung trình bày trong SGK mà phải là những câu hỏi có yêu cầu
phân tích, giải thích, chứng minh, so sánh, khái quát hóa, có tính nghệ thuật.
Làm cho giờ HS động, cởi mở dân chủ, trong đó có đan xen lời nói, tranh
luận, đàm thoại, đặt ra những câu hỏi và câu trả lời, giải quyết các tình
huống…của cả thầy và trò.
Như vậy, đối thoại là sự trao đổi kết quả tư duy của mình với người khác,
đối với hiện thực. Cho nên không có kết quả của tư duy, không có đối thoại,
không có giao tiếp được. Ngược lại, đối thoại còn là cơ sở của phương pháp tư
duy, phương pháp nhận thức. Tư duy theo nguyên tắc đối thoại là một hướng
tư duy nhằm làm phát triển nội dung tri thức cần tiếp nhận. Trong dạy học
TPVC, thông qua ngôn ngữ, GV hướng HS tiếp nhận TP bằng việc tổ chức các
quan hệ đối thoại giữa HS với thế giới nghệ thuật trong TP, với các nhân vật,
các sự kiện, tình tiết trong TP, với tác giả, để từ đó HS có thể khám phá TP, để
hiểu nội dung TP một cách cặn kẽ hơn.
11


Như vậy, câu hỏi đối thoại là sản phẩm của hoạt động nhận thức thông
qua giao tiếp đối thoại. Nếu người tham gia đối thoại biết đặt câu hỏi và trả lời
được câu hỏi đó là trình độ cao nhất. Trong dạy học đối thoại, người ta sử
dụng cả hai trình độ ấy, dạy HS biết hỏi và dạy HS biết trả lời.
1.1.3. Hoạt động đối thoại trong dạy học Ngữ Văn
Trong dạy học văn, chủ thể HS vận dụng phương pháp nghiên cứu phát
hiện cái mới, biết hoài nghi phê phán, đưa ra những tiêu chuẩn để khẳng định
đánh giá cái mới, cái tốt đúng với tính chất của một chủ thể. Ngoài ra, chủ thể
muốn thể hiện được mình thì phải tận dụng phương pháp gợi tìm của thầy, của

người đọc tiếp xúc văn bản của nhà văn… từ đó hình thành cho họ thói quen
tư duy đối thoại, khắc phục thói quen lệ thuộc. Trong xã hội hiện nay, lệ thuộc
tư duy là điều không nên có ở người công dân trẻ.
Con đường đối thoại gợi mở, trao đổi trực tiếp tạo cho không khí của lớp
học tràn ngập dân chủ tự do. Chuẩn bị cho giờ dạy học văn theo hướng đối
thoại cần công phu và tự nhiên, không nên hình thức , công thức.
Các ý kiến của nhiều nhà phương pháp về câu hỏi trong dạy học văn và
tính chất đối thoại trong dạy học Ngữ Văn đã là những gợi ý quan trọng cho
người viết tìm đến một loại câu hỏi có nội hàm gần hơn với thực tiễn dạy học
Văn, đó là câu hỏi đối thoại.
1.2. Câu hỏi đối thoại trong dạy học Ngữ Văn
Trong công cuộc hiện đại hóa nhà trường hiện nay, việc dạy học tương
tác, hợp tác phát huy chủ thể HS, “Trả lại cho người HS những gì thuộc về
nó” là một nhu cầu bức bách, việc xây dựng một hệ thống câu hỏi đối thoại
trong các giờ Văn đã trở thành một vấn đề bức xúc cần phải giải quyết
1.2.1. Bản chất câu hỏi đối thoại trong dạy học Ngữ Văn
Trong dạy học văn, câu hỏi đối thoại phát huy tính tích cực sáng tạo trong
học tập của HS. Tuy nhiên không phải bất kì một câu hỏi nào cũng kích thích
tư duy của HS. Chỉ có câu hỏi có vấn đề được xuất hiện ở chủ thể nhận thức
một cách có quy luật là sự mở đầu hoạt động tư duy tích cực. Tình huống có

13


vấn đề được xuất hiện ở chủ thể nhận thức một cách có quy luật là sự mở đầu
hoạt động tư duy tích cực.
Ru bin xten cho rằng: “Tư duy con con người bắt đầu từ vấn đề hay một
câu hỏi, từ một sự ngạc nhiên hay sự thắc mắc, từ một mâu thuẫn”
Lecnhe quan niệm: “Tình huống có vấn đề là một khó khăn được chủ thể
ý thức rõ ràng hay mơ hồ, mà muốn khắc phục thì phải tìm tòi những tri thức

- Hệ thống câu hỏi đối thoại có vấn đề được đặt ra trong giờ Văn chứa đựng
các mâu thuẫn sẽ đặt HS vào tình huống có vấn đề. HS đóng vai trò là chủ thể
của quá trình nhận thức, chủ động giành lấy kiến thức thông qua việc trả lời
các câu hỏi. HS chủ động đặt các câu hỏi về những vấn đề chưa nắm vững,
chưa biết trong quá trình học tập từ đó khắc phục lối truyền thụ một chiều.
- Câu hỏi đối thoại giúp HS lĩnh hội được kiến thức một cách cởi mở có hệ
thống, chủ động thể hiện quan điểm, cách cảm, cách nghĩ của mình về những
vấn đề mà TPVC đề cập.
- Câu hỏi đối thoại, giúp cá thể hóa việc học một cách tối ưu, tạo điều kiện cho
HS tự học và rèn luyện phương pháp học.
- HS được dạy cách lắng nghe và học hỏi người khác, biết cách làm việc tập
thể để phát huy sức mạnh tập thể kết hợp với làm việc độc lâp, biết chủ động
nêu lên những thắc mắc, trước những vấn đề biết chưa đầy đủ trong TPVC cần
tường tận và hiểu sâu sắc hơn, kể cả khi không biết hoặc đã biết tất cả về sự
việc, vấn đề con người, cuộc đời, để được bình đẳng tranh luận đi đến thống
nhất, tường tận những vấn đề được đặt ra trong TPVC.
-Dạy học bằng câu hỏi đối thoại còn rèn luyện cho HS kỹ năng diễn đạt ngôn
ngữ nói. HS thông qua việc phát biểu tại lớp sẽ phát triển được kỹ năng diễn
đạt, lập luận lôgic, xử lí thông tin một cách nhanh nhạy, khi đó thông tin
không còn là thông tin chết nữa. Thông tin được tích lũy dần dần tạo điều kiện
phát sinh các ý tưởng.
- Dạy học bằng câu hỏi đối thoại giúp GV đánh giá HS về mặt kiến thức, thái
độ, vì câu hỏi đối thoại là biện pháp phát hiện, tự phát hiện thông tin ngược về
kết quả nhận thức.
- Dạy học bằng câu hỏi đối thoại khắc phục được tình trạng ghi nhớ máy móc,
HS được tham gia với vai trò như những nhà khoa học phát hiện ra kiến thức.
Do đó giờ học không còn trở nên nặng nề đối với HS.
15




2. Hiểu: Câu hỏi yêu cầu HS tổ chức, sắp xếp lại các kiến thức đã học và diễn
đạt điều đã biết theo ý mình, chứng tỏ đã thông hiểu chứ không phải chỉ biết
và nhớ.
3. Áp dụng: Câu hỏi yêu cầu HS áp dụng kiến thức đã học vào một tình huống
mới khác với tình huống trong bài học.
4. Phân tích: Câu hỏi yêu cầu HS phân tích nguyên nhân hay kết quả của một
hiện tượng, tìm kiếm bằng chứng cho một luận điểm.
5. Tổng hợp: Câu hỏi yêu cầu HS vận dụng, phối hợp các kiến thức đã có để
giải đáp vấn đề khái quát hơn bằng suy nghĩ sáng tạo của bản thân.
6. Đánh giá: Câu hỏi yêu cầu HS nhận định, phán đoán về ý nghĩa của kiến
thức, giá trị của một tư tưởng, vai trò của một học thuyết…
Thực tế phổ biến là đa số GV đang sử dụng loại câu hỏi ở mức 1 và 2.
Muốn phát huy tính tích cực học tập của HS, cần phát triển loại câu hỏi ở các
mức từ 3 đến 6.
* Câu hỏi dựa vào đặc trưng của bộ môn Văn trong nhà trường phổ thông.
PGS.TS Nguyễn Viết Chữ đã đưa ra hệ thống câu hỏi cảm thụ để dạy học
TPVC ở nhà trường Việt Nam, gồm có 3 nhóm câu hỏi: Câu hỏi cảm xúc, câu
hỏi hình dung tưởng tượng, câu hỏi hiểu với tổng cộng 9 loại câu hỏi:
1. Hệ thống câu hỏi cảm xúc: câu hỏi tìm ra phản ứng trực giác của người đọc
bị tác động bởi TPVC:
1.1 Câu hỏi cảm xúc vật chất: câu hỏi thiên về cảm xúc trực giác của người
đọc như vui buồn, sợ hãi, căm ghét trước tác động của số phận nhân vật.
1.2 Câu hỏi cảm xúc nghệ thuật: hướng về những rung động ban đầu của
người đọc bởi tác động của những hình thức nghệ thuật của tác phẩm, ngữ
điệu nhạc tính trong thơ, cấu trúc độc đáo trong văn xuôi.
2. Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng: thiên về sự hình dung của người đọc.
Những câu hỏi giúp người đọc xác nhận sự hình dung của mình dưới tác động của

hình tượng văn học. Trong hệ thống này gồm 2 loại: tái hiện và tái tạo.

- Câu hỏi kiểm tra thái độ, hành vi của người học sau khi kết thúc một chủ đề
nào đó.
* Câu hỏi để hình thành năng lực nhận thức
-Câu hỏi rèn luyện kĩ năng quan sát
-Câu hỏi rèn luyện kĩ năng phân tích
-Câu hỏi rèn luyện kĩ năng tổng hợp
-Câu hỏi rèn luyện kĩ năng so sánh
18


-Câu hỏi rèn luyện kĩ năng sử dụng con đường quy nạp
- Câu hỏi rèn luyện kĩ năng sử dụng con đường diễn dịch. *
Xây dựng câu hỏi dựa vào các khâu của quá trình dạy học
-Câu hỏi hình thành kiến thức mới
-Câu hỏi củng cố, hoàn thiện kiến thức
-Câu hỏi kiểm tra, đánh giá.
* Phân loại câu hỏi dựa vào cách trả lời
-Câu hỏi tự luận
-Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
* Phân loại câu hỏi dựa vào nội dung mà câu hỏi phản ánh
-Câu hỏi nêu các sự kiện
-Câu hỏi xác định các dấu hiệu bản chất
-Câu hỏi xác định mối quan hệ
-Câu hỏi xác định cơ chế
-Câu hỏi xác định phương pháp khoa học
- Câu hỏi xác định ý nghĩa lí luận hay thực tiễn của kiến thức. *
Phân loại câu hỏi dựa vào mức độ tích cực trong dạy học

-Câu hỏi tái hiện, trình bày lại kiến thức
-Câu hỏi tìm tòi bộ phận

-Tâm trạng em thế nào?
-Em thương nhất nhân vật nào?
- Thái độ (nhất định không chịu bỏ gã chồng vũ phu) của người đàn bà vạn
chài ở tòa án có làm em ngạc nhiên không?
-Nhân vật “thằng Phác” gợi ở anh (chị) ấn tượng gì?, cảm giác gì?
Thông qua câu hỏi này, thầy có thể phát hiện ngay sự mẫn cảm, trong cảm
thụ của trò. Các hệ thống câu hỏi không cố định trong thời gian tiết học mà
hỏi vào lúc nào thì có ít nhiều thay đổi bổ sung phụ thuộc vào những yêu cầu
khác của người thầy.
b) Câu hỏi cảm xúc nghệ thuật

20


Loại câu hỏi hướng về những rung động ban đầu của người đọc bởi tác
động của những hình thức nghệ thuật độc đáo, đặc sắc trong tác phẩm như
ngữ điệu nhạc tính trong thơ, hoặc cấu trúc độc đáo trong văn xuôi. Ví dụ:
-Sự lặp lại một số khổ thơ, dòng thơ trong bài gợi cho em ấn tượng gì?
- Em thấy buồn, lo lắng hay vui khi hình ảnh cái lò gạch ở cuối tác phẩm lại
xuất hiện?
2). Hệ thống câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng
Sự tưởng tượng càng phong phú và mãnh liệt thì cảm xúc càng phát triển.
Hệ thống câu hỏi này thiên về sự hình dung của người đọc. Những câu hỏi
giúp người đọc xác nhận sự hình dung của mình dưới tác động của hình tượng
văn học. Hệ thống này gồm hai loại: tái hiện và tái tạo.
a) Hệ thống câu hỏi hình dung, tưởng tượng tái hiện
Đòi hỏi thầy và trò tự xác định bức tranh nghệ thuật trong tâm hồn mình
khi đọc tác phẩm hoặc khơi gợi trí tưởng tượng trong và sau khi đọc TP. Cũng
như loại câu hỏi cảm xúc, loại câu hỏi này trong giảng văn trước đây hầu như
không dùng hoặc có dùng cũng rất ít.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status